Đồ án Nghiên cứu, tính toán lựa chọn hệ thống thiết bị bơm vận chuyển dầu ở Xí Nghiệp Liên Doanh dầu khí Vietsovpetro

Nền kinh tếcủa đất nước ta trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc với sựtăng trưởng luôn được duy trì ổn định ởmức tương đối cao. Đóng góp một phần không nhỏvào các thành tựu phát triển đó, nghành công nghiệp dầu khí Việt Nam và điển hình là xí nghiệp LDDK “Vietsovpetro” là một trong những ngành mũi nhọn của cảnước. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là một đơn vị đứng đầu trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay. Vùng hoạt động chủ yếu là thềm lục địa phía Nam Việt Nam và hiện nay mởrộng hợp tác sang các địa bàn nhưLiên Bang Nga, Mianmar, Tunizia. Từkhi Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro đưa mỏBạch Hổvà MỏRồng vào khai thác, tính đến 25 tháng 9 năm 2008 đạt sản lượng dầu thô tấn thứ175 triệu. Hiện nay liên doanh dầu khí “ Vietsovpetro” đang khai thác dầu trên 3 mỏ chính là Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng. ỞmỏBạch Hổcó 11 giàn cố định và một sốgiàn nhẹvà là mỏchiếm phần lớn sản lượng sản phẩm khai thác trong liên doanh. Đểphục vụcho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, đặt ra nhiệm vụquan trọng là phải có một hệthống trang thiết bịphù hợp với điều kiện của khu mỏ, để đem lại hiệu quảkinh tếcao. Các thiết bịmáy móc phục vụcho ngành dầu khí rất đa dạng, trong đó máy bơm ly tâm được sửdụng rộng rãi trong Xí nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và vận chuyển dầu do những tính năng ưu việt của nó: Kết cấu đơn giản, an toàn khi sửdụng, giải điều chỉnh lớn. Là một sinh viên khoa thiết bịdầu khí và công trình - Trường Đại học Mỏ- Địa chất, tôi rất tâm huyết với thiết bịvận chuyển dầu, cụthểlà máy bơm vận chuyển dầu НПС65÷ 35-500 đang được sửdụng rất rộng rãi trong công tác vận chuyển dầu trên công trình biển tại XNLD “Vietsovpetro”. “Nghiên cứu, tính toán lựa chọn hệthống thiết bịbơm vận chuyển dầu ởXí Nghiệp Liên Doanh dầu khí “Vietsovpetro”. Tính toán kiểm tra một sốbộ phận chính của máy bơm. Đây là đềtài rất thiết thực cho tôi đang là sinh viên trong bộmôn thiết bịdầu khí và công trình. -Nội dung của đềtài gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan chung vềcông nghiệp dầu khí ởViệt Nam và máy bơm vận chuyển dầu ởXí Nghiệp Liên Doanh dầu khí “ Vietsovpetro”. Chương 2. Tính toán , lựa chọn thiết bịbơm vận chuyển dầu. Chương 3. Tính toán, kiểm tra,thiết kếmột sốbộphận chính của máy bơm vận chuyển dầu Chương 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sựlàm việc của máy bơm. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: VŨNAM NGẠN bộmôn Máy và Thiết bịmỏcùng cácThầy trong bộmôn Thiết bịdầu khí và Công trình, các bạn đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành bản đồán tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cốgắng nhưng do kiến thức thực tế, kiến thức bản thân, thời gian thực tập và nguồn tài liệu còn hạn chếnên đồán không thểtránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn bè đểxây dựng bản đồ án hoàn thiện hơn.

pdf60 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, tính toán lựa chọn hệ thống thiết bị bơm vận chuyển dầu ở Xí Nghiệp Liên Doanh dầu khí Vietsovpetro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 1 - MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ C.N.D.K Ở VN VÀ MÁY BƠM VẬN CHUYỂN DẦU Ở XNLD “VIETSOVPETRO 5 1.1. Sự hình thành phát triển của nghành công nghiệp DK Ở VN 5 1.2. Khái quát về LDDK “Vietsovpetro” 5 1.3. Mét sè tính chất c¬ b¶n của dầu mỏ 8 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ vận chuyển dầu 10 1.5. Các loại máy bơm vận chuyển dầu hiện đang sử dụng ở “Vietsovpetro” 10 Chương 2. TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN THIẾT BỊ BƠM VẬN CHUYỂN DẦU 17 2.1. Sơ đồ lắp đặt hệ thống bơm dầu. 17 2.2. Tính toán lựa chọn máy bơm dầu 17 2.3. Tính toán lựa chọn mạng đường ống dẫn 18 2.3.1.Tính chọn ống hút 18 2.3.2.Tính chọn ống đẩy 18 2.4.Xác định chế độ làm việc của máy bơm với mạng dẫn 19 2.4.1. Xác định tổn thất trên đường ống hút 19 2.4.2 Xác định tổn thất trên đường ống xả 20 2.4.3.Xác định chế độ làm việc của máy bơm với mạng dẫn 21 Chương 3: TÍNH TOÁN, KIỂM TRA THIẾT KẾ MỘT SỐ BỘ PHẬN CHÍNH CỦA BƠM VẬN CHUYỂN DẦU 24 3.1.Thiết kế bộ phận dẫn hướng 24 3.1.1.Bộ phận dẫn hướng vào 24 3.1.2. Bộ phận dẫn hướng ra 28 3.1.Bộ phận dẫn hướng trung gian 32 3.2. Lực tác dụng trong bơm 35 3.2.1. Lực hướng trục 35 3.2.1.1 Lực do chênh áp phía trước và sau bánh công tác 35 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 2 - 3.2 .1.2. Lực tác dụng bên trong của bánh công tác 36 3.2.1.3. Lực phụ hướng trục 37 3.2.2. Lực hướng kính 38 3.3. Tính toán thiết kế trục máy bơm 38 CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM 42 4.1.Ảnh hưởng do xâm thực và các biện pháp khắc phục 42 4.2. Ảnh hưởng của lực hướng trục và các biện pháp khắc phục 44 4.3.Các yếu tố ảnh hưởng khác 47 4.4. Một số nguyên nhân hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục 50 4.5. Công tác vận hành và bảo dưỡng máy bơm 56 4.5.1.Trước khi khởi động bơm 56 4.5.2. Khởi động máy 57 4.5.3. Trong khi bơm hoạt động 57 4.5.4. Dừng máy 57 4.5.5. Công tác an toàn khi vận hành 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 3 - LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế của đất nước ta trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc với sự tăng trưởng luôn được duy trì ổn định ở mức tương đối cao. Đóng góp một phần không nhỏ vào các thành tựu phát triển đó, nghành công nghiệp dầu khí Việt Nam và điển hình là xí nghiệp LDDK “Vietsovpetro” là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là một đơn vị đứng đầu trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay. Vùng hoạt động chủ yếu là thềm lục địa phía Nam Việt Nam và hiện nay mở rộng hợp tác sang các địa bàn như Liên Bang Nga, Mianmar, Tunizia. Từ khi Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro đưa mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng vào khai thác, tính đến 25 tháng 9 năm 2008 đạt sản lượng dầu thô tấn thứ 175 triệu. Hiện nay liên doanh dầu khí “ Vietsovpetro” đang khai thác dầu trên 3 mỏ chính là Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng. Ở mỏ Bạch Hổ có 11 giàn cố định và một số giàn nhẹ và là mỏ chiếm phần lớn sản lượng sản phẩm khai thác trong liên doanh. Để phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải có một hệ thống trang thiết bị phù hợp với điều kiện của khu mỏ, để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các thiết bị máy móc phục vụ cho ngành dầu khí rất đa dạng, trong đó máy bơm ly tâm được sử dụng rộng rãi trong Xí nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và vận chuyển dầu do những tính năng ưu việt của nó: Kết cấu đơn giản, an toàn khi sử dụng, giải điều chỉnh lớn... Là một sinh viên khoa thiết bị dầu khí và công trình - Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tôi rất tâm huyết với thiết bị vận chuyển dầu, cụ thể là máy bơm vận chuyển dầu НПС 65÷ 35-500 đang được sử dụng rất rộng rãi trong công tác vận chuyển dầu trên công trình biển tại XNLD “Vietsovpetro”. “Nghiên cứu, tính toán lựa chọn hệ thống thiết bị bơm vận chuyển dầu ở Xí Nghiệp Liên Doanh dầu khí “Vietsovpetro”. Tính toán kiểm tra một số bộ phận chính của máy bơm. Đây là đề tài rất thiết thực cho tôi đang là sinh viên trong bộ môn thiết bị dầu khí và công trình. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 4 - Nội dung của đề tài gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan chung về công nghiệp dầu khí ở Việt Nam và máy bơm vận chuyển dầu ở Xí Nghiệp Liên Doanh dầu khí “ Vietsovpetro”. Chương 2. Tính toán , lựa chọn thiết bị bơm vận chuyển dầu. Chương 3. Tính toán, kiểm tra,thiết kế một số bộ phận chính của máy bơm vận chuyển dầu Chương 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của máy bơm. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: VŨ NAM NGẠN bộ môn Máy và Thiết bị mỏ cùng cácThầy trong bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, các bạn đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức thực tế, kiến thức bản thân, thời gian thực tập và nguồn tài liệu còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn bè để xây dựng bản đồ án hoàn thiện hơn. Vũng Tàu, tháng 01 / 2009 Sinh viên: Đỗ Hữu Nam Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 5 - CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM VÀ MÁY BƠM VẬN CHUYỂN DẦU Ở XNLDDK ( VIETSOVPETRO ). 1.1. Sự hình thành phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ở Việt nam. Từ nhưng năm đầu của thập kỷ 60, khi đất nước còn chiến tranh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí đã được các đoàn địa chất dầu khí của Tổng cục địa chất tiến hành ở miền Bắc. Với sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của Liên Xô (cũ), tiến hành thăm dò trên địa bàn sông Hồng. Hàng chục giếng khoan đã được thực hiện bằng các thiết bị của Liên Xô khoan trong đất liền với độ sâu từ 1200÷4200 m và đã phát hiện có dầu khí và Condensate, song trữ lượng không đáng kể. 1.2. Khái quát về Liên Doanh dầu khí Vietsovpetro. Được thành lập năm 1981, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro là công ty đầu tiên tiến hành thăm dò và khai thác trên thềm lục địa phía nam Việt Nam, mở ra giai đoạn về phát triển ngành dầu khí còn non trẻ. Năm 1984 Vietsovpetro phát hiện dầu khí ở mỏ Bạch Hổ, ngày 26/6/1986 Vietsovpetro đã khai thác tấn dầu thô đầu tiên đặt nền móng cho việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Mặc dù còn non trẻ, nhưng với tốc độ phát triển nhanh, XNLD dầu khí đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Với sản lượng tăng nhanh chóng từ năm 1986, năm đầu tiên khai thác 40 ngàn tấn dầu thô/năm, đến năm 1996 sản lượng là 8,8 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác tăng gấp 200 lần. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XNLD “VIETSOVPETRO” THEO BẢNG DƯỚI ĐÂY. stt Ngày/tháng/ năm SỰ KIỆN 1 19.06.1981 Ký hiệp định liên chính phủ về việc thành lập XNLD Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 6 - “vietsovpetro” 2 19.11.1981 Hội đồng bộ trưởng Việt Nam ra quyết địnhsố 136-HĐBT cho phép XNLD hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. 3 31.12.1983 Khoan giếng khoan thăm dò đầu BH-5 mỏ Bạch Hổ bằng giàn khoan tự nâng Mirchink 4 31.03.1984 khởi công lắp ráp chân đế số 1 giàn MSP-1 mỏ Bạch Hổ. 5 24.05.1984 Phát hiện dòng dầu công nghiệp ở mỏ Bạch Hổ, tại giếng khoan BH-5. 6 21.06.1985 Phát hiện dòng dầu công nghiệp ở mỏ Rồng tại giếng khoan thăm dò R-1. 7 26.06.1986 Khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ giếng số 1 giàn MSP-1mỏ Bạch Hổ. 8 11.05.1987 Phát hiện dòng dầu công nghiệp ở tầng móng mỏ Bạch Hổ tại giếng khoan thăm dò BH – 6. 9 18.07.1988 Phát hiện dòng dầu công nghiệp dòng dầu công nghiệp ở mỏ Đại Hùng tại giếng ĐH-1. 10 06.09.1988 Bắt đầu khai thác dầu từ tầng móng mỏ Bạch Hổ từ giếng số 1 giàn MSP-1 11 29.12.1988 Khai thác tấn dầu thứ 1 triệu từ mỏ Bạch Hổ. 12 05.12.1990 Khai thác tấn dầu thứ 5 triệu từ mỏ Bạch Hổ. 13 16.07.1991 Ký hiệp định liên chính phủ sửa đổi về XNLD “Vietsovpetro”. 14 02.03.1992 Khai thác tấn dầu thứ 10 triệu từ mỏ Bạch Hổ. 15 02.07.1993 Ký hiệp định liên chính phủ về liên bang Nga thừa kế quyền và nghĩa vụ phía Liên Xô ( trước đây),đối với XNLD “ Vietsovpetro”. 16 12.11.1993 Khai thác tấn dầu thứ 20 triệu từ mỏ Bạch Hổ. 17 11.12.1994 Bắt đầu khai thác dầu từ mỏ Rồng. 18 16.04.1995 Bắt đầu đưa khí từ mỏ Bạch Hổ về bờ. 19 23.04.1995 Khai thác tấn dầu thứ 30 triệu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 7 - 20 08.09.1996 Khai thác tấn dầu thứ 40 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng. 21 12.10.1997 Khai thác tấn dầu thứ 50 triệu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. 22 16.09.1998 Khai thác tấn dầu thứ 60 triệu từ mỏ bạch hổ và mỏ Rồng. 23 12.02.1999 XNLD “ Vietsovpetro” được giao chức năng điều hành khai thác mỏ Đại Hùng. 24 26.07.1999 Khai thác tấn dầu thứ 70 triệu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. 25 12.08.1999 Ký thỏa thuận giữa petro Việt Nam và Zarubezhneft về hợp tác thăm dò và khai thác mỏ Đại Hùng. 26 22.02.2001 Khai thác tấn dầu thứ 90 triệu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. 27 21.11.2001 Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu. 28 02.12.2002 Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ tầng móng mỏ Bạch Hổ. 29 13.05.2003 Phía Nga chính thức tuyên bố rút khỏi đề án Đại Hùng. 30 04.12.2005 Khai thác tấn dầu thứ 150 triệu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. 31 08.12.2006 Khai thác tấn dầu thứ 160 triệu từ mỏ bạch Hổ và mỏ Rồng. 32 31.01.2008 Khai thác tấn dầu thứ 170 triệu từ mỏ bạch Hổ và mỏ Rồng. 33 25.09.2008 Khai thác tấn dầu thứ 175 triệu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Ngoài các mỏ Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng đang được khai thác, kết quả tìm kiếm thăm dò cho thêm phát hiện Hồng Ngọc, Lục Ngọc, Lan Tây, Lan Đỏ,... cùng với các mỏ mới phát hiện sẽ đưa sản lượng khai thác trong những năm tiếp theo tăng nhanh chóng. Nhưng trong giai đoạn hiện nay thì sản lượng dầu khai thác đã giảm dần sản lượng năm 2008 đạt 7,7 triệu tấn, sản lượng năm 2009 dự kiến giảm xuống còn 6,2 trệu tấn. Hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành từ Bạch Hổ - Bà Rịa đã hoàn tất và đi vào hoạt động từ cuối tháng 4 năm 1995, cung cấp khoảng 1 triệu m3 khí/ngày cho nhà máy điện chạy tuốcbin khí Phú Mỹ - Bà Rịa, đã góp phần tăng thêm nguồn điện ở phía Nam tiết kiệm hàng chục triệu USD do không phải mua dầu chạy máy phát điện. Tóm lại xí nghiệp LDDK “Vietsovpetro” đang có vai trò quan trọng trong việc đóng góp ngân sách nhà nước, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 8 - 1.3. Mét sè tính chất c¬ b¶n của dầu mỏ. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về máy bơm ly tâm vận chuyển dầu, cần thiết xem xét một số tính chất cơ bản của dầu mỏ, có ảnh hưởng quan trọng trực tiếp đến công tác vận chuyển, tồn trữ chứ không đi sâu vào các tính chất công nghệ hóa dầu cùng tính thương phẩm của chúng. Đối với công tác vận chuyển, tồn trữ dầu thì những tính chất lý, hóa sau là đặc biệt quan trọng: a.Khối lượng riêng : Hiện nay dầu thô đang khai thác được chủ yếu tập trung ở các tầng sản phẩm Mioxen hạ, Olioxen hạ và tầng móng kết tinh. Chúng thuộc loại dầu nhẹ trung bình, khối lượng riêng nằm trong khoảng giới hạn (0,83 – 0,85).103 kg/m3. Dầu thô ở khu vực mỏ bạch hổ có khối lượng riêng khoảng 0,8319.103 kg/m3( 380 6 API ), đó là một thuận lợi đối với công tác vận chuyển dầu. Như ta đã biết công suất thủy lực của bơm được tính theo công thức: Ntl = G.H = (ρ.g.Q ).H. Điều đó có nghĩa là nếu ρ nhỏ thì việc cung cấp năng lượng ( điện năng ) cho các trạm bơm vận chuyển dầu giảm đáng kể. b.Độ nhớt µ: Là khả năng của chất lỏng chống lại lực trượt ( lực cắt ), nó được biểu hiện dưới dạng lực ma sát trong ( nội ma sát ) khi có sự chuyển dịch tương đối của các lớp chất lỏng kề nhau. Bởi vậy độ nhớt là tính chất đặc trưng cho mức độ linh hoạt của chất lỏng . Độ nhớt của chất lỏng thay đổi trong một phạm vi rộng theo nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại khi nhiệt độ giảm thì độ nhớt tăng, trừ một vài chất lỏng đặc biệt ( nước ), làm tăng công suất và giảm lưu lượng của máy bơm. Các tính toán dòng chảy trong cánh bơm khi bơm dầu bão hòa khí cho thấy dòng chảy trong bơm có số Re < 105. Điều này cho thấy máy bơm làm việc ở chế độ tự động điều chỉnh tức là chế độ mà độ nhớt chất lỏng bơm hầu như không ảnh hưởng tới đặc tính Q, H, η, của máy bơm ly tâm. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 9 - Như vậy trong điều kiện vận chuyển dầu bão hòa khí trên các dàn khoan khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng ảnh hưởng của độ nhớt đến đặc tính máy bơm ly tâm có thể được bỏ qua. Về nguyên tắc độ nhớt chất lỏng bơm lớn hơn nước làm gia tăng tổn thất thủy lực máy như tổn thất ma sát đĩa trong bơm, dẫn đến Q, H, η, giảm. Tuy nhiên trong điều kiện vận chuyển dầu ở hệ thống thu gom xử lý dầu ở trạng thái bão hòa khí. Độ nhớt của nó có giá trị thấp và ít thay đổi. Do đó cần thiết xử lý dầu bằng hóa chất hoặc các phương pháp khác nhằm cải thiện tính chất của dầu trong điều kiện vận chuyển theo đường ống ngầm dưới biển. Đó là các phương pháp như sử dụng hóa chất hạ điểm đông đặc của dầu, hoặc phương pháp nung dầu nhằm tăng nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ đông đặc. c. ¶nh hưởng của các tính chất lý, hóa khác: Dầu thô của chúng ta là loại sạch, chứa rất ít các độc tố, các kim loại nặng như chì (1,39ppm ), Vanadium ( 0,46ppm ), magiê (7,27ppm ), lưu huỳnh ( 0,005% trọng lượng ). Đây là một điều tốt cho hệ thống vận chuyển dầu cũng như hệ thống công nghệ của mỏ. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích, phần cặn ( chiếm một tỷ lệ khá cao đến 21,5% trọng lượng đối với dầu thô ở mỏ Bạch Hổ ), có nhiệt độ sôi trên 5000 C trong quá trình chưng cất chân không, ta thấy dầu thô tại hai mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng chứa hàm lượng Parafin rắn khá cao đến 44,12% trọng lượng ( phần cặn ), điều đó làm giảm tính linh động của chúng ở nhiệt độ thấp và ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Chính sự có mặt của Parafin với hàm lượng lớn làm cho nhiệt độ đông đặc của dầu tăng lên. Đối với dầu thô khu vực mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng nhiệt độ đông đặc ở mức khá cao đến 330 C. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho hệ thống vận chuyển dầu, bởi chúng rất dễ làm tắc nghẽn các tuyến đường ống, nhất là ở tại các điểm nút hoặc ở tại các tuyến ống ở xa trạm tiếp nhận và có lưu lương thông qua thấp, hoặc không liên tục mà bị gián đoạn một thời gian lâu. Đó là một nhược điểm căn bản trong tính chất hóa, lý của dầu thô đang khai thác tại hai mỏ và việc xử lý, khắc phục chúng đòi hỏi cả một quá trình công nghệ phức tạp và tốn kém. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 10 - Để cải thiện các tính chất lý, hóa của dầu phục vụ cho công tác vận chuyển, tồn trữ chúng, thực tế đã có nhiều biện pháp nhằm làm giảm độ nhớt hoặc gia nhiệt cho chúng để làm giảm sự đông đặc, làm tắc nghẽn đường ống của dầu.Ví dụ: Bằng phương pháp cấy vi sinh vào môi trường nước ép vỉa, đã làm tăng tối đa các quá trình phản ứng men oxy hóa hydrocacbon của dầu có độ nhớt cao, điều đó làm tăng khả năng thu hồi dầu ở các tầng sản phẩm và làm tăng được tính lưu biến của chúng. 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ vận chuyển dầu (Hình 1-1) 1.5. Các loại máy bơm vận chuyển dầu hiện đang sử dụng ở XNLDDK. Công tác vận chuyển dầu tại XNLDDK (Vietsovpetro) chủ yếu dùng máy bơm ly tâm.Tùy theo sản lượng khai thác và vị trí công nghệ của từng giàn trong hệ thống khai thác của toàn mỏ, mà sử dụng chủng loại và số lượng bơm ly tâm khác nhau. Hiện nay trên các giàn tại XNLDDK (Vietsovpetro ) đang được sử dụng các chủng loại bơm như sau: 1. Máy bơm ly tâm НПС 65 ÷35-500 Là tổ hợp bơm dầu ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng, trục bơm được làm kín bằng dây salnhic mềm hoặc bộ làm kín kiểu mặt đầu. Bơm НПС 65÷35 - 500 được sử dụng để bơm dầu thô, các loại khí hyđrocacbon hóa lỏng, các sản phẩm dầu khí ở nhiệt độ từ -800 C đến 2000 C và các loại chất lỏng khác có tính chất lý hóa tương tự. Các chất lỏng này không được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2 mm và hàm lượng không vượt quá 0,2% khối lượng.Tổ hợp bơm được trang bị động cơ điện loại BAO 22-280M- 2T2,5 với công suất N= 160 KW , U=380V, tần số 50Hz và các thiết bị bảo vệ, làm mát, làm kín khác theo đúng yêu cầu, qui phạm lắp đặt vận hành chúng. Một số thông số và đặc tính kỹ thuật như sau: + Lưu lượng định mức ( m3/h ): (65÷ 35). + Cột áp ( mét cột chất lỏng ): 500 + Tần số quay ( vg/phút ) :2950 + Cột áp hút chân không ( mét cột chất lỏng ) : 4,2 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 11 - + Áp suất đầu vào không lớn hơn MПa ( kG/cm2 ): - Với kiểu làm kín mặt đầu: 2,5 (25). - Làm kín bằng salnhíc dây quấn: • Kiểu CГ: 1,0 (10). • Kiểu CO: 0,5 (5) + Công suất thủy lực yêu cầu của bơm ( kW ): 132. + Trọng lượng của bơm ( kg ): 1220. + Công suất của động cơ điện ( kW ): 160. + Điện áp ( V ): 380. + Tần số dòng điện ( Hz ): 50. + Hiệu suất làm việc hữu ích: 59%. 2. Bơm ly tâm НПС 40-400: Là tổ hợp bơm cùng chủng loại kết cấu như bơm НПС 65/35-500, chỉ khác đường kính ngoài của các bánh công tác của nó nhỏ hơn, Q, H cũng nhỏ hơn. 3. Máy bơm ly tâm SULZER - ký hiệu MSD 4 x 8x10,5: Là loại bơm ly tâm có 5 cấp, nằm ngang trong đó bánh công tác thứ nhất là loại có 2 cửa hút, 4 bánh công tác còn lại là loại có 1 cửa hút được lắp làm 2 cặp đối xứng, có cửa hút ngược chiều nhau. Thân máy có cấu tạo gồm 2 nửa tháo được theo bề mặt phẳng ngang và được định vị với nhau bởi các chốt côn. Thân máy có 5 khoang chứa các bánh công tác và giữ vai trò của các bánh hướng dòng. Phía dưới có ống giảm áp nối từ khoang chứa đệm làm kín phía áp suất cao về khoang cửa hút cấp 1 của bơm. Trục bơm được làm kín bằng đệm làm kín mặt đầu dạng kép. Có nhiệt độ làm việc với loại chất lỏng có nhiệt độ nhỏ hơn 160o C. Đệm được làm mát bằng dầu thủy lực Tellus 46 qua hệ thống tuần hoàn kín. Các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp bơm như sau: + Lưu lượng bơm ( m3/h ): 130. + Cột áp định mức ( m cột chất lỏng ): 400. + Hiệu suất hữu ích: 74%. + Công suất thủy lực của bơm ( kW ): 147. + Cột áp dự trữ xâm thực ( m cột chất lỏng ): 2,1 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 12 - + Công suất động cơ điện ( kW ): 185. + Số vòng quay ( vg/ph ): 2969. + Điện áp ( V ): 380. + Tần số ( Hz ): 50. + Chiều dài khớp nối ( mm ): 180. + Trọng lượng của tổ hợp ( kg ): 3940. 4. Máy bơm ly tâm НК -200/120: Là loại máy bơm ly tâm dùng để bơm dầu, khí hóa lỏng, dung dịch hữu cơ và các chất lỏng khác có tỷ trọng không quá 1050 kg/m3, độ nhớt động đến 6.10- 4 m2/s. Các chất lỏng công này không được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2mm và hàm lượng không lớn hơn 0,2%, nhiệt độ làm việc trong khoảng -800 C đến 4000 C. Tổ hợp gồm động cơ điện và bơm được lắp trên cùng một khung dầm và được liên kết với nhau bằng khớp nối răng. Bơm này thuộc chủng loại bơm ly tâm 1 tầng, dạng công xôn, có thân bơm, vấu tựa, ống hút và ống nối có áp (cửa ra ) được đặt trên cùng một giá đỡ. Việc làm kín trục thực hiện bằng đệm làm kín Salnhic dây quấn СГ hoặc СО và bộ làm kín kiểu mặt đầu БО. Các thông số đặc tính kỹ thuật như sau: + Lưu lượng bơm ( m3/h ): 200 + Cột áp định mức ( m cột chất lỏng ): 120 + Hiệu suất hữu ích ( % ): 67 + Cột áp dự trữ xâm thực ( m cột chất lỏng ): 4,8 + Công suất động cơ điện ( kW ): 100 + Số vòng quay (vg/ph ): 2950 + Điện áp ( V ): 380 + Tần số dòng điện ( Hz ): 50. 5. Máy bơm ly tâm ЦНС 105/294: Là tổ hợp bơm ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng công tác. Nó được dùng vận chuyển dầu bão hòa khí, dầu thương phẩm lẫn nước có nhiệt độ từ 10 C – 450 C hoặc dùng để bơm nước trong các hệ thống công nghệ. Các chất lỏng bơm dùng cho bơm ЦНС 105/294 cần đảm bảo các yêu cầu sau: Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Nam - 13 - Tỷ trọng không lớn quá 1060 kg/m3, độ nhớt động không lớn quá 2