1. Lý do lựa chọn đềtài :
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nền kinh tếcủa Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng làm phát sinh những vấn đềtiêu
cực như: tình trạng ô nhiễm môi trường đã ởmức báo động, tình hình dịch bệnh gia tăng, nhiều căn
bệnh lạxuất hiện mà chưa có thuốc chữa. Tác động của môi trường, gia tăng dịch bệnh, cộng với
sựgia tăng dân sốvẫn ởmức cao trong thời gian qua, đã làm cho nhu cầu vềthuốc chữa bệnh của
người dân không ngừng tăng cao, cảvềsốlượng và chất lượng. Theo đánh giá của Phòng Phân tích
Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy, cùng với tốc độtăng trưởng GDP, chi tiêu bình
quan đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho y tếvà chăm sóc sức khỏe cũng
tăng theo. Trong khoảng thời gian 5 năm, chi tiêu y tếbình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng
hơn gấp đôi, từ6 USD/người (năm 2001) lên đến 13 USD/người (năm 2007) và tiếp tục có xu
hướng tăng trong những năm tới. Dựbáo những năm sắp tới nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh
của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân 20%/ năm. Mặc dù vậy, con sốnày được
đánh giá vẫn còn ởmức trung bình thấp so với khu vực (nguồn: BMI). Vậy có một sốcâu hỏi được
đặt ra là: Hiện nay tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Dược trong nước đang được tiến hành
nhưthếnảo? Đã đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu? Chiếm lĩnh được bao nhiêu thịphần?
Đặc biệt đối với những doanh nghiệp Dược, mới gia nhập ngành hoặc mới được tái cơcấu đã xây
dựng chiến lược kinh doanh nhưthếnào để" đứng vững được trên đôi chân của mình". Do đó,
dưới góc độcủa một người công tác trong cơquan quản lý nhà nước, và nhất là sau gần hai năm
tham dựkhóa học MBA, từnhững kiến thức đã được học tập nghiên cứu, nắm bắt thông tin và nhìn
vào thực tếsựphát triển của các Công ty trong ngành Dược nói chung và Công ty cổphần dược
phẩm Yên Bái nói riêng, bản thân tôi muốn vận dụng những kiến thức đã được đềcập ởmôn học
quản trịchiến lược, cũng nhưcác môn học khác vào thực tiễn tại Công ty Cổphần dược phẩm Yên
Bái, một đơn vị được đánh giá là có tiềm năng phát triển trong tương lai qua đó để đánh giá, phân
tích chiến lược hiện tại và có một sốgợi ý, đềxuất cho chiến lược của Công ty trong giai đoạn tiếp
theo.
2. Đối tượng nghiên cứu : Đềtài này dựa trên mô hình Dựán Delta và khung bản đồchiến
lược đểnghiên cứu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổphần dược phẩm
Yên Bái (YPHARCO), một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông và phân phối
thuốc.
3. Mục đích nghiên cứu : Như đã nêu ởphần trên, nhu cầu sửdụng các sản phẩm thuốc
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao và là bền vững ngay cảtrong thời kỳkinh tế
khủng khoảng. Trong 2 thập niên vừa qua, ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam đã có bước phát
triển tốt, cảnước đã có trên 100 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO với mức độtăng trưởng bình
quân trên 18%/năm. Một sốdoanh nghiệp đã bước đầu xuất khẩu thuốc ra thịtrường nước ngoài.
Ngành dược Việt Nam đã sản xuất và cung ứng hầu hết các nhóm thuốc Generic (hết bảo hộ độc
quyền) cung cấp cho các cơsởy tếvà người dân. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất dược phẩm của
nước ta có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư
đúng mức, hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu, thiếu các ngành công nghiệp phụtrợcho ngành
công nghiệp dược. Mặt khác, với xu thếchuyển dịch công nghiệp bào chếtừcác nước phát triển
sang các nước châu Á, ngành dược Việt Nam sẽbịtác động mạnh bởi nguồn dược phẩm từcác
nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, nếu chúng ta không khẩn trương đầu tưhiện đại
hóa công nghiệp dược. Thách thức đối với các doanh nghiệp là phải có các sản phẩm chất lượng
cao, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam. Trong 93 doanh
nghiệp sản xuất tân dược hiện nay chỉcó 77 đơn vị đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc
(GMP), còn toàn bộ78 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược chưa đạt. Và để đạt mục tiêu đến
ngày 30/6/2008 tất cảcác doanh nghiệp sản xuất thuốc phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
thuốc là rất khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất tân dược lại phân bốkhông đều trên toàn quốc,
tập trung chủyếu ởvùng Đông Nam Bộ(72), sau đó đến vùng Đồng bằng sông Hồng (57), sông
Cửu Long (19), vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộchỉcó 7 doanh nghiệp sản xuất thuốc và chưa có
nhà máy nào đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc. Theo thống kê, hiện nay, sản xuất thuốc
nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Song một thực tế đang diễn ra đó là giá thuốc vẫn
không ngừng tăng cao, thuốc ngoại “đè bẹp” thuốc nội. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp dược
Việt Nam đang tập trung đầu tưmạnh mẽcho các nhà máy dược phẩm với công nghệhiện đại để
không bị“thua trên sân nhà”. Tuy nhiên, bên cạnh sựthành công thì bắt đầu đã bộc lộnhững vấn
bất cập của các công ty ngành dược, nếu không được chỉra và có những giải pháp hiệu quảthì sự
tồn tại và phát triển của các công ty này sẽkhông mang lại những kết quảnhưmong muốn.
Thông qua việc học tập, nghiên cứu mô hình dựán Delta và khung bản đồchiến lược từmôn
quản trịchiến lược, tôi hy vọng sẽtìm hiểu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty
Cổphần dược phẩm Yên Bái dựa trên các mô hình đó, xem chiến lược mà công ty đưa ra đã hợp lý
chưa? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu? Từ đó tôi sẽgợi ý, đềxuất một sốý kiến của mình vềchiến
lược của Công ty Cổphần Yên Bái trong thời gian tới, với mong muốn sẽgiúp ban lãnh đạo công
ty có một cái nhìn toàn diện, dựa trên cơsởkhoa học, đểtừ đó quyết định cho mình một chiến lược
kinh doanh hiệu quả.
4. Nhiệm vụnghiên cứu : Đểthực hiện hoàn thành đồán này, tác giảphải thực hiện một số
nhiệm vụsau đây :
Trước hết, phải nghiên cứu đểnắm chắc mô hình mô hình Delta và khung bản đồchiến
lược đểxem đó là hai công cụquan trọng để đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Công
ty cổphần dược phẩm Yên Bái.
Tiếp theo sẽtiến hành khảo sát thực tiễn, cụthểtrong đồán này, trên cơsởlý thuyết mô
hình Delta Project và Bản đồchiến lược để đánh giá bức tranh toàn cảnh vềthực trạng chiến lược
kinh doanh của Công ty Cổphần dược phẩm Yên Bái là công ty thuộc ngành sản xuất và lưu thông,
phân phối thuốc, theo mô hình Delta và khung bản đồchiến lược. Đểthực hiện được nhiệm vụnày
ngoài việc tập trung tìm hiểu sốliệu hiện có của Công ty Cổphần dược phẩm Yên Bái là chính (tài
liệu thứcấp). Nghiên cứu nội dung một sốbài viết đăng trên các báo, tạp chí vềCông ty cổphần
dược phẩm Yên Bái, cũng nhưtình hình hoạt động chung của các công ty ngành dược. Bên cạnh
đó, tôi cũng đã tiến hành tựkhảo sát, phỏng vấn một sốcá nhân là lãnh đạo Công ty, công nhân
công ty, và lấy ý kiến các đồng nghiệp qua thảo luận nhóm đểphục vụcho mục đích bài luận của
mình là đánh giá, phân tích thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổphần dược
phẩm Yên Bái. Trên cơsở đó để đưa ra những nhận xét thật khách quan về điểm mạnh, điểm yếu
trong chiến lược kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện tại.
Và cuối cùng là căn cứvào việc phân tích, đánh giá, tác giảsẽ đưa ra ý kiến đềxuất ý kiến
cải tiến đối với Công ty cổphần Dược phẩm Yên Bái, đến năm 2015, theo mô hình Delta và
khung bản đồchiến lược.
5. Một sốcâu hỏi đặt ratrong quá trình lựa chọn đềtài và nghiên cứu, phân tích : Trong quá
trình nghiên cứu đểthực hiện đềtài này, bản thân tác giả đã phải nêu ra rất nhiều các câu hỏi khác
nhau để đi tìm câu trảlời, cụthểnhư: Liệu có công cụnào có thể đánh giá chiến lược kinh doanh
của một doanh nghiệp không? Thực trạng chiến lược của Công ty cổphần dược phẩm Yên Bái hiện
nay nhưthếnào? Mô hình Delta và khung bản đồchiến lược có phải là công cụduy nhất để đánh
giá chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp không? Chiến lược hiện tại của Công ty cổphần
dược phẩm Yên Bái đã thực sựphù hợp đối với điều kiện thực tếcủa nó hay chưa?Liệu theo quan
điểm của mô hình Denlta và bản đồchiến lược thì đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu của Công
ty cổphần dược phẩm Yên Bái? Nếu theo mô hình Delta và bản đồchiến lược thì chiến lược kinh
doanh mới của Công ty cổphần dược phẩm Yên Bái sẽnhưthếnào?
6. Kết quảdựkiến : Thông qua việc phân tích chiến lược của Công ty cổphần Dược
phẩm Yên Bái, dựa vào mô hình Delta Project và bản đồchiến lược và các công cụhỗtrợkhác,
tác giảhy vọng sẽmô tả được thực trạng chiến lược của Công ty cổphần dược phẩm Yên Bái, chỉ
rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược hiện tại. Đưa ra được những đê xuất đểxây
dựng được chiến lược của Công ty cổphần dược phẩm Yên Bái đến năm 2015 thông qua các công
cụQuản trịchiến lược đã nghiên cứu. Trình bày một cách tổng quát, khoa học tiến trình, kếhoạch
thực thi chiến lược của Công ty cổphần dược phẩm Yên Bái đến 2015 một cách hiệu quảnhất.
7. Giới thiệu bốcục của đồán : Đềtài này gồm có 46 trang ( cảtrang bìa và phần phụlục)
được chia làm 6 chương, phần kết luận và hệthống các bảng biểu phụlục. Chương I là phần mở
đầu. Chương II : Tổng quan vềlý thuyết. Chương III: Phương pháp nghiên cứu. Chương IV: Phân
tích chiến lược hiện tại của YPHARCO. Chương V: Đánh giá chiến lược hiện tại của YPHARCO.
Chương VI : Đềxuất kiến nghịcải tiến chiến lược kinh doanh của YPHARCO theo mô hình Delta
và khung bản đồchiến lược.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái dựa vào mô hình delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
June Intake, 2009
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Nhập học: 6/2009
Subject code (Mã môn học): MGT 510
Subject name (Tên môn học): Quản trị chiến lược
Tên đồ án: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty
cổ phần dược phẩm Yên Bái dựa vào mô hình Delta và
bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2015.
Student Name (Họ tên học viên): Hà Đức Anh
Student ID No (Mã số học viên) : E0900066
1
TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn
HELP
MBA
√
Họ tên học viên : Hà Đức Anh
Khóa học (thời điểm nhập học) : Tháng 6/2009
Môn học : Quản trị chiến lược
Mã môn học : MGT 510
Họ tên giảng viên : Mr Ravi Varmman Kanniappan
Đồ án
: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty cổ
phần dược phẩm Yên Bái, dựa vào mô hình
Delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm
2015.
Hạn nộp : 10/01/2011
Số từ : 8.758
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan
đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra.
Ngày nộp bài: ……………..................... Chữ ký: …………….................................
LƯU Ý
• Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký
• Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên
2
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Lý do lựa chọn đề tài :
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Một số câu hỏi đặt ra
6. Kết quả dự kiến
7. Giới thiệu bố cục của đồ án
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược :
3. Những công cụ chủ yếu sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược :
3.1- Mô hình căn bản của quản trị chiến lược : ( Như hình vẽ 2 trong phần phụ lục)
3.2. Hai công cụ cơ bản để nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty:
3.2.1- Mô hình Delta Project
3.2.2 Bản đồ chiến lược
3.2.3 Các công cụ hỗ trợ khác bao gồm :
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu cơ bản
3. Tóm tắt quy trình nghiên cứu
CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦA YPHARCO :
1. Giới thiệu về công ty
2. Sơ đồ về tổ chức của YPHARCO
3. Định vị chiến lược của YPHARCO :
3.1. Lựa chọn chiến lược
3.2. Tầm nhìn - Sứ mệnh
3.3. Giá trị cốt lõi:
4. Phân tích, đánh giá chiến lược hiện tại của YPHARCO thông qua các yếu tố cơ bản của mô hình
Delta Project và Bản đồ chiến lược :
4.1- Phạm vi kinh doanh
4
4.2 -Hiệu quả hoạt động
4.3- Đổi mới cải tiến
4.4-Xác định khách hàng mục tiêu
4.5 -Về mặt nội tại
4.6 -Về mặt tài chính
4.7 Về mặt khách hàng:
4.8 Về khả năng học hỏi và phát triển
5- Vẽ mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược hiện tại của YPHARCO :
5.1 Mô hình Delta Project hiện tại của YPHARCO
5.2 Bản đồ chiến lược hiện tại của YPH ARCO
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CỦA YPHARCO VÀ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH.
1. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của YPHARCO:
1. 1- Xác định vị trí cạnh tranh
1.2. Cơ cấu ngành
2- Đánh giá chiến lược kinh doanh của YPHARCO
3. Đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh của YPHARCO đến năm 2015
3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh qua mô hình Delta Project
3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh bằng Bản đồ chiến lược
3.3 Những đề xuất đối với YPHARCO trong thời gian tới :
CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỀ XUẤT ĐẾN
NĂM 2015
KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC:
- Hình 1: Sơ đồ 5 nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược
- Hình 2: Mô hình căn bản của quản trị chiến lược
- Hình 3: Mô hình Delta Project
- Hình 4 : Bản đồ chiến lược
- Hình 5 : Mô hình PEST
- Hình 6: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER
- Hình 7: Sở đồ tổ chức của Công ty YPHARCO
- Hình 8: Sơ đồ 5 thế lực cạnh tranh vào thực tế của YPHARCO
- Mẫu phiếu phỏng vấn, khảo sát thu thập thông tin.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
LỜI CẢM ƠN
Em xin được trân trọng cảm ơn các thày cô giáo ở trường Đại học HELP, các thày cô giáo
của khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, đặc biệt là thày Nguyễn Văn
Minh, thày Đào Tùng là những người đã trực tiếp hướng dẫn cho em thực hiện đồ án này. Em cũng
xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái cùng các cán bộ, nhân viên công ty
đã giúp đỡ để có được những thông tin cần thiết phục vụ nội dung đồ án. Xin cảm ơn các thành
viên trong lớp EV9 đã tích cực thảo luận để có thêm nhiều thông tin giúp em trong quá trình học
tập và làm đồ án.
TÓM TẮT
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khó lường như hiện nay, chiến lược phát triển
kinh doanh của một doanh nghiệp nếu được xây dựng, thực thi tốt sẽ là nhân tố quyết định sự tồn
tại, phát triển hay bứt phá của doanh nghiệp. Để có được bức tranh chân thực về chiến lược của
doanh nghiệp các nhà quản trị sử dụng các công cụ để đánh giá thực trạng chiến lược của đơn vị
mình từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Đề tài này sử dụng Mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ khác trong môn
học Quản trị chiến lược để đánh giá thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ
phàn dược phẩm Yên Bái (YPHARCO). Qua kết quả thu được sẽ có các đề xuất điều chỉnh lại
chiến lược của Công ty đến năm 2015 nhằm mục đích xác định, hạn chế các mặt còn yếu kém, cải
tiến và phát huy những thế mạnh của đơn vị này, đưa Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái trở
thành một trong những công ty trong ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, mở rộng
thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường thế giới. .
6
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM YÊN BÁI DỰA VÀO MÔ
HÌNH DELTA VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC, ĐỀ XUẤT ĐẾN NĂM 2015
CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Lý do lựa chọn đề tài :
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng làm phát sinh những vấn đề tiêu
cực như: tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động, tình hình dịch bệnh gia tăng, nhiều căn
bệnh lạ xuất hiện mà chưa có thuốc chữa. Tác động của môi trường, gia tăng dịch bệnh, cộng với
sự gia tăng dân số vẫn ở mức cao trong thời gian qua, đã làm cho nhu cầu về thuốc chữa bệnh của
người dân không ngừng tăng cao, cả về số lượng và chất lượng. Theo đánh giá của Phòng Phân tích
Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chi tiêu bình
quan đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến nhu cầu chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe cũng
tăng theo. Trong khoảng thời gian 5 năm, chi tiêu y tế bình quân mỗi người tại Việt Nam đã tăng
hơn gấp đôi, từ 6 USD/người (năm 2001) lên đến 13 USD/người (năm 2007) và tiếp tục có xu
hướng tăng trong những năm tới. Dự báo những năm sắp tới nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh
của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân 20%/ năm. Mặc dù vậy, con số này được
đánh giá vẫn còn ở mức trung bình thấp so với khu vực (nguồn: BMI). Vậy có một số câu hỏi được
đặt ra là: Hiện nay tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Dược trong nước đang được tiến hành
như thế nảo? Đã đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu? Chiếm lĩnh được bao nhiêu thị phần?
Đặc biệt đối với những doanh nghiệp Dược, mới gia nhập ngành hoặc mới được tái cơ cấu đã xây
dựng chiến lược kinh doanh như thế nào để " đứng vững được trên đôi chân của mình". Do đó,
dưới góc độ của một người công tác trong cơ quan quản lý nhà nước, và nhất là sau gần hai năm
tham dự khóa học MBA, từ những kiến thức đã được học tập nghiên cứu, nắm bắt thông tin và nhìn
vào thực tế sự phát triển của các Công ty trong ngành Dược nói chung và Công ty cổ phần dược
phẩm Yên Bái nói riêng, bản thân tôi muốn vận dụng những kiến thức đã được đề cập ở môn học
quản trị chiến lược, cũng như các môn học khác vào thực tiễn tại Công ty Cổ phần dược phẩm Yên
Bái, một đơn vị được đánh giá là có tiềm năng phát triển trong tương lai qua đó để đánh giá, phân
tích chiến lược hiện tại và có một số gợi ý, đề xuất cho chiến lược của Công ty trong giai đoạn tiếp
theo.
2. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài này dựa trên mô hình Dự án Delta và khung bản đồ chiến
lược để nghiên cứu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm
Yên Bái (YPHARCO), một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông và phân phối
thuốc.
7
3. Mục đích nghiên cứu : Như đã nêu ở phần trên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao và là bền vững ngay cả trong thời kỳ kinh tế
khủng khoảng. Trong 2 thập niên vừa qua, ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam đã có bước phát
triển tốt, cả nước đã có trên 100 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO với mức độ tăng trưởng bình
quân trên 18%/năm. Một số doanh nghiệp đã bước đầu xuất khẩu thuốc ra thị trường nước ngoài.
Ngành dược Việt Nam đã sản xuất và cung ứng hầu hết các nhóm thuốc Generic (hết bảo hộ độc
quyền) cung cấp cho các cơ sở y tế và người dân. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất dược phẩm của
nước ta có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư
đúng mức, hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu, thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành
công nghiệp dược. Mặt khác, với xu thế chuyển dịch công nghiệp bào chế từ các nước phát triển
sang các nước châu Á, ngành dược Việt Nam sẽ bị tác động mạnh bởi nguồn dược phẩm từ các
nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, nếu chúng ta không khẩn trương đầu tư hiện đại
hóa công nghiệp dược. Thách thức đối với các doanh nghiệp là phải có các sản phẩm chất lượng
cao, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam. Trong 93 doanh
nghiệp sản xuất tân dược hiện nay chỉ có 77 đơn vị đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc
(GMP), còn toàn bộ 78 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược chưa đạt. Và để đạt mục tiêu đến
ngày 30/6/2008 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
thuốc là rất khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất tân dược lại phân bố không đều trên toàn quốc,
tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (72), sau đó đến vùng Đồng bằng sông Hồng (57), sông
Cửu Long (19), vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ chỉ có 7 doanh nghiệp sản xuất thuốc và chưa có
nhà máy nào đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc. Theo thống kê, hiện nay, sản xuất thuốc
nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Song một thực tế đang diễn ra đó là giá thuốc vẫn
không ngừng tăng cao, thuốc ngoại “đè bẹp” thuốc nội. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp dược
Việt Nam đang tập trung đầu tư mạnh mẽ cho các nhà máy dược phẩm với công nghệ hiện đại để
không bị “thua trên sân nhà”. Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công thì bắt đầu đã bộc lộ những vấn
bất cập của các công ty ngành dược, nếu không được chỉ ra và có những giải pháp hiệu quả thì sự
tồn tại và phát triển của các công ty này sẽ không mang lại những kết quả như mong muốn.
Thông qua việc học tập, nghiên cứu mô hình dự án Delta và khung bản đồ chiến lược từ môn
quản trị chiến lược, tôi hy vọng sẽ tìm hiểu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty
Cổ phần dược phẩm Yên Bái dựa trên các mô hình đó, xem chiến lược mà công ty đưa ra đã hợp lý
chưa? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu? Từ đó tôi sẽ gợi ý, đề xuất một số ý kiến của mình về chiến
lược của Công ty Cổ phần Yên Bái trong thời gian tới, với mong muốn sẽ giúp ban lãnh đạo công
ty có một cái nhìn toàn diện, dựa trên cơ sở khoa học, để từ đó quyết định cho mình một chiến lược
kinh doanh hiệu quả.
8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện hoàn thành đồ án này, tác giả phải thực hiện một số
nhiệm vụ sau đây :
Trước hết, phải nghiên cứu để nắm chắc mô hình mô hình Delta và khung bản đồ chiến
lược để xem đó là hai công cụ quan trọng để đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Công
ty cổ phần dược phẩm Yên Bái.
Tiếp theo sẽ tiến hành khảo sát thực tiễn, cụ thể trong đồ án này, trên cơ sở lý thuyết mô
hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để đánh giá bức tranh toàn cảnh về thực trạng chiến lược
kinh doanh của Công ty Cổ phần dược phẩm Yên Bái là công ty thuộc ngành sản xuất và lưu thông,
phân phối thuốc, theo mô hình Delta và khung bản đồ chiến lược. Để thực hiện được nhiệm vụ này
ngoài việc tập trung tìm hiểu số liệu hiện có của Công ty Cổ phần dược phẩm Yên Bái là chính (tài
liệu thứ cấp). Nghiên cứu nội dung một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí về Công ty cổ phần
dược phẩm Yên Bái, cũng như tình hình hoạt động chung của các công ty ngành dược. Bên cạnh
đó, tôi cũng đã tiến hành tự khảo sát, phỏng vấn một số cá nhân là lãnh đạo Công ty, công nhân
công ty, và lấy ý kiến các đồng nghiệp qua thảo luận nhóm để phục vụ cho mục đích bài luận của
mình là đánh giá, phân tích thực trạng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần dược
phẩm Yên Bái. Trên cơ sở đó để đưa ra những nhận xét thật khách quan về điểm mạnh, điểm yếu
trong chiến lược kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện tại.
Và cuối cùng là căn cứ vào việc phân tích, đánh giá, tác giả sẽ đưa ra ý kiến đề xuất ý kiến
cải tiến đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái, đến năm 2015, theo mô hình Delta và
khung bản đồ chiến lược.
5. Một số câu hỏi đặt ra trong quá trình lựa chọn đề tài và nghiên cứu, phân tích : Trong quá
trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này, bản thân tác giả đã phải nêu ra rất nhiều các câu hỏi khác
nhau để đi tìm câu trả lời, cụ thể như: Liệu có công cụ nào có thể đánh giá chiến lược kinh doanh
của một doanh nghiệp không? Thực trạng chiến lược của Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái hiện
nay như thế nào? Mô hình Delta và khung bản đồ chiến lược có phải là công cụ duy nhất để đánh
giá chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp không? Chiến lược hiện tại của Công ty cổ phần
dược phẩm Yên Bái đã thực sự phù hợp đối với điều kiện thực tế của nó hay chưa?Liệu theo quan
điểm của mô hình Denlta và bản đồ chiến lược thì đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu của Công
ty cổ phần dược phẩm Yên Bái? Nếu theo mô hình Delta và bản đồ chiến lược thì chiến lược kinh
doanh mới của Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái sẽ như thế nào?
6. Kết quả dự kiến : Thông qua việc phân tích chiến lược của Công ty cổ phần Dược
phẩm Yên Bái, dựa vào mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác,
tác giả hy vọng sẽ mô tả được thực trạng chiến lược của Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái, chỉ
rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược hiện tại. Đưa ra được những đê xuất để xây
9
dựng được chiến lược của Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái đến năm 2015 thông qua các công
cụ Quản trị chiến lược đã nghiên cứu. Trình bày một cách tổng quát, khoa học tiến trình, kế hoạch
thực thi chiến lược của Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái đến 2015 một cách hiệu quả nhất.
7. Giới thiệu bố cục của đồ án : Đề tài này gồm có 46 trang ( cả trang bìa và phần phụ lục)
được chia làm 6 chương, phần kết luận và hệ thống các bảng biểu phụ lục. Chương I là phần mở
đầu. Chương II : Tổng quan về lý thuyết. Chương III: Phương pháp nghiên cứu. Chương IV: Phân
tích chiến lược hiện tại của YPHARCO. Chương V: Đánh giá chiến lược hiện tại của YPHARCO.
Chương VI : Đề xuất kiến nghị cải tiến chiến lược kinh doanh của YPHARCO theo mô hình Delta
và khung bản đồ chiến lược.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Một số khái niệm cơ bản:
Trong nội dung đề tài này, chiến lược được hiểu như là phương hướng và quy mô của một tổ
chức trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các
nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các
nhà góp vốn. Hay nói cách khác, chiến lược là: Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài
hạn. Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp
thực hiện trên thị trường đó. Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ
cạnh tranh trên những thị trường đó . Những nguồn lực nào cần phải có để có thể cạnh tranh được.
Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là
gì. Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp
ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng
lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định
chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng
trong “tuyên bố sứ mệnh”. Chiến lược kinh doanh, liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một
doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến
định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh
so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới. Quản trị chiến lược chính là khoa học
và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực
hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể
đạt được các mục tiêu dài hạn của nó.
2. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược :
Một là phải xác định tầm nhìn chiến lược, bao gồm việc phải tư duy một cách chiến lược về
kế hoạch kinh doanh trong tương lai của Công ty; Vẽ sơ đồ hành trình cho tương lai; Quyết định
10
chọn vị trí kinh doanh trong tương lai để đầu tư vào; Định ra định hướng lâu dài; Xác định điểm
độc đáo của Công ty.
Hai là phải đặt ra được mục tiêu, tức là chuyển từ sứ mệnh và viễn cảnh chiến lược sang các
chỉ tiêu hoạt động cụ thể.Xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động. Thúc đẩy công ty trở nên
sáng tạo và tập trung vào kết quả. Giúp ngăn chặn sự tự mãn và tự hài lòng quá sớm.
Ba là lập chiến lược, tức là phải trả lời cho được các câu hỏi: Nên tập trung vào một công
việc kinh doanh nhất định hay nhiều việc cùng một lúc (đa chức năng)? Phục vụ cho nhiều nhóm
khách hàng trọng tâm hay một thị trường còn trống? Phát triển dòng sản phẩm rộng hoặc hẹp.Theo
đuổi một lợi thế cạnh tranh dựa theo chi phí thấp hay tính ưu việt của sản phẩm hay dựa theo các
năng lực đặc biệt của công ty.
Bốn là thực hiện và triển khai chiến lược, chính là hành động để thực hiện một chiến lược
mới được lựa chọn, giám sát quá trình theo đuổi thực hiện chiến lược, cải thiện năng lực và hiệu
suất trong quá trình thi hành chiến lược.
Năm là giám sát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đã xây dựng nếu thấy cần thiết. Bởi vì
các nhiệm vụ lập, áp dụng và thi hành chiến lược không phải là việc chỉ thực hiện một lần. Nhu cầu
khách hàng và tình hình cạnh tranh luôn luôn thay đổi. Các cơ hội mới không ngừng xuất hiện; các
tiến bộ về công nghệ; các biến đổi bên ngoài. Một hoặc hơn các khía cạnh của chiến lược có thể
không tiến triển trôi chảy. Các nhà quản lý mới với các quan điểm mới nhậm chức. Các bài học
công ty rút ra trong suốt quá trình. Tất cả các yếu tố này làm nảy sinh nhu cầu cần phải chỉnh sửa
và đáp ứng liên tục. Năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau từ nhiệm vụ xác định tầm nhìn, sứ
mệnh đến đặt ra mục tiêu, lập chiến lược đến triển khai, thực hiện chiến lược và cuối cùng là đánh
giá chiến lược doanh nghiệp đề ra còn vấn đề gì chưa hợp lý?, các bước triển khai nào thực hiện
chưa tốt? để có thể chỉnh sửa cho hợp lý hơn và phương pháp triển khai chiến lược tốt hơn.( Như
hình vẽ 1, tại phần phụ lục)
3. Những công cụ chủ yếu sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược :
3.1- Mô hình căn bản của quản trị chiến lược : ( Như hình vẽ 2 trong phần phụ lục)
3.2. Hai công cụ cơ bản để nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công