Đồ án Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác Khánh Sơn bằng công nghệ hầm Biogas và sử dụng động cơ Biogas để sản xuất điện

Xuất phát từ chủ trương của thành phố Đà Nẵng là trở thành thành phố môi trường thì vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong giai đoạn này thành phố đã có nhiều chủ trương, dự án để khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đăc biệt là về vấn đề rác thải. Lượng rác thải của thành phố thải ra mỗi ngày là rất lớn. Chỉ riêng rác thải sinh hoạt mỗi ngày đã thu gom trung bình được 530 tấn/ngày. Lượng rác thải này chủ yếu gồm ba thành phần là rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế, trong đó thành phần rác hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (66%). Lượng rác sinh hoạt sau khi thu gom sẽ vận chuyển về bãi rác Khánh Sơn và xử lý bằng phương pháp chôn lấp.Với lượng rác thải lớn như vậy, cùng với phương pháp chôn lấp như hiện nay thì trong tương lai, bãi rác Khánh Sơn sẽ không còn diện tích để chứa, bãi rác sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm môi trường là không thể trách khỏi. Bên cạnh đó, chúng ta còn lãng phí rất lớn từ việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp rác hữu cơ như hiện nay. Bởi vì rác thải hữu cơ nếu được phân hủy trong điều kiện môi trường thích hợp sẽ thu được khí Biogas và bã thải. Khí Biogas có thể dùng làm nhiên liệu thay thế cho Diesel, Xăng để chạy động cơ đốt trong; nhu cầu đun nấu, còn bã thải thì dùng làm phân vi sinh rất tốt để bón cho cây trồng.

doc114 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4428 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác Khánh Sơn bằng công nghệ hầm Biogas và sử dụng động cơ Biogas để sản xuất điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Xuất phát từ chủ trương của thành phố Đà Nẵng là trở thành thành phố môi trường thì vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong giai đoạn này thành phố đã có nhiều chủ trương, dự án để khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đăc biệt là về vấn đề rác thải. Lượng rác thải của thành phố thải ra mỗi ngày là rất lớn. Chỉ riêng rác thải sinh hoạt mỗi ngày đã thu gom trung bình được 530 tấn/ngày. Lượng rác thải này chủ yếu gồm ba thành phần là rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế, trong đó thành phần rác hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (66%). Lượng rác sinh hoạt sau khi thu gom sẽ vận chuyển về bãi rác Khánh Sơn và xử lý bằng phương pháp chôn lấp.Với lượng rác thải lớn như vậy, cùng với phương pháp chôn lấp như hiện nay thì trong tương lai, bãi rác Khánh Sơn sẽ không còn diện tích để chứa, bãi rác sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm môi trường là không thể trách khỏi. Bên cạnh đó, chúng ta còn lãng phí rất lớn từ việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp rác hữu cơ như hiện nay. Bởi vì rác thải hữu cơ nếu được phân hủy trong điều kiện môi trường thích hợp sẽ thu được khí Biogas và bã thải. Khí Biogas có thể dùng làm nhiên liệu thay thế cho Diesel, Xăng để chạy động cơ đốt trong; nhu cầu đun nấu, còn bã thải thì dùng làm phân vi sinh rất tốt để bón cho cây trồng. Từ những đặc điểm trên, được sự phân công của bộ môn Máy Động Lực khoa Cơ Khí Giao Thông trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, đồng thời được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Nam, em chọn đề tài: “ Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác Khánh Sơn bằng công nghệ hầm Biogas và sử dụng động cơ Biogas để sản xuất điện” làm đề tài tốt nghiệp. Qua gần bốn tháng tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy PGS.TS. Trần Văn Nam, và được sự giúp đỡ của quý thầy cô, các cán bộ, kỹ sư đang công tác tại Công Ty Môi Trường Đô Thị thành phố Đà Nẵng và Sở Khoa Học Công Nghệ Đà Nẵng, cùng tất cả anh chị, bạn bè, em đã hoàn thành xong đề tài của mình. Với trình độ và thời gian còn hạn chế nên chắc chắn trong đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy em mong được sự đóng góp của quý thầy cô để em hiểu rõ và hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu, ứng dụng về sau Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, ngày 29 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Văn Thanh 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 1.1 Tổng quan Để phát triển bền vững và lâu dài thì vấn đề về môi trường là rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay của toàn cầu, tình trạng ô nhiễm môi trường rất trầm trọng, đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hậu quả do môi trường gây ra. Một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự ô nhiễm môi trường là rác thải. Đây là nhân tố gây ô nhiễm môi trường lâu dài đã và đang làm đau đầu các nhà quản lý môi trường trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần xử lý nguồn rác thải này như thế nào để giảm được sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra đồng thời tận dụng những sản phẩm sau khi xử lý như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí. Hiện nay trên thế giới đã và đang có nhiều phương pháp và công nghệ mới tiên tiến để xử lý rác thải một cách hiệu quả nhằm giảm sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Tại nhiều nước như Đức, Ý, Nhật…vài chục năm qua đã phát triển một số kỹ thuật tiên tiến để xử lý rác thải như phương pháp biến rác thải thành phân vi sinh (phân trộn), phương pháp đốt ép làm vật liệu xây dựng…. Ở Việt Nam hầu hết rác thải được thu gom và xử lý theo phương pháp chôn lấp và đốt, rất lạc hậu. Phương pháp này là giải pháp tức thời và hiệu quả lâu dài không được chấp nhận. Thứ nhất vì phương pháp này tốn một diện tích rất lớn để chôn lấp rác thải mà dân số ngày càng phát triển, đất đai lại khan hiếm nhất là các thành phố lớn đất chật người đông. Thứ hai phương pháp này gây ô nhiễm môi trường xung quanh bãi rác cũng như các vùng lân cận, như mùi hôi của rác thải hữu cơ, nước rỉ rác…Thứ ba là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gây nguy hại cho sức khỏe con người. Thứ tư là hiệu quả của nó không cao và chúng ta có thể không tận dụng được năng lượng tái sinh của rác thải hữu cơ… Hiện nay trên cả nước đã và đang có nhiều nhà máy xử lý rác thải khá hiệu quả như: Nhà máy xử lý rác thải Thuỷ Phương - Huế, Trạm phát điện công nghệ xử lý rác tại bãi rác Gò Cát – TP. Hồ Chí Minh, Nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ Sarephin tại TP. Vinh - Nghệ An……Tuy nhiên quá trình xử lý cũng chưa triệt để như vẫn gây ô nhiễm nguồn nước ở bãi rác Gò Cát, phân bón hữu cơ cũng chưa được nông dân ưa chuộng… Để nâng cao hiệu quả về môi trường cũng như kinh tế các nhà quản lý môi trường TP. Đà Nẵng đang nghiên cứu thí điểm mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng công nghệ hầm biogas tại bãi rác Khánh Sơn. Nếu công nghệ này thành công thì chúng ta có xử lý rác thải hiệu quả giảm được sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước ngầm, khử được mùi hôi của nước rác vì hầu hết rác thải hữu cơ đều được ủ và đưa vào hầm biogas, giảm được tình trạng quá tải của bãi rác, giảm được một diện tích không nhỏ về đất đai nhất là TP. Đà Nẵng, có diện tích đất không lớn…Hơn thế nữa chúng ta có thể tận dụng được nhiên liệu từ việc sản xuất khí biogas để chạy máy phát điện sản xuất điện, cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng tại bãi rác Khánh Sơn cũng như mạng điện lưới quốc gia. Hệ thống hầm biogas cũng như máy phát điện sử dụng động cơ biogas đã được triển khai thành công tại nhiều nơi trong TP. Đà Nẵng, đem lại hiệu quả thiết thực. Như vậy vấn đề kết hợp nghiên cứu triển khai đề tài này là có tính khả thi cao, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Nếu thành công thì mô hình này có thể nhân rộng ra trong cả TP. Đà Nẵng cũng như trong cả nước nhằm góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. 1.2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác Khánh Sơn bằng hệ thống hầm biogas và sử dụng động cơ chạy bằng biogas để sản xuất điện nhằm xử lý rác thải, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và giảm tải, sức chứa cho bãi rác Khánh Sơn. Sử dụng rác hữu cơ đem xử lý bằng công nghệ hầm Biogas để thu khí biogas và sử dụng động cơ chạy băng khí Biogas để kéo máy phát điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của bãi rác nói chung và của thành phố nói riêng, nhằm tránh lãng phí từ nguồn rác thải, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Góp phần quan trọng trong công tác tiến tới TP. Đà Nẵng là thành phố Môi trường trong tương lai. 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu thành công triển khai thí điểm mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại bãi rác Khánh Sơn bằng công nghệ hầm biogas và sử dụng động cơ biogas để sản xuất điện sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích thiết thực sau: -Tiết kiệm được đất chôn lấp vì phần lớn rác đã được tái chế: rác hữu cơ được tái chế thành phân compost, rác vô cơ thì tùy loại ( túi nilong, mảnh nhựa….tái chế thành nhựa, giấy vụn được tái chế thành giấy mới….) - Thu được một khoản tiền không nhỏ từ việc bán các sản phẩm tái chế. - Sử dụng rác hữu cơ đem xử lý có thể thu khí biogas để chạy máy phát điện. - Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Góp phần vào việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng thông qua phân loại rác tại nguồn và góp phần giảm tải cho bãi rác Khánh Sơn. 2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI 2.1. Nguồn phát thải Ở thành phố Đà Nẵng, tất cả chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư, cơ quan, trường học, bãi biển, các điểm du lịch, khu công nghiệp, bệnh viện đều được tổ chức thu gom. 2.2. Phương thức thu gom vận chuyển và xử lý rác thải của thành phố Đà Nẵng Hiện nay Công Ty Môi Trường Đô Thị thành phố Đà Nẵng thu gom chất thải rắn bình quân được 530 tấn/ngày, ước tính bằng 87% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt trên 95% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã. - Đối với rác thải sinh hoạt: Để thuận lợi cho quá trình thu gom, Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng đã lắp đặt gần 6.000 thùng rác công cộng trên các đường phố, khu dân cư, giúp cho người dân có thể dễ dàng đổ rác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. - Đối với rác thải bãi biển: Đà Nẵng có khoảng 22 km bờ biển có bãi tắm được đánh đánh giá đẹp đạt tiêu chuẩn thế giới. Lượng rác thải phát sinh tại khu vực này khoảng 2.000 tấn/năm. Công tác duy trì vệ sinh tại bãi biển được thực hiện bằng thủ công kết hợp cơ giới. Hiện nay, Công ty có 02 xe sàng cát với công suất 16HP, năng lực sàn là 10.000 m2/h/xe. Việc thu gom rác tại các gầm, kè bờ sông, biển,…. được thực hiện bằng thủ công. - Đối với rác thải y tế: Rác thải tại các bệnh viện, cơ sở y tế được rác hữu cơ loại tại chỗ, chứa trong các thùng riêng, Công ty Môi trường Đô thị TP. Đà Nẵng thu gom rác sinh hoạt và không độc hại vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn chôn lấp tại hộc rác đô thị. Đối với rác y tế nguy hại thì phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị TP. Đà Nẵng thu gom và xử lý đốt tại bãi rác Khánh Sơn. - Đối với rác thải công nghiệp: Rác thải công nghiệp chiếm khoảng 6 - 7 % tổng lượng rác của Thành phố. Một số xí nghiệp, nhà máy tìm cách tái chế và sử dụng lại rác thải công nghiệp, số lượng còn lại, sau khi được rác hữu cơ loại tại chỗ, các đơn vị hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển và xử lý. Bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong các khu công nghiệp trốn tránh việc kê khai và đăng ký chủ nguồn thải CTNH, vì lợi nhuận kinh tế nên đã trộn lẫn với rác sinh hoạt. Chính điều này đã gây không ít khó khăn và trở ngại cho quá trình thu gom và xử lý của Công ty. - Đối với rác thải trong chế biến hải sản: Lượng rác thải trong chế biến hải sản của Thành phố Đà Nẵng chiếm tỉ lệ khá cao. Hằng năm có khoảng 1500 - 3000 tấn được thu gom và xử lý sơ bộ bằng chế phẩm sinh vật nhằm giảm thiểu mùi hôi và sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp Khánh Sơn. - Đối với chất thải hút bể phốt: Chất thải từ bể phốt được thu gom và vận chuyển đổ vào hệ thống xử lý bể phốt tại Bãi rác Khánh Sơn. - Đối với vệ sinh đường phố Lực lượng công nhân môi trường duy trì vệ sinh đường phố hằng ngày theo đúng quy trình của Công ty như sau: - Dùng xe kéo tay có trang bị dụng cụ kéo dọc các tuyến đường gom rác, lá cây giữ sạch đường phố trong ngày. - Duy trì giải rác hữu cơ cách đường, biển báo, thành cầu, … giữ cho đường phố luôn sạch sẽ. - Các đường phố chính được quét thủ công (sau 22 h). - Các thùng đựng rác thường xuyên được lau chùi sạch sẽ nhằm tạo ấn tượng tốt cho người dân và thu hút họ đổ rác vào thùng. 2.3. Địa điểm trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải. - Trạm trung chuyển: Thành phố Đà Nẵng hiện có 10 Trạm trung chuyển được đầu tư từ Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường. Vị trí, quy mô của các trạm như sau: STT  Tên  Vị trí  Diện tích (m2)  Công suất hoạt động (tấn/ngày)   1  Trạm Hoà Thọ  Đ. Cách mạng tháng 8  240  16   2  Trạm Đò Xu  Đ. Núi Thành  240  16   3  Trạm chợ Đầu Mối  Chợ Đầu Mối  126  16   4  Trạm Chi Lăng  Đ. Ngô Gia Tự  240  40   5  Trạm chợ Đống Đa  Đ. Lương Ngọc Quyến  240  45   6  Trạm Thanh Lộc Đán  Đ. Nguyễn Đức Trung  240  16   7  Trạm Hoà An  Đ. Tôn Đức Thắng  264  16   8  Trạm Hoà Khánh  Chợ Hoà Khánh  126  24   9  Trạm Bắc Mỹ An   240  Chưa hoạt động   10  Trạm Thọ Quang   240  Chưa hoạt động   - Cơ sở xử lý chôn lấp chất thải: Thành phố Đà Nẵng hiện có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn là bãi rác Khánh Sơn mới và bãi rác Khánh Sơn cũ, do Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng quản lý và vận hành.  Vị trí  Diện tích  Năng lực hoạt động  Công nghệ xử lý  Chú ý   Bãi rác Khánh Sơn cũ  Phường Hoà Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TPĐN  9,8 ha  15 năm  Chôn lấp  Bắt đầu hoạt động từ năm 1992 và đã đóng cửa vào cuối năm 2006   Bãi rác Khánh Sơn mới  Cách bãi rác cũ 1km về phía Đông Nam  50 ha  15 - 20 năm  Chôn lấp  Bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2007   2.4. Công tác xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn mới Bãi rác Khánh Sơn mới nằm cách bãi rác cũ 1 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 15 km. Được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hành Thế giới từ Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường, do Công ty Môi trường Đô thị làm chủ đầu tư và cũng là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành bãi rác hợp pháp theo các quy định hiện hành. Bãi rác được thiết kế theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh do các đơn vị tư vấn Việt Nam và tư vấn nước ngoài thực hiện. 2.5. Hạng mục công trình tại bãi rác Khánh Sơn Bãi rác Khánh Sơn mới có tổng diện tích 50 ha gồm có các hạng mục công trình như sau: - Cầu cân: Một cầu xe tải được dùng để cân trọng lượng xe chở rác thải đến tiện ích. Trọng lượng của xe cũng sẽ được ghi chép lại khi rời khỏi bãi rác để có thể xác định được lượng rác. - Hộc rác Đô thị: có 5 hộc rác với tổng diện tích 15 ha và dự kiến năng lực hoạt động là 15 năm. - Hộc rác Độc hại: gồm một hộc rác với diện tích gần 0,5 ha được dùng riêng cho loại rác thải độc hại. - Hệ thống xử lí nước rỉ: gồm các hồ kị khí được che phủ và các hồ hiếu khí lộ thiên, sẽ được xử dụng để xử lí nước rỉ được hình thành trong các Hộc rác Đô thị. Nước rỉ từ hộc rác Độc hại cũng có thể được xử lí tại tiện ích này nếu được xác định thích hợp với quy trình xử lí này hoặc sau khi đã xử lí cặn lắng trước đó bằng vôi. - Hệ thống xử lý rác hữu cơ hầm cầu: một hệ thống xử lý dành cho chất thải hầm cầu tự hoại. Hệ thống này sẽ khử nước trong chất tự hoại thông qua một loạt 6 bể chứa có dung tích 90 m3/1bể chứa, trạm bơm bùn bể phốt và đường ống dẫn. Nước sẽ thoát đến hệ thống Xử lí nước rỉ và chất tự hoại đã cô đặc sẽ được bơm đến các Hộc rác Đô thị. - Khu vực xử lý chất thải nguy hại: gồm có nhà lưu chứa chất thải, lò đốt chất thải nguy hại và một số công trình phụ trợ khác 2.6. Công tác phân loại rác tại nguồn, tái chế và tái sử dụng Phân loại chất thải: Hiện nay phần lớn chất thải rắn đô thị của Thành phố chưa được phân loại tại nguồn phát sinh. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã chủ trì phối hợp cùng UBND phường Nam Dương và Đại học Bách khoa Đà Nẵng thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Nam Dương từ ngày 03/12/2006 đến 18/01/2007. Chương trình đã đạt được những kết quả ban đầu song vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để tìm ra một giải pháp, cách thức thực hiện chương trình phân loại rác hiệu quả trước khi triển khai chương trình rộng khắp trên toàn địa bàn thành phố, Sở Tài Nguyên & Môi Trường đã tiếp tục chủ trì phối hợp cùng UBND phường Nam Dương và Công ty Môi Trường Đô Thị thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Nam Dương bắt đầu từ ngày 08/8/2007. Được sự tham gia chỉ đạo và phối hợp thực hiện tích cực của chính quyền địa phương, các tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan đến nay chương trình dần đi vào ổn định và đạt được những thành quả nhất định. Trong đó đáng kể là chương trình đã phần nào nâng cao được ý thức của người dân về công tác phân loại rác tại nguồn cũng như việc bảo vệ môi trường. Một số lượng lớn các cơ sở công nghiệp và các trung tâm y tế, bệnh viện trên địa bàn thành phố chưa thực hiện tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn hoặc việc phân loại còn phiến diện, chưa triệt để nên một khối lượng lớn chất thải nguy hại vẫn được chôn lấp hoặc xử lý chung với chất thải đô thị đã gây ô nhiễm môi trường và môi sinh một cách nghiêm trọng. Đối với chất thải từ bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở sản xuất công nghiệp cần thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nhằm tách các chất thải nguy hại ra khỏi các chất thải không nguy hại để xử lý đặc biệt nhằm giảm thiểu mức độ nguy hại tới môi sinh và sức khoẻ con người. Tái chế, tái sử dụng chất thải: Trong hệ thống quản lý chất thải rắn của TP. Đà Nẵng chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải và xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động. Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của Thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu quả kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và đặc biệt có nguy cơ lây lan các bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm màng não, HIV/AIDS. Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn rất nặng nề, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực. Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành chủ yếu như sau: Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn. Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn. Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác công nghiệp. Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bìa các tông, da giày, vải vụn và thực phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn nuôi gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm. Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày. Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung rác thải, các phế thải được tái sử dụng như sau: Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế kim loại thành các thành phẩm hoặc nguyên liệu bán thành phẩm. Các chai thuỷ tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương nghiệp làm vật liệu chứa các chất lỏng. Thuỷ tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biến thuỷ tinh. Cao su phế thải được bán cho các lò gạch làm nguyên liệu đốt lò. Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ. Bìa các ton và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hộp. Vải vụn giặt sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe. Nhựa cứng dùng để tái chế. Trong điều kiện xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn như hiện nay, hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa, nhôm, đồng v..v. 2.7. Thành phần và tính chất rác thải Đối với rác thải đô thị thành phố Đà Nẵng thì thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, rác có độ ẩm cao. Bảng 2.1 Tỷ lệ thành phần rác thải STT  Thành phần  Tỷ lệ (%)   1  Chất hữu cơ  66,6   2  Giấy  5,9   3  Cao su và da  0,6   4  Nhựa  20,6   5  Kim loại  0,2   6  Sợi  3,1   7  Chất khoáng  1,1   8  Loại khác  1,9   Tổng cộng  100   (Nguồn do Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng cấp) Bảng 2.2 Số liệu thống kê lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom Năm  Thu gom  Phát sinh  Tỷ lệ % thu gom   2007  497  591  84   2008  532  612  87   (Nguồn do Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng cấp) 2.8. Quy trình vận hành bãi rác Khánh Sơn 2.8.1. Các hộc rác đô thị Hộc rác được định nghĩa như một phần ri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc04C4A_Tran Van Thanh.doc
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_01.dwg
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_02.dwg
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_03.dwg
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_04.dwg
  • dwg04C4A_Tran Van Thanh_05.dwg
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_06.dwg
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_07.dwg
  • dwg04C4A_TRAN VAN THANH_08.dwg
  • docmuc luc thanh.doc
  • docNhiem vu cua Thanh.doc
Luận văn liên quan