Trong chiến lược quân sự của nhiều nước thì việc phát hiện mục tiêu kể cả các
mục tiêu tàng hình, tên lửa đạn đạo, tên lửa có cánh được ưu tiên nghiên cứu từ
những năm của thế kỷ trước. Công nghệ rađa, từ khi hình thành đến nay đã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển và đã đạt được những kết quả to lớn, tăng cự ly, độ cao
phát hiện, tăng độ chính xác, thích nghi với nhiều loại mục tiêu khác nhau. Từ chỗ
chỉ dùng cho Quân sự, ngày nay rađa đã được sử dụng cho nhiều ngành kỹ thuật kể
cả các ngành dân sự khác nhau như ngành khí tượng thuỷ văn, giao thông vận tải,.
Mặc dù vậy rađa cảnh giới (phát hiện từ xa, đo độ cao,.) vẫn đang là vấn đề được
quan tâm hơn cả vì nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nhất là khi phải đối phó với
các loại tên lửa có cánh, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Từ khi công nghệ tàng hình ra đời, cùng với sự phát triển công nghệ vi điện tử,
xử lý số tín hiệu, CNTT, rađa cảnh giới phát triển theo hướng giảm dần tần số
mang. Từ chỗ làm việc ở dải sóng decimet, centimet, rađa cảnh giới chuyển dần
sang làm việc ở dải sóng mét để sử dụng lợi thế phản xạ cộng hưởng của các mục
tiêu bay (máy bay, trực thăng, tên lửa có cánh) kể cả chúng được sản xuất theo công
nghệ tàng hình và khả năng uốn cong của sóng điện từ theo chiều cong của trái đất
để phát hiện mục tiêu bay thấp, kể cả tàu biển trên cự ly “ sau chân trời”, mặt khác
đã có thể sử dụng tín hiệu phức tạp, có tần số mang tuỳ chọn trong dải tần lớn với
việc xử lý số tín hiệu cho phép nâng cao đáng kể tính năng kỹ chiến thuật, độ tin
cậy, tính thân thiện của giao tiếp người máy và khả năng tự động hoá cao độ của
các đài rađa
366 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu thiết kế, chế tạo rađa cộng hưởng cảnh báo sớm đối với các mục tiêu có dấu vết nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ViÖn Ra®a - ViÖn KHCN Qu©n sù
Nghiªn cøu thiÕt kÕ, chÕ t¹o Ra®a céng h−ëng
c¶nh b¸o sím ®èi víi c¸c môc tiªu cã dÊu vÕt nhá
Lª Ngäc Uyªn
8656
Ha noi - 2010
1
1.MỞ ĐẦU
Trong chiến lược quân sự của nhiều nước thì việc phát hiện mục tiêu kể cả các
mục tiêu tàng hình, tên lửa đạn đạo, tên lửa có cánh được ưu tiên nghiên cứu từ
những năm của thế kỷ trước. Công nghệ rađa, từ khi hình thành đến nay đã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển và đã đạt được những kết quả to lớn, tăng cự ly, độ cao
phát hiện, tăng độ chính xác, thích nghi với nhiều loại mục tiêu khác nhau. Từ chỗ
chỉ dùng cho Quân sự, ngày nay rađa đã được sử dụng cho nhiều ngành kỹ thuật kể
cả các ngành dân sự khác nhau như ngành khí tượng thuỷ văn, giao thông vận tải,...
Mặc dù vậy rađa cảnh giới (phát hiện từ xa, đo độ cao,...) vẫn đang là vấn đề được
quan tâm hơn cả vì nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nhất là khi phải đối phó với
các loại tên lửa có cánh, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Từ khi công nghệ tàng hình ra đời, cùng với sự phát triển công nghệ vi điện tử,
xử lý số tín hiệu, CNTT, rađa cảnh giới phát triển theo hướng giảm dần tần số
mang. Từ chỗ làm việc ở dải sóng decimet, centimet, rađa cảnh giới chuyển dần
sang làm việc ở dải sóng mét để sử dụng lợi thế phản xạ cộng hưởng của các mục
tiêu bay (máy bay, trực thăng, tên lửa có cánh) kể cả chúng được sản xuất theo công
nghệ tàng hình và khả năng uốn cong của sóng điện từ theo chiều cong của trái đất
để phát hiện mục tiêu bay thấp, kể cả tàu biển trên cự ly “ sau chân trời”, mặt khác
đã có thể sử dụng tín hiệu phức tạp, có tần số mang tuỳ chọn trong dải tần lớn với
việc xử lý số tín hiệu cho phép nâng cao đáng kể tính năng kỹ chiến thuật, độ tin
cậy, tính thân thiện của giao tiếp người máy và khả năng tự động hoá cao độ của
các đài rađa.
Đi đầu trong hướng phát triển loại rađa trên là Cộng hoà Liên bang Nga. CHLB
Nga đã xuất sang các nước Ả rập loại rađa Resonanse để cảnh giới biển. Các nước
Trung Quốc, Pháp, Australia cũng đã sang chào hàng tại Việt Nam các đài rađa
tương tự. Hướng nghiên cứu được mở rộng từ rađa xung, tần số cao, anten quét
trong không gian được chuyển dần thành rađa sử dụng tín hiệu thăm dò tương can
dài, điều chế đa dạng (giả liên tục) hệ số rỗng nhỏ, tần số giảm dần xuống dải sóng
mét và quét đồng thời trong không gian, khai thác có hiệu quả hiệu ứng cộng hưởng
đa dạng mục tiêu trên không, vấn đề này đã có kết quả được thể hiện trên các đài
rađa như Rabôla, Varonhegiơ của Nga. Thời gian gần đây một số ý tưởng của
loại rađa mới này được làm rõ trong đài rađa Resonanse NE của Trung tâm
NIDDAR và được giới thiệu tại Trung tâm KHKT & CNQS, đồng thời Trung tâm
2
NIDDAR cũng đã chuyển giao Công nghệ chế tạo loại đài này cho Arập Xêut, Iran,
Trung quốc
Một số công ty của Trung quốc, Austalia,cũng đã có những thành công đưa
hướng nghiên cứu trên đây về loại rađa ngoài đường chân trời, đài rađa cảnh giới
biển tầm xa “подсолнух E”
Những vấn đề lý thuyết mới như trên thực hiện được nhờ áp dụng các công
nghệ thu đa kênh dải rộng, xử lý số tín hiệu, lọc dopple, nén tín hiệu, xử lý tương
can, lọc số và các thành tựu phần cứng. Những phần cứng của CNTT cũng phát
triển rất nhanh và mạnh.
Viện KH&CNQS đã bước đầu nghiên cứu về lan truyền sóng, phản xạ cộng
hưởng, máy thu đa kênh và năm 2007 Viện KH & CNQS đã mở đề tài nghiên cứu
nền cấp Viện: ‘’Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng chế tạo rađa báo động sớm
kiểu Resonance-NE bằng phương thức chuyển giao công nghệ và hợp tác thiết kế
với đối tác nước ngoài (Nga)‘’. Với Chuyên đề về bước đi, Chuyên đề về đối tác,
Chuyên đề về thiết bị cụ thể tham chiếu, về tác chiến rađa trong điều kiện mới thời
bình, giai đoạn đầu chiến tranh và qúa trình chiến tranh.
Mục tiêu của đề tài này là: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học, hiệu ứng vật lý
ứng dụng trong hệ thống rađa thế hệ mới, cụ thể là rađa kiểu Resonance-NE do CH
Liên bang Nga thiết kế chế tạo và kết hợp cùng đối tác Nga xây dựng sơ bộ bộ tài
liệu thiết kế kỹ thuật đài rađa dựa trên mẫu đài rađa Resonance-NE của Nga. Đề tài
hiện đang trong giai đoạn thực hiện. Việc đề xuất mở đề tài này với mục đích chuẩn
bị cơ sở cho việc tiếp cận chuyển giao công nghệ đài rađa này từ phía đối tác do cần
có những bước chuẩn bị về công nghệ cũng như tiềm năng thực hiện một số mô đul
then chốt của đài này tại Việt nam.
Xu hướng phát triển các hệ thống ra đa trong các thập niên đầu thế kỷ 21:
- Khai thác có hiệu qủa các miền tần số mới: mở rộng dải sóng mét, vùng lazer
hồng ngoại;
-Ứng dụng các hiệu ứng vật lý trong các bài toán rađa: hiệu ứng lan truyền
sóng, tán xạ cộng hưởng, phân cực, điều chế thứ cấp đa dạng, quang hình, quang lý
và nhiễu xạ hình học, tàng hình vô tuyến;
- Xây dựng rađa tương can, hệ thống rađa tương can, hoàn thiện rađa thụ động, rađa phân
tập;
- Phát triển công nghệ hệ thống: phát thu, xử lý hiển thị, truyền tin với việc ứng
dụng các công nghệ mới;
3
- Đa dạng hóa rađa đặc chủng: rađa tầm thấp, rađa chỉ thị điều khiển, rađa hàng
rào,
- Sử dụng các linh kiện khuếch đại công suất có độ tin cậy cao đối với các đài
rađa sóng mét;
- Sử dụng các bộ tạo dao động tần số và thời gian chuẩn có độ ổn định và chính
xác rất cao;
- Ứng dụng công nghệ xử lý số, công nghệ thông tin trong các hệ thống đài Rađa
và mạng Rađa.
Trong sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, đặc biệt là
công nghệ thông tin, toán học hiện đại và xử lý số tín hiệu, nhiều hiệu ứng vật lý,
giải pháp công nghệ và thuật toán thể hiện trước đây chưa thể áp dụng được thì hiện
nay đã được khai thác đưa vào ứng dụng có hiệu quả. Các hệ thống rađa thế hệ mới
ra đời và ngày càng được hoàn thiện, nâng cao tính năng kỹ chiến thuật, đáp ứng
những yêu cầu mới của chiến tranh công nghệ cao. Khai thác có hiệu quả các hiệu
ứng điển hình như:
- Các hiệu ứng bức xạ thứ cấp và điều chế bức xạ thứ cấp;
- Hiệu ứng lan truyền thẳng và khúc xạ sóng điện từ trong không gian;
- Anten mạng pha búp sóng số, thu và tổng hợp bức xạ thứ cấp trên mặt mở
anten, thu đa kênh dải rộng;
- Xây dựng thuật toán, công cụ tính toán thực hiện các chức năng đa dạng phức
tạp, thời gian thực.
- Xây dựng mô hình toán học của bức xạ thứ cấp điều chế bởi mục tiêu cơ động
có cấu hình đa dạng.
- Xử lý và nhận dạng chủng loại mục tiêu;
Đặc biệt, để phát hiện và báo động sớm các mục tiêu có dấu vết nhỏ (tên lửa
hành trình, các loại máy bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình,..), trên thế giới
đã sử dụng các phương pháp và công nghệ phi truyền thống trong xử lý tín hiệu
rađa: sử dụng phương pháp tích lũy tương can dài trong dải sóng mét và sóng ngắn,
hiệu ứng cộng hưởng tán xạ, nguyên lý rađa nền... Với các công nghệ mới như vậy,
diện tích phản xạ hiệu dụng của các mục tiêu dấu vết nhỏ có thể tăng lên cỡ 10...100
lần (ví dụ, đối với tên lửa có cánh AMK, diện tích này là khoảng 10 m2 so với 0,1
m2 theo các phương pháp truyền thống).
Các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu của loại hình rađa Resonance có thế mạnh về
tính năng sau :
4
- Rađa đa năng, tương can, nhìn vòng, 3D, sóng mét mạng pha búp sóng số sử
dụng cho nhiều mục đích, cảnh giới báo động sớm, dẫn đường, chỉ thị hỏa lực mục
tiêu phù hợp với tác chiến Phòng không, Không quân và Hải quân;
- Là đài rađa đa năng có khả năng phát hiện mục tiêu xa, sớm ở các tầng độ cao
thấp, trung, cao, đặc biệt là với khí tài bay tàng hình, tên lửa có cánh, tên lửa đạn
đạo.....;
- Khai thác nhiều hiệu ứng vật lý nâng cao tính năng ;
- Sử dụng bước sóng hợp lý trong bài toán ra đa phát hiện xa với khí tài bay có
dấu vết nhỏ, tận dụng được tốt hiệu ứng tán xạ cộng hưởng ở mục tiêu nhỏ công
nghệ tàng hình;
- Sử dụng hệ thống anten phidơ đa kênh dải rộng và cấu trúc tín hiệu đáp ứng
tính thích nghi môi trường, tính đa dạng của mục tiêu (đa dạng về tham số tín hiệu);
- Sử dụng công nghệ xử lý tín hiệu và tin tức tạo ra tính đa dạng các chế độ làm
việc của đài mở rộng đưa những tính năng mới độ chính xác phân giải cao, nhịp độ
lấy tin nhanh, hoạt động liên tục 24/24, khả năng thích nghi với môi trường nhiễu
đa dạng, đặc biệt là bài toán nhận dạng chủng loại mục tiêu mà các đài rađa hiện có
trong trang bị chưa thực hiện được;
- Công nghệ tự động hoá rất cao, thực hiện các nhiệm vụ ở thời gian thực đảm
bảo độ ổn định, tin cậy, dễ sử dụng, dễ đảm bảo;
- Bộ tính năng chiến kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến mới;
- Đài rađa “Resonance” hoạt động trong các chế độ tự động và chế độ bán tự
động, làm việc độc lập hoặc là thành phần chức năng trong các hệ thống phòng
không. Đài cũng có thể được sử dụng cho các mục đích dân sự như quản lý không
lưu, quản lý kinh tế biển;
- Đài rađa “Resonance” còn có nhiều ưu điểm khác như: khai thác sử dụng đơn
giản, các phần tử linh kiện phổ cập, không cần cơ cấu quay anten khi sử dụng công
nghệ anten mạng pha, thu - phát riêng biệt. Đài có khả năng chống nhiễu cao, năng
lượng tiêu thụ ít. Đài có độ tin cậy cao, thời gian làm việc trung bình đến hỏng từ
2000 đến 5000 giờ, hệ thống kiểm tra được thực hiện tự động đến từng phần tử
trong quá trình hoạt động;
- Phù hợp với tổ chức tác chiến rađa bờ biển dài, nhiều vùng lãnh thổ hẹp.
Đề tài này nhằm đặt nền móng cho việc xây dựng một đài rađa thoả mãn được
các tính năng cung cấp tin tức tình báo Ra đa để đảm bảo an ninh không phận trong
giai đoạn tới, bao gồm:
5
+ Nghiên cứu nguyên lý phản xạ cộng hưởng là nguyên lý để chọn tần số làm
việc thích hợp cho việc xác định đa dạng các mục tiêu bay trong đó có : các mục
tiêu có dấu vết nhỏ, tên lửa có cánh, máy bay tàng hình;
+ Nghiên cứu sự lan truyền của sóng có bước sóng như trên để phát hiện sau chân
trời;
+ Xây dựng máy phát và anten có khả năng làm việc ở dải tần rộng công suất
đỉnh không cao trong khi công suất trung bình lớn, phối hợp anten không cần một
thiết bị chuyên dùng...;
+ Xây dựng hệ thống anten phát thu đa kênh độc lập nhau;
+ Xây dựng hệ thống anten thu đa kênh tạo giản đồ hướng bằng phương pháp
số ;
+ Xử lý tối ưu tín hiệu phát điều tần thay đổi tham số thích nghi;
+ Nghiên cứu các thuật toán xử lý tín hiệu thông tin Ra đa làm việc ở thời gian
thực, quản lý đồng thời nhiều mục tiêu, tốc độ lấy tin nhanh, làm việc 24/24, độ
chính xác phân giải cao, làm việc ổn định, tin cậy, chủ động trong công tác đảm bảo
kỹ thuật và phân tích hệ thống, nhất là nội dung đảm bảo toán học (nội dung được
coi là thế mạnh và khả thi hiện nay), phát hiện điểm dấu, quỹ đạo, nhận dạng mục
tiêu, điều khiển đa dạng các chế độ toàn đài...
Đài rađa "Resonance-NE" là đài rađa do Trung tâm "NIIDAR - RESONANCE"
Cộng hoà Liên bang Nga chế tạo là đài rađa hệ mới có thể sử dụng như một rađa
mẫu để tham chiếu khi thiết kế chế tạo.
- Qua giới thiệu của các đối tác nước ngoài, tổng hợp thực tiễn với luận cứ nêu
trên, Chuyên đề xây dựng cụ thể hoá mục tiêu đề tài dựa trên:
+ Nghiên cứu tiếp cận rađa cộng hưởng tham chiếu từ mẫu đã được nhiều nước
nghiên cứu và ứng dụng, đặc biệt là Cộng hoà Liên bang Nga, đài làm việc ở tần số
thấp 35 – 70 MHz, đa chức năng với đặc điểm sau:
+ Khai thác tốt nguyên lý “Cộng hưởng” phát hiện đa dạng các mục tiêu, hiệu quả
cao ở dải 30-75MHz;
+ Khai thác tốt hiệu ứng lan truyền sóng bề mặt tận dụng tối đa hiệu ứng ở cuối
đường chân trời.
+ Xây dựng đài rađa cộng hưởng có tính đa năng cho nhiệm vụ cảnh giới, dẫn
đường, chỉ thị mục tiêu. Báo động sớm phù hợp với nhiệm vụ của Quân chủng
PKKQ, Quân chủng HQ với đặc thù bờ biển dài.
6
+ Đài xây dựng theo nguyên tắc rađa số, đặc biệt là hệ thống thu - phát độc lập
(có thể đặt cơ sở phát triển rađa đa vị trí), thu đa kênh, xử lý giản đồ hướng anten
theo nguyên tắc từ pha sang số, áp dụng có hiệu quả nguyên lý “xử lý toán học” tạo
tiềm năng tin tức rađa chất lượng cao.
+ Khả năng làm việc 24/24 do sử dụng hệ thống anten tĩnh, có khả năng quan
sát liên lục trong mọi hướng nên giảm được bài toán cơ khí lực truyền động và liên
kết giao liên cao tần và điều khiển quay anten. Khả năng nhịp độ lấy tin rất cao (1
giây) – Nhịp độ lấy tin rất cần thiết trong tác chiến vốn không thể có được ở các đài
rađa tầm xa quét bằng cơ khí.
+ Hệ thống rađa xây dựng trên cơ sở bán cơ động bao gồm:
• Anten tĩnh: giá thành không cao, cấu trúc đơn giản;
• Cơ động: Toàn bộ trang bị;
+ Nghiên cứu kết hợp xây dựng lực lượng thực hiện nhiệm vụ với bước đi cơ
bản chủ động về thiết kế hệ thống kỹ thuật, công nghệ và tích hợp, thực nghiệm
đánh giá trên cơ sở hợp tác với Nga.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN KỸ THUẬT CỦA ĐÀI RAĐA CỘNG
HƯỞNG RESONANCE-NE, CẢNH BÁO SỚM
ĐỐI VỚI MỤC TIÊU CÓ DẤU VẾT NHỎ
Đài ra đa Cộng hưởng cảnh báo sớm với mục tiêu có dấu vết nhỏ sử dụng tính
chất của hiệu ứng cộng hưởng tán xạ thứ cấp của các thành phần mục tiêu. Khi
chiếu xạ mục tiêu ở các tần số thích hợp (bước sóng cỡ gấp hai lần kích thước vật
thể), bản thân các thành phần này trở thành một nguồn bức xạ thứ cấp có độ cộng
hưởng cao, dẫn đến việc gia tăng đáng kể diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu.
Điều này rất có ý nghĩa đối với việc phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ
hiệu dụng thông thường nhỏ (các mục tiêu có dấu vết nhỏ). Hiệu ứng phát xạ thứ
cấp cộng hưởng được thể hiện rõ nhất trong dải sóng cận dải sóng mét. Vì vậy các
nhà thiết kế đã lựa chọn dải tần số từ 35 đến 70 MHz là dải tần số làm việc của ra đa
Cộng hưởng. Lựa chọn dải tần số làm việc này là một phát triển khá mới mẻ so với
các ý tưởng thiết kế chế tạo ra đa truyền thống.
- Đài ra đa Cộng hưởng là sử dụng mạng anten định pha cố định. Không có
cơ cấu cơ khí quay anten làm cho kết cấu của rađa, kéo theo một loạt các vấn đề
khác về điều khiển và xử lý trở nên đơn giản hơn hẳn so với các đài rađa với giàn
anten quay. Điều này tạo nhiều thuận lợi khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên lý làm
việc của rađa. Điểm trả giá duy nhất là kích thước lớn của mạng anten cố định (các
chấn tử anten của mạng phải cách nhau khoảng 2,5 m) và làm cho các nhà chỉ huy
băn khoăn về khả năng cơ động cũng như tính sống còn của rađa trong chiến tranh.
Tuy nhiên, với tất cả các ưu việt của rađa (kể cả về mặt giá thành và khả năng làm
chủ công nghệ để tự chế tạo và bảo đảm kỹ thuật), việc triển khai loại rađa này
trong thời bình hiện tại để nhanh chóng phủ kín trường rađa cả nước và giảm thời
gian hoạt động trực chiến cho các loại rađa quân sự khác là rất hợp lý và có ý nghĩa.
- Đài rađa Cộng hưởng là đài rađa với mạng anten số, trong đó toàn bộ xử lý
không-thời gian tín hiệu được thực hiện ở tuyến thu, bằng phương pháp số trên tổ
hợp tính toán chuyên dụng. Có thể nói rađa Cộng hưởng là loại rađa số. Vai trò
quyết định tới các chỉ tiêu chất lượng của rađa nằm ở bộ thuật toán và chương trình
xử lý chứ không tập trung ở thiết bị phần cứng (cả ở phần siêu cao tần và phần tính
toán). Điều này vừa đơn giản hóa cấu trúc của đài, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng,
8
lại tạo ra những khả năng mới, đa dạng và phong phú trong hoạt động so với các
rađa truyền thống.
- Đài rađa Cộng hưởng Resonance-NE có cấu trúc Modul. Từ cấp độ cao nhất, thấy
rõ rađa Cộng hưởng thực chất bao gồm 03 hoặc 04 khối “tiểu rađa” hoàn toàn độc
lập, mỗi tiểu rađa phụ trách một khu vực phương vị 90o hoặc 120o được bố trí theo
hình tam giác hoặc hình vuông hoặc hình sao và kết nối tới máy chủ trung tâm nhau
qua một mạng nối bộ.
1.1. Tính năng chiến kỹ thuật của đài rađa Cộng hưởng cảnh báo sớm với mục
tiêu có dấu vết nhỏ
Đài rađa Cộng hưởng là đài ra đa tương can dải sóng mét với anten mạng pha,
có nhiệm vụ trực ban chiến đấu, quản lý vùng trời trong chế độ nhìn vòng.
Được sử dụng để phát hiện tầm xa có hiệu quả các loại mục tiêu được chế tạo
theo công nghệ hiện đại và các vật thể bay trong không gian, bao gồm các loại tên
lửa đạn đạo, tên lửa có cánh có dấu vết ra đa nhỏ, các thiết bị bay siêu âm, bao gồm
cả các thiết bị bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình, trong điều kiện có tác
động của nhiễu điện từ và nhiễu tự nhiên.
Đài Rađa cộng hưởng là đài rađa tầm xa, báo động sớm được thiết kế dựa
trên những lập luận cơ bản:
Vấn đề phát hiện mục tiêu nhỏ, cự ly xa, bay thấp, báo động sớm, trong đó
có cả thiết bị bay công nghệ “tàng hình”.
Tác chiến, tấn công đường không nhiều chủng loại và vũ khí đồng thời (lớp
rất rộng chủng loại các mục tiêu).
Sự phát triển mạnh của công nghệ tính toán, siêu cao tần
Hiệu ứng phản xạ, tán xạ cộng hưởng từ mục tiêu với các bước sóng VHF
(35-70 MHz).
Các phương tiện tấn công bay với tốc độ cao, nhịp xử lý, lấy tin yêu cầu rất
nhanh (1giây).
Khai thác tối đa hiệu ứng lan truyền sóng bề mặt ở dải VHF
Đài rađa Cộng hưởng có thế mạnh về tính năng:
- Rađa đa năng, tương can, nhìn vòng, 3D, sóng mét mạng pha sử dụng cho
nhiều mục đích, cảnh giới báo động sớm, dẫn đường, chỉ thị hỏa lực phù hợp với tác
chiến Phòng không, Không quân và Hải quân;
9
- Là đài rađa đa năng có khả năng phát hiện mục tiêu xa, sớm ở các tầng độ
cao thấp, trung, cao, đặc biệt là với khí tài bay tàng hình, tên lửa có cánh, tên lửa
đạn đạo.....
- Khai thác nhiều hiệu ứng vật lý nâng cao tính năng;
- Sử dụng bước sóng hợp lý trong bài toán ra đa phát hiện xa với khí tài dấu
vết nhỏ, tận dụng được tốt hiệu ứng tán xạ cộng hưởng ở mục tiêu nhỏ công nghệ
tàng hình;
- Sử dụng hệ thống anten phidơ đa kênh dải rộng và cấu trúc tín hiệu đáp ứng
tính thích nghi môi trường, tính đa dạng của mục tiêu;
- Sử dụng công nghệ xử lý tín hiệu và tin tức tạo ra tính đa dạng các chế độ
làm việc của đài mở rộng đưa những tính năng mới độ chính xác phân giải cao, nhịp
độ lấy tin nhanh, hoạt động liên tục 24/24, khả năng thích nghi với môi trường
nhiễu đa dạng, đặc biệt là bài toán nhận dạng chủng loại mục tiêu ở các đài rađa
hiện có trong trang bị chưa thực hiện được;
- Công nghệ tự động hoá rất cao, thực hiện các nhiệm vụ ở thời gian thực
đảm bảo độ ổn định, tin cậy, dễ sử dụng, dễ đảm bảo;
- Bộ tính năng chiến kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến mới;
- Đài rađa Cộng hưởng hoạt động trong các chế độ tự động và chế độ bán tự
động, làm việc độc lập hoặc là thành phần chức năng trong các hệ thống phòng
không. Đài cũng có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự và dân sự nhu cầu
quản lý kinh tế biển;
- Đài rađa Cộng hưởng có rất nhiều ưu điểm: khai thác sử dụng đơn giản,
các phần tử linh kiện phổ cập , không cần cơ cấu quay anten khi sử dụng công nghệ
anten mạng pha, thu - phát riêng biệt. Đài có khả năng chống nhiễu cao, năng lượng
tiêu thụ ít. Đài có độ tin cậy cao, thời gian làm việc trung bình đến hỏng từ 2000
đến 5000 giờ, hệ thống kiểm tra được thực hiện tự động đến từng phần tử trong quá
trình hoạt động;
- Phù hợp với tổ chức tác chiến rađa bờ biển dài, nhiều vùng lãnh thổ hẹp.
• Phát hiện và bám sát ở cự ly tầm xa các loại mục tiêu, trong đó có cả các loại
mục tiêu có kích thước nhỏ và các loại mục tiêu được chế tạo theo công nghệ tàng
hình;
• Tự động xác định toạ độ của các mục tiêu trên không và truyền các thông tin
mục tiêu cho các tổ hợp và các hệ thống vũ khí hoả lực;
• Tự động xác định các tham số chuyển động và kiểu loại mục tiêu;
10
• Đưa ra và truyền các thông tin về các mục tiêu bám sát được cho các đối tượng
dùng tin để có thể ra các quyết định kịp thời và chính xác;
• Phân tích tình hình nhiễu và tự động thích nghi với các điều kiện có sự tác
động của nhiễu;
Tự động hoặc bán tự động phát hiện và bám sát các mục tiêu trên không theo
phương vị và cự ly trong khoảng vùng trời được phân công làm nhiệm vụ trực ban
chiến đấu (chế độ trực ban);
• Tự động hoặc bán tự động phát hiện và bám sát các mục tiêu trên không đã
được thông báo theo phương vị và cự ly trong khoảng vùng trời được phân công
(chế độ trực theo phân tuyến);
• Tự động phân loại mục tiêu theo các dấu hiệu: