Đồ án Phân tích lựa chọn công nghệ và tính toán thiết kế công nghệ hệ thống xử lý nước thành phố du lịch công suất 3500 m3/Ngày ( bản vẽ)

Vấn đềmôi trường được đềcập nhiều trong những năm gần đây, và là một thách thức lớn đối với sựphát triển bền vững của sựsống. Xửlý nước thải là một trong các nhiệm vụcơbản trong công tác bảo vệmôi trường, nhất là môi trường nước của các nguồn tiếp nhận nước thải: sông, hồ, biển. Nguồn nước bịô nhiễm sẽphá vỡ cân bằng sinh thái nguồn nước, mất đi vẻmỹquan đô thị. Bảo vệnguồn nước khỏi bịô nhiễm có ý nghĩa to lớn nhằm giữgìn được chất lượng nước phục vụlâu dài và bền vững cho nhu cầu phát triển kinh tếxã hội. Đểlàm được điều này, trong những năm gần đây hệthống mạng lưới thoát nước ởcác thành phốcủa nước ta, đặc biệt là ởnhững thành phốdu lịch không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hơn hàng ngày nước thải sinh hoạt từcác thành phốthải ra rất lớn, tính trung bình trên đầu người vào khoảng 150 – 200 lít/người/ngày, có chứa hàm lượng chất hữu cơcao. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước cần được xửlý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn nước mặt của khu vực tiếp nhận. Mặt khác, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam trong 20 năm gần đây đã tạo sức ép lớn đối với môi trường. Trong sựphát triển kinh tếxã hội, tốc độ đô thịhóa ngày càng gia tăng. Hiện nay (tính đến năm 2006), cảnước có 722 đô thịtừloại đặc biệt đến loại 5, tổng sốdân trên 25 triệu người (bằng 27% dân số cảnước) với tổng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xửlý hoặc xửlý không đạt theo tiêu chuẩn môi trường là 3110000 m 3 /ngày. Lượng nước thải này được xảtrực tiếp vào nguồn nước sông, hồvà biển ven bờ, dẫn đến mức độô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm đang ngày càng trầm trọng. Vì vậy, đứng trước thách thức đó, chúng ta cần phải có các biện pháp hữu hiệu đểxửlý ô nhiễm nước thải, bảo vệnguồn nước và sức khỏe cộng đồng. Đềtài “Phân tích lựa chọn công nghệvà tính toán thiết kếcông nghệhệthống xửlý nước thành phốdu lịch công suất 3500 m3/ngày”, góp một phần nhỏvào vấn đềbảo vệmôi trường nước, và nội dung của đề tài xin được trình bày nhưsau: + Mở đầu. + Chương 1: Tổng quan vềnước thải của thành phốdu lịch. + Chương 2: Tổng quan các phương pháp xửlý nước thải. + Chương 3: Phân tích lựa chọn công nghệxửlý nước thải phù hợp cho thành phốdu lịch. + Chương 4: Tính toán thiết kếcông nghệvà thiết bịhệthống xửlý nước thải. + Kết luận

pdf78 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích lựa chọn công nghệ và tính toán thiết kế công nghệ hệ thống xử lý nước thành phố du lịch công suất 3500 m3/Ngày ( bản vẽ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 1 MỞ ĐẦU Vấn đề môi trường được đề cập nhiều trong những năm gần đây, và là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của sự sống. Xử lý nước thải là một trong các nhiệm vụ cơ bản trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước của các nguồn tiếp nhận nước thải: sông, hồ, biển. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái nguồn nước, mất đi vẻ mỹ quan đô thị. Bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm có ý nghĩa to lớn nhằm giữ gìn được chất lượng nước phục vụ lâu dài và bền vững cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để làm được điều này, trong những năm gần đây hệ thống mạng lưới thoát nước ở các thành phố của nước ta, đặc biệt là ở những thành phố du lịch không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hơn hàng ngày nước thải sinh hoạt từ các thành phố thải ra rất lớn, tính trung bình trên đầu người vào khoảng 150 – 200 lít/người/ngày, có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước cần được xử lý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn nước mặt của khu vực tiếp nhận. Mặt khác, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong 20 năm gần đây đã tạo sức ép lớn đối với môi trường. Trong sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Hiện nay (tính đến năm 2006), cả nước có 722 đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5, tổng số dân trên 25 triệu người (bằng 27% dân số cả nước) với tổng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt theo tiêu chuẩn môi trường là 3110000 m3/ngày. Lượng nước thải này được xả trực tiếp vào nguồn nước sông, hồ và biển ven bờ, dẫn đến mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm đang ngày càng trầm trọng. Vì vậy, đứng trước thách thức đó, chúng ta cần phải có các biện pháp hữu hiệu để xử lý ô nhiễm nước thải, bảo vệ nguồn nước và sức khỏe cộng đồng. Đề tài “Phân tích lựa chọn công nghệ và tính toán thiết kế công nghệ hệ thống xử lý nước thành phố du lịch công suất 3500 m3/ngày”, góp một phần nhỏ vào vấn đề bảo vệ môi trường nước, và nội dung của đề tài xin được trình bày như sau: + Mở đầu. + Chương 1: Tổng quan về nước thải của thành phố du lịch. + Chương 2: Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải. + Chương 3: Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho thành phố du lịch. + Chương 4: Tính toán thiết kế công nghệ và thiết bị hệ thống xử lý nước thải. + Kết luận Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CỦA THÀNH PHỐ DU LỊCH 1.1. Nguồn gốc phát sinh của nước thải Nước thải từ những thành phố du lịch là nước thải được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của nhân viên, khách du lịch: như tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh….Mặt khác, chúng cũng được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác. Nhưng khi đề cập đến vấn đề xử lý nước thải của thành phố du lịch thì không chỉ xử lý nước thải được hình thành từ những nguồn gốc trên, mà trong nước thải thành phố có một lượng rất lớn là nước mưa; ngoài ra còn có nước thải công nghiệp như các cơ sở luyện kim, các lò giết mổ gia súc, các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo… do hầu hết ở các thành phố của nước ta chỉ có duy nhất một hệ thống cống thoát nước chung, cho nên nước thải sinh hoạt cùng với nước thải công nghiệp và nước mưa đều thoát theo tuyến cống này. Lượng nước thải sinh hoạt của một thành phố nó phụ thuộc vào các yếu tố chính như dân số, tiêu chuẩn cấp nước, thải nước, đặc điểm của hệ thống thoát nước, trang thiết bị vệ sinh,…và phụ thuộc vào mức sống của người dân ở thành phố đó cũng như tiêu chuẩn của thành phố và được nêu trong bảng 1.1. Ngoài ra, còn một yếu tố không kém phần quan trọng đó là nước mưa và nước thải công nghiệp. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng [9]. Nguồn nước thải Đơn vị tính Lưu lượng (l/đơn vị tính.ngày) Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5 - 15 Khách 152 – 212 Khách sạn Nhân viên phục vụ 30 – 45 Nhà ăn Người ăn 7,5 – 15 Siêu thị Người làm việc 26 – 50 Giường bệnh 473 – 908 Bệnh viện Nhân viên phục vụ 19 – 56 Trường Đại học Sinh viên 56 – 113 Bể bơi Người tắm 19 – 45 Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15 – 30 Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 3 1.2. Đặc trưng của nước thải thành phố du lịch Nước thải là một hệ đa phân tán thô bao gồm nước và các chất bẩn. Các chất bẩn trong nước thải thành phố có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Các chất bẩn này với thành phần hữu cơ và vô cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được và các chất hòa tan. Thành phần chất bẩn trong nước thải thành phố được biểu diễn theo sơ đồ 1.1. Đặc trưng của nước thải thành phố là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 50 đến 70% là chất hữu cơ, 30 đến 50 % là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi rút và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn…. Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải. Bảng 1.2. Phân loại mức độ theo thành phần hóa học điển hình của nước thải thành phố [3]. Sơ đồ 1.1. Thành phần chất bẩn trong nước thải thành phố. Mặt khác, trong hoạt động hàng ngày của các hộ dân, các khách sạn, nhà hàng,… nguồn gây ô nhiễm môi trường là nước thải của khu vệ sinh, nấu ăn của từng hộ và khu du lịch (quán ăn, nhà hàng...). Nước thải từ các khu vệ sinh có hàm lượng chất hữu cơ cao BOD = 200 – 300 (mg/l), SS = 350 – 600 (mg/l), đặc biệt hàm lượng chất rắn lơ lửng sau bể tự hoại có thời điểm lên tới SS = 1000 (mg/l). Nước thải tại nhà bếp, ngoài hàm lượng chất hữu cơ cao, còn có hàm lượng dầu mỡ động thực vật tương đối lớn. Theo kết quả phân tích nước thải sinh hoạt nhiều năm qua ở các thành phố của bộ môn cấp thoát nước, thành phần và tính chất của nước thải thành phố nêu ở bảng 1.3 [8]. Ion kim loại Các chất vô cơ Các chất hữu cơ 50 – 70 % 30 - 50 % Muối Cát Cacbonhydrat Các chất béo 25 % 10 % Protein Nước thải 65 % Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 4 Hơn nữa, trong nước thải thành phố nói chung còn chứa một số loại vi khuẩn gây bệnh như Colifom... , rất có hại cho con người. Với thành phần như trên, thì nguồn nước thải này sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường của chính khu vực và cả môi trường xung quanh. Bảng 1.2. Thành phần hóa học điển hình của nước thải thành phố. Mức độ ô nhiễm TT Các chất Đơn vị Nặng Trung bình Thấp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tổng chất rắn Chất rắn hòa tan Chất rắn không tan Tổng chất rắn lơ lửng Chất rắn lắng được Hàm lượng BOD5 Lượng oxy hòa tan Tổng Nitơ Nitơ hữu cơ Nitơ amoniac Nitơ NO2 Nitơ NO3 Hàm lượng Clorua Độ kiềm Chất béo Tổng photpho (P) mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mgCaCO3/l mg/l mg/l 1000 700 300 600 12 300 0 - 1 85 35 50 0,1 0,4 175 200 40 - 500 350 150 350 8 200 2 - 3 50 20 30 0,05 0,20 100 100 20 8 200 120 8 120 4 100 3 - 4 25 10 15 0 0,1 15 50 0 - Bảng 1.3. Thành phần và tính chất của nước thải thành phố. TT Các chỉ số Nước thải cống chung Nước thải cống riêng 1 2 3 4 5 pH SS (mg/l) Oxy hòa tan (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) 7,0 – 7,8 100 – 250 0,5 – 2 80 – 250 129 – 400 7,2 – 7,8 150 – 350 0 – 1,5 150 – 350 180 – 600 Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải ở các thành phố là hệ thống bể tự hoại thường bị quá tải nên thời gian lưu không đủ để có thể phân hủy các chất hữu cơ Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 5 như phân, thịt nội tạng động vật, cặn thực phẩm khi chế biến món ăn... dẫn tới nước thải sau bể tự hoại hàm lượng chất ô nhiễm giảm đi không đáng kể. Đồng thời một tính chất đặc trưng nữa của nước thải thành phố là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20 đến 40% BOD5 thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn. 1.3. Hiện trạng môi trường 1.3.1. Môi trường nước mặt ở khu vực thành phố ngày càng bị ô nhiễm hơn Nguồn nước thải từ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất vẫn chưa được xử lý và ngày càng gia tăng, đã vượt quá khả năng tự làm sạch của tất cả các sông, hồ trong nội thành. Điển hình như ở Hà Nội theo thống kê của cơ quan chức năng vào ngày 20/04/2007, Hà Nội hiện có 369 nhà máy, xí nghiệp, 15880 cơ sở sản xuất tư nhân, 10 khu công nghiệp, 29 bệnh viện và hơn 1000 cơ quan, trường học. Trong số các cơ quan, đơn vị kể trên chỉ có 40 nhà máy, xí nghiệp, 25 cơ sở dịch vụ và 10 bệnh viện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, số nước thải còn lại đều xử thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Mặc dù, Hà Nội đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các trạm xử lý nước thải nhưng hiệu quả đem lại vẫn chưa cao. Đi dọc những con sông của Hà Nội, người ta dễ dàng nhìn thấy tình trạng ô nhiễm nước thải đã ở mức báo động. Ven bờ các sông Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu... có hàng trăm cống tiêu thoát nước đã xả thẳng xuống lòng sông mang theo ” trăm thứ ” từ bùn đất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, và cả chất thải công nghiệp chảy ra từ các cơ sở sản xuất. Vì nước thải chưa qua xử lý, lại lưu trữ lâu ngày tạo nên màu đen và rất hôi tanh. Cứ vài thàng, công ty thoát nước Hà Nội lại tiến hành nạo vét lòng sông nhưng rốt cuộc đâu cũng vào đó bỡi vì lượng bùn đất lắng đọng dưới lòng sông quá lớn. Tại các đầu cống thoát, không chỉ có rác thải sinh hoạt, rác thải y tế đơn thuần như bông băng mà còn có bệnh phẩm sau phẩu thuật. Đây thực sự là nguồn gây bệnh lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Trong số 29 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội có 10 bệnh viện lớn như Bạch Mai, Nhi, bệnh viện Trung Ương Quân Đội (108)... có trạm xử lý nước thải cục bộ, số còn lại nước thải đều xả thẳng vào hệ thống tiêu thoát chung của thành phố. Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 6 Theo số liệu quan trắc về mức độ ô nhiễm nước thải của công ty Thoát nước Hà Nội cho thấy hàm lượng các chất bẩn, các chất hữu cơ, kim loại nặng gây ô nhiễm tại các nhánh cống thoát nước thải ở mức độ cao. Hàm lượng Amoni ở các sông cao hơn gấp 12 đến 59 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng BOD5 dao động từ 35 – 220 mg/l, hàm lượng COD thường xuyên cao gấp 1,5 – 1,9 lần so với tiêu chuẩn cho phép, lượng oxy hòa tan trong nước thấp dễ gây mùi hôi thối, đặc biệt vào những ngày thời tiết ôi bức. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, là do lượng nước thải trung bình của thành phố mỗi ngày thải ra khoảng 450000 m3, trong khi đó chỉ có 5% nước thải qua khâu xử lý, còn lại 95% được đổ thẳng xuống sông hồ. Loại trừ 10 bệnh viện và một số khu công nghiệp lớn, hàng chục ngàn cơ quan, đơn vị và các khu dân cư khác đều không có trạm xử lý nước thải nội bộ. Điều này dẫn đến hệ thống thoát nước chung của thành phố luôn trong tình trạng quá tải và nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Trước những đòi hỏi bức xúc, trong vài năm gần đây Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã đầu tư xây dựng 3 trạm xử lý nước thải là: Trúc Bạch, Kim Liên, Bắc Thăng Long – Vân Trì. Hiện tại, các trạm xử lý nước thải đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Nhưng không chỉ ở Hà Nội mà ở các thành phố khác cũng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm tiềm tàng đặc biệt là các thành phố du lịch lượng nước thải nhiều. Nước thải sinh hoạt sinh ra từ những thành phố là nguyên nhân chính (chiếm 70 – 80%) gây ra ô nhiễm các chất hữu cơ đối với môi trường nước mặt ở khu vực nội thành và ngoại thành, [8]. Hầu như tất cả các thành phố đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. mặc dù trong thời gian qua ở nhiều thành phố, đặc biệt ở những thành phố du lịch đã tiến hành nạo vét, kè bờ sông hồ, kênh rạch..., việc này không thể làm giảm lượng thải chất ô nhiễm, cho nên dự báo quá trình gia tăng ô nhiễm nước mặt ở các thành phố còn tiếp diễn 10 đến 20 năm nữa. 1.3.2. Sự hình thành hệ thống thoát nước và các yêu cầu giải quyết thoát nước, xử lý nước thải tại các thành phố nước ta Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu là nhiệt ẩm: mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ và độ bức xạ cao. Chế độ khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm ở nước ta 2000 mm, tuy nhiên sự phân bố mưa không đều theo không gian và thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thoát nước và chất lượng môi trường nước ở các đô thị. Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 7 Các thành phố và các khu trung tâm kinh tế ở nước ta là phần lớn tập trung tại các châu thổ các sông lớn và vùng duyên hải. Đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng, thường bị ảnh hưởng của mưa lũ và chế độ triều. Trước đây tốc độ đô thị hóa của Việt Nam chậm. Nhưng trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tăng lên rõ rệt, các thành phố ở nước ta có nhiều loại và phân ra làm 5 cấp với quy mô từ hàng nghìn đến hàng triệu dân. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật cơ sở các thành phố nước ta đặc biệt là hệ thống thoát nước lại rất yếu kém không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng của xã hội, cũng như quá trình đô thị hóa nhanh ở nước ta. Các thành phố của nước ta chỉ có hệ thống thoát nước chung, ở nhiều thành phố hệ thống thoát nước chưa được hình thành rõ nét như thành phố Quy Nhơn, thành phố Tuy hòa... Trong nội thành chủ yếu tồn tại các tuyến cống thoát nước mưa có tiếp nhận cả nước thải, phần lớn các tuyến cống xây dựng từ thời Pháp. Mạng lưới cống thu gom và thoát nước thiếu, cho nên úng ngập thường xuyên xảy ra trong các thành phố, hầu hết nước thải từ các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu dân cư, các khách sạn, nhà hàng, khu giải trí... chưa được xử lý, xả trực tiếp ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và mất mỹ quan thành phố, đặc biệt là ở những thành phố du lịch. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển ở những thành phố và khu công nghiệp sẽ tăng lên rõ rệt. Ở những thành phố thành phố và khu công nghiệp là đối tượng sử dụng nước và xả nước thải tập trung lớn nhất. Vấn đề này cùng với lượng nước mưa không đều và quá lớn gây nên sự quá tải đối với các cơ sở hạ tầng, phát sinh ra những vấn đề ô nhiễm môi trường tiềm tàng. Giải quyết tốt vấn đề thoát nước và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là một yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ môi trường đảm bảo sức khỏe cho người dân và tạo điều kiện cho thành phố du lịch, cũng như các thành phố khác trên toàn quốc ngày càng phát triển ổn định, bền vững. Định hướng phát triển thoát nước ở các thành phố đến năm 2020 của bộ xây dựng đã chỉ rõ mục tiêu trước mắt là ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước thải trong các thành phố, và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đạt tiêu chuẩn Quốc gia, hoặc Quốc Tế ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Mục tiêu lâu dài đến năm 2020 là giải quyết một cách cơ bửn vấn đề thoát nước đô thị, bao gồm cả nước mưa và nước thải nhằm đảm bảo cho môi trường đô thị được bảo vệ và nâng cấp. Một trong những biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển thoát nước ở thành phố là hiện đại hóa công nghệ, áp dụng Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 8 công nghệ thoát nước thải phù hợp với tính chất, quy mô từng thành phố cộng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong quy hoạch tổng thể thành phố. 1.4. Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm nguồn nước ở các thành phố Tiến hành xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Chẳn hạn nước thải sinh hoạt từ những khách sạn, nhà hàng, khu giải trí... phải thu gom, xử lý trước khi xử ra cống thoát nước chung của thành phố. Xây dựng mạng lưới hệ thống thoát nước đáp ứng với được nhu cầu phát triển của từng thành phố. Tiến hành xây dựng hệ thống thu gom nước mưa để tái sử dụng hoặc xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. Vận động người dân thực hiện việc tiết kiệm nước, xây dựng bể tự hoại đạt tiêu chuẩn ở từng hộ gia đình. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trược khi thải ra cống thoát nước chung của thành phố. Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 9 Chương 2 TỔNG QUAN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn với kích cỡ khác nhau bị cuốn theo dòng thải, như rơm rạ, cây cành, bao bì chất dẻo, dầu mỡ nổi, cát, sỏi…. Ngoài ra, còn có các hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng. Tùy theo kích cỡ, các hạt huyền phù được chia thành hạt rắn lơ lửng có thể lắng được, hạt chất rắn keo được khử bằng đông tụ. Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp (trừ hạt dạng chất rắn keo). Trong xử lý nước thải đô thị việc đầu tiên là đưa nước thải vào đường cống có các song chắn rác, nước thải công nghiệp cũng qua song chắn rác và có thể thêm lưới chắn rác (với kích thước lỗ nhỏ hơn). 2.1.1. Song chắn rác Song chắn rác nhằm giữ lại các vật thô, như, giấy, rác, vỏ hộp, mẫu đất đá, gỗ…. Song được làm bằng những thanh kim loại không gỉ, sắp xếp cạnh nhau và hàn cố định trên khung thép, được đặt trên mương dẫn nước. Thanh dùng làm song chắn thường có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Song chắn rác đặt nghiên theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 900, ta chọn góc nghiên 600 để dễ dàng kéo rác lên nhờ động cơ. Song chắn rác có những ưu nhược điểm như sau: + Ưu điểm ™ Cấu tạo đơn giản. ™ Dễ dàng lắp đặt, vận hành, thay thế. ™ Tổn thất thuỷ lực nhỏ. 2.1.2. Lưới lọc Cấu tạo gồm các tấm thép mỏng có đục lỗ hoặc dây thép đan với nhau có chiều rộng mắt lưới không lớn hơn 5 mm. Lưới lọc cũng có những ưu nhược điểm như sau: Đồ án tốt nghiệp Viện khoa học công nghệ và môi trường Võ Thành Hiểu CNMT K47-QN 10 + Ưu điểm ™ Giữ lại được rác có kích thước nhỏ, các sản phẩm cần thu hồi. ™ Nước thải sau khi đi qua lưới lọc có cặn rác ít. + Nhược điểm ™ Cấu tạo tương đối phức tạp. ™ Rất khó thay thế, sửa chữa. ™ Rất khó vệ sinh lưới. ™ Lưới lọc chỉ thích hợp khi xử lý nước thải công nghiệp cần thu hồi sản phẩm trong nước thải. Vậy với yêu cầu hiệu quả, đơn giản trong xây dựng, vận hành và không phải thu hồi các rác trong nước thải thì việc chọn song chắn rác là phù hợp và kinh tế hơn. 2.1.3. Lắng cát Bể lắng cát dùng để loại những hạt cặn lớn vô cơ chứa trong nước thải mà chủ yếu là cát. Trên trạm xử lý nước thải nếu để cát lắng lại trong các bể lắng sẽ gây khó khăn cho công tác lấy cặn. Trong cặn có cát làm cho các ống dẫn bùn không hoạt động được, máy bơm chóng hỏng. Đối với bể metan và bể lắng hai vỏ thì cát là chất thừa…. Do đó việc xây dựng bể lắng cát trên các trạm xử lý khi lưu lượng nước thải lớn hơn 100 m3/ngày là cần thiết. Dưới tác dụng của lực trọng trường, các phần tử rắn có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ được lắng xuống đáy trong quá trình nước thải chuyển động qua bể lắng cát. Bể lắng cát phải được tính toán với tốc độ dòng chảy đủ lớn (0,3 m/s) để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và nó phải đủ nhỏ (0,15 m/s) để cát và các tạp chất rắn vô cơ giữ lại được trong bể. Bể thường được tính toán để giữ lại các hạt cát có độ lớn thủy lực 18 – 24 mm/s (đường kính hạt 0,2 – 0,25 mm), dựa vào sự chuyển động của dòng nước mà người ta có thể phân loại bể lắng cát như sau: 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDO AN TOT NGHIEP.pdf
  • dwgcao do1-300.dwg
  • dwgdung SBR 1-100.dwg
  • dwglang cat 1-100.dwg
  • dwgmat bang 1-300.dwg
  • dwgmbdhvanenbunn1-100.dwg
  • dwgmbSBR1-200.dwg
  • dwgso do.dwg
  • dwgthem.dwg
  • dwgThu nuoc mua nha may duong Binh Dinh.dwg
  • dwgtiep xuc 1-50.dwg
  • dwgtx.dwg
Luận văn liên quan