Đồ án Nghiên cứu Vật liệu polyme phân huỷ sinh học trên cơ sở blend giữa polylactic axit (dạng nguyên chất và dạng biết tính) với tinh bột sắn

Các vật liệu polyme tự nhiên như sợi bông, tơ tằm, sợi gai, sợi len được sử dụng làm quần áo, da sinh vật để làm giấy viết. đã gắn liền với cuộc sống của con người cổ đại. Người Ai Cập cổ đã tìm ra phương pháp điều chế hợp chất cao phân tử được sử dụng làm giấy viết. Công trình này đã mở đầu cho quá trình gia công các vật liệu polyme tự nhiên và bắt đầu nghiên cứu về các hợp chất polyme. Đến năm 1833, Gay Lusac đã tổng hợp được polyeste là polylactit khi đun nóng axit lactic và Bezelius đã đưa ra khái niệm về hợp chất polyme. Từ đó polyme đã chuyển sang thời kỳ tổng hợp thuần tuý hoá học, đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc, tính chất, đặc biệt là nghiên cứu chế tạo các polyme mới có những tính chất ưu việt đáp ứng nhu cầu của con người. Ngày nay các vật liệu trên cơ sở polyme như: chất dẻo,cao su, sợi keo dán, sơn. đã gắn bó mật thiết với mọi nghành, mọi lĩnh vực của sản xuất và sinh hoạt của con người do những tính chất ưu việt của nó (độ bền cao, khả năng uốn dẻo, độ dãn dài, độ bền kéo đứt cao.) mà khó có vật liệu nào có thể đáp ứng được. Với sự phát triển của nghành công nghiệp hoá dầu, sự nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme rất được quan tâm và chú ý. Đã có hàng trăm chủng loại vật liệu polyme được sáng chế và ứng dụng cho các nghành công nghiệp, nông nghiệp và đời sống con người. Thông qua các con số thống kê, ta mới thực sự đánh giá hết tầm quan trọng của vật liệu polyme. Nếu chỉ tính riêng năm 1996, bình quân đầu người tại các nước công nghiệp phát triển sử dụng 80 – 100 kg polyme, còn các nước đang phát triển là 1-10 kg và con số này hiện nay đã không ngừng tăng lên. Với khoảng 60 – 70 %, các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp đều có liên quan tới vật liệu polyme Như vậy với sự ra đời của vật liệu polyme là một bước đột phá mới cho các nghành chế tạo vật liệu. Đối với nước ta, nghành gia công chất dẻo mới được xuất hiện từ những năm 1990 nhưng hiện nay đã thực sự phát triển mạnh mẽ. Năm 1990 mức tiêu thụ là 5,7 kg/người, đến năm 2000 con số này đã lên tới 10 kg/ người và hiện nay là 16 kg/người. Lượng tiêu thụ nhựa nhiệt dẻo năm 2000 là 800.000 tấn; năm 2005 là 1.300.000 tấn; dự kiến đến năm 2010 là 2.100.000 tấn. Nếu tính riêng rác thải là túi nilon đã lên tới hàng triệu chiếc mỗi ngày. Đó là những con số khổng lồ, nói nên tầm quan trọng của vật liệu đi từ polyme với con người. Tuy nhiên bên cạnh nhưng ưu điểm tích cực của vật liệu polyme thì những nhược điểm của nó cũng đã được bộc nộ. Các polyme hiện nay phần lớn đều có nguồn gốc từ hoá dầu, một nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt và bất ổn. Tình trạng khan hiếm của dầu mỏ, cùng với sự khai thác cầm chừng và sự biến động của thị trường đã ngày càng đẩy giá dầu lên cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nghành công nghiệp polyme. Mặt khác các vật liệu polyme cực kỳ khó phân huỷ trong môi trường, chúng có thể tồn tại từ hàng chục đến hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên. Ước tính mỗi năm có thêm khoảng 20 – 30 triệu tấn rác polyme trên thế giới và nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu thì con số này sẽ ngày càng tăng lên. Bản thân rác thải polyme không tự gây ra độc hại nhưng số lượng rác thải ngày càng tăng lên và không phân huỷ được sẽ là môi trường cho các loại sinh vật, côn trùng mang mầm bệnh sinh sôi và phát triển làm ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này thực sự là bài toán khó với các nhà khoa học và môi trường học, để đặt ra các phương pháp xử lý chất thải polyme.

docChia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5787 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nghiên cứu Vật liệu polyme phân huỷ sinh học trên cơ sở blend giữa polylactic axit (dạng nguyên chất và dạng biết tính) với tinh bột sắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Các kí hiệu………………………………………………...………………...……4 Lời mở đầu……………………………………………………..…………………5 Chương 1. Vật liệu Polyme phân hủy sinh học………...……………………..….9 1.1 Phân huỷ sinh học……………………………...………………..……….10 1.2 Tác nhân gây phân huỷ sinh học…………………………………………11 1.2.1 Vi sinh vật…………………………………………………………11 1.2.1.1 Nấm…………………...…………………………………………11 1.2.1.2 Vi khuẩn…………………………………………………………11 1.3 Các loại polyme phân huỷ sinh học……………………………………...12 1.4 Ứng dụng của polyme phân huỷ…………………………………………14 1.4.1 Ứng dụng trong y học……………………………………………..14 1.4.2 Ứng dụng trong nông nghiệp……………………………………...14 1.4.3 Ứng dụng trong vật liệu bao bì…………………………………....15 Chương 2. Vật liệu polyme phân huỷ sinh học trên cơ sở blend giữa polylactic axit (dạng nguyên chất và dạng biết tính) với tinh bột sắn……………………..17 2.1 Tinh bột (TB)…………………………………………………….………17 2.1.1 Amilozơ…………………………………………………………...18 2.1.2 Amilopectin……………………………...………………………..20 2.1.3 Sự khác nhau giữa amilozơ và amilopectin……………………….22 2.1.4 Tính chất của tinh bột…………………………………..…………23 2.1.5 Biến hình tinh bột……….....…………………………….………..23 2.1.5.1 Phương pháp vật lý…………………………………...……...23 2.1.5.2 Phương pháp hóa học…………………………….…..………24 2.1.6 Sự hồ hoá tinh bột…………………………………….….………..24 2.1.7 Ứng dụng của tinh bột………………………………….………....26 2.2 Tinh bột sắn………………………………………………………………28 2.2.1 Giới thiệu…………………………………………………………...28 2.2.2 Tinh bột sắn…………………………………………………………28 2.2.3 Quá trình sinh tổng hợp tinh bột sắn…………………..……………30 2.2.4 Công nghệ sản xuất tinh bột sắn……………………………………31 2.2.4.1 Các công đoạn cơ bản……………………….………..………..31 2.2.4.2 Sơ đồ khối quá trình sinh tổng hợp tinh bột sắn….……..……..32 2.2.4.3 Một số phương pháp biến tính tinh bột sắn…………………….33 2.2.4.4 Một số sản phẩm ứng dụng từ tinh bột sắn……………………..33 2.3. Phản ứng đa tụ…………………………………………………………...34 2.3.1 Phản ứng đa tụ có cân bằng……………………………………..….34 2.3.2 Phản ứng đa tụ không cân bằng………………………………...….36 2.3.3 Phản ứng đồng đa tụ…………………………………………….…..37 2.3.4. Phương pháp tổng hợp polyme, copolyme khối và copolyme ghép.38 2.4 Axit……………………………………………………………………….39 2.4.1 Axit lactic (AL)………………………………………………………39 2.4.1.1 Tính chất vật lý…………………………………………………39 2.4.1.2 Phương pháp tổng hợp………………………………………….40 2.4.2 Polylactic axit (PLA)………………………………………………...40 2.4.2.1 Lịnh sử quá trình tổng hợp PLA……………………………….40 2.4.2.2 Khả năng phân huỷ của PLA……………………………….......41 2.4.3 Các phương pháp điều chế PLA từ AL……………………………....42 2.4.3.1 Phương pháp ROP………………………………………………44 2.4.3.2 Phương pháp trùng ngưng AL trong dung dịch có kèm theo sự tách loại nước……………………………………………………………………44 2.4.3.3 Phương pháp nối mạch PLA có phân tử khối thấp thành PLA có phân tử khối lớn bằng các tác nhân kéo dài mạch thích hợp. (PLA biến tính)….45 2.4.3.3.1 PLA biến tính trên cơ sở LA và 1,4 dihydro benzoic axit….46 2.4.3.3.2 PLA biến tính trên cơ sở LA và Mandelic axit...…………..47 2.4.3.3.3 PLA biến tính trên cơ sở LA với Methylen diphenyl diisocyanate (MDI)……………………………………………….……………..48 PLA biến tính trên cơ sở LA với Maleic anhydrit….……….49 PLA biến tính trên cơ sở LA và các diancol khác nhau…….49 Ảnh hưởng của các loại xúc tác khác nhau đến quá trình tổng hợp PLA, PLA biến tính……………………………………………………………50 2.4.5 Ứng dụng của PLA………………………………………………52 2.5 Tạo Blend giữa PLA, PLA biến tính với tinh bột sắn……………….....53 2.5.1 Tạo Blend………………………………………………………...53 2.5.2 Cơ sở cho quá trình phân huỷ Blend…………………………...54 2.5.3 Sử dụng TB trong Blend………….…………………………….54 2.5.3.1 Sử dụng TB như là chất độn……………….………..………..54 2.5.3.2 Sử dụng TB dạng nhiệt dẻo……….………………………….54 Chương 4. Nhiệm vụ của đề tài…………………………………………………56 Chương 5. Các phương pháp thực nghiệp…………………………………...….57 Tài liệu tham khảo..……………………………………………………………..58 CÁC KÝ HIỆU AL Axit lacit. LAL L(+) Axit lactic. DLA D(-)Axit lactic. PLA Polylactic axit. ROP Trùng hợp mở vòng. AM Amilozơ. AP Amilopectin. TBS Tinh bột sắn. TB Tinh bột. MDI Methylen diphenyl diisocyanate. MA Maleic anhydrit. PLLA Poly-L-Lactic axit. LỜI MỞ ĐẦU Các vật liệu polyme tự nhiên như sợi bông, tơ tằm, sợi gai, sợi len được sử dụng làm quần áo, da sinh vật để làm giấy viết.. đã gắn liền với cuộc sống của con người cổ đại. Người Ai Cập cổ đã tìm ra phương pháp điều chế hợp chất cao phân tử được sử dụng làm giấy viết. Công trình này đã mở đầu cho quá trình gia công các vật liệu polyme tự nhiên và bắt đầu nghiên cứu về các hợp chất polyme. Đến năm 1833, Gay Lusac đã tổng hợp được polyeste là polylactit khi đun nóng axit lactic và Bezelius đã đưa ra khái niệm về hợp chất polyme. Từ đó polyme đã chuyển sang thời kỳ tổng hợp thuần tuý hoá học, đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc, tính chất, đặc biệt là nghiên cứu chế tạo các polyme mới có những tính chất ưu việt đáp ứng nhu cầu của con người. Ngày nay các vật liệu trên cơ sở polyme như: chất dẻo,cao su, sợi keo dán, sơn.. đã gắn bó mật thiết với mọi nghành, mọi lĩnh vực của sản xuất và sinh hoạt của con người do những tính chất ưu việt của nó (độ bền cao, khả năng uốn dẻo, độ dãn dài, độ bền kéo đứt cao..) mà khó có vật liệu nào có thể đáp ứng được. Với sự phát triển của nghành công nghiệp hoá dầu, sự nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme rất được quan tâm và chú ý. Đã có hàng trăm chủng loại vật liệu polyme được sáng chế và ứng dụng cho các nghành công nghiệp, nông nghiệp và đời sống con người. Thông qua các con số thống kê, ta mới thực sự đánh giá hết tầm quan trọng của vật liệu polyme. Nếu chỉ tính riêng năm 1996, bình quân đầu người tại các nước công nghiệp phát triển sử dụng 80 – 100 kg polyme, còn các nước đang phát triển là 1-10 kg và con số này hiện nay đã không ngừng tăng lên. Với khoảng 60 – 70 %, các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp đều có liên quan tới vật liệu polyme… Như vậy với sự ra đời của vật liệu polyme là một bước đột phá mới cho các nghành chế tạo vật liệu. Đối với nước ta, nghành gia công chất dẻo mới được xuất hiện từ những năm 1990 nhưng hiện nay đã thực sự phát triển mạnh mẽ. Năm 1990 mức tiêu thụ là 5,7 kg/người, đến năm 2000 con số này đã lên tới 10 kg/ người và hiện nay là 16 kg/người. Lượng tiêu thụ nhựa nhiệt dẻo năm 2000 là 800.000 tấn; năm 2005 là 1.300.000 tấn; dự kiến đến năm 2010 là 2.100.000 tấn. Nếu tính riêng rác thải là túi nilon đã lên tới hàng triệu chiếc mỗi ngày. Đó là những con số khổng lồ, nói nên tầm quan trọng của vật liệu đi từ polyme với con người. Tuy nhiên bên cạnh nhưng ưu điểm tích cực của vật liệu polyme thì những nhược điểm của nó cũng đã được bộc nộ. Các polyme hiện nay phần lớn đều có nguồn gốc từ hoá dầu, một nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt và bất ổn. Tình trạng khan hiếm của dầu mỏ, cùng với sự khai thác cầm chừng và sự biến động của thị trường đã ngày càng đẩy giá dầu lên cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nghành công nghiệp polyme. Mặt khác các vật liệu polyme cực kỳ khó phân huỷ trong môi trường, chúng có thể tồn tại từ hàng chục đến hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên. Ước tính mỗi năm có thêm khoảng 20 – 30 triệu tấn rác polyme trên thế giới và nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu thì con số này sẽ ngày càng tăng lên. Bản thân rác thải polyme không tự gây ra độc hại nhưng số lượng rác thải ngày càng tăng lên và không phân huỷ được sẽ là môi trường cho các loại sinh vật, côn trùng mang mầm bệnh sinh sôi và phát triển làm ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này thực sự là bài toán khó với các nhà khoa học và môi trường học, để đặt ra các phương pháp xử lý chất thải polyme. Hiện nay có 4 phương pháp xử lý chất thải polyme: ٠ Phương pháp thiêu đốt: Đây là một phương pháp cổ điển và rất phổ biến. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trong thành phần của polyme chứa các chất như S, Cl, C…khi đốt sẽ tạo ra các khí độc như: CO2, HCl, H2S…là những khí độc gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người. Do đó, để sử dụng phương pháp này cần phải có thiết bị thiêu đốt hiện đại, hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về các chỉ tiêu khí thải ra môi trường. Phương pháp này chưa thực sự được thực hiện theo đúng các chỉ tiêu về môi trường do các trang thiết bi thiêu đốt còn thiếu và thô sơ. Do chi phí thiêu đốt cao nên nó mới chỉ được áp dụng cho các chất thải polyme từ rác thải bệnh viện, y tế.. ٠ Phương pháp chôn ủ: Phương pháp này thường được ứng dụng cho các loại chất thải rắn thông thường. Tuy nhiên nó hoàn toàn không có tác dụng đối với chất thải polyme vì tốc độ phân huỷ của polyme rất chậm trong tự nhiên. ٠ Phương pháp tái chế: Phương pháp này cũng đang được áp dụng. Tuy nhiên không phải tất cả các loại rác thải polyme có thể tái chế và sử dụng được do các sản phẩm tái chế có chất lượng thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm ban đầu. ٠ Phương pháp chế tạo polyme phân huỷ: Đây là một phương pháp được các nhà khoa học rất quan tâm và được đánh giá là phương pháp tối ưu để xử lý chất thải rắn. Polyme phân huỷ sinh học rất phong phú, đa dạng và có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp và có khả năng tạo compozit, blend với các hợp chất tự nhiên như: tinh bột, sợi tre, bột gỗ…là một hướng đi rất quan trọng. Trước những yêu cầu của thực tiễn đã đặt ra một vấn đề là phải tìm ra một loại vật liệu polyme vừa đảm bảo độ bền cơ lý cao, vừa có khả năng phân huỷ trong điều kiện tự nhiên và đi từ nguồn nguyên liệu không phải từ dầu mỏ, có sẵn trong tự nhiên và có khả năng hồi phục cao. Hiện nay, polylactic axit nổi lên như là một polyme phân huỷ sinh học đã được ứng dụng rất rộng rãi do có những tính chất vượt trội như: Polylactic axit được điều chế từ nguồn tinh bột ( ngô, sắn…), rỉ đường…Ở điều kiện tự nhiên, trong vòng 6 tháng, hơn 90% polyme đã bị phân huỷ. Với sản lượng 140.000 tấn/năm của liên doanh Cargill Dow polymers LLC và các công ty khác, đã đánh dấu bước phát triển của polylactic axit. Ở nước ta với nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào và đa dạng: tinh bột, tinh bột sắn, sợi tre, bột gỗ…là tiềm năng sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học trên cơ sở polylactic axit hoặc blend, compozit của PLA với TB, sợi tre đang là hướng đi mới, quan trọng trong tương lai gần của nghành công nghiệp Việt Nam. Chương 2. Vật liệu Polyme phân hủy sinh học Ngày nay trước những vấn đề về môi trường và sự phát triển bền vững, vật liệu polyme phân huỷ sinh học đã và đang được quan tâm một cách sâu sắc, cùng với sự phát triển trên quy mô rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất bao bì, nông nghiệp, y tế ... Sự phát triển này nhằm mục đích thay thế cho các vật liệu polyme không phân huỷ sinh học, không có khả năng tái chế hay sự tái chế là không mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác các sản phẩm polyme không phân huỷ sinh học được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hoá thạch không có khả năng phục hồi như dầu mỏ, khí tự nhiên, trong khi đó phần lớn các sản phẩm polyme có khả năng phân huỷ sinh học lại đi từ các sản phẩm tự nhiên có khả năng phục hồi cao: tinh bột, xenllulô.. Sự phân huỷ sinh học của vật liệu polyme phụ thuộc vào cấu tạo và thành phần hoá học mà ít phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu. Do vậy vật liệu polyme phân huỷ sinh học có thể đi từ nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Nguồnnguyên liệu tự nhiên bao gồm các nguồn có sẵn như: tinh bột, xelluloza, chitin và chitosan, algenat hoặc các sản phẩm được tổng hợp từ tự nhiên như: gelatin, các polyeste chế tạo nhờ vi khuẩn. Nguồn nguyên liệu tổng hợp được đi từ nguồn không tái tạo là các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên như: polyeste, polycaprolacton, polyamit... Tuy nhiên các sản phẩm này không đáp ứng được các yêu càu cần thiết cho một sản phẩm thương mại nên đã có sự kết hợp giữa polyme tự nhiên và polyme tổng hợp (tạo blend) nhằm tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhất. Vật liệu polyme phân huỷ sinh học thực chất không hoàn toàn phân huỷ sinh học mà còn phân huỷ quang – sinh học, thuỷ phân sinh học, bẻ gãy sinh học.. và được nhìn nhận dưới tên chung là: Polyme phân huỷ trong môi trường. Sự phân huỷ này được xét trên góc độ cơ chế phân huỷ cuả vật liệu: Phân huỷ sinh học. Chôn ủ. Phân huỷ thuỷ phân sinh học. Phân huỷ quang - sinh học. Bẻ gãy quang học. 1.1 Phân huỷ sinh học Theo hiệp hội tiêu chuẩn thử nghiệm và vật liệu Mỹ (ASTM) định nghĩa phân huỷ sinh học là khả năng xảy ra phân huỷ thành CO2, khí metan CH4, nước, các hợp chất vô cơ hoặc sinh khối, trong đó cơ chế áp đảo là tác động của enzym của vi sinh vật được xác định bằng các thí nghiệm chuẩn đã phản ánh được các điều kiện phân huỷ của vật liệu. Để đánh giá hoàn thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân huỷ của vật liệu tiêu chuẩn ASTM đã được nghiên cứu trong các môi trường khác nhau như: trong môi trường đất là ASTM – D5525, trong môi trường nước là ASTM – D5437, trong môi trường giàu dưỡng chất là ASTM – D5338.. Phân huỷ sinh học là phân huỷ do hoạt động do vi sinh vật gây ra, đặc biệt là do hoạt động của enzym dẫn đến sự thay đổi lớn về cấu trúc hoá học của vật liệu do sự bẻ gãy các mạch và tạo môi trường đồng hoá cho vi sinh vật phát triển. Về cơ bản sự phân huỷ của polyme phân huỷ sinh học cần một thời gian nhất định trong môi trường ẩm, có không khí, có khả năng sinh sản. Tốc độ phân huỷ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hình dạng, kích thước, độ dày của vật liệu và môi trường phây huỷ. Các sản phẩm có kích thước mỏng như bao bì, túi, vỏ hộp cần khoảng 3 đến 6 tháng để phân huỷ, trong khi đó các sản phẩm có kích thước dày như tấm, khay đựng thực phẩm, dao, nĩa..phải mất một năm để phân huỷ.(2). 1.2 Tác nhân gây phân huỷ sinh học. 1.2.1 Vi sinh vật Có hai loại vi sinh vật gây phân huỷ sinh học đáng quan tâm nhất là nấm và vi khuẩn. 2.2.1.1 Nấm Nấm là những vi sinh vật rất quan trọng gây ra sự phân huỷ của vật liệu. Sự phân huỷ là kết quả do các enzym được sản xuất ra từ nấm, các enzym này phá vỡ hợp chất hữu cơ để cung cấp thức ăn có trong thành phần polyme. Điều kiện môi trường là rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu và hoạt động phân huỷ của nấm như: môi trường có khí, độ ẩm cao, nhiệt độ khoảng 50 °C cùng với sự có mặt của vật liệu cung cấp thức ăn. Với hơn 80000 chủng nấm đã được biết tới thì chủng nấm Fusarium L203 đã được thử nghiệm và cho hiệu quả phân huỷ tối ưu cho vật liệu đang được nghiên cứu dưới đây. 1.2.1.2 Vi khuẩn Schyzomcetes, một loại vi khuẩn có vai trò quyết định trong mối quan hệ với nấm, làm suy giảm polyme. Hoạt động của vi khuẩn chỉ đơn thuần là sản xuất ra enzym, phá huỷ các hợp chất hữu cơ để tạo ra thức ăn. Vi khuẩn tồn tại trong đất ở dạng yếm khí hoặc hiếu khí là tác nhân quan trọng làm suy giảm vật liệu, đặc biệt ảnh hưởng đến tuổi thọ cây bông, sản phẩm gỗ, phân huỷ sợi. 1.2.1.3 Enzym Enzym thực chất là xúc tác sinh học có cơ chế hoạt động giống như xúc tác hoá học. Khi giảm năng lượng hoạt hoá xuống, chúng có thể tăng tốc độ phản ứng. Với sự có mặt của Enzym, tốc độ phản ứng có thể được tăng lên 10 – 10 lần. Đa phần các Enzym là những protêin có mạch polypeptit cấu trúc dạng phức ba chiều. Hoạt động của Enzym có liên quan mật thiết đến cấu trúc, cấu hình. Cấu trúc ba chiều của emzym có dạng gấp khúc và dạng túi, tạo ra các vùng bề mặt với cấu trúc bậc một đặc trưng (nghĩa là có đuôi aminoaxit đặc trưng) tạo nên bề mặt hoạt động. Tại bề mặt hoạt động có sự tương tác giữa enzym với hợp chất nền, dẫn tới phản ứng hoá học, tạo ra ssản phẩm đặc biệt. Để có sự hoạt động tối ưu, enzym phải kết hợp với các yếu tố bổ trợ như các ion kim loại: Na, K ,Ca , Mg, Zn…Các yếu tố bổ trợ hữu cơ cũng được gọi là coenzym và chúng có thể thay đổi về cấu trúc. Sự tiếp xúc ban đầu giữa enzym và chất nền tạo ra sự điều chỉnh tối ưu tại vùng hoạt hoá, tạo nên khả năng liên kết cực đại enzym - hợp chất của vật liệu. Thông thường đồng tương tác tạo ra những thay đổi này khi gắn với enzym. Enzym có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau nhưng điển hình là theo cơ chế oxy hoá sinh học và thuỷ phân sinh học.(2). 1.3 Các loại polyme phân huỷ sinh học Các loại polyme phân huỷ sinh học bao gồm: - Polyme có nguồn gốc tự nhiên: ◦ Tinh bột. ◦ Xenlulozơ. ◦ Algrinat. ◦ Chitin và Chitosan. ◦ Gelatin. Các loại polyme tự nhiên thường có giá thành rẻ( tinh bột sắn có giá 5000 vnđ/kg ). - Polyme có nguồn gốc tổng hợp: ◦ Polyeste: Poly glycolic axit (PGA), Poly glycolic axit co-lactic axit (PGA/PL), Polylactic axit (PLA), Polybutylen succinat, Polyhydroxyalcanoat (PHA). ◦ Polycacprolacton (PCL). ◦ Polyamit. ◦Polyuretan – polyure: đi từ polycacprolacton diol, hợp chất diisocyanat. ◦ Polyme mạch chính chứa cacbon: Polyvinyl axetat (PVA), Poly acrylat. - Các loại polyme phân huỷ sinh học khác: ◦ Poly tan trong nước. ◦ Nhựa phân huỷ quang. ◦ Hạt phụ gia kiểm soát phân huỷ. ◦ Polyme có mạch chính dễ bị phân huỷ. Các polyme tự nhiên có khẳ năng phân huỷ cao tuy nhiên lại có tính chất cơ lý kém hơn nhiều so với các polyme tổng hợp. Do đó ít được ứng dụng làm các loại vật liệu mà thường được sử dụng làm thực phẩm. Các loại polyme tổng hợp có hoặc không có khẳ năng phân huỷ sinh học thi có giá thành rất cao, do đi từ các nguồn nguyên liệu hoá thạch không có khẳ năng tái tạo. Do vậy nếu kết hợp 3 yếu tố: khả năng phân huỷ sinh học, khả năng ứng dụng làm vật liệu và giá thành kinh tế thì giải pháp tối ưu được đưa ra là tạo blend giữa polyme tự nhiên và polyme tổng hợp. Giải pháp này xuất hiện theo hai hướng: - Tạo blend giữa polyme tự nhiên với polyme tổng hợp trơ. - Tạo blend giữa polyme tự nhiên với polyme tổng hợp ( dạng nguyên thuỷ hoặc dạng biến tính) có khả năng phân huỷ sinh học. Trong hai hướng đi đó, chúng tôi đã lựa chọn hướng đi thứ hai trên cơ sở tinh bột sắn và polylactic axit dạng tinh khiết và dạng biến tính, do blend này tạo ra sản phẩm có khả năng phân huỷ hoàn toàn trong môi trường và đáp ứng được một số chỉ tiêu kỹ thuật ( sẽ được giới thiệu ở phần sau). 1.4 Ứng dụng của polyme phân huỷ Hiện nay polyme phân huỷ sinh học đã trở thành một sản phẩm thương mại quan trọng, được ứng dụng cho các mục đích khác nhau chủ yếu là cho các lĩnh vực: y học, nông nghiệp và bao bì. Tuy nhiên do giá thành sản phẩm còn cao và các đặc tính chuyên dụng nên nó chủ yếu được ứng dụng trong y học, nhưng tiềm năng phát triển ứng dụng trong nông nghiệp và bao bì là rất triển vọng.(2). 1.4.1 Ứng dụng trong y học Chất dẻo phân huỷ sinh học đã được ứng dụng làm chỉ khâu tự tiêu, thử nghiệm làm mô cấy phẫu thuật mạch máu và chỉnh hình, làm mô mềm dạng viên nang giúp nhả chậm thuốc lâu dài và có khả năng điều khiển trong cơ thể. Thuật ngữ vật liệu sinh học chỉ những vật liệu phân huỷ sinh học dùng trong y học có khả năng tương thích sinh học với cơ thể con người. Nhìn chung vật liệu sinh học được ứng dụng trong: ٠ Thay thế các mô bị bệnh hoặc không còn khả năng hoạt động: làm khớp nhân tạo, van tim, động mạch, răng giả.. ٠ Trợ giúp mô hồi phục, bao gồm chỉ khâu, hồi phục xương gẫy, gân, dây chằng… ٠ Giải phóng thuốc vào cơ thể: viên nang bao thuốc. 1.4.2 Ứng dụng trong nông nghiệp Trong những năm 1930 – 1940, màng mỏng chất dẻo đã được ứng dụng trong nông nghiệp làm màng phủ che đất, hom ươm cây…Màng chất dẻo này có tác dụng giữ hơi ẩm cho đất, ngăn chặn cỏ dại phát triển, có tác dụng ổn định đất, tránh sự phát triển của sinh vật có hại vì vậy tăng tốc độ phát triển cho cây trồng. Các chất dẻo làm màng phân huỷ thông dụng như LPDE, polyvinylclorit (PVC), polybutylen (PB) và copolyme của etylen-vinylaxetat. Tuy nhiên bản thân các chất dẻo này hầu như không bị phân huỷ trong đất sau khi sử dụng. Do đó, các chất dẻo phân huỷ sinh học bắt đầu được sử dụng rộng rãi để làm màng che phủ cho đất nông nghiệp nhờ khả năng tự phân huỷ sau một thời gian nhất định dưới tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các vi sinh vật trong đất mà không hại cho các mùa vụ tiếp theo. Các màng mỏng chất dẻo có thể bị phân huỷ quang và phân huỷ sinh học. Để vật liệu có khả năng phân huỷ quang, người ta thường đưa thêm các chất dẻo hợp chất dibutyl dithiocacbamat sắt phối hợp với dibutyl dithiocacbamat kẽm. Tỉ lệ phối trộn được điều chỉnh sao cho khi cây phát triển thì chất dẻo bắt đầu bị phân huỷ. Với màng mỏng phân huỷ trên cơ