Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn và non trẻ của đất
nước ta. Sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ không ngừng tăng, cùng
với sản lượng từ các mỏ đã và đang được phát hiện như mỏ Đại Hùng, Rồng,
Rạng Đông Đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Ngoại tệ thu về cho đất nước từ việc suất khNu dầu thô đã
đạt hơn 1 tỷ USD/năm. N hìn vào những con số thống kê ta thấy được sự phát
triển vượt bậc của ngành công nghiệp dầu khí trong điều kiện cơ sở vật chất
và trang thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
còn nhiều hạn chế so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới đã
khẳng định được sự trưởng thành của ngành trong thời gian qua.
Để đạt được những mục tiêu đề ra thì nhiệm vụ cấp bách của ngành
dầu khí là tiếp tục đNy mạnh công tác tìm kiếm thămdò ở các bể trầm tích và
khNn trương đưa các mỏ đã phát hiện trữ lượng thương mại vào khai thác, đây
là một thách thức lớn đối với ngành, là biểu hiện tập trung cao độ về đầu tư (
hàng tỷ USD) để thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ mà thực tế
chúng ta mới tiến hành được một phần trong những năm vừa qua.
Mặt khác do điều kiện địa chất đặc thù của vùng mỏ, chủ yếu dầu khí
được khai thác từ tầng móng ở độ sâu lớn có nhiệt độ và áp suất cao. Cho nên
việc tiến hành khoan các lỗ khoan thăm dò và khai thác dầu khí gặp không ít
khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao cùng với
trang thiết bị hiện đại để nâng cao tốc độ khoan nhằm tăng hiệu quả và rút
ngắn thời gian thi công. Một trong những dụng cụ khoan quan trọng quyết
định đến sự thành công của quá trình khoan đó là choòng khoan. Trong những
năm gần đây độ bền và tuổi thọ của choòng khoan đã được tăng lên đáng kể
do sử dụng ngày càng rộng rãi các loại choòng kiểu mới có gắn răng hợp kim
cứng và vật liệu siêu cứng cho hiệu quả khoan cao.
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu sự mòn hỏng của choòng khoan, tính toán sử dụng hợp lý choòng khoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 1
MỞ ĐẦU
Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn và non trẻ của đất
nước ta. Sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ không ngừng tăng, cùng
với sản lượng từ các mỏ đã và đang được phát hiện như mỏ Đại Hùng, Rồng,
Rạng Đông… Đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Ngoại tệ thu về cho đất nước từ việc suất khNu dầu thô đã
đạt hơn 1 tỷ USD/năm. N hìn vào những con số thống kê ta thấy được sự phát
triển vượt bậc của ngành công nghiệp dầu khí trong điều kiện cơ sở vật chất
và trang thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
còn nhiều hạn chế so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới đã
khẳng định được sự trưởng thành của ngành trong thời gian qua.
Để đạt được những mục tiêu đề ra thì nhiệm vụ cấp bách của ngành
dầu khí là tiếp tục đNy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò ở các bể trầm tích và
khNn trương đưa các mỏ đã phát hiện trữ lượng thương mại vào khai thác, đây
là một thách thức lớn đối với ngành, là biểu hiện tập trung cao độ về đầu tư (
hàng tỷ USD) để thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ mà thực tế
chúng ta mới tiến hành được một phần trong những năm vừa qua.
Mặt khác do điều kiện địa chất đặc thù của vùng mỏ, chủ yếu dầu khí
được khai thác từ tầng móng ở độ sâu lớn có nhiệt độ và áp suất cao. Cho nên
việc tiến hành khoan các lỗ khoan thăm dò và khai thác dầu khí gặp không ít
khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao cùng với
trang thiết bị hiện đại để nâng cao tốc độ khoan nhằm tăng hiệu quả và rút
ngắn thời gian thi công. Một trong những dụng cụ khoan quan trọng quyết
định đến sự thành công của quá trình khoan đó là choòng khoan. Trong những
năm gần đây độ bền và tuổi thọ của choòng khoan đã được tăng lên đáng kể
do sử dụng ngày càng rộng rãi các loại choòng kiểu mới có gắn răng hợp kim
cứng và vật liệu siêu cứng cho hiệu quả khoan cao.
Choòng chóp xoay là loại dụng cụ phá hủy đất đá chủ yếu để thi công
các giếng khoan tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, trong đó loại choòng
ba chóp xoay tỏ ra hiệu quả hơn cả, chiếm khoảng 86% - 95% khối lượng các
choòng khoan được sử dụng trong ngành dầu khí. Trước đây ta thường dùng
các loại choòng khoan do Liên Xô (cũ) sản suất, nhưng những năm gần đây
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 2
đã sử dụng rộng rãi các loại choòng khoan của Mỹ, Pháp, N hật… N hìn chung
các loại choòng của Mỹ tỏ ra ưu việt hơn choòng khoan của N ga song không
ổn định bằng: Có choòng khoan được 600m đến 800m, có choòng chỉ khoan
được 50m đến 70m. Lý do chính là các nhà sản xuất choòng khoan chưa có
những thiết kế phù hợp với điều kiện địa chất và thi công tại vùng mỏ của
nước ta, đồng thời việc lựa chọn choòng khoan ở nước ta cũng chưa có đủ cơ
sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả làm việc của choòng
khoan chóp xoay để có thể sử dụng chúng một cách hợp lý là nhiệm vụ cấp
bách hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả khoan, giảm giá thành khoan thăm dò
và khai thác dầu khí ở Việt N am.
Là sinh viên thuộc bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình, khoa Dầu
Khí, trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Hà N ội sau một thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường cũng như được thực tập tại Xí nghiệp khoan và sửa
giếng của Vietsovpetro, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy N guyễn Văn
Giáp em quyết định chọn đề tài:
˝ ghiên cứu sự mòn của choòng khoan trong khoan dầu khí.
Tính toán sử dụng hợp lý choòng khoan ˝.
N hiệm vụ của đề tài trước hết là giới thiệu sơ bộ về chủng loại cũng
như cấu tạo của một số loại choòng . Tổng hợp, phân tích lý thuyết và thực tế
về choòng chóp xoay để đánh giá hiệu quả làm việc của choòng , từ đó làm cơ
sở cho việc lựa chọn choòng khoan thích hợp với điều kiện địa chất và kỹ
thuật cụ thể của nước ta nhằm đạt năng suất khoan cao, tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành khoan.
Cấu trúc đề tài bao gồm phần mở đầu, 4 chương nội dung, phần kết
luận, tài liệu tham khảo, được trình bày trong 84 trang với 14 bảng biểu, 42
hình vẽ. Đề tài được hoàn thành tại trường Đại học Mỏ - Địa Chất dưới sự
hướng dẫn của thầy guyễn Văn Giáp - Bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công
trình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới
thầy giáo guyễn Văn Giáp - Bộ môn Thiết bị Dầu khí và công trình, cùng
các anh chị thuộc xí nghiệp khoan và sửa giếng của Vietsovpetro, các thầy cô
giáo trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình, bộ môn Khoan Khai
thác, bộ môn Cơ khí, bộ môn Máy Thiết bị Mỏ trường Đại Học Mỏ - Địa
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 3
Chất Hà N ội cùng toàn thể các bạn sinh viên đã giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt
đề tài này.
Trong quá trình làm đề tài, do mức độ tìm hiểu mới ở dạng nguyên lí,
tài liệu cũng còn hạn chế và chưa được trực tiếp sử dụng trong thực tế nên đề
tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
guyễn Văn Hải
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 4
CHƯƠG 1
TỔG QUA VỀ SỬ DỤG CHOÒG KHOA
Ở VIETSOVPeTRO
1.1. Các loại choòng thường được sử dụng ở Vietsovpetro
1.1.1. Tổng quan về choòng khoan
Choòng khoan là một dụng cụ khoan, là bộ phận được lắp đặt ở dưới
cùng của tổ hợp thiết bị đáy với chức năng chính là phá hủy đất đá để tạo
thành lỗ khoan phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác các
khoáng sản có ích trong vỏ trái đất.
Trong công tác khoan thăm dò và khai thác dầu khí thì choòng khoan
đóng 1 vai trò quan trọng quyết định đến thành công của quá trình khoan.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn sử dụng choòng khoan 1 cách hợp lý và có
hiệu quả được quan tâm đúng mức trong công tác khoan.
1. Choòng khoan
2. Cần nặng
3. Cần khoan
4. Ống chống
5. Giá đựng cần
6. Đối áp
7. Tháp khoan
8. Sàn khoan
9. Ròng rọc tĩnh
10. Cáp khoan
11. Bàn xoay
12. Tời khoan
13. Máy bơm
14.Máy phát điện
Deleted: bề mặt
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 5
Hình 1.1. Ví trí của choòng khoan trong tổ hợp thiết bị khoan
Về mặt cấu trúc thì choòng khoan đều gồm 3 bộ phận chính đó là : Phần
hoạt động, bộ phận dẫn dung dịch và phần lắp nối. Riêng đối với loại choòng
chóp xoay thì còn có thêm bộ phận đặc thù là hệ thống ổ tựa của chóp xoay.
- Phần lắp nối: Là bộ phận để nối choòng khoan với phần dưới của cột
cần khoan và chuyền năng lượng cần thiết cho phần hoạt động thông qua các
đầu nối trực tiếp bằng ren, có thể là ren ngoài hoặc ren trong tùy theo kích
thước của choòng. N ếu choòng có kích thước lớn thì nối bằng ren trong còn
choòng có kích thước nhỏ thì nối bằng ren ngoài
- Phần hoạt động: Là phần tác dụng trực tiếp với đất đá để phá hủy,
chúng có thể làm bằng răng dạng nêm lưỡi cắt, răng hợp kim cứng định hình,
hoặc bằng hạt kim cương…Chúng được bố trí theo các mặt tiếp xúc với đáy
và thành lỗ khoan nhằm tạo cho lỗ khoan có hình dáng và đường kính nhất
định. Đặc tính và nguyên tắc của phần hoạt động phụ thuộc vào đất đá .
- Hệ thống dẫn dung dịch: Là khoảng trống giữa các thân choòng cùng
với các lỗ dẫn chất lỏng xuống đáy được bố trí với tác dụng giải phóng mùn
khoan, làm sạch đáy lỗ khoan đồng thời có tác dụng làm mát choòng khoan.
N ếu như tốc độ dòng chất lỏng đi qua khỏi vòi dưới 70m/s được xem là hệ
thống rửa thường, vòi dẫn liền với thân choòng. Còn với dòng chất lỏng đi
qua khỏi vòi tăng lên từ 70-130m/s được gọi là mũi khoan kiểu vòi phun, lúc
đó vòi được chế tạo từ vật liệu bền mòn như hợp kim gốm, thép gió,…thành
một chi tiết riêng có thể thay thế được .
Trong thực tế của công tác khoan hiện nay tại Vietsovpetro phổ biến nhất
là 3 loại choòng khoan được sử dụng đó là :
Choòng khoan dạng lưỡi cắt: Dùng để khoan đất đá mềm dẻo, làm
việc theo nguyên lý cắt - vỡ.
Choòng khoan dạng hợp kim cứng hoặc choòng kim cương : Dùng để
khoan đất đá từ cứng đến rất cứng, làm việc theo nguyên lý mài-cắt-vỡ.
Choòng khoan chóp xoay: Có thể sử dụng với nhiều loại đất đá khác
nhau từ mềm đến cứng, làm việc theo nguyên lý đập-vỡ.
Sau đây ta sẽ trình bày cụ thể hơn về từng loại choòng.
1.1.2. Các loại choòng thường được sử dụng ở Vietsovptro
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 6
1.1.2.1. Choòng khoan lưỡi cắt
Được chế tạo theo kiểu 2 hoặc 3 lưỡi cắt, ký hiệu 2L, 3L. Chúng gồm
thân phía trên có đầu nối ren và phần dưới là các lưỡi cắt. Phía trước của lưỡi
cắt đều có lỗ thoát chất lỏng để rửa sạch đáy lỗ khoan trong quá trính khoan.
Thân và lưỡi cắt được chế tạo từ thép hợp kim yếu hoặc trung bình theo
phương pháp rèn hoặc dập. Riêng mũi khoan 2L có thân và lưỡi cắt được chế
tạo liền nhau còn loại 3L thân được chế tạo rời sau đó lưỡi cắt được hàn vào
cách nhau 1200. Để tăng cường độ bền cho lưỡi cắt thì mặt trước và mặt bên
được khảm hợp kim cứng dạng bột hoặc dạng tấm kiểu các bít vonfram tới
một chiều cao nào đó.
N goài ra mũi khoan lưỡi cắt còn có hệ thống thoát nước rửa có tác dụng
hướng dòng chất lỏng từ cần khoan chảy trực tiếp lên đáy ở khoảng cách 2/3
bán kính từ tâm mũi khoan với mục đích đảm bảo độ lệch dòng chảy về mặt
trước của lưỡi cắt để rửa sạch đáy và làm mát lưỡi cắt.
Loại mũi khoan 2L còn được gọi là mũi khoan đuôi cá thường có đường
kính từ 76-161(mm ) hoặc lớn hơn để khoan trong đất đá mềm và thường
không được dùng trong khoan tua bin vì mô men phá hủy lớn.
4
3
2
1
Hình vẽ 1.2. Choòng khoan 2 lưỡi cắt
( 1- Thân choòng; 2 - Cánh; 3 - Răng; 4 - Tấm cắt)
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 7
Loại mũi khoan 3L (hoặc nhiều hơn) tuy có giá thành chế tạo cao hơn
loại 2L nhưng có ưu việt hơn do tạo sự định tâm tốt, có độ bền mòn cao hơn,
có thể khoan với các cấp đường kính lớn hơn từ 120-750 mm. Chính vì vậy
mà mũi khoan cần được gia cố bằng hợp kim cứng với chiều dầy có thể tới
1,5mm. N goài ra còn chế tạo loại lưỡi khoan 3L dùng trong công tác khoan
lấy mẫu với chất lượng đảm bảo.
1.1.2.2. Choòng khoan hợp kim và choòng khoan kim cương
* Choòng khoan hợp kim
Được sử dụng khoan hiệu quả đối với các tầng đất đá có nhiều xen kẹp
cứng và mài mòn. N guyên lý phá hủy của mũi khoan là mài-cắt, chính sự làm
việc có hiệu quả của loại choòng khoan này đã thúc đNy quá trình nghiên cứu
hoàn thiện cấu trúc của choòng khoan hợp kim. Điển hình là loại DIR( của
N ga ), từ 1 thân đúc người ta hàn vào 6 lưỡi cắt có các mép cắt bố trí ở chiều
cao khác nhau so với đáy, do đó chúng lần lượt được tham gia vào quá trình
phá hủy đất đá, khi các mép dưới mòn hết thì đã có các mép trên thay thế. Các
lưỡi cắt được gắn răng hợp kim cứng hình trụ, các răng được ép thành từng
hàng sao cho các hàng tiếp theo cao hơn hàng trước nó khoảng 1/3 chiều cao
của răng, mặt sau và mặt bên (phần doa thành ) cũng như giữa các răng ở
phần trước đều được gia cố bằng hợp kim cứng.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 8
Hình 1.3. Choòng khoan hợp kim
( 1- Thân đúc; 2- Khuôn đầu; 3- Răng cắt )
Quá trình làm sạch đáy lỗ khoan được tiến hành thông qua 4 vòi phun
bằng hợp kim gốm, trong đó có 1 vòi phân bố ở giữa và 3 vòi còn lại được
phân bố đều giữa các lưỡi cắt ở khoảng cách 2/3 bán kính từ tâm choòng đảm
bảo cho quá trình làm sạch đáy được hoàn toàn.
N goài ra còn 1 số loại choòng có cấu trúc đặc biệt khi đó các răng
được bố trí thành 3 hoặc 4 mức chiều cao và đã tỏ ra có hiệu quả đối với đất
đá mềm và trung bình.
* Choòng khoan kim cương
Choòng khoan kim cương làm việc theo nguyên lý cắt-vỡ, được dùng để
khoan trong đất đá từ trung bình đến rất cứng, có thể khoan được cả lỗ khoan
thẳng đứng và định hướng. Dùng được cho tất cả các phương pháp khoan đặc
biệt là khoan tua bin vì đạt được vận tốc quay cao. N ếu sử dụng choòng kim
cương 1 cách hợp lý thì nó cho những chỉ tiêu khoan tốt, cụ thể là tiến độ
khoan cao, giảm được thời gian kéo thả, giảm được độ cong trong khoan định
hướng. Tuy nhiên, việc sử dụng choòng này chủ yếu phụ thuộc tính chất của
đất đá và tính toán kinh tế.
Cấu trúc của choòng khoan kim cương gồm phần thân, lõi thép, khuôn
đầu và kim cương.
- Thân được chế tạo từ thép hợp kim kết cấu hoặc là thép crom 40X với
hàm lượng các bon 0,3-0,4%, phần trên có tiện ren để nối với cần khoan .
- Khuôn đầu là nơi gắn kết của các hạt kim cương và bố trí các rãnh
thoát nước, nó là bộ phận quan trọng nhất của choòng khoan. Vật liệu và chất
lượng của khuôn đầu quyết định đến hiệu quả hoạt động của choòng kim
cương. Chính vì vậy mà khuôn đầu phải có độ giãn nở nhiệt giống như kim
cương và có độ mòn tỷ lệ với kim cương. N ếu khuôn đầu mềm quá sẽ mòn
nhanh dẫn đến hiện tượng kim cương dễ bị tróc, rơi. N ếu khuôn đầu cứng quá
sẽ làm cho kim cương khó nhô lên mặt của choòng khoan để tham gia vào
quá trình phá hủy.
Hiện nay khuôn đầu được chế tạo từ vật liệu cơ sở là bột cacbit volfam
và 1 chất chảy, sau khi nung nóng trong khí trơ một hợp kim theo yêu cầu,
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 9
các chất chảy thông dụng nhất là N i, Mn, Co, Mo. Tùy theo tỷ lệ của chất
chảy mà ta có thể thay đổi được độ cứng của khuôn đầu.
1. Đầu nối
2.Thân
3. Rãnh thoát
4. Khuôn đầu
5,7. Răng cắt
6. Vòi phun
8. Góc thoát dung
dịch
Hình 1.4. Cấu tạo choòng kim cương(PDC)
Bảng 1.1. Các thông số thiết kế cho một số loại choòng kim cương ( Hughes
tool company)
Mã IADC M142 M342 M132 M133 M333 M433 M122
Số lưỡi cắt 4 6 5 4 8 10 4
Số vòi phun 4 4 4 - 6 4 6 8 4
Đường kính 6’’3/4 11’’-12’’ 12’’-14’’ 6’’3/4
Bề mặt của khuôn đầu có hình dạng khác nhau tạo nên do các rãnh
thoát nước có mặt tiếp xúc với đất đá, có thể là rãnh xoắn hoặc rãnh quạt
hướng tâm. Thông qua các rãnh xoắn này mà chất lỏng được hướng từ cần
khoan ra khoảng không vành xuyến. Trong thời gian gần đây người ta còn
Formatted: Centered
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 10
thiết kế cấu trúc rãnh thoát nước bảo đảm làm sạch, làm mát tốt nhưng không
gây sói lở kim cương, chiều dài và hình dáng phải lựa chọn sao cho với tốc độ
chảy như thế nào vẫn đảm bảo được 1 sự giảm áp trên mũi khoan khoảng 15-
30KG/cm2. N goài ra còn các rãnh chảy qua thân hướng trực tiếp chất lỏng lên
mặt hoạt động.
- Phần hoạt động của mũi khoan là kim cương dạng hạt hoặc dạng bột.
Sự phân bố kim cương trên khuôn đầu có thể theo các sơ đồ khác nhau như:
xoắn, bàn cờ, hướng tâm…Tùy theo tính chất đất đá, hệ thống dẫn nước, kích
thước hình dáng, loại kim cương mà bố trí độ nhô của hạt trên mặt khuôn là
1/3-1/8 kích thước hạt. Việc sắp sếp hạt kim cương trên 1 choòng khoan cũng
khác nhau, chẳng hạn mặt trước phân bố các hạt có kích thước từ 0,2-0,34
cara, còn các mặt bên và côn phía trong thì có độ hạt nhỏ hơn từ 0,1-0,25
cara.
Choòng khoan kim cương được chế tạo theo các phương pháp khác
nhau như: khảm, đúc và luyện kim bột…
+ Khảm là phương pháp luyện cổ điển hiện nay ít được sử dụng, chủ
yếu dùng để chế tạo các kiểu mũi khoan lấy mẫu. Trên mặt của khuôn đầu
được đúc sẵn các lỗ sau đó khảm hạt kim cương và theo phương pháp thủ
công.
+ Phương pháp đúc được sử dụng để chế tạo choòng khoan, nhờ các
khuôn đúc có thể bằng than chì, khi đó các hạt kim cương sẽ được sắp sếp
theo sơ đồ nhất địnhvà rót hợp kim nhẹ vào sau đó được gắn với lõi và thân
choòng.
+ Phương pháp luyện kim bột được tiến hành bằng cách gắn các hạt kim
cương theo sơ đồ vào mặt khuôn sau đó đỏ hỗn hợp bột carbit volfram.
+ Phương pháp mới nhất hiện nay là thấm nhiễm được tiến hành bằng
cách đặt kim cương vào khuôn và đổ hỗn hợp bột carbit volfram vào, tiếp đó l
phủ lên trên nó bột hợp kim liên kết có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn rồi tiến
hành ép và nung, khi đó hợp kim liên kết sẽ chảy và thấm vào bột vật liệu cơ
sở rồi liên kết chúng lại với nhau tạo thành khối thống nhất.
Phạm vi sử dụng của choòng kim cương được sử dụng trong nhiều loại
đất đá khác nhau: mềm, trung bình, cứng với công dụng khác nhau: phá toàn
đáy hoặc lấy mẫu. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mũi khoan liên quan đến tính chất
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 11
của đất đá và chế độ khoan đó là: độ cứng và bền mài của khuôn đầu, độ hạt,
sự phân bố và độ nhô của kim cương cũng như hệ thống thoát nước rửa.
+ Đối với đá mềm: Sử dụng loại choòng có gắn hạt kim cương lớn.
Rãnh thoát nước kích thước lớn, hướng tâm phân bố xen kẽ đồng đều giữa
các hàng kim cương.
+ Đối với đá trung bình và cứng nhưng không mài mòn thì sử dụng
loại choòng có gắn hạt kim cương từ 6 đến 8 hạt/cara và mặt đầu có bậc cho
phép làm mát tốt nhất các hạt kim cương. Choòng khoan loại này được sử
dụng cho hiệu quả tốt nhất trong các vỉa macma, dolomite, anhydrite, sa thạch
mềm…
+ Đối với đá cứng mài mòn thì khuôn đầu cần phải rất cứng, gồm 6-9
rãnh thoát nước dạng xoắn, tùy theo yêu cầu mà chế tạo nhiều kiểu cấu trúc
khác nhau.
Hạn chế của choòng kim cương là sử dụng không đạt hiệu quả cao trong
đất đá cứng cộng với nứt nẻ, vì chúng có thể làm cho hạt kim cương bị va đập
mạnh. Các loại đất đá chứa đá lửa hoặc pirit làm giảm tuổi thọ của choòng
kim cương, vì khi các mảnh vụn bật ra sẽ lăn dưới choòng và phá hỏng các
hạt kim cương.
Hình 1.5. Cấu tạo choòng kim cương tự nhiên
( 1-Đầu nối; 2-Thân; 3-Rãnh thoát dung dịch;4-Khuôn đầu;
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 12
5- Đường dẫn dung dịch ra khỏi choòng )
Hình 1.6. Mặt cắt choòng kim cương
Bảng 1.2. Các bộ phận choòng khoan kim cương
STT Tên STT Tên
1 Đầu mũi khoan 9
Đường ra của dung dịch
khoan
2 Cạnh mũi khoan 10 Răng cắt
3 Đường kính 11 Vòi phun
4
N ơi ghi các số liệu, đường kính,
ren, số lô sản xuất
12 Lưỡi cắt
5 Ren API 13 Rãnh thoát dung dịch
6 Đầu nối 14 Rãnh thoát dung dịch
7 Thân 15
Khuôn đầu ( nơi gắn kim
cương )
8 Matrix 16
Đường ra của dung dịch
khoan
1.1.2.3. Choòng khoan chóp xoay
Formatted: Centered
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 13
Choòng khoan chóp xoay là 1 dụng cụ công nghệ để thi công các
giếng khoan tìm kiếm thăm dò và khai thác các khoáng sản có ích. Choòng
chóp xoay đã đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 19 và được dùng
rộng rãi trong công nghệ khoan dầu khí và cho hiệu quả tốt. Hiện nay gần
95% số mét khoan dầu khí đều sử dụng choòng chóp xoay. So với các loại
choòng khoan khác thì choòng chóp xoay có ưu điểm là:
Tuy có diện tích tiếp xúc với đáy lỗ khoan nhỏ hơn nhiều (so với
choòng cánh dẹt) nhưng độ dài mét làm việc lại lớn hơn vì vậy hiệu suất phá
hủy cao hơn.
Do có cấu tạo đặc biệt, các chóp xoay lăn trên đất đá trong quá trình
phá hủy nên răng choòng ít bị mài mòn hơn.
Để phá hủy đất đá cần mô men quay nhỏ hơn vì vậy hạn chế được hiện
tượng kẹt choòng trong quá trình khoan.
Đặc trưng của loại choòng là sự chuyển động tương đối của phần hoạt
động ( răng choòng ) so với thân đã tạo ra cho nó có 3 bậc tự do đó là quay và
tịnh tiến theo trục mũi khoan, đồng thời còn thực hiện các chuyển động quay
quanh trục của chóp xoay. Trong thực tế có thể chế tạo theo phương án
choòng 1 chóp xoay và nhiều chóp xoay để khoan lấy mẫu hoặc phá hủy đáy.
Hình dáng của chóp có thể là đơn côn hoặc đa côn, đây là 1 cơ cấu rất phức
tạp gồm nhiều khâu có kích thước đường và góc liên quan chặt chẽ với nhau,
là 1 trong những mặt hàng cơ khí đòi hỏi công nghệ gia công khó khăn và
phức tạp nhất.
Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ - Địa chất
guyễn Văn Hải 14
Hình 1.7. Choòng khoan chóp xoay
( 1- Choòng răng phay, 2- Choòng răng đính)
Bảng 1.3. Các thông số kỹ thuật cở bản của choòng chóp xoay
Loại choòng A