Đồ án Nghiên cứu sản xuất và sử dụng khí sinh học từ nước thải ngành chế biến cao su
Khí sinh học lần đầu tiên được phát hiện vào cuối thế kỷ 18. Nó là sản phẩm bay hơi được của quá trình lên men kỵ khí phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp. Thành phần chủ yếu của khí sinh học là mêtan chiếm khoảng 60 – 70%, phần còn lại là CO2 thường dao động từ 35 – 40%. Ngoài ra còn một phần rất nhỏ các hỗn hợp khí khác như H2S, H2, O2, N2, Các khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển có sự đa dạng về sinh khối có sẵn như củi, chất thải nông nghiệp và chất thải động vật. Khí sinh học giải quyết một phần nhu cầu về chất đốt, nhiên liệu để thắp sáng, củi, dầu lửa, góp phần cải thiện môi trường và đời sống ở nông thôn. Đến nay việc sử dụng khí sinh học được phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đang phát triển đứng đầu về mức độ phát triển công nghệ khí sinh học trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 7 triệu công trình cỡ gia đình, khoảng 800 công trình cỡ trung và cỡ lớn, và khoảng 50 nghìn công trình khí sinh học xử lý nước thải sinh hoạt. Tại Ấn Độ hiện có hơn 3 triệu công trình đã được xây dựng. Cả hai nước đều đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ khí sinh học toàn diện và thu được kết quả tốt trong các mặt sử dụng khí (dùng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy nổ, ấp trứng, sưởi ấm gà con, ). Tại Việt Nam, công nghệ khí sinh học được ứng dụng thử nghiệm từ những năm 60. Đến nay ở nước ta, số công trình khí sinh học được xây dựng trong toàn quốc khoảng 30000. Công trình khí sinh học không những nhằm bảo vệ môi trường mà còn cung cấp khí thỏa mãn các nhu cầu đun nấu, thắp sáng, cho người dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tongquan-XONG.doc
- DANHMUCCACBANG.doc
- DANHMUCCACDOTHI.pdf
- DANHMUCCACHINH.docx
- DANHMUCCACTUVIETTAT.doc
- LOICAMON.doc
- MUCLUC.doc
- NHIEM VU, NHAN XET.doc
- PHUCLUC.pdf
- TAILIEUTHAMKHAO.doc