Trong quá trìnhcông nghiệp hóa hiện nay công nghệthông tin đang ngày
càng phát triển mạnh mẽvà tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và không nằm ngoài sựtác động đó thịtrường chứng khoán một lĩnh vực
tuy còn khá mới mẻ ởViệt Nam cũng chịu sựtác đ ộng khá nhiều của công
nghệthông tin.
Thị trường chứng khoán là môi trường kinh doanh đang thu hút được sự
quan tâm của khá nhiều tầng lớp trong xã hội và ngày càng có nhiều người
tham gia vào.nhằm tạo điều hỗtrợcho những người chơi chứng khoán(nhà
đầu tư) dễdàng hơn trong việc theo dõi sựxuất hiện và biến động của mã
chứng khoán các công ty đểtừđó đưa ra được các quyết định đầu tư đúng
đắn hơp lý sởgiao dịch đưa ra khái niệm bảng giá chứng khoán trực tuyến.
76 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và phát triển tính năng của bảng giá chứng khoán trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Chương 1 ............................................................................................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN............................4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..............................................................4
1.1.1. Thị trường chứng khoán là gì? ............................................................4
1.1.2. Cổ phiếu..............................................................................................5
1.1.3. Nhà đầu tư...........................................................................................6
1.1.4. Giao dịch chứng khoán .......................................................................6
1.1.5. Giá niêm yết........................................................................................6
1.1.6. Giá khớp lệnh......................................................................................7
1.1.7. Giá đóng cửa .......................................................................................7
1.1.9. Giá tham chiếu ....................................................................................7
1.1.10. Biên độ giao động giá........................................................................8
1.1.12. Giá sàn ..............................................................................................8
1.1.13. Đơn vị giao dịch................................................................................9
1.1.14. Đơn vị yết giá...................................................................................9
1.1.15. Lệnh giao dịch...................................................................................9
1.2. NGHIỆP VỤ CHỨNG KHOÁN .............................................................10
1.2. NGHIỆP VỤ CHỨNG KHOÁN .............................................................11
1.2.1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán..................................11
1.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán...................................13
1.2.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán ..........14
1.2.4. Lưu ký chứng khoán .........................................................................15
1.2.5. Giới thiệu về Ủy ban chứng khoán nhà nước.....................................20
1.2.6. Giới thiệu về các chức năng của công ty chứng khoán ......................24
Chương 2 ..........................................................................................................26
BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN................................................26
2.1. MỤC ĐÍCH.............................................................................................26
2
2.2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG BẢNG GIÁ CÔNG TY NAM VIỆT ..............26
2.3. YÊU CẦU CỦA BẢNG GIÁ ..................................................................28
2.4. PHÂN TÍCH ...........................................................................................29
2.4.1. Mô hình quan hệ của bảng giá..........................................................29
2.4.2. Mô tả thành phần bảng giá ................................................................30
2.4.3. Tương tác giữa bảng giá thông minh và người sử dụng. ....................36
2.5. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO BẢNG GIÁ.....................................37
2.5.1. Các bảng cơ sở dữ liệu .....................................................................38
Chương 3 ..........................................................................................................55
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ...............................................................................55
3.1. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE ..........................................55
3.1.1. Vài nét về lịch sử Oracle: ..................................................................55
3.1.2. Các công cụ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle .........................................57
3.2. CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU................................................................58
3.2.1. Tablespaces & Data files:..................................................................58
3.2.2. Schema Objects (đối tượng CSDL): ..................................................58
3.2.3. Các kiểu dữ liệu ................................................................................60
3.2.4. Data Integrity (ràng buộc dữ liệu) .....................................................61
3.2.5. Từ điển dữ liệu..................................................................................61
3.3. DATA ACCESS......................................................................................62
3.3.2. Transaction (giao dịch)......................................................................64
3.4. PROGRAMMATIC CONSTRUCTS .....................................................65
3.4.1. Procedures & Packages .....................................................................65
3.4.2. Database Triggers .............................................................................66
3.5. KHÔNG GIAN BẢNG (TABLESPACE) VÀ CÁC TẬP TIN DỮ LIỆU67
3.6. QUÁ TRÌNH EXPORT VÀ IMPORT DỮ LIỆU BẢNG GIÁ ................69
3.7. XÂY DỰNG BẢNG GIÁ .......................................................................75
3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay công nghệ thông tin đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và không nằm ngoài sự tác động đó thị trường chứng khoán một lĩnh vực
tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam cũng chịu sự tác động khá nhiều của công
nghệ thông tin.
Thị trường chứng khoán là môi trường kinh doanh đang thu hút được sự
quan tâm của khá nhiều tầng lớp trong xã hội và ngày càng có nhiều người
tham gia vào.nhằm tạo điều hỗ trợ cho những người chơi chứng khoán(nhà
đầu tư) dễ dàng hơn trong việc theo dõi sự xuất hiện và biến động của mã
chứng khoán các công ty để từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư đúng
đắn hơp lý sở giao dịch đưa ra khái niệm bảng giá chứng khoán trực tuyến.
Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu và phát
triển tính năng của bảng giá chứng khoán trực tuyên” em hy vọng sẽ có thể
hiểu được nhiều hơn về thị trường chứng khoán rồi từ đó sẽ cố gắng tạo ra
được bảng giá chứng khoán trực tuyến phục vụ cho nhu cầu của các công
ty chứng khoán và các nhà đầu tư chứng khoán
Em xin trân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa đã giúp đõ tạo điều kiện và
đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo trực tiếp hướng dẫn đề
tài-Ths Nguyễn Thu Hương đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt nhất để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp nay
Em xin trân thành cảm ơn!
4
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán
chuyển nhượng các chứng khoán theo 1 quy tắc xác định qua đó thay đổi
chủ thể nắm giữ chứng khoán.
Thị trường chứng khoán được chia làm các cấp độ:
Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán
trong lần phát hành đầu tiên.Trên thị trường sơ cấp chỉ diễn ra
các giao dịch giữa công ty phát hành và các nhà đầu tư mà
không có sự trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư
với nhau.
Thị trường thứ cấp: là thị trường mua đi bán lại các chứng
khoán và thường được thực hiện thông qua các cơ sở giao dịch
chứng khoán. Việc mua bán này có thể diễn ra nhiều lần trên
một đơn vị chứng khoán.
Thị trường giao dịch tập trung:
- Thị trường giao dịch tập trung là một địa điểm xác định mà
tại đó chứng khoán được tiến hành trao đổi, mua – bán.
- Hiện tại chỉ có các loại chứng khoán được niêm yết tại
TTGDCK TP.HCM mới được giao dịch tại thị trường giao dịch
tập trung.
5
Thị trường phi tập trung (thị trường OTC):
- Thị trường phi tập trung là thị trường mua bán chứng khoán
dựa trên sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư, thị trường này không
có địa điểm giao dịch chính thức như thị trường tập trung.
- Các chứng khoán chưa niêm yết trên TTGDCK sẽ được trao
đổi, mua – bán trên thị trường phi tập trung.
1.1.2. Cổ phiếu
- Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công
ty phát hành. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là
chủ sở hữu của công ty phát hành.
Cổ phiếu phổ thông
- Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào
hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ
thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu
quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền
bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông
sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng
quản trị, nhưng lại có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm
theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của
công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và
được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý,
giải thể.
6
Cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và
được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình.
Cổ phiếu chưa phát hành
Cổ phiếu chưa phát hành là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao
giờ bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Cổ phiếu đã phát hành
Cổ phiếu đã phát hành là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho
các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền
bán số cổ phiếu đó.
Cổ phiếu đang lưu hành
Cổ phiếu đang lưu hành là cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị
trường và do các cổ đông đang nắm giữ.
1.1.3. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức thực hiện việc mua - bán chứng
khoán trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.4. Giao dịch chứng khoán
Giao dịch chứng khoán là việc các nhà đầu tư mua - bán chứng khoán
trên thị trường giao dịch tập trung.
1.1.5. Giá niêm yết
- Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được thực hiện trong phiên
giao dịch đầu tiên khi lên niêm yết trên thị trường chứng khoán và được
hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu trên thị trường.
7
- VD: Cổ phiếu REE khi lên niêm yết trên thị trường giao dịch tập
trung, giá niêm yết được xác định là 16.000 đồng/ cổ phiếu.
1.1.6. Giá khớp lệnh
- Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của
Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người
mua và người bán chứng khoán.
- VD: Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003, giá khớp lệnh của cổ
phiếu REE đạt ở mức giá 18.700 đồng/ cổ phiếu. Tất cả những ai có lệnh
mua hoặc lệnh bán được khớp sẽ được mua và bán với giá 18.700 đồng/ cổ
phiếu REE.
1.1.7. Giá đóng cửa
- Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày
giao dịch.
- VD: Giá đóng cửa của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày
10/01/2003 chính là mức giá khớp lệnh của cổ phiếu đó là 18.700 đồng / cổ
phiếu.
1.1.8. Giá mở cửa
- Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- VD: Giá mở cửa của cổ phiếu REE vào phiên giao dich ngày 11/01/2003
là 18.700 đồng/cổ phiếu.
1.1.9. Giá tham chiếu
- Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động
giá chứng khoán trong phiên giao dịch.
- Tại thị trường giao dich tập trung hiện tại ở Việt nam thì giá tham
chiếu của một phiên giao dịch là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm
8
trước.
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE vào ngày 21/01/2003 là mức giá
đóng cửa của phiên giao dịch ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng/ cổ phiếu.
1.1.10. Biên độ giao động giá
- Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối
đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.
VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE ngày 21/01/2003 là 18.700 đồng /
cổ phiếu, biên độ giao động giá theo quy định hiện hành đối với tất cả các
loại cổ phiếu là +/- 5% tức là giá của cổ phiếu REE thực hiện trong phiên
giao dịch chỉ được phép giao động trong khoảng +/- 5% so với giá 18.700
đồng.
1.1.11. Giá trần
- Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được
thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
VD: Giá trần của cổ phiếu REE ngày 11/01/2003:
Giá trần = 18.700 + (18.700 x 5%) = 19.600 đồng.
1.1.12. Giá sàn
- Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được
thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
- VD: Giá sàn của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003:
Giá sàn = 18.700 - (18.700 x 5%) = 17.800 đồng.
9
1.1.13. Đơn vị giao dịch
Đơn vị giao dịch là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp
lệnh tại hệ thống.
Đơn vị giao dịch còn được gọi là lô chẵn. Hiện nay, theo quy định, lô chẵn
là lô giao dịch có số lượng từ 10 đến 9.990 cổ phiếu. Giao dịch lô chẵn
được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ tại thị trường
giao dịch tập trung.
1.1.14. Đơn vị yết giá
Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá chứng khoán có thể
thay đổi.
VD: Nếu giá ≤ 49.900 đ, thì có các mức giá: 20.000đ, 20.100đ…. 49.900đ
nhưng không có các mức giá: 20.050đ, 20.150đ…. 49.910đ.
Nếu giá từ 50.000đ đến 99.500đ, thì có các mức giá: 50.500đ, 51.000đ…..
99.500đ, không có các mức giá 50.100đ, 51.900đ…. 99.400đ..
1.1.15. Lệnh giao dịch
Lệnh giao dịch là chỉ thị mua hoặc bán chứng khoán của người đầu tư
cho người môi giới của công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch.
VD: Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch: Bán 1.000 Cổ phiếu REE. Nhà môi giới
chứng khoán phải thực hiện việc đặt lệnh bán 1.000 cổ phiếu REE cho
khách hàng tại TTGDCK.
10
Mô hình quan hệ của thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư
Công ty chứng khoán A
Công ty chứng khoán B
Bảng giá chứng khoán
trực tuyến
Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội ( HNX)
Sở giao dịch chứng
khoán HCM (HoSE)
Ủy ban chứng khoán
nhà nước
11
1.2. NGHIỆP VỤ CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện
đại,được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán
chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở
thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ
những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự
mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ
cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua
đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có
những chức năng cơ bản sau:
1.2.1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp
phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính
quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích
sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của
xã hội.
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất
khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có
12
thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của
mình.
3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ
sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả
năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán
đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn
đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh
khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh
hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng
tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách
nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang
mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho
thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong
vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực
hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua
và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách
và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính
13
sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho
sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
1.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
a) Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị
trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán
hàng hoá của thị trường chứng khoán.
Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu
Chính phủ và trái phiếu địa phương.
Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái
phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.
b) Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường
chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân
và nhà đầu tư có tổ chức.
- Các nhà đầu tư cá nhân
- Các nhà đầu tư có tổ chức
c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
14
- Các trung gian tài chính
d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm…
1.2.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
1. Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về
chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị
trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán
của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng
khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư
cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá
cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
2. Nguyên tắc công bằng:
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân
thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và
15
trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định
đó.
3. Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây
dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức
phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường
xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao
dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.
4. Nguyên tắc trung gian:
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện
thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên