Đồ án tập trung vào việc nghiên cứu hệ nhúng sử dụng trong mạng Ad-hoc (fit-pc slim, armadillo 300). Nghiên cứu việc xây dựng mạng ad-hoc trên hệ nhúng giúp tạo ra một mạng ad-hoc có tính linh hoạt cao, di động và không giới hạn về mặt kiến trúc phần cứng, hệ điều hành điều khiển các node mạng và vấn đề tài nguyên. Cùng với quá trình nghiên cứu, em cũng tham gia triển khai dự án “truyền video qua mạng ad-hoc”. Hệ thống cho phép người dùng thay đổi tham số video một cách dễ dàng cũng như tự thích ứng với điều kiện đường truyền. Ngoài ra, video được nhúng vào giao diện web tiếng Việt rất thân thiện với người dùng Việt Nam.
Nội dung đồ án gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu mạng Ad-hoc
Chương 2. Fit-pc Slim và Armadillo 300
Chương 3. Hệ điều hành Gentoo
Chương 4. Biên dịch chéo
Chương 5. Triển khai dự án và kết quả
99 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và phát triển nút mạng Ad-Hoc có tính di động cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trước nhu cầu bùng nổ thông tin, các công nghệ truyền tải, các mô hình mạng truyền thông cũng như các thiết bị thông tin cũng được phát triển một cách nhanh chóng. Một trong những mô hình mạng truyền thông có tính linh hoạt cao là mạng Ad-hoc đã được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin của con người.
Do việc không cố định vào cơ sở hạ tầng mạng cụ thể nên mang ad-hoc ngày càng được sử dụng rộng rãi. Mạng ad-hoc có tính chất linh động, không cố định nhờ vào các node mạng có tính di động. Mỗi node mạng trong cùng mạng Ad-hoc không nhất thiết phải sử dụng cùng 1 kiều kiến trúc và cùng hệ điều hành. Do đó việc cấu hình các node mạng cũng có tính chất linh hoạt. Hơn nữa các node mạng cần được thiết kế sao cho tính di động đạt hiệu quả cao.Vì vậy đồ án tập trung vào việc nghiên cứu cách triển khai mạng ad-hoc trên các node mạng sử dụng các hệ điều hành khác nhau và nghiên cứu về khả năng biên dịch nhân chéo để hỗ trợ các node mạng có tài nguyên thấp. Khi cần bảo trì hay nâng cấp mà tài nguyên của hệ thống rất khó khăn hoặc mất rất nhiều thời gian để thực hiện điều đó thì biên dịch chéo sẽ cho phép hỗ trợ việc nâng cấp dễ dàng hơn, mất ít thời gian hơn.
Hà Nội tháng 5 năm 2009
Sinh viên : Nguyễn Đình Nam
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án tập trung vào việc nghiên cứu hệ nhúng sử dụng trong mạng Ad-hoc (fit-pc slim, armadillo 300). Nghiên cứu việc xây dựng mạng ad-hoc trên hệ nhúng giúp tạo ra một mạng ad-hoc có tính linh hoạt cao, di động và không giới hạn về mặt kiến trúc phần cứng, hệ điều hành điều khiển các node mạng và vấn đề tài nguyên. Cùng với quá trình nghiên cứu, em cũng tham gia triển khai dự án “truyền video qua mạng ad-hoc”. Hệ thống cho phép người dùng thay đổi tham số video một cách dễ dàng cũng như tự thích ứng với điều kiện đường truyền. Ngoài ra, video được nhúng vào giao diện web tiếng Việt rất thân thiện với người dùng Việt Nam.
Nội dung đồ án gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu mạng Ad-hoc
Chương 2. Fit-pc Slim và Armadillo 300
Chương 3. Hệ điều hành Gentoo
Chương 4. Biên dịch chéo
Chương 5. Triển khai dự án và kết quả
ABSTRACT
In this thesis, I concentrated into research about Embedded systems used in Ad-hoc Network (etc Armadillo 300, fit-pc slim). I researched for building a Ad-hoc network under some platforms of Embedded systems which are high flexible, portable and unlimited in hardware architectures, operation systems. Along with the research, I also participated into implementing the project “Transfer Video over Ad-hoc network”. The system allow user to adjust some parameters of video and adapt to quality of transmission line. In addition, video is plugged in Web page with friendly Vietnamese instructions.
The Content of thesis:
Chapter 1: Introduce about Ad-hoc network.
Chapter 2: Fit-pc Slim & Armadillo 300
Chapter 3: Gentoo OS
Chapter 4: Cross compile
Chapter 5: Implement a project and result.
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Ngọc Lan, người đã giúp đỡ em về nhiều mặt trong suốt thời gian thực hiện đề tài.Thời gian làm viêc với cô đã giúp em không chỉ tích lũy thêm kiến thức mà còn học hỏi thêm nhiều điều về phương pháp làm việc và cách nhìn nhận vấn đề. Mặt khác em cũng xin chân thành cảm ơn TS Phạm Văn Tiến, người chỉ dẫn cho em phương pháp làm việc khoa học và đã tạo điều kiện cho em làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo như ở trong phòng nghiên cứu RDLab C9-411.
Em cũng xin cảm ơn bạn Phạm Thành Nam, người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án. Cảm ơn các bạn trong nhóm Embedded System, cảm ơn các bạn sinh viên cùng thực tập và làm việc trong phòng nghiên cứu RDLab C9-411 vì những giúp đỡ của.các bạn dành cho mình. Chúc RDLab ngày càng phát triển và thành công
Con cảm ơn bố mẹ và bạn bè đã dành cho con sự cổ vũ động viên, tình cảm và mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và làm đồ án. Chúc bố mẹ, thầy cô, bạn bè luôn mạnh khỏe.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ii
ABSTRACT iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH HÌNH VẼ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU xi
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT xii
MỞ ĐẦU xiv
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU MẠNG AD-HOC. 1
1.1. Giới thiệu mạng Ad-hoc 1
1.2. Đặc điểm của mạng Ad-hoc 3
1.2.1. Đặc điểm chung của mạng wireless 3
1.2.2. Những ưu điểm của mạng Ad hoc 3
1.3. Sử dụng OLSR để định tuyến trên mạng Ad-hoc. 4
1.3.1. Khái niệm về định tuyến. 4
1.3.2. Định tuyến trên mạng Ad-hoc. 5
1.3.3. Giao thức định tuyến OLSR. 6
1.3.3.1. Giới thiệu về OLSR 6
1.3.3.2. Một số khái niệm cơ bản trong OLSR. 7
1.3.3.3. Nhận xét về giao thức định tuyến OLSR 8
CHƯƠNG 2. FIT-PC SLIM & ARMADILLO 300 10
2.1. Fit-pc Slim 10
2.1.1. Giới thiệu về fit-pc slim 10
2.1.2. Thông số kỹ thuật của fit-pc slim 10
2.1.2.1. Phần cứng 10
2.1.2.2. Phần mềm 12
2.1.2.3. Các thông số đo đạc và điều kiện làm việc 12
2.2. Armadillo 300 13
2.2.1. Giới thiệu về Armadillo 300. 13
2.2.2. Thông số kỹ thuật của Armadillo 300. 13
2.2.2.1. Phần cứng 13
2.2.2.2. Phần mềm 15
2.2.2.3. Môi trường phát triển 15
CHƯƠNG 3. HỆ ĐIỀU HÀNH GENTOO 16
3.1. Giới thiệu về hệ điều hành Gentoo 16
3.2. Sử dụng Gentoo 16
3.2.1. Portage 16
3.2.1.1. Giới thiệu Portage 17
3.2.1.2. Cây portage 17
3.2.1.3. Quản lý phần mềm 18
3.2.2. USE flag 27
3.2.2.1. Giới thiệu USE flag 27
3.2.2.2. Sử dụng USE flag 28
3.2.2.3. USE flag riêng cho mỗi gói 32
3.2.3. Init Script 33
3.2.3.1. Runlevel 33
3.2.3.2. Sử dụng rc-update 37
3.2.3.3. Cấu hình dịch vụ 38
3.2.3.4. Viết Init Script 39
3.2.4. Biến môi trường 44
3.2.4.1. Giới thiệu biến môi trường 44
3.2.4.2. Biến toàn cục 46
3.2.4.3. Biến cục bộ 48
CHƯƠNG 4 . BIÊN DỊCH CHÉO 50
4.1. Giới thiệu biên dịch chéo cho Linux 50
4.2. Các phương pháp biên dịch chéo 51
4.2.1. Phương pháp tạo môi trường phát triển: 51
4.2.2. Phương pháp biên dịch phân tán 52
4.3. Tìm hiểu về biên dịch chéo 53
4.3.1. Các bước của quá trình biên dịch chéo 53
4.3.2. Cấu hình một trình biên dịch chéo 53
4.3.3. Công cụ và thư viện cho một trình biên dịch chéo 54
4.3.4. Các tập tin tiêu đề 56
4.3.5. Thời gian thi hành 57
4.3.6. Xây dựng chéo 59
4.4. DISTCC 60
4.4.1. Giới thiệu về DISTCC 60
4.4.2. Cài đặt và cấu hình Distcc 61
4.4.2.1. Distcc trên Gentoo 61
4.4.2.2. Distcc trên Ubuntu 62
CHƯƠNG 5. TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ KẾT QUẢ 63
5.1. Triển khai dự án 63
5.1.1. Thiết lập mode Ad-hoc trên fit-pc. 63
5.1.2. Cross compile cho fit-pc. 65
5.1.3. Triển khai dự án truyền video trên mạng Ad-hoc. 70
5.2. Kết quả 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 0.1 Phương pháp nghiên cứu xiii
Hình 1.1 Mô hình mạng Ad-hoc 1
Hình 2.1 Giới thiệu về fit-pc slim 10
Hình 2.2 Mặt trước fit-pc slim 11
Hình 2.3 Mặt sau fit-pc slim 12
Hình 2.4 Armadillo 300 13
Hình 2.5 ATDE 14
Hình 4.1 Quá trình biên dịch chéo bằng phương pháp tạo môi trường phát triển 51
Hình 4.2 Quá trình biên dịch chéo bằng phương pháp phân tán 52
Hình 5.1 Quá trình thiết lập mạng không dây mode Ad-hoc cho fit-pc 63
Hình 5.2 Cấu hình kernel 64
Hình 5.3 Lưu file cấu hình kernel 64
Hình 5.4 Cấu hình mạng Ad-hoc trên fit-pc 65
Hình 5.5 Mạng Ad-hoc đã thiết lập thành công 65
Hình 5.6 Cấu hình file /etc/conf.d/distccd trên fit-pc (gentoo) 66
Hình 5.7 Cấu hình file /etc/make.conf trên fit-pc (gentoo). 66
Hình 5.8 Địa chỉ mạng của máy host (ubuntu). 67
Hình 5.9 Cấu hình file /etc/default/distcc trên host (ubuntu). 67
Hình 5.10 Khởi động daemon distccd trên host (ubuntu). 68
Hình 5.11 Quá trình biên dịch chéo sử dụng Distcc 69
Hình 5.12 Kết quả biên dịch chéo sử dụng Distcc 70
Hình 5.13 Mô hình dự án truyền video qua mạng Ad-hoc 72
Hình 5.14 Tiến trình triển khai driver cho card wifi mode Ad-hoc trên fit. 73
Hình 5.15 Tiến trình thực hiện dự án truyền video qua mạng Ad-hoc 74
Hình 5.16 Tiến trình triển khai web server trên armadillo. 75
Hình 5.17 Tiến trình triển khai giao diện web 75
Hình 5.18 Tiến trình xây dựng chương trình Changing Resolution 76
Hình 5.19 Giao diện người máy Web Browser 77
Hình 5.20 Giao diện người máy Resolution Changing 77
Hình 5.21 Webcam Labtech 78
Hình 5.22 Armadillo 300 78
Hình 5.23 Giao tiếp RS232 79
Hình 5.24 Fit-pc + Bàn phím 79
Hình 5.25 Giao diện web ( giới thiệu) 80
Hình 5.26 Giao diện web quan sát hiện trường 81
Hình 5.27 Giao diện Changing Resolution 81
Hình 5.28 Giao diện Changing Resolution (Configure and Send Data). 82
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh sách biến môi trường 45
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ tiếng Anh
Thuật ngữ tiếng Anh
Thuật ngữ tiếng Việt
AMD
Advanced Micro Devices
Linh kiện tích hợp bán dẫn
ATDE
Atmark Techno Development Enviroinment
Môi trường phát triển của hàng Atmark Techno
BSD
Berkeley Software Distribution
Một hệ điều hành xuất xứ từ UNIX
CPU
Control Processing Unit
Đơn vị xử lý trung tâm
DC
Direct Current
Dòng điện một chiều
DISTCC
Distribute C/C++ Compile
Biên dịch phân tán
DISTCCD
Distribute C/C++ Compile Daemon
Công cụ cho phép thực hiện biên dịch chéo.
ETSI
Europe Telecommunication Standard Institude
Tổ chức về chuẩn truyền thông châu Âu
IDE
Integrated development environment
Môi trường phát triển tích hợp
IEEE
Institute of Electrical and Electronics Engineers
Học Viện kỹ nghệ Điện và Điện Tử
IP
Internet Protocol
Giao thức liên mạng
KDE
K Desktop Environment
Môi trường màn hình nền
LAN
Local Area Network
Mạng cục bộ
MAC
Media Access Control
Điều khiển truy cập thiết bị
LDAT
Lightweight Directory Access Protocol
Giao thức truy cập thư mục theo trọng số
MANET
Mobile Adhoc Network
Mạng Ad-hoc cho các thiết bị di động
MIC
Microphone
Thu âm
MPR
MultiPoint Relay
Chuyển tiếp đa điểm
OLSR
Optimized Link State Routing Protocol
Giao thức định tuyến tối ưu
OLSRD
Optimized Link State Routing Protocol Daemon
Công cụ thực hiện định tuyến tối ưu
OPENGL
Open Graphics Library
Một tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa
PCI
Peripheral Component Interconnect
Một chuẩn để truyền dữ liệu
PDA
Personal Digital Assistant
Một loại máy tính cầm tay
QoS
Qualify of Service
Chất lượng dịch vụ
RAM
Random Access Memory
Bộ nhớ truy suất ngẫu nhiên
ROM
Read Only Memory
Bộ nhớ chỉ đọc 1 lần
RS-232
Recommended Standard 232
Một chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp
SDRAM
Synchronous dynamic random access memory
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên đồng bộ dữ liệu động
USB
Universal Serial Bus
Chuẩn kết nối tuần tự
WLAN
Wireless Local Area Network
Mạng cục bộ không dây
MỞ ĐẦU
Mục đích thiết kế
Mạng không dây ad hoc được đặc trưng bởi sự thay đổi không dự đoán được của điều kiện kênh truyền như băng thông có thể thay đổi theo thời gian và không gian. Do đó việc truyền video thời gian thực trong mạng ad hoc có rất nhiều thách thức như về sự thay đổi của sơ đồ mạng (di chuyển của các nút), lưu lương mạng, độ trễ của gói dữ liệu, mất gói dữ liệu đặc biệt là sự hạn chế về mặt tài nguyên của chính các thiết bị liên lạc sử dụng trong mạng ad hoc: năng lượng tiêu thụ, khả năng xử lí của các thiết bị, phạm vị hoạt động.
Phương pháp nghiên cứu
Hình 0.1 Phương pháp nghiên cứu
Việc khảo sát các hệ thống truyền video trên mạng có dây và mạng không dây có cơ sở hạ tầng có sẵn để lựa chọn ra hệ thống phù hợp với yêu cầu của đề tài đồng thời rút ngắn thời gian xây dựng hệ thống. Từ đấy sẽ sử dụng được các đặc điểm ưu việt của hệ thống gồm các nút mạng Ad-hoc có tính di động cao để truyền video thời gian thực.
Nội dung đồ án bao gồm:
Chương 1. Giới thiệu sơ lược về mạng Ad-hoc.
Chương 2. Fit-pc Slim và Armadillo 300.
Chương 3. Hệ điều hành Gentoo.
Chương 4. Biên dịch chéo.
Chương 5. Triển khai dự án và kết quả.
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU MẠNG AD-HOC.
Giới thiệu mạng Ad-hoc
Ad hoc networks là điểm biên cuối cùng của thông tin không dây (thông tin vô tuyến). Công nghệ này cho phép các nodes (điểm nối) mạng truyền trực tiếp với nhau sử dụng bộ thu phát không dây (wireless transceiver) mà không cần bất cứ một cơ sở hạ tầng cố định nào (Hình 1.1). Đây là một đặc tính riêng biệt của ad- hoc network so với các mạng không dây truyền thống như các mạng chia ô (cellular networks) và mạng WLAN, trong đó các nodes (ví dụ như các thuê bao điện thoại di động) giao tiếp với nhau thông qua các trạm vô tuyến cơ sở (wired radio antennae).
Hình 1.1 Mô hình mạng Ad-hoc
Ad hoc networks được mong đợi sẽ làm cách mạng hóa thông tin không dây trong một vài năm tới bằng việc bổ sung thêm vào các mô hình mạng truyền thống (như Internet, cellular networks, truyền thông vệ tinh – satellite communication). Mạng Ad hoc cũng có thể được xem như những bản sao công nghệ của những khái niệm máy tính thường gặp. Bằng việc khám phá công nghệ mạng không dây Ad hoc, những thiết bị cầm tay đủ chủng loại (như điện thoại di động, PDAs, máy tính xách tay, máy nhắn tin “pager”…..) và các thiết bị cố định (như các trạm vô tuyến cơ sỡ, các điểm truy cập Internet không dây, … ) có thể được kết nối với nhau, tạo thành mạng toàn cầu, khắp mọi nơi.Trong tương lai, công nghệ mạng Ad hoc có thể sẽ là lựa chọn rất hữu ích. Ví dụ, hãy xem tình huống sau. Một cơn động đất khủng khiếp đã tàn phá thành phố của chúng ta, trong đó có hầu hết các cơ sở hạ tầng viễn thông (như các đường điện thoại, trạm vô tuyến cơ sở …). Nhiều đội cứu hộ ( như lính cứu hỏa, cảnh sát, bác sĩ, các tình nguyện viên …) đang nỗ lực để cứu mọi người khỏi cơn động đất và chữa trị cho những người bị thương. Để hỗ trợ tốt hơn cho đội cứu hộ, các hoạt động cứu hộ của họ phải được hợp tác với nhau. Rõ ràng là 1 hoạt động hợp tác như thế chỉ đạt được thành quả khi đội cứu hộ có thể giao tiếp, thông tin với nhau, cả với đồng nghiệp của mình ( ví dụ 1 cảnh sát với 1 cảnh sát khác) và cả với thành viên của đội cứu hộ khác (ví dụ 1 lính cứu hỏa yêu cầu sự trợ giúp từ 1 bác sĩ).
Với những công nghệ hiện có, những nỗ lực của đội cứu hộ sẽ rất khó thành công khi những cơ sở hạ tầng viễn thông cố định bì tàn phá nặng nề. Thậm chí những thành viên của đội cứu hộ này được trang bị máy vô tuyến cầm tay (walkie-talkie) hay các thiết bị tương tự khác trong trường hợp không thể truy cập được với các điểm cố định, chỉ những kết nối giữa những thành viên của đội cứu hộ đứng gần nhau mới thực hiện được. Vì vậy, một trong những ưu tiên trong việc quản lý và không chế thảm họa ngày nay là cài đặt lại các cơ sở hạ tầng viễn thông nhanh nhất có thể, bằng cách sửa chữa các thiết bị, kết cấu hư hỏng hay triển khai các thiết bị viễn thông tạm thời (ví dụ như vans được trang bị angten radio). Khó khăn này có thể được giải quyết đáng kể nếu chúng ta áp dụng những công nghệ dựa vào mạng Ad hoc : bằng cách sử dụng các giao tiếp không dây phân tán giữa nhiều điểm truy cập khác nhau, thậm chí các đội cứu hộ ở cách xa nhau cũng có thể liên lạc với nhau hay liên lạc với các thành viên đội cứu hộ khác ở khoảng giữa như hoạt động của một trạm chuyển tiếp. Vì khu vực xảy ra thảm họa sẽ tập trung nhiều đội cứu hộ, nên các liên lạc trong phạm vi thành phố (hay thậm chí là phạm vi cả nước) có thể thực hiện được, cho phép các nỗ lực cứu hộ được hợp tác thành công mà không cần thiết lập lại các cơ sở viễn thông cố định.
Đặc điểm của mạng Ad-hoc
Đặc điểm chung của mạng wireless
Mạng Ad hoc trước hết là một mạng không dây, do đó nó có các đặc điểm chung của một mạng không dây thông thường.
Tính linh động : các node mạng truy cập với nhau mà không cần đến cáp kết nối, có thể sử dụng trong các địa hình phức tạp.
Sử dụng sóng radio hoặc hồng ngoại để truyền tín hiệu.
Tốc độ mạng phụ thuộc vào băng thông hoạt động. Do băng thông của mạng không dây thường nhỏ nên tốc độ mạng khá chậm.
Trạng thái kết nối của mạng không ổn định do sự di động của các thiết bị trong mạng, nhiễu do môi trường xung quanh gây ra như mưa, gió, vật cản ...
Giới hạn vùng phủ sóng
Tính bảo mật kém.
Những ưu điểm của mạng Ad hoc
Không yêu cầu cơ sở hạ tầng mạng có sẵn, chỉ cần các thành phần tham gia mạng có các thiết bị kết nối không dây (Card wireless, bluetooth). Do đó có thể triển khai ở các địa hình phức tạp mà không thể lắp đặt các điểm truy cập Access Point cố định. Vì thế tiết kiệm được chi phí lắp đặt các thiết bị mạng.
Mạng Ad hoc được thiết lập ngay khi có yêu cầu. Các thiết bị có nhu cầu tham gia mạng có thể kết nối dễ dàng. Do đó phù hợp với các trường hợp cần kết nối mạng nhanh, khẩn cấp.
Các node mạng di chuyển linh hoạt, tùy ý. Quá trình định tuyến trong mạng sẽ được cập nhật liên tục.
Sử dụng OLSR để định tuyến trên mạng Ad-hoc.
Khái niệm về định tuyến.
Định tuyến là quá trình lựa chọn đường đi trong mạng để gửi gói tin từ nguồn đến đích. Định tuyến (routing ) là sự chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói dữ liệu được đánh đia chỉ từ mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các node trung gian, thiết bị phần cứng chuyên dụng được gọi là router ( bộ định tuyến). Trong mạng Adhoc thì mỗi node đóng vai trò là một bộ định tuyến
Các thuật toán định tuyến được xây dựng khác nhau nhưng đều cần phải tuân theo các yêu cầu chung:
Tính tối ưu: Là khả năng chọn đường truyền tốt nhất của thuật toán. Tính “tốt nhất” này là phụ thuộc vào từng thuật toán. Mỗi một thuật toán có thể có cách phân tích đường truyền riêng, khác biệt với các thuật toán khác, tuy nhiên mục đích chính vẫn là để xác định đường truyền nào tốt nhất
Tính đơn giản: Một thuật toán đòi hỏi phải đơn giản, dễ thực hiện, ít chiếm dụng băng thông đường truyền vì chi phí cho băng thông là rất tốn kém, dải tần được cấp phát là hạn chế
Ổn định, nhanh chóng, chính xác: Thuật toán phải ổn định, chính xác để đảm bảo hoạt động tốt khi xảy ra các trường hợp hư hỏng phần cứng, quá tải đường truyền.. Mặt khác thuật toán phải đảm bảo sự nhanh chóng để tránh tình trạng lặp trên đường truyền do không cập nhật kịp trạng thái đường truyền
Sự linh hoạt: Tính năng này bảo đảm sự thay đổi kịp thời và linh hoạt trong bất cứ mọi trường hợp xảy ra của hệ thống, đặc biệt là mạng có các liên kết “lỏng lẻo” như mạng Adhoc
Định tuyến trên mạng Ad-hoc.
Trong mạng Ad hoc, mọi nút đều có khả năng di chuyển nên không có một nút mạng cố định nào thực hiện chức năng điều khiển trung tâm. Do đó làm thế nào để các nút mạng “bắt tay nhau” và duy trì được quá trình truyền thông mà không lãng phí tài nguyên mạng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Để giải quyết vấn đề trên, đã có nhiều đề xuất về giải pháp định tuyến cho mạng di động tuỳ biến. Các giao thức như thế phải giải quyết những hạn chế đặc biệt của mạng này, trong đó bao gồm các vấn đề như tiêu thụ công suất lớn, băng thông thấp, và tỷ lệ lỗi cao.
Một số yêu cầu đối với các giao thức định tuyến trong mạng Ad hoc :
a) Hoạt động phân tán: Giao thức cần hoạt động phân tán, không phụ thuộc vào nút mạng điều khiển tập chung.
b) Đường định tuyến hở: Để nâng cao chất lượng hoạt động, thì giao thức định tuyến cần đảm bảo đường định tuyến cung cấp là đường mở, điều này sẽ làm giảm lãng phí băng thông và năng lượng tiêu thụ của CPU.
c) Hoạt động dựa trên yêu cầu: Mục đích chín để tối thiểu hóa phần thông tin điều kiển trong mạng, nó chỉ tìm đường đi khi cần thiết và không quảng bá liên tục.
d) Hỗ trợ các liên kết một chiều: Kết hợp với các liên kết hai chiều làm tăng chất lượng hoạt động của giao thức định tuyến.
e) Bảo mật : Sử dụng các phương pháp bảo mật cho mạng không dây để đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình định tuyến.
f) Bảo toàn năng lượng : Các thiết bị trong mạng ad hoc có thể là máy tính xách tay, PDA,… có giới hạn về thời gian sử dụng pin, nên cần chế độ chờ (standby) để tiết kiệm năng lượng
g) Nhiều đường định tuyến: Nhằm giảm tác động cho số lần thay đổi về cấu trúc mạng v