Cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục của con người nói chung và của phụ nữ nói riêng càng yêu cầu, đòi hỏi cao hơn. Chức năng của trang phục không chỉ dừng lại ở chức năng bảo vệ, mà còn rất được chú trọng trong chức năng thẩm mỹ và tính tiện dụng. Đặc biệt trang phục dành cho phụ nữ cho con bú thì yêu cầu về tính tiện dụng và thẩm mỹ là rất quan trọng. Thiết kế trang phục dành cho phụ nữ cho con bú vẫn còn rất mới mẻ ở nước ta, tuy nhiên đây là thị phần khá tiềm năng mà các công ty may có thể khai thác.
Sau thời gian học tập, tiếp thu kiến thức khoa học tại trường, kết hợp với những nghiên cứu tìm hiểu về trang phục dành cho các bà mẹ đang cho con bú, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực hiện đề tài đồ án: “ Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. Ứng dụng để thiết kế và XDTLKT TK - CN cho sản phẩm đã nghiên cứu.”.
Đồ án gồm 3 phần:
Phần A : Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú
Phần B : Xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế.
Phần C : Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đồ án cho thật tốt, nhưng cũng không tránh khỏi còn thiết sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án này càng được hoàn thiện hơn.
100 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú, Ứng dụng thiết kế một sản phẩm. Xây dựng tài liệu kĩ thuật cho sản phẩm đã thiết kế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---***---
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI
---***---
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : CAO THỊ NGỌC DUNG
SHSV : 2005C056
Khoá : K50
Khoa : Công nghệ Dệt – May & Thời trang
Ngành : Công nghệ May & Thời trang
1: Đầu đề thiết kế:
Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. Ứng dụng thiết kế một sản phẩm.
Xây dựng tài liệu kĩ thuật cho sản phẩm đã thiết kế.
2: Các số liệu ban đầu:
Thông số kích thước cơ thể nữ giới
Hệ công thức thiết kế áo váy nữ
3: Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
* Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho bà mẹ cho con bú.
Những thay đổi về hình dáng kích thước phụ nữ cho sau sinh.
Các giải pháp thiết kế áo váy dành cho bà mẹ cho con bú.
* Thiết kế mẫu và xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế sản phẩm áo váy.
Xác định nhiệm vụ thiết kế.
Thiết kế mẫu mới.
Thiết kế mẫu kỹ thuật.
Giác mẫu
* Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ của sản phẩm áo váy
Đặc điểm sản phẩm sản xuất.
Xây dựng định mức nguyên phụ liệu.
Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
4: Các bản vẽ:
1 bản A0 : Bản vẽ mẫu cơ sở áo nhẹ nữ và váy dáng nửa bó sát
1 bản A0 : Bản vẽ mẫu mới.
1 bản A0: Bản vẽ mẫu mỏng.
1 bản A0: Bản vẽ nhảy mẫu.
1 bản A0 : Sơ đồ khối.
1 bản A0 : Sơ đồ lắp ráp sản phẩm.
5: Cán bộ hướng : ĐỖ THỊ HẢI AN
6: Ngày giao nhiệm vụ thiết kế : 3/2010
7: Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 5/2010
Ngày…Tháng.....Năm 2010..
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
………………………… ………………………………
………………………… ………………………………
………………………… ………………………………
………………………… ………………………………
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần A – NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ÁO VÁY DÀNH CHO BÀ MẸ CHO CON BÚ
1. Những thay đổi về hình dáng kích thước phụ nữ sau sinh. 5
2. Đặc điểm áo váy dành cho bà mẹ cho con bú 6
3. Các giải pháp thiết kế áo váy dành cho bà mẹ cho con bú 7
Phần B - THIẾT KẾ MẪU VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ SẢN PHẨM ÁO VÁY
1. Xác định nhiệm vụ thiết kế 15
1. 1 Xác định các dữ liệu ban đầu 15
1.2. Xác định nhiệm vụ thiết kế 24
2. Thiết kế mẫu mới 25
2.1. Chọn cỡ số 25
2.2. Chọn mẫu cơ sở, phương pháp và hệ công thức thiết kế 26
2.3. Thiết kế mẫu cơ sở 27
2.4. Thiết kế mẫu mới 34
3. Thiết k
ế mẫu kỹ thuật 39
3.1. Thiết kế mẫu mỏng cỡ số trung bình M 39
3.2. Nhảy mẫu 47
3.3. Thiết kế mẫu sản xuất 50
4. Giác mẫu 52
4.1. Các nguyên tắc giác mẫu 52
4.2. Xây dựng sơ đồ giác mẫu 54
Phần C - XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM ÁO VÁY
1. Nghiên sản phẩm sản xuất 57
1.1 Đặc điểm sản phẩm 57
1.2 Tiêu chuẩn kích thước 57
1.3 Bảng kế hoạch làm việc 59
2. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu 59
2.1 Phương pháp xác định định mức 59
2.2 Định mức nguyên phụ liệu sản phẩm 61
3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 62
3.1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu 62
3.2 Trải vải 76
3.3 Cắt 77
3.4 Chuẩn bị bán thành phẩm cho may 80
3.5 Quy trình may 84
3.6 Quy trình hoàn tất sản phẩm 88
3.6.1 Làm sạch sản phẩm 88
3.6.2 Hoàn tất - Treo nhãn - Gấp gói - Đóng hòm 93
3.7 Thiết bị sử dụng. 96
3.8 Xây dựng nhãn hướng dẫn sử dụng của sản phẩm 99
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Lời cảm ơn
Thực hiện Đồ án tốt nghiệp là một cơ hội cho sinh viên nói chung và bản thân tôi nói riêng củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và là sự chuẩn bị về mặt kiến thức, kỹ năng làm việc trước khi bước vào công việc thực tế.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có sự hướng dẫn và động viên của các thầy cô, bạn bè và gia đình tôi đã hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình.
Đầu tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Cô giáo Đỗ Thị Hải An, người trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này. Cô đã rất nhiệt tình hướng dẫn, đã tạo điều kiện, giúp đỡ rất nhiều, để tôi khắc phục được những thiếu sót của mình và hoàn thành tốt nhất Đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa công nghệ Dệt May và Thời Trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Đồ án còn có nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn.
Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 03 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Cao Thị Ngọc Dung
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục của con người nói chung và của phụ nữ nói riêng càng yêu cầu, đòi hỏi cao hơn. Chức năng của trang phục không chỉ dừng lại ở chức năng bảo vệ, mà còn rất được chú trọng trong chức năng thẩm mỹ và tính tiện dụng. Đặc biệt trang phục dành cho phụ nữ cho con bú thì yêu cầu về tính tiện dụng và thẩm mỹ là rất quan trọng. Thiết kế trang phục dành cho phụ nữ cho con bú vẫn còn rất mới mẻ ở nước ta, tuy nhiên đây là thị phần khá tiềm năng mà các công ty may có thể khai thác.
Sau thời gian học tập, tiếp thu kiến thức khoa học tại trường, kết hợp với những nghiên cứu tìm hiểu về trang phục dành cho các bà mẹ đang cho con bú, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực hiện đề tài đồ án: “ Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. Ứng dụng để thiết kế và XDTLKT TK - CN cho sản phẩm đã nghiên cứu.”.
Đồ án gồm 3 phần:
Phần A : Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú
Phần B : Xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế.
Phần C : Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đồ án cho thật tốt, nhưng cũng không tránh khỏi còn thiết sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án này càng được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Cao Thị Ngọc Dung
Phần A – NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ÁO VÁY
DÀNH CHO BÀ MẸ CHO CON BÚ
1. Những thay đổi về hình dáng kích thước của phụ nữ sau sinh
Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi đã làm thay đổi hình dáng cơ thể người phụ nữ. Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ vẫn chưa lấy lại được hình dáng như trước khi mang thai và có nhiều thay đổi, mỡ tích tụ nhiều hơn ở vùng bụng, các cơ cũng lỏng và nhão hơn. Áp lực của thai nhi cũng gây sự thay đổi về cấu trúc xương chậu tạo thay đổi cho vùng mông. Dưới đây là những thay đổi thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh:
1.1 Vòng eo - bụng: Đây là điểm dễ nhận thấy sự thay đổi nhất ở phụ nữ sau sinh. Vì thường do khi mang thai kích thước tử cung chưa trở lại được như ban đầu, sự giãn cách giữa cơ và da sau khi em bé ra đời đã tạo khoảng không cho mỡ tích tụ tại vùng bụng, cộng thêm thời gian đầu sinh xong thường phải kiêng khem nhiều, ít có sự vận động nên cơ bụng chưa lấy lại được sự săn chắc, làm tăng thêm việc tích tụ lượng mỡ thừa gây nên vòng eo của phụ nữ sau sinh thường tăng lên đáng kể, trung bình 5cm.
Đây cũng là vị trí thay đổi khiến cho phụ nữ cảm thấy mặc cảm nhất về dáng vóc của mình sau khi sinh. Chính vì vậy, khi thiết kế trang phục nói chung và áo váy nói riêng dành cho phụ nữ sau sinh rất cần chú ý để che đi được khuyết điểm này.
1.2 Vòng ngực: Đây cũng là điểm dễ nhận thấy sự thay đổi nhất ở phụ nữ sau sinh. Do ngay từ khi mang thai kích thước bầu ngực tăng lên liên tục cho đến khi sinh con, cộng thêm sự tăng cân của hầu hết phụ nữ sau sinh, làm cho vòng ngực sau sinh tăng lên đáng kể so với trước khi mang thai. Trung bình vòng ngực 1 tăng lên so với trước khi mang thai là 2 cm. Vòng ngực 2 tăng lên 4cm
1.3 Chân ngực: Do kích thước bầu ngực tăng lên, cộng thêm với khi cho con bú bầu ngực sẽ liên tục thay đổi (lúc căng sữa, lúc lại xẹp hơn sau khi cho bé bú) sẽ gây nên hiện tượng ngực bị chảy xệ hơn so với bình thường. Vì vậy đường chân ngực cũng bị hạ thấp hơn so với bình thường. Trung bình đường chân ngực thường hạ thấp xuống 1.5cm. Vòng chân ngực tăng 2cm.
1.4 Vị trí núm vú: Do ngực bị chảy xệ hơn so với bình thường nên vị trí núm vú cũng thay đổi, bị hạ xuống thấp hơn trung bình 1cm.
1.5 Vòng mông: Khi mang bầu, khung chậu của người phụ nữ thường bị áp lực của thai nhi đè xuống, cộng thêm sau sinh phụ nữ thường được bồi bổ nhiều làm trọng lượng cơ thể tăng lên dẫn đến sự thay đổi cho vòng mông. Vòng mông tăng lên trung bình khoảng 4cm.
2. Đặc điểm trang phục dành cho bà mẹ cho con bú.
Các bà mẹ khi mặc đồ bình thường cho con bú thường cảm thấy rất bất tiện vì phải vén áo lên, như thế sẽ không thoải mái. Vì vậy khi thiết kế đồ dành cho các bà mẹ, điều cần chú trọng nhất là thiết kế phần ngực áo, sao cho có thể mở được phần ngực áo khi cho bé bú mà khi mặc bình thường rất khó nhận ra đường mở ngực vì sẽ được dấu kín trong các đường trang trí hay được che kín rất khéo léo trong lớp ngoài của áo.
Khi thiết kế áo váy cho các bà mẹ cho con bú cũng rất chú trọng đến phần bụng vì sau khi sinh phụ nữ thường chưa lấy lại được kích thước vòng bụng, nên khi thiết kế rất cần khéo léo để che đi phần bụng không được gọn gàng như trước khi mang thai để đem lại nét duyên dáng và sự tự tin cho các bà mẹ có con nhỏ.
Sản phẩm thiết kế khi sử dụng vừa phải nhẹ nhàng, gọn gàng, lại vừa tiện lợi khi cần cho bé bú, mà vẫn không làm mất đi tính thẩm mỹ và hợp thời trang trong trang phục
Hình 1.1
3. Các giải pháp thiết kế trang phục dành cho bà mẹ cho con bú
Chính điểm đặc biệt của phụ nữ đang cho con bú như trên mà khi thiết kế rất cần khéo léo phần ngực và phần bụng. Sau đây là một số giải pháp thiết kế cho phần ngực áo và phần eo bụng:
3.1 Phần ngực áo
3.1.1. Giải pháp mở ngực sử dụng khuy, cúc, khoá
Phần ngực áo sẽ được che đi bởi lớp áo váy ngoài có đính cúc khuy, tạo sự thuận tiện cho việc mở phần bầu ngực khi cho con bú.
Hình 1.2a, b: Phần ngực áo sử dụng khuy
Hình 1.3: Phần ngực áo sử dụng khuy kết hợp áo hai lớp
Sử dụng khoá kéo: Thay vì sử dụng khuy cúc, sẽ sử dụng khoá kéo. Khoá sẽ được che đi dưới các đường trang trí.
Hình 1.4 Phần ngực áo mở bằng khoá kéo theo chiều ngang
Hình 1.5a,b: Phần ngực áo sử dụng khoá kéo theo chiều dọc
Đặc điểm vật liệu sử dụng: Có thể sử dụng được nhiều loại vật liệu khác nhau, với các loại chất liệu phong phú và đa dạng. Đối với dùng khoá kéo vật liệu nên sử dụng loại vật liệu có tính định hình tốt như vải cotton dệt thoi…Như vậy khi may khoá vào sẽ không bị lộ và vẫn giữ được hình dáng của đường trang trí.
Ưu điểm: của phương pháp này là trang phục thiết kế có tính thẩm mỹ cao. Sử dụng được phong phú các loại vật liệu
Nhược điểm: Khi sử dụng cần phải mở khoá, hay phải mở cúc khuy, nên hơi mất thời gian để mở cho con bú. (Tuy nhiên có thể khắc phục khi sử dụng loại khoá có chất lượng, dễ kéo mở)
3.1.2 Giải pháp thiết kế may 2 lớp
Thiết kế áo váy có 2 lớp:
Lớp trong sẽ khoét để lộ phần bầu ngực hoặc lớp trong có đường xẻ có thể kéo để lộ bầu ngực ra khi cho bé bú
Lớp ngoài có nhiệm vụ che đi phần hở bầu ngực của lớp trong hoặc che đi phần đường xẻ của lớp trong.
Thiết kế áo váy 2 lớp được chia thành 4 trường hợp:
Mở phần ngực áo từ trên xuống:
Hình 1.6: Mở phần ngực áo từ trên xuống
Hình 1.7: Mở phần ngực áo từ trên xuống (kết hợp khuy cài)
Mở phần ngực áo từ dưới lên: Lớp trong được khoét để lộ bầu ngực, lớp ngoài che đi, và khi cho bé bú sẽ kéo lớp ngoài lên.
Hình 1.8: Mở phần ngực áo từ dưới lên
Hình 1.9 : Mở phần ngực áo từ dưới lên
Mở phần ngực áo từ hai bên: Lớp ngoài được thiết kế hở 2 bên sườn. Khi cho bé bú sẽ kéo lớp ngoài vào trong.
Hình 1.10: Mở phần ngực từ hai bên
Mở phần ngực áo từ ở giữa: Lớp ngoài sẽ được xẻ ở chính giữa 2 bầu ngực. Khi cho bé bú thì kéo lớp ngoài ra 2 bên
Hình 1.11: Mở phần ngực từ giữa
Hình 1.12: Mở phần ngực từ giữa
Hình 1.13: Mở phần ngực từ giữa
Đặc điểm vật liệu sử dụng: Đối với phương pháp thiết kế này vật liệu sử dụng phải là loại có tính co giãn đàn hồi tốt. (Ví dụ như: vải dệt kim).
Ưu điểm: ưu điểm của phương pháp này là thuận tiện khi sử dụng. Khi cần cho bé bú chỉ cần kéo lớp ngoài ra là có thể cho bé bú dễ dàng.
Nhược điểm: Vật liệu sử dụng không đa dạng, chủ yếu sử dụng loại vật liệu có tính co giãn cao.
3.2 Phần eo - bụng : Đối với áo váy, giải pháp để che đi phần bụng không gọn gàng của phụ nữ sau sinh là đường chia cắt áo và váy sẽ ở sát chân ngực và phần váy sẽ được xếp ly, nhún ngực dể tạo độ bồng, không ôm sát vào vòng bụng. Các bà mẹ có con nhỏ sẽ vẫn rất duyên dáng và gọn gàng khi diện trên mình những bộ áo váy cho bé bú.
Hình 1.14, 1.15
Phần B -THIẾT KẾ MẪU VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ SẢN PHẨM ÁO VÁY
1. Xác định nhiệm vụ thiết kế
1.1 Xác định các dữ liệu ban đầu
1.1.1 Đặc điểm đối tượng và điều kiện sử dụng
Đối tượng sử dụng sản phẩm là phụ nữ đang cho con bú.
Điều kiện sử dụng: Sản phẩm là trang phục Hè – thu, sử dụng đi chơi, dạo phố và có thể sử dụng cả ở nhà dành cho các bà mẹ đang cho con bú.
1.1.2. Mô tả sản phẩm:
Mặt trước Mặt sau
Hình 2.1: Hình vẽ mô tả sản phẩm
Thuyết minh sản phẩm:
Sản phẩm lựa chọn thiết kế là ÁO VÁY kết hợp dành cho phụ nữ đang cho con bú. Các bà mẹ có con nhỏ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và thuận tiện dù cho ở nhà hay cùng bé đi dạo chơi. Sản phẩm là sự kết hợp giữa phong cách thời trang hiện đại và sự tiện ích dành cho các bà mẹ.
Sản phẩm áo váy có khoá mở ở phần ngực kết hợp với những ly chiết làm nổi bật lên vòng 1 giúp các bà mẹ trở nên xinh đẹp khi đi dạo chơi và thật tự tin khi đi làm mà vẫn rất thoải mái khi cho bé bú bất kỳ lúc nào.
Mẫu thiết kế được chia cắt bởi đường chân ngực. Phần chân váy có các ly tạo độ bồng phần eo rất thích hợp cho phụ nữ thường chưa lấy lại được vòng eo sau sinh.
Sản phẩm áo váy dáng nửa bó sát, bóng cắt dạng hình thang.
Sản phẩm là áo váy một lớp với các đặc điểm chi tiết:
Các chi tiết chính của sản phẩm : Thân áo trước có xếp ly, 2 đề-cúp thân trước, thân áo sau , đai áo trước và sau, thân váy trước và thân váy sau .
TT xếp ly bao gồm: 3 ly chính giữa và 4 ly xếp đối xứng nhau qua ly chính giữa. Có 2 khoá đươc may giấu dưới 2 ly ở vị trí đường ráp đề cúp và TT, cổ thuyền, áo sát nách, có chiết ngực hai bên tạo độ ôm, thân sau có hai chiết eo. Đai ngực chia cắt thân áo và thân váy được, được may ngay sát đường chân ngực.
Thân váy hơi xòe, thân trước có 7 ly, thân sau có hai chiết eo. Khóa mở được may bên đường dọc váy .
Chi tiết phụ : nơ đai áo váy, đáp vòng cổ - nách.
1.1.3. Đặc điểm cấu trúc của sản phẩm
Bảng 1 : Bảng thống kê số lượng chi tiết
Stt
Tên chi tiết
Số lượng
Ghi chú
Vải chính
Vải phối
Vải dựng (Mex)
1
Thân trước áo
1
2
Đề cúp thân trước áo
2
Đối xứng
3
Thân sau áo
1
4
Thân trước váy
1
5
Thân sau váy
1
6
Đáp vòng cổ - nách
2
2
7
Đai ngực trước, sau
2
2
8
Nơ đai
1
1
9
Vải bọc khuy nơ
1
10
Tổng
9
3
5
Bảng 2: Bảng thống kê phụ liệu sử dụng
STT
Tên phụ liệu
Số lượng
Ghi chú
1
Khoá ngực
2
Đối xứng
2
Khoá đường dọc sườn áo váy
1
3
Nhãn mác
1
4
Nhãn cỡ
1
5
Khuy nơ
1
6
Tổng
6
1.1.4 Kết cấu các đường may và cụm chi tiết trên sản phẩm áo váy
Bảng 3: Kết cấu các đường may trên sản phẩm áo váy
STT
Tên đường may
Kí hiệu đường may
Giải thích kí hiệu
Ghi chú
1
Đường may gấu áo váy
Thân áo váy
Đường vắt sổ gấu
Đường may gấu
2
Đường may ráp sườn
Thân trước áo váy
Thân sau áo váy
Đường vắt sổ thân áo váy
Đường may ráp sườn thân áo váy
3
Đường may ráp vai con
Thân trước áo
Thân sau áo
Đường may vắt sổ thân áo
Đường may ráp vai
4
Đường may ghim nhãn
Nhãn
Thân áo váy
1. Đường may ghim nhãn
Thân trước
Thân sau
Hình 2.2: Hình vẽ vị trí kết cấu cụm chi tiết trên thân sản phẩm áo váy
Bảng 4: Kết cấu cụm chi tiết trên sản phẩm áo váy
STT
Tên cụm chi tiết
Mặt cắt
Kí hiệu
Giải thích kí hiệu
Ghi chú
1
Cụm khoá áo đề -cúp TT áo
A - A
a. Thân trước áo
b. Đề cúp TT
c. Khoá
Đường may vắt sổ
Đường may khoá vào thân áo.
Đ ường may khoá vào
đ ề cúp
Đối xứng
2
Cụm khoá sườn
A’ – A’
a. Thân trước áo váy
b. Thân sau áo váy
c. Khoá
1. Đường may vắt sổ thân
2. Đường may khoá vào thân trước áo váy.
3. Đường may khoá vào thân sau áo váy.
3
Cụm cổ áo
B - B
a. Thân áo
b. Đáp cổ
c. Dựng đáp cổ
3. Đường vắt sổ đáp cổ và
lớp dựng
1. Đường may thân áo vào đáp cổ.
2. Đường may mí đáp cổ
4
Cụm tay áo
B’ – B’
a. Thân áo
b. Đáp tay
c. Dựng đáp tay
3. Đường vắt sổ đáp tay và
lớp dựng
1. Đường may thân áo vào đáp tay.
2. Đường may mí đáp tay
Đối xứng
5
Cụm đai áo
C – C
C’ – C’
a. Thân áo.
b. Thân váy
c. Đai áo lớp ngoài
c’. Đai áo lớp trong
Đường may đai vào
thân áo
Đường may mí đai
Đường may lớp trong vào thân váy
Mí đai áo
Thân trước và thân sau giống nhau
1.1.5. Đặc điểm vật liệu sử dụng
Bảng 5: Bảng nguyên phụ liệu sử dụng
Thông số
Vải chính
Ghi chú
Tên thương mại
Cotton co giãn
Thành phần
95% cotton 5% spandex
Màu
Vải nâu, họa tiết hoa văn màu trắng
Vải mẫu
Vải phối
Tên thương mại
Satin
Thành phần
100% PET
Màu
Trắng
Vải mẫu
Vải Nơ
Mẫu
Khóa
Chủng loại
YKK
Thành phần
100% PET
Mầu
Màu nâu
Mẫu
Chỉ
Tên thương mại
Chi số
Thành phần
100 % PET
Màu
Màu nâu
Mẫu
1.1.5. Các yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm
1.1.5.1. Yêu cầu ngoại quan
* Yêu cầu về bề mặt sản phẩm:
+ Bề mặt áo phải phẳng, đều, sạch sẽ, không còn đầu chỉ, xơ vải trên sản phẩm
+ Không có vết bẩn, phấn, các chi tiết khác màu, loang ố, lỗi vải sau khi may.
+ Các chi tiết trên áo phải đồng màu, không lệch màu
+ Đường may diễu trên thân áo cách đều theo yêu cầu, không đứt chỉ, nối chỉ trên bề mặt áo.
+ Lại mũi chắc chắn ở các đầu đường may
* Yêu cầu về đối xứng:
+ Chi tiết: thân áo trước là chi tiết chính trên sản phẩm phải đảm bảo đối xứng
+ Các chi tiết được cắt đúng theo chiều canh sợi quy định
+ Các chi tiết là đảm bảo suôn, tạo dáng theo đúng yêu cầu của sản phẩm
+ Váy áo được treo đúng quy định
1.1.5.2. Yêu cầu về kích thước
Đảm bảo các thông số kích thước sản phẩm, chi tiết sản phẩm đúng theo yêu cầu của sơ đồ đo kích thước sản phẩm
Khoảng cách, chiều dài, độ rộng của ly chiết, vị trí ráp khoá đề - cúp ngực đảm bảo chính xác theo yêu cầu thiết kế.
1.1.5.3. Yêu cầu kỹ thuật may
* Lắp ráp sản phẩm:
+ Cổ áo: bề mặt cổ êm, phẳng, không bùng, vặn, đường may chính xác, đảm bảo không vênh, vừa, đúng kích thước khi may, canh sợi đúng chiều quy định, chi tiết đối xứng.
+ Đường vai và dọc váy thẳng, phẳng, êm không thừa thiếu làm sai lệch kích thước sản phẩm
+ Nhãn được may đúng vị trí trên thân sản phẩm.
+ Gấu áo váy: không bị cong, vênh, vặn đúng kích thước quy định
+ Đai áo váy đảm bảo đúng hình dạng, kích thước của các đường chần trên chi tiết theo đúng thiết kế sản phẩm, đảm bảo lớp ngoài căng, phẳng, đẹp.
* Yêu cầu về may:
+ Mật độ mũi may phù hợp, đúng theo quy định
+ Đường may phải thẳng, đúng theo yêu cầu, đều, không sùi chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi, tụt hoặc sổ chỉ
+ Đường may diễu, ngoài không bị vặn xoắn, đứt chỉ, nối chỉ trên bề mặt sản phẩm
+ Nếu nối chỉ trên đường may chỗ lại mũi phải chồng khít, các đường may xong phải sạch đầu chỉ
+ Dây khóa được tra êm, phẳng, không lệch, không lộ, vừa khít đường may .
1.1.5.4. Yêu cầu đối với nguyên phụ liệu
a, Vải chính
- Nhận vải theo đúng mẫu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng. Kiểm tra vải phải đảm bảo chất lượng tốt về các tính chất cơ- lý- hoá, sự thay đổi kích thước sau giặt hay xử lý hoàn tất, màu sắc đúng yêu cầu trong sản xuất, các lỗi vải như: lỗi sợi, loang màu,
- Số lượng vải đủ theo mẫu hàng sản xuất
b, Vải phối
- Sử dụng vải phối trực tiếp trên sản phẩm chính. Nguyên phụ liệu này phải đảm bảo có màu sắc, độ co, độ dày hợp với vải chính.
- Chất lượng dựng tốt, đảm bảo tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm
- Số lượng đủ theo mẫu hàng sản xuất
c, Chỉ
- Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của các đường liên kết có trong sản phẩm theo đúng mẫu quy định.
- Chỉ may bền, chi số, hướng xoắn, màu sắc phù hợp vải vải chính và vải phối của sản phẩm.
- Chỉ vắt sổ mềm mại, trơn đều có chỉ số phù hợp với vải
- Số lượng đủ theo mẫu hàng sản xuất
d, Dây khóa
- Dây khoá có chất lượng tốt, màu sắc phù hợp vải màu của sản phẩm
- Số lượng đủ theo mẫu hàng sản xuất
1.2. Xác định nhiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATN k50 Dung 05-06-2010ininininin.doc
- Slineb_ov_t_tnghi_p.ppt