Đồ án Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy điện một chiều công suất đến 200kW

Đề tài khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy điện một chiều công suất đến 200kW" được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà nội chủ trì thực hiện. Mục tiêu của đề tài là thiết kế và chế tạo được máy điện một chiều có công suất đến 200kW đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC, có giá thành =80% sản phẩm nhập ngoại, hoàn thiện được công nghệ chế tạo và các phương tiện kiểm nghiệm máy điện một chiều, nâng cao năng lực chế tạo máy điện một chiều của ngành thiết bị điện Việt Nam và của Công ty Chế tạo Điện cơ Hà nội. Trong các đề tài trước đây do Công ty CTAMAD thực hiện nhưđề tài KCư04ư05 "Nghiên cứu công nghệ chế tạo động cơ điệnvà thiết bị đồng bộ đến 500kW"; đề tài KHCNư05ư02 "Nghiên cứu thiết kế và công nghệ để chế tạo động cơ điện không đồng bộ công suất đến 2100kW"; đề tài 119 "Nghiêncứu thiết kế và công nghệ chế tạo động cơ điện đồng bộ công suất đến 500kW" có các nội dung nghiên cứu có thể áp dụng cho quá trình chế tạo sản phẩm mẫu của đề tài như: công nghệ tẩm sấy chân không, cân bằng động, công nghệ gia công các chi tiết cơkhí. Tuy vậy nội dung nghiên cứu của đề tài vẫn rất lớn do máy điện một chiều có kết cấu và công nghệ chế tạo rất phức tạp. ở nước ngoài máy điện một chiều được chế tạo từ vài W đến hàng chục nghìn kW. Các hãng sản xuất máy điệnưthiết bị điện lớn đều có các dây chuyền sản xuất máy điện một chiều ở châu Âu, châu Mỹ có hãng ABB (Thụy điển), hãng VEM, hãng SIEMEN (CHLB Đức), hãng GENERAL (Mỹ), hãng ALSTOM (pháp), hãng ALSALDO (Italya).ởchâu á, Trung Quốc có tập đoàn máy điện Thượng Hải, nhà máy điện cơ Tương Đàm, Tây An., các nước Nhật Bản, Đài Loan cócông nghệ chế tạo máy điện quay rất tiên tiến, sản phẩm máy điện một chiều của các nước kể trên được sử dụng nhiều trên các dây chuyền sản xuất và trong các ngành kinh tế quốc dân nhưximăng, thép, hóa chất, mía đường, đường sắt, giao thông vận tải. Với sự tiến bộ không ngừng của các ngành khoa học kỹ thuật, nhiều loại vật liệu tiên tiến được nghiên cứu chế tạo. Liên quan đến máy điện có các vật liệu dẫn từ, vật liệu cách điện ngày càng đạt chất lượng cao với công nghệ chế tạo hiện đại. Trên cơ sở nghiên cứu sử dụng các vật liệu mới,máy điện một chiều ngày càng được thiết kế nhỏ gọn nhằm giảm đến mức tối đa các chi phí sản xuất và tăng tuổi thọ của sản phẩm. Các máy điện một chiều có công suất trung bình và lớn được chế tạo theo đơn đặt hàng, do vậy khi cần thay thế thì thời gian chế tạo, vận chuyển từ nước ngoài về 4 thường kéo dài 6 đến 7 tháng. Hiện tại ở Việt nam không có cơ sở nào chế tạo được máy điện một chiều mặc dù máy điện một chiều được sử dụng ngày càng nhiều do có các tính năng ưu việt về khả năng điều chỉnh tốc độ và ổn định tốc độ khi tải thay đổi. Báo cáo tổng kết khoa học vàkỹ thuật đề tài có 6 chương với các nội dung chính nhưsau: Chương 1. Nhu cầu sử dụng máy điện một chiều công suất đến 200kW ở Việt Nam. Qua nghiên cứu khảo sát ở các cơ sở sản xuất, các ngành kinh tế quốc dân, qua các đơn hàng, khách hàng của Công ty, qua hội thảo đề tài đã tìm hiểu nhu cầu thực tế các loại máy điện một chiều được sử dụng nhiều ở Việt Nam, các yêu cầu khi sử dụng ở Việt Nam, nơi có môi trường làm việc và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Đề tài đã chọn đối tượng nghiên cứu là động cơ một chiều 200kWư750vg/phư440V là sản phẩm có công suất tối đa trong phạm vi nghiên cứu, được sử dụng nhiều và có điều kiện thử nghiệm thực tế. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng,các tiêu chuẩn cần đạt được nhưtiêu chuẩn quốc tế IEC, tiêu chuẩn Việt Nam, các yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật của động cơ đã được xác định làm căn cứ cho việc triển khai thiết kế sản phẩm. Chương 2. Thiết kế máy điện một chiều. Công việc thiết kế sản phẩm được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thiết kế tính toán và giai đoạn 2 là thiết kế kết cấu. Thiết kế tính toánđược bắt đầu từ việc tiến hành lựa chọn phương pháp thiết kế tính toán. Qua nghiên cứu các tài liệu, sách, các giáo trình, đề tài đã lựa chọn phương pháp tính toán thiết kế của Liên Xô (cũ) được dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc và Liên xô có nền công nghệ chế tạo máy điện phát triển mạnh. Phương pháp tính được sử dụng để tiến hành tính toán phần điện từ, viết các thuật toán, thiết kế giao diện, đồ hoạ, thiết kế các môdul nhập dữ liệu cho phần mềm tính toán phần điện từ. Phần mềm tính toánvận dụng ngôn ngữ lập trình tiên tiến,thuật toán phù hợp, kết quả chính xác đã nhanh chóng thựchiện hàng trăm phép tính và cho ra nhiều phương án sản phẩm khi thay đổi các dữ liệu cho phép người thiết kế chọn được phương án tối ưu cho sản xuất (phương án sản phẩm đạt thông số kỹ thuật với chi phí thấp nhất). Phần mềm tính toán xác định được toàn bộ các kích thước và thông số cơ bản của các bộ phận dẫn điện và dẫn từ nhưgông thân, phần ứng, các bộ dây, các cực từ.v.v. Thiết kế tính toán kết cấu bao gồm tính toán các kích thước cơ bản của cổ góp, tính kiểm tra độ cứng vững của trục, tính chuỗi kích thước.v.v. Các kết quả nhận được 5 từ phần mềm tính toán và tính toán thông thường được kiểm chứng bằng cách so sánh với nhau và so sánh với kết quả của các thông số kỹ thuật của động cơ do Liên xô (cũ) chế tạo và động cơ do đề tài chế tạo cho thấy độ tin cậy và khả năng sử dụng phần mềm cho công tác thiết kế máy điện một chiều. Đề tài tổ chức nghiên cứu kết cấutổng quan của động cơ do Liên xô chế tạo và phân tích lựa chọn kết cấu, vật liệu để chế tạo. Kết cấu của động cơ phải chắc chắn, dễ dàng tháo lắp, phù hợp để lắp đặt lên máy xúc, có tính công nghệ. Vật liệu phải là các vật liệu mới đang được sử dụng để chế tạo máy điện một chiều tại các nước có công nghiệp phát triển được lựa chọn để chế tạo sản phẩm, đềtài sử dụng cách điện cấp F để tăng khả năng làm việc quá tải cho động cơ. Dựa vào các kích thước cơ bản nhận được từ thiết kế tính toán để thực hiện thiết kế kết cấu trên máy tính toàn bộ các chi tiết, cụm chi tiết, tổng đồ của động cơ 200kW. Chương 3. Nghiên cứu công nghệ chế tạo máy điện một chiều Nghiên cứu công nghệ là nội dung quan trọng của đề tài, trong đó bao gồm các công việc lập phương án công nghệ; thiết kế và chế tạo các thiết bị chuyên dùng, khuôn, gá, dưỡng, dụng cụ cho các bước công nghệ; chế tạo thử chi tiết, cụm chi tiết để hiệu chỉnh hoàn thiện; xây dựng quy trình công nghệ. Đề tài tập trung nghiên cứu công nghệ để chế tạo các cụm chi tiết đặc thù của máy điện một chiều như: ư Công nghệ chế tạo các bộ dây máy điện một chiều (cuộn dây cực chính, cực phụ, bộ dây phần ứng); ư Công nghệ chế tạo cổ góp điện; ư Công nghệ chế tạo cực từ (cực chính, cực phụ); ư Công nghệ chế tạo cụm giá than; ư Công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí; ư Công nghệ băng đai; ư Công nghệ tẩm sấy và cân bằng động; ư Công nghệ lắp ráp máy điện một chiều; Nghiên cứu chế tạo cổ góp điệnlà nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhất và cũng là quan trọng nhất của đề tài. Cổ góp được ghép từ nhiều chi tiết rời (cổ góp động cơ 200kW có 348 chi tiết), bề mặt lắp ghép là mặt côn hình nón. Khi làm việc cổ góp chịu tác động của lực li tâm, lực ma sát, của nhiệtđộ, tia lửa điện, bụi than nên các lam đồng có xu hướng bung ra, bị xây xước, đánh lõm, ăn mòn bề mặt dẫn đến làm hỏng bộ dây phần ứng, gây hưhỏng cổ góp và phá huỷ máy điệnmột chiều. Chế tạo một chi 6 tiết không đạt dung sai kích thước, yêu cầu kỹ thuật, thực hiện sai hay nhầm lẫn một bước nguyên công, một thao tác cũng có thể làm hỏng cổ góp. Trong công nghệ chế tạo cổ góp đề tài tập trung giới thiệu: ư Công nghệ chế tạo lam đồng; ư Công nghệ chế tạo vành góp; ư Công nghệ gia công các cốc ép; ư Công nghệ chế tạo phễu cách điện; ư Công nghệ định hình cổ góp; Quy trình công nghệđể chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết máy điện một chiều 200kW được xây dựng thành bộ quy trình và được sử dụng để chế tạo ra sản phẩm. Bộ quy trình công nghệ đã được hoàn thiện và ban hành để sử dụng theo các quy định trong các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Chương 4. Chế tạo sản phẩm của đề tàiưđộng cơ một chiều 200kWư750vg/phư440V. Đề tài đã tiến hành thiết kế, chế tạo toàn bộ các thiết bị chuyên dùng, các khuôn gá, dưỡng kiểm, các dụng cụ để thực hiện các bước công nghệ; tổ chức nghiên cứu chế tạo thử các chi tiết, cụm chi tiết để hoàn thiện và đưa các thiết bị khuôn gá vào chế tạo sản phẩm của đề tài. Động cơ một chiều 200kW được tổ chức chế tạo tại Công ty CTAMAD. Có nhiều công nghệ phức tạp nhưchế tạo phễu cách điện, chế tạo cổ góp, chế tạo cuộn cực phụ, chế tạo bộ dây phần ứng gặp không ít lần thất bại. Trong khi chế tạo cổ góp điện đã bị loại bỏ khi đã qua hầu hết các bước công nghệ phức tạp chỉ vì lý do là đã phay xẻ rãnh sau khi ghép hoàn thiện cổ góp. Đề tài đã tổ chức đoàn khảo sát các cơsở sản xuất máy điện một chiều ở Trung Quốc, tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy điện một chiều công suất đến 200kW" nhằm họctập, lắng nghe, nhận được các ý kiến đóng góp cho đề tài của các nhà chế tạo; các chuyên gia, các giáo sư, tiến sỹ và các cơ sở sử dụng máy điện một chiều. Chương 5. Thử nghiệm đánh giá chất lượng máy điện một chiều. Nhiệm vụ thử nghiệm đánh giá chất lượng động cơ một chiều 200kW rất quan trọng. Chất lượng của động cơ cũng là chất lượng nghiên cứu của đề tài. Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, các tiêu chuẩn quốc tế (IEC), tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến thử nghiệm, các sách tham khảo đề tài đã nghiên cứu để xây dựng tiêu chuẩn thử nghiệm, phương pháp thử nghiệm, quy trình thử nghiệm động cơ một 7 chiều và biên soạn các tiêu chuẩn cơ sở "Máy điện một chiều,tiêu chuẩn thử nghiệm, TCCS 35ư05", "Máy điện một chiều, quy trình thử nghiệm, TCCS 35ư06". Tổ chức tiến hành thử nghiệm điển hình đối với động cơ một chiều 200kW là nhiệm vụ phức tạp do động cơ có chế độ làm việc đặc biệt mà phòng thí nghiệm của Công ty CTAMAD không đáp ứng hết được. Động cơ có chế độ làm việc danh định gián đoạn, có tốc độ quay thay đổi, có đảo chiều quay thường xuyên, tốc độ của động cơ có thể lên đến 1,28 lần tốc độ danh định, tải của động cơ luôn thay đổi. Động cơ được thử nghiệm theo 3 giai đoạn: ư Giai đoạn 1: Thử nghiệm đến 45% tải tại phòng thí nghiệm máy điện quay của Công ty. ư Giai đoạn 2: Thử nghiệm tại hiện trường theo đúng chế độ làm việc và công suất thiết kế (động cơ được lắp trên máy xúc ]7?ư5A của Công ty Apatit Việt Nam) ư Giai đoạn 3: Thử khả năng làm việc lâu dài của động cơ. Động cơ tiếp tục được vận hành phục vụ sản xuất. Giai đoạn này do đơn vị chủ trì đề tài đề xuất thực hiện nhằm chứng minh tính ổn định của công nghệ, chất lượng chế tạo và giá trị sử dụng thực tế của sản phẩm. Tham gia thử nghiệm đề tài ngoài cơ quan chủ trì đề tài còn có Tổ công tác gồm các chuyên gia trong lĩnh vực máy điện, các giáo sư, tiến sỹ và các cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành của Công ty Apatit Việt Nam. Qua thử nghiệm đã xác định được toàn bộ các thông số kỹ thuật, các đường đặc tính của động cơ. Động cơ được thống nhất đánh giá có kiểu dáng, mẫu mã công nghiệp, đạt toàn bộ các thông số kỹ thuật đềra. Động cơ làm việc ổn định, vận hành 3ca/ngày phục vụ sản xuất đạt năng suấtthiết kế từ ngày 21/11/2005 đến nay, các thông số kỹ thuật tương đương động cơ do Liên xô chế tạo. Chương 6. Đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài. Các nghiên cứu của đề tài đã đưa ra các kết quả là các sản phẩm theo yêu cầu mà Bộ KH&CN đề ra cho đề tài. Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài nhưphần mềm thiết kế tính toán, tập thiết kế sản phẩm, các quy trình công nghệ, các tiêu chuẩn tiếp tục được sử dụng như tài liệu kỹ thuật của Công ty. Các thiết bị, khuôn gá, dụng cụ đã được thiết kế chế tạo để nghiên cứu công nghệ và chế tạo động cơ 200kW tiếp tục được sử dụng để chế tạo các sản phẩm khác. 8 Động cơ một chiều 200kWư750vg/phư440V qua thử nghiệmđã chứng minh được phần mềm tính toán, tập thiết kế sản phẩm, các nghiên cứu công nghệ, quy trình công nghệ là đạt yêu cầu; Công nghệ chế tạo ổn định; Động cơ có khả năng làm việc lâu dài đạt công suất thiết kế. Quá trình thực hiện đề tài, cơ quan chủ trì đề tài đã tổ chức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đông đảo các kỹ sưthiết kế, công nghệ, kỹ thuật xưởng, công nhân kỹ thuật, cử nhân kinh tế tham gia nghiên cứu thực hiện các nội dung của đề tài (có trên 70 người tham gia). Qua đó đã nâng cao được trình độ chuyên môn, tay nghề, phương pháp nghiên cứu khoa học, tính năng động sáng tạo cho đội ngũ CBCNV còn rất trẻ của Công ty.

pdf168 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy điện một chiều công suất đến 200kW, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên