Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đô thị hóa công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và đi cùng với tốc độ phát triển kinh tế, nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ảnh hưởng tương quan giữa chúng đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới pháp triển bền vững. Trong các vấn đề về môi trường, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và công nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
TP.HCM là một thành phố lớn và đông dân nhất nước với lượng dân số gần 10 triệu người, khối lượng CTRSH hiện nay thải ra mỗi ngày từ 4.500 – 5.000 tấn CTRSH, từ 1.000 – 1.100 tấn CTR xây dựng, khoảng hơn 1.000 tấn CTR công nghiệp, trong đó có khoảng 200 tấn chất thải nguy hại, 7 – 9 tấn CTR y tế. Hiện nay thành phố ta chưa có hệ thống phân loại CTR tại nguồn. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào cải thiện được môi trường khi lượng CTR tăng quá nhanh mà không có biện pháp quản lý phù hợp.
Quận 4 là quận nội thành, có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ lượng CTR được thu về bãi chôn lấp Gò Cát và Phước Hiệp. Tuy nhiên các bãi chôn lấp hiện hữu của thành phố đang lâm vào tình trạng quá tải, không còn chỗ chôn lấp và phải mở của một số bãi chôn lấp mới như bãi chôn lấp Đa Phước . Từ thực tế khảo sát cho thấy rằng trong thành phần CTRSH , CTR thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, từ 70 – 80%. Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc làm tăng chi phí xử lý CTR, trong khi đó những thành phần này lại chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như : giấy , nhựa , nilon Nếu được phân loại và tái chế không chỉ giúp giảm chi phí quản lý và xử lý CTR mà còn tiết kiệm nhiều tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Chính vì những lý do đó phân loại rác tại nguồn là cần thiết và cấp bách
82 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - Vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở Q4, TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý Do Chọn Đề Tài
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đô thị hóa công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và đi cùng với tốc độ phát triển kinh tế, nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… và các ảnh hưởng tương quan giữa chúng đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới pháp triển bền vững. Trong các vấn đề về môi trường, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và công nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
TP.HCM là một thành phố lớn và đông dân nhất nước với lượng dân số gần 10 triệu người, khối lượng CTRSH hiện nay thải ra mỗi ngày từ 4.500 – 5.000 tấn CTRSH, từ 1.000 – 1.100 tấn CTR xây dựng, khoảng hơn 1.000 tấn CTR công nghiệp, trong đó có khoảng 200 tấn chất thải nguy hại, 7 – 9 tấn CTR y tế. Hiện nay thành phố ta chưa có hệ thống phân loại CTR tại nguồn. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào cải thiện được môi trường khi lượng CTR tăng quá nhanh mà không có biện pháp quản lý phù hợp.
Quận 4 là quận nội thành, có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ lượng CTR được thu về bãi chôn lấp Gò Cát và Phước Hiệp. Tuy nhiên các bãi chôn lấp hiện hữu của thành phố đang lâm vào tình trạng quá tải, không còn chỗ chôn lấp và phải mở của một số bãi chôn lấp mới như bãi chôn lấp Đa Phước…. Từ thực tế khảo sát cho thấy rằng trong thành phần CTRSH , CTR thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, từ 70 – 80%. Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc làm tăng chi phí xử lý CTR, trong khi đó những thành phần này lại chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như : giấy , nhựa , nilon… Nếu được phân loại và tái chế không chỉ giúp giảm chi phí quản lý và xử lý CTR mà còn tiết kiệm nhiều tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Chính vì những lý do đó phân loại rác tại nguồn là cần thiết và cấp bách.
Mục Đích Nghiên Cứu
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom - vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở Q4, TP. HCM
3. Nội Dung Nghiên Cứu
+ Mở đầu
+Tổng quan chất thải rắn và các vấn đề có liên quan
+ Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và công tác quản lý chất thải rắn tại quận 4
+ Dự báo khối lượng CTR quận 4 đến năm 2030 và những tồn đọng trong công tác thu gom
+ Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn: Quản lý tại nguồn, thu gom, vận chuyển
+ Kết luận và kiến nghị
4. Phương Pháp Nghiên Cứu
Khóa luận được thực hiện bằng việc sử dụng những phương pháp sau
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Đề thực hiện khóa luận tác giả đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hoặc thực tiễn ban đầu.
Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong khóa luận rất đa dạng bao gồm : giáo trình, Báo cáo khoa học, Số liệu thống kê, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Nhằm đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng rác trong dân cư, chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra trên 100 hộ. Đối tượng được phỏng vấn là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân viên, công nhân, viên chức, lao động buôn bán,…
.
4.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Tác giả đã tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nói chung và phân loại CTR tại nguồn ở các sở, phòng,…. về những nội dung của đề tài.
4.4. Phương pháp quan sát
Tác giả đã quan sát và ghi lại những thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải bỏ rác cũng như ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, tác giả đã quan sát nắm bắt cách thức thu gom, vận chuyển CTR của đội vệ sinh tại điểm nghiên cứu nhằm bổ sung cho việc cũng như áp dụng mô hình phân loại rác sau này.
4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Từ những số liệu ghi nhận được ở các lần xử lý mẫu rác thải và các kết quả phỏng vấn chúng tôi tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel ….kết quả của quá trình này lả các bảng số liệu được trình bày trong khóa luận
5. Giới hạn đề tài
Do giới hạn về thời gian nên nội dung nghiên cứu của đề tài này chỉ đưa ra tình trạng hệ thống quản lý chất thải rắn ở quận 4 và đưa vào thực hiện việc phân loại tại nguồn tại quận 4. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ giới hạn và đề cập đến vấn đề thu gom phân loại CTR thực phẩm và CTR còn lại ở hộ gia đình tại quận 4( Chỉ tính phần thu gom và vận chuyển, đề ra công nghệ xử lý hợp lý CTR, vạch tuyến thu gom, định hướng cho quận 4 những phương hướng mới trong quản lý CTR và tìm ra những công nghệ mới để xử lý CTR)
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc thu gom phân loại CTR tại nguồn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nó góp phần làm tăng tỉ lệ chất thải bỏ cho mục đích tái sinh. Điều này có nhiều tác động tích cực như : giảm bớt chất thải vận chuyển, xử lý do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp CTR, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thành phố vì hiện nay các công trường xử lý chất thải của thành phố đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường mà nguyên nhân sâu xa của nó là chưa thực hiện tốt việc phân loại tại nguồn.
Một ý nghĩa quan trọng nữa của việc thu gom tại nguồn là chúng ta có thể phân loại thành phần hữu cơ và các thành phần khác. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong CTR sinh hoạt để sản xuất phân compost, nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời cũng khích thích sự phát triền của ngành nghề tái chế vật liệu, qua dó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người lao đông
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Đặc trưng CTR
Nguồn gốc phát sinh CTR đô thị
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý CTR
Các nguồn phát sinh CTR đô thị gồm:
Nhà ở
Thương mại
Cơ quan
Xây dựng và phá huỷ các công trình xây dựng
Các dịch vụ đô thị
Tại các trạm xử lý
Chất thải đô thị có thể xem như chất thải cộng đồng ngoại trừ ngoài các chất thải có trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Các loại chất thải được sinh ra từ các nguồn được trình bày trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Các nguồn gốc phát CTRĐT
Nguồn
Các hoạt động và vị trí phát sinh chất thải
Loại chất thải rắn
Nhà ở
Những nơi ở riêng của một gia đình hay nhiều gia đình. Những căn hộ thấp, vừa và cao tầng…
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ gỗ, thuỷ tinh, hộp thiết, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, . . .), chất thải sinh hoạt nguy hại.
Thương mại
Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu in, . . .
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải đặc biệt , chất thải nguy hại…
Cơ quan
Trường học, bệnh viện, nhà tù, trung tâm chính phủ…
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải đặc biệt , chất thải nguy hại…
Xây dựng và phá dỡ
Nơi xây dưng mới, sửa dường, san bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại.
Gỗ, thép, bê tông, đất…
Dịch vụ đô thị (trừ trạm xử lý)
Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, làm sạch theo lưu vực, công viên và bãi tắm, những khu vực tiêu khiển khác.
Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố, vật xén ra từ cây, chất thải từ các công viên, bãi tắm và các khu vực tiêu khiển.
Trạm xử lý, lò thiêu đốt
Quá trình xử lý nước cấp, nước thải, và chất thải công nghiệp. Các chất thải được xử lý
Khối lượng lớn bùn dư.
Nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993.
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau căn cứ vào đặc điểm của các chất thải có phân chia thành 3 nhóm lớn là : chất thải đô thị, công nghiệp và nguy hại. Nguồn thải của CTRĐT rất khó quản lý tại các nơi đất trống bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán.
1.1.2 Thành phần CTR đô thị
Thành phần của CTR đô thị được xác định ở bảng và, giá trị của các thành phần trong CTR đô thị có thể thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế. Sự thay đổi khối lượng CTR theo mùa đặc trưng ở Bắc Mỹ được trình bày trong các bảng 1.2- 1.4, thành phần CTR đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý CTR.
Bảng 1.2 Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải
Phần trăm trọng lượng
Dao động
Trung bình
Nhà ở và khu thương mại
60-67
62,0
Chất thải đặc biệt(dầu, lốp xe, bình điện)
3-12
5,0
Chất thải nguy hại
0,1-0,1
0,1
Cơ quan
3-5
3,4
Xây dựng và phá dỡ
8-20
14,0
Làm sạch đường phố
2-5
3,8
Cây xanh và phong cảnh
2-5
3,0
Lĩnh vực đánh bắt
1,5-3
1,7
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
3-8
6
Tổng cộng
100
Nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993.
Bảng 1.3 Thành phần CTRDT theo tính chất vật lý
Thành phần
Phần trăm trọng lượng
Khoảng giá trị
Trung bình
Chất thải thực phẩm
6-25
15
Giấy
25-45
40
Bìa cứng
3-15
4
Chất dẻo
2-8
3
Vải vụn
0-4
2
Cao su
0-2
0,5
Gia vụn
0-2
0,5
Sản phẩm vườn
0-20
12
Gỗ
1-4
2
Thuỷ tinh
1-16
8
Xốp
2-8
6
Kim loại không thép
0-1
1
Kim loại thép
0-10
2
Bụi tro gạch
4
Tổng cộng
100
Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ, quản lý chất thải rắn, Hà Nội 2001
Bảng 1.4 Sự thay đổi thành phần CTRSH theo mùa đặc trưng
Chất thải
Phần trăm khối lượng
Phần trăm thay đổi
Mùa mưa
Mùa khô
Giảm
Tăng
Thực phẩm
11,1
13,5
21,0
Giấy
45,2
40,6
11.5
Nhựa dẻo
9,1
8,2
9,9
Chất hữu cơ khác
4,0
4,6
15,0
Chất thải vườn
18,7
4,0
28,3
Thuỷ tinh
3,5
2,5
28,6
Kim loại
4,1
3,1
24,4
Chất trơ và chất thải khác
4,3
4,1
4,7
Tổng cộng
100
100
Nguồn : George Tchobanaglous và cộng sự.
Phân loại CTR
Việc phân loại CTR là một việc rất phức tạp, bởi vì CTR sinh ra vô cùng phức tạp, cả về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Hiện nay có rất nhiều tài liệu về việc thu gom và quản lý CTR, nhưng mỗi tài liệu có một cách phân loại khác nhau. Nhìn tổng quát thì chúng cũng không khác nhau nhiều vì mục tiêu cuối cùng của các chuyên gia cũng là phân loại để có biện pháp xử lý thích đáng, nhằm giảm độc hại của CTR gây ra cho môi trường. sau đây là một cách phân loại dựa trên thành phần và tính chất của CTR sinh ra
CTR có thành phần hữu cơ cao:
Là loại CTR sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của các khu dân cư, sinh ra từ khu vực thương mại, nhà hàng, chợ, các khu văn phòng,… Loại chất thải này có các thành phần như các loại thịt, cá hư hỏng, các loại thực phẩm dư thừa, rau củ, quả và các thực phẩm khác. Chúng có thành phần hữu cơ cao, là loại CTR có tính chất phân huỷ nhanh, khả năng thối rữa cao đặc biệt với những khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn do sự phân rã các chất hữu cơ trong thành phần của chúng.
CTR là rác rưởi
Loại CTR này thường sinh ra ở khu dân cư, văn phòng, công sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí,… Thành phần chủ yếu của chúng là các loại giấy, bao bì, giấy carton, plastic, nilon,…. với thành phần chủ yếu là các chất vô cơ, xenlulo và các loại nhựa có thể đốt cháy dược.
Ngoài ra trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là các kim loại như sắt thép, kẽm, đồng, nhôm, …. Là các loại chất thải không có thành phần hữu cơ và chúng không có khả năng tự phân huỷ. Tuy nhiên loại chất thải này hoàn toàn có thể tái chế lại mà không thải lại môi trường trừ khi chúng tồn tại dưới dạng các muối hay ion thì lại gây tác hại lớn đến môi trường.
CTR là sản phẩm của quá trình cháy
Loại CTR này chủ yếu là tro tàn hay các nhiên liệu cháy còn dư lại trong quá trình cháy tại các lò đốt hay lò hơi, lò đốt dầu. Các loại tro tàn thường sinh ra từ các cơ sở công nghiệp, các hộ gia đình khu sử dụng nhiên liệu đốt lấy nhiệt, để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tro sinh ra thường ở dạng bột mịn hay dạng bánh xỉ khi sử dụng làm nguyên liệu. Xét về tính chất thì loại chất thải này là vô hại nhưng chúng lại rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiểm môi trường do việc phát sinh bụi.
Chất thải độc hại
Các chất thải rắn hoá học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất cháy, chất gây nổ… khi thải bỏ ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng với môi trường. Chúng được sinh ra từ các nhà máy, các khu công nghiệp mà tại đó hoá chất được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất.
Ngoài ra CTR thải từ các cơ sở y tế như bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm cũng là loại CTR có tính nguy hại lớn đến môi trường và được xếp vào dạng chất thải độc hại.
Chất thải ra trong nông nghiệp
Các CTR sinh ra do dư thừa trong sản xuất nông nghiệp cũng rất đa dạng và phức tạp. Chúng bao gồm các loại cây củ, quả không đạt chất lượng bị thải bỏ, các loại sản phẩm phụ sinh ra trong nông nghiệp, các loại cây con giống không còn giá trị sử dụng….
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng có loại chất thải có tính độc hại cao cần phải quan tâm đến, có ảnh hưởng khá lớn đến môi trường như các loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chúng có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, nhất là đối với các nguồn nước ngầm và nước mặt.
Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng
Là loại CTR sinh ra từ quá trình đập phá, đào bới nhằm xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, giao thông, cầu cống… Loại chất thải này thành phần chủ yếu là các loại gạch đá, xà bần, sắt thép, bê tông, tre gỗ… Chúng được xuất hiện ở các khu dân cư mới hay các khu đang xây dựng.
CTR sinh ra từ các ống cống thoát nước, trạm xử lý nước
Trong loại chất thải này thì thành phần chủ yếu của chúng là bùn đất chiếm tới 10- 95%. Nguồn gốc sinh ra chúng là các loại bụi bặm, đất cát đường phố, động vật chết, lá cây, dầu mỡ, kim loại nặng… Nhìn chung loại CTR này cũng rất đa dạng và phức tạp và có tính độc hại khá cao.
Tính chất CTR
1.1.4.1 Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng của CTR đô thị bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTR đô thị ở Việt Nam.
- Khối lượng riêng: Khối lượng riêng (hay mật độ) của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén của chất thải. Trong công tác quản lý CTR, khối lượng riêng là một thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chất thải,…
Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng thường cần thiết để định mức tổng khối lượng và thể tích chúng cần phải quản lý. Khối lượng riêng của các hợp phần trong chất thải rắn đô thị được trình bày ở bảng 1.5
Bởi vì khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ rang theo vị trí địa lý, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, trong đó tốt nhất là sử dụng các giá trị trung bình đã được lựa chọn. khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120 đến 590kg/m3. Đối với xe vận chuyển có thiết bị ép CTR có thể lên đến 830kg/m3.
Khối lượng riêng của CTR được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 (hoặc lb/yd3)
Bảng 1.5 Khối lượng riêng các thành phần của CTRDT
Loại chất thải
Khối lượng riêng lb/yd3
Dao động
Trung bình
Thực phẩm
220-810
490
Giấy
70-220
150
Carton
70-135
85
Plastic
70-220
110
Vải
70-170
110
Cao su
170-340
220
Da
170-440
270
Rác vườn
100-380
170
Gỗ
220-540
400
Thuỷ tinh
270-810
330
Can thiết(đồ hộp)
85-270
150
Nhôm
110-405
270
Kim loại khác
220-1940
540
Bụi
540-1685
810
Tro
1095-1400
1255
Rác rưởi
150-305
220
Nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993.
Chú thích : lb/yd3x o.5933=kg/m3
- Độ ẩm: độ ẩm của chất thải rắn là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải, được xem xét để lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ầm CTR thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. CTR thực phẩm có độ ẩm từ 50-80%, CTR là thuỷ tinh, kim loại có độ ẩm thấp. Độ ẩm trong CTR cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kị khí phân huỷ gây thối rữa.
Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng 2 cách:
Phương pháp trọng lượng ướt, độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng ướt vật liệu;
Phương pháp trọng lượng khô, độ ẩm của mẫu được biễu diễn bằng % của trọng lượng khô vật liệu;
Phương pháp trọng lượng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Độ ẩm theo phương pháp trọng lượng ướt được biểu diễn dưới dạng toán học như sau:
Công thức:
M=W-dW×100
Trong đó: M : độ ẩm %
W : trọng lượng ban đầu của mẫu (kg,g)
d : trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở 1050c (kg,g)
1.1.4.2 Tính chất hoá học
Các chỉ tiêu hoá học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
- Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 9500c, phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khâu nung, thông thường chất hữu cơ giao động khoảng 40-60%, giá trị trung bình là 53%.
- Chất tro : là thành phần còn lại sau khi nung ở 9500c, tức là chất tro dư hay chất vô cơ.
- Hàm lượng cacbon cố định : là hàm lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 9500c, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5-12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro gồm thuỷ tinh, kim loại,.. Đối với chất thải rắn đô thị, các chất vô cơ này chiếm khoảng 15-30%, giá trị trung bình là 20%.
- Nhiệt trị : là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong:
Btu/lb = 145C + 610(H2 – 1/8O2 + 40S + 10N)
Trong đó : C : % trọng lượng của Cacbon
H : % trọng lượng của Hidro
O2 : % trọng lượng của Oxy
S : % trọng lượng của Sulfua
N : % trọng lượng Nitơ
Số liệu trung bình về các chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp phần trong chất thải rắn được trình bày trong bảng 1.6
Bảng 1.6 Số liệu trung bình về các chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp phần trong CTRĐT
Thành Phần
Chất dư trơ +, %
Hàm lượng năng lượng,Btu/lb
Dao động
Trung bình
Dao động
Trung bình
Thực phẩm
2-8
5,0
1,500-3,000
2,000
Giấy
4-8
6,0
5,000-8,000
7,200
Cacton
3-6
5,0
6,000-7,500
7,000
Plastic
6-20
10,0
12,000-16,000
14,000
Vải
2-4
2,5
6,500-8,000
7,500
Cao su
8-20
10,0
9,000-12,000
10,000
Da
8-20
10,0
6,500-8,500
7,500
Rác vườn
2-6
4,5
1,000-8,000
2,800
Gỗ
0,6-2
1,5
7,500-8,500
8,000
Thuỷ tinh
96-99+
98,0
50-100
60
Can thiết(đồ hợp)
96-99+
98,0
100-500
300
Nhôm
90-99+
96,0
Kim loại khác
94-99+
98,0
100-500
300
Bụi, tro,…
60-80
70,0
1,000-5,000
3,000
Rác sinh hoạt
4,000-5,500
4,500
Nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993.
Tính chất hoá học
Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plactic, cao su, da) của hầu hết chất thải rắn có thể phân loại về phương diện sinh học sau:
- Các thành phần có thể hoà tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và nhiều chất hữu cơ khác.
- Bán celluloso: các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon.
- Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường gluloso 6 cacbon.
- Dầu, mỡ và sáp: là những esters của vòng thơm với nhóm methoxyl.
- Lignin: một polimer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl.
- Lignocelluloza: hợp chất