Đồ án Phân tích môi trường của brazil, trên cơ sở đó đề xuất phương thức xâm nhập cho một sản phẩm cụ thể của Việt Nam

Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.511.965 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Diện tích Brazil đứng thứ 5 trên thế giới, sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brazil tiếp giáp với rất nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Đồng thời đất nước này còn có bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. b. Đị a hình Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn đị a lớn. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát tri ển cùng với m ột hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn một số hệ thống sông khác và phụ lưu của nó góp phần tạo nên những vùng đồng bằng màu mỡ cho Brazil. Có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m.

pdf35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích môi trường của brazil, trên cơ sở đó đề xuất phương thức xâm nhập cho một sản phẩm cụ thể của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING MÔN: MARKETING TOÀN CẦU PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA BRAZIL. TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CHO MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM. Giáo viên hướng dẫn: Cô Quách Thị Bửu Châu Sinh viên thực hiện: Văn Thị Thanh Diệu MA2 Nguyễn Hữu Khương MA2 Phạm Thị Tuyết Trinh MA2 Hoàng Thị Mỹ Phượng MA2 2 Mục lục A. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA BRAZIL ..................................... 1 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC.......................................................... 4 1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 4 2. Nhân khẩu học: ........................................................................................................... 5 II. VĂN HÓA ...................................................................................................................... 8 1. Văn hóa tiêu dùng: ....................................................................................................... 8 2. Văn hóa kinh doanh ..................................................................................................... 1 III. CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT .................................................................................. 14 1. Thể chế chính trị: ....................................................................................................... 14 2. Luật pháp: ................................................................................................................. 15 3. Chính sách thương mại: ............................................................................................. 15 4. Rào cản thương mại: .................................................................................................. 15 IV. KINH TẾ ................................................................................................................... 16 1. Liên kết kinh tế: ......................................................................................................... 16 2. Lạm phát: .................................................................... Error! Bookmark not defined. 3. Tỷ giá: ....................................................................................................................... 18 4. Cơ sở hạ tầng: ............................................................................................................ 18 5. Phân tích các ngành kinh tế:....................................................................................... 22 6. Kết luận: .................................................................................................................... 27 B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ SẢN PHẨM: ......................... 30 I. Nguồn lực: .................................................................................................................... 30 1. Nhân lực: ................................................................................................................... 30 3 2. Tài lực: ...................................................................................................................... 31 3. Vật lực:...................................................................................................................... 31 II. Đối thủ cạnh tranh: ........................................................................................................ 31 1. Đối thủ là các doanh nghiệp tại Brazil ........................................................................ 31 2. Đối thủ đến từ các nước khác kinh doanh tại Brazil ................................................... 32 III. Nhà cung cấp ................................................................................................................. 32 IV. Khách hàng: .................................................................................................................. 32 V. Sản phẩm thay thế ......................................................................................................... 33 4 A. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA BRAZIL I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC 1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lí: Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.511.965 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Diện tích Brazil đứng thứ 5 trên thế giới, sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brazil tiếp giáp với rất nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Đồng thời đất nước này còn có bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. b. Địa hình Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh 5 vật phong phú. Ngoài ra còn một số hệ thống sông khác và phụ lưu của nó góp phần tạo nên những vùng đồng bằng màu mỡ cho Brazil. Có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. c. Khí hậu 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào. d. Môi trường Brasil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên trong mấy thập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mứcđang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Điều đáng mừng là Brazil đang trở nên ngày càng nhận thức và giáo dục về các vấn đề môi trường. Một cuộc khảo sát quốc gia tiến hành của TNS toàn cầu (2008) cho thấy rằng 65% người tiêu dùng ở Brazil đã thay đổi hành vi của họ trong những năm gần đây để giúp đỡ môi trường, và 73% nhận xét rằng môi trường đáng kể hoặc chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm của họ. Phần lớn (80%) đã đồng ý rằng đất nước của họ nên quan tâm nhiều hơn của môi trường và mối quan tâm đặc biệt đến việc ô nhiễm nguồn nước ngày càng lớn dần lên. 2. Nhân khẩu học: a. Đặc điểm chung về dân số Đặc điểm dân số Giá trị Tổng số dân 203.429.773 Cấu trúc dân số theo độ tuổi 0 – 14 tuổi 15 – 64 tuổi trên 65 tuổi 26.2% 67% 6.7% Độ tuổi trung bình 29.3 tuổi 6 Tốc độ tăng dân 1.134% Tỷ lệ sinh 1.779% Tỷ lệ tử 0.636% Số trẻ được sinh/1 phụ nữ 2.18 Nhận xét: Braxin là một quốc gia đông dân đứng thứ năm trên thế giới với dân số trẻ, tốc độ tăng dân cao. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn. Sơ đồ miêu tả dân số của Braxin qua các năm Nguồn từ Viện địa lý và thống kê IBGE Thu nhập bình quân đầu người đạt 10.814 USD năm 2010 (Nguồn: The Wall Street Journal) b. Dân tộc Braxin là một đất nước đa dân tộc: Người da trắng chiếm 49,7%, người lai 42,6%, người da đen 6,9%, người da vàng 0,5%, thổ dân Brasil 0,3% . Con cháu người Âu phân bố ở phía đông nam và trung tây Brasil Miền nam. Brasil với đa số dân là số lượng người da trắng. Con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi phân bố Đông bắc Brasil, người da đỏ phân bố ở miền bắc Brasil. c. Ngôn ngữ 7 Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Bồ Đào Nha và là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Tuy nhiên tiếng Bồ Đào Nha ở Brazil độc lập với tiếng mẹ đẻ - tức không phải là ngôn ngữ được sử dụng ở Bồ Đào Nha. Các ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brasil. Những ngôn ngữ khác được dùng nhiều nhất là tiếng Đức và tiếng Ý, tiếng Nhật. d. Giáo dục - y tế Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brasil chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề chủ yếu của nền y tế Brasil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ còn khá cao. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác, ở Brasil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brasil. Nền giáo dục Brasil vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng thấp, đặc biệt trong hệ thống trường công. Giáo dục bậc cao tại Brasil bao gồm các trường đại học và các trường hướng nghiệp. e. Chênh lệch giàu nghèo Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini. Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người. Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero) và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng 8 từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này. Trong vòng 12 năm qua, thuế suất của Brasil đã tăng đều hàng năm từ 28% GDP quốc gia lên tới 37%. Dù vậy, dưới con mắt của người dân những cải thiện trong các lĩnh vực công cộng do chính phủ liên bang và các bang hay các chính phủ địa phương là chưa đủ (trong một số trường hợp, chưa có một cải thiện nào cả). Mọi người tin rằng hai nguyên nhân chính của tình trạng này là:  Lãi suất cao của những khoản nợ của chính phủ.  Tham nhũng tràn lan: Từ cuối thời kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nạn hối lộ, tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống. Khoảng 16 triệu người dân Brasil chính thức được coi là mù chữ. II. VĂN HÓA 1. Văn hóa tiêu dùng: a. Thói quen tiêu dùng thực phẩm: Người Brazil làm việc ngày càng nhiều. Họ thay đổi thói quen trong ăn uống và ít vận động. Gần 20% lực lượng lao động tại Brazil làm việc 49 giờ hoặc hơn trong một tuần. Số lượng người Brazil làm việc từ 40-44 giờ một tuần cũng ngày càng tăng. (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Người Brazil di chuyển thường xuyên trên khắp đất nước, chủ yếu vì lí do công việc. Sự di cư của người lao động cũng làm lan truyền thói quen ăn uống và sở thích của họ trên khắp đất nước, điều đó dẫn đến việc thay chế độ ăn uống của cả khu vực. Thu nhập gia đình có một tác động đáng kể đến việc tiêu thụ thực phẩm tại Brazil. Năm 2003, tổng số chi phí tiêu thụ được phân bổ như sau: nhà ở 36%, 21% thực phẩm; giao thông vận tải 18%; quần áo 6%; y tế 6%; 4% giáo dục, 2% giải trí và văn hóa, 2% chăm sóc cá nhân, 1% dịch vụ; 1% hút thuốc và 3% cho các chi phí khác (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007) (Xem hình 2). 9 Nguồn: Instituto Braxileiro de Geografia e Estatisticas Khi thu nhập tăng, Brazil tiêu thụ nhiều thịt, sữa, trái cây, rau, gia vị, đồ uống có cồn. Việc tiêu thụ nước giải khát ở các gia đình có thu nhập cao tăng gấp năm lần so với các gia đình thu nhập thấp hơn. Mặt khác, các sản phẩm như đậu, gạo, củ, ngũ cốc và hạt đa số được tiêu thụ bởi các cá nhân (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Tại các khu vực đô thị, thịt, cá, sữa và các sản phẩm bánh chiếm một phần đáng kể trong chi phí thức ăn (42%). Trong vùng nông thôn, cá, thịt, ngũ cốc, hạt, bột mì, mì ống, và củ trở nên quan trọng hơn (chiếm 46% chi phí thức ăn). Trong đó có 10% chi phí thực phẩm họ dùng cho việc mua ngũ cốc, đậu và hạt giống.(Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Mặc dù thịt bò là thịt thường xuyên nhất tiêu thụ trong nước, Brazil đã từ từ thay thế nó với các loại protein động vật. Việc tiêu thụ thịt gà đã tăng đều đặn vì người Brazil cho rằng thịt gà thì tốt cho sức khỏe hơn thịt bò. Họ cũng tin rằng gà tiêu hóa dễ hơn và có thành phần dinh dưỡng tốt hơn thịt bò, giúp giảm lượng cholesterol và chất béo tổng số. Ngoài ra, thịt gà thuận tiện trong việc chế biến thành món ăn hơn thịt bò (Filho et al, 2005). Trong điều kiện của tiêu thụ thịt lợn, Brazil vẫn có một quan niệm sai lầm về những phẩm chất dinh dưỡng của thịt này, họ cho rằng hàm lượng chất béo và cholesterol trong thịt lợn cao, có hại cho sức khỏe của họ (Faria et al, 2006). Người tiêu dùng sống tại các trung tâm đô thị lớn như Sao Paulo và Rio de Janeiro ít khi ăn ở nhà và thích mua thực phẩm tại các đại siêu thị và siêu thị, một hành vi thường thấy 10 tại các nước phát triển (Souza và Hardt, năm 2002, Oliveira và cộng sự sự, năm 2005, Souza et al, 2008.) Xu hướng này chủ yếu có ở những người thu nhập cao và muốn tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn Người Brazil ở khu vực thành thị chi tiêu trung bình 25% chi phí ăn uống của họ cho các thực phẩm chế biến ở bên ngoài, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối (10,5%).Người có thu nhập thấp chi tiêu ít hơn nhiều cho các thực phẩm loại này trong ngân sách ăn uống của họ (11,9%) so với những người thu nhập cao, họ dành hơn 37% (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Từ nhu cầu và quan điểm tiêu thụ, người dân ở Brazil đang trở nên ít thụ động, giáo dục hơn, và có nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm thực phẩm chất lượng. người Brazil thích nói chuyện về thực phẩm và dinh dưỡng. Họ là những người tìm kiếm thông tin về thực phẩm. Họ muốn có thêm lời khuyên về ăn uống lành mạnh và cho rằng nhãn thực phẩm phải cung cấp thông tin về dinh dưỡng trên bao bì (Coitinho et al, 2002). Hệ thống chế độ ăn uống truyền thống ở Brazil bao gồm sáu bữa một ngày: bữa sáng, bữa ăn nhẹ buổi sáng, trưa, bữa ăn nhẹ buổi chiều, bữa ăn tối và bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Ngày nay, chế độ ăn thường bao gồm ba bữa ăn chính, bao gồm ăn sáng, trưa, và bữa tối. Lý do cho sự suy giảm số lượng bữa ăn trong ngày bị ảnh hưởng một phần bởi lối sống hiện đại ở các đô thị: công việc, mong muốn có một cơ thể đẹp. (Barbosa, 2007). Mặc dù số lượng của bữa ăn đã được giảm xuống, người Brazil vẫn còn ăn vặt trong ngày, đặc biệt là trong các buổi chiều với bánh mì sandwich, pizza, bánh mì kẹp thịt, và đồ chiên. Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Một bữa ăn điển hình ở Brazil bao gồm bánh mì bơ, cà phê, và sữa. Thông thường bữa sáng được ăn theo cá nhân thay vì là bữa ăn chung với cả gia đình. Bữa trưa và bữa tối có sự kết hợp của các phong cách ẩm thực khác nhau do sự đa dạng văn hóa và dân tộc của đất nước. Mì ống, gạo và đậu, sushi, và fallafel tất cả có thể được kết hợp trong một bữa ăn. Điều này giải thích lý do tại sao các nhà hàng tại Brazil lại bán thức ăn dưới hình thức buffet với giá cả phải chăng, thu hút những thực khách muốn hương vị dân tộc và đa dạng các loại món ăn. (Euromonitor, 2008). Ăn trưa được coi là bữa ăn nặng hơn trong ngày, bao gồm gạo và đậu, thịt, salad và rau. Bữa trưa giúp các thành viên trong gia đình có những giây phút thoải mái bên nhau. (Barbosa, 2007). Mức tiêu thụ hạt cà phê đã giảm đều đặn ở Brazil. Lý do suy giảm là vì yếu tố sức khỏe, đồng thời, lối sống của các gia đình đô thị tại Brazil ngày nay không còn thời gian cho việc nấu ăn và chuẩn bị cà phê, kể từ khi việc tiêu thụ cà phê đóng hộp không được chấp 11 nhận. Ngoài ra, có một quan niệm sai lầm rằng cà phê do các hãng sản xuất không có khả năng cung cấp các nguồn protein khác. Do đó, hạt cà phê ít được tiêu thụ tại các gia đình có thu nhập cao. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ cà phê tại Brazil vẫn còn lớn khi so sánh với các nước Mỹ Latinh khác. Thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến tại Brazil, mặc dù không phải tất cả các nhóm tuổi có khả năng tiêu thụ chúng. Ví dụ, có một số dấu hiệu cho thấy rằng người già thích chuẩn bị bữa ăn tại nhà từ các nguyên liệu tươi và truyền thống và dành thời gian để thưởng thức thức ăn của họ (Lima-Filho et al., 2008). Khoảng 13% dân số Brazil có chế độ ăn uống lành mạnh, phong phú các loại rau, trái cây, và các sản phẩm từ sữa, phù hợp với các lời khuyên cho tiêu dùng thực phẩm tại Brazil. Phụ nữ dùng nhiều rau và trái cây hơn trong các bữa ăn của họ, đặc biệt tại các gia đình ở thành thị có mức sống cao. (Jaime và Monteiro, năm 2005, Carlos et al, 2008; Caroba et al. năm 2008; Jorge, 2008). Người tiêu dùng Brazil tăng nhu cầu của họ đối với thực phẩm hữu cơ. Họ tin rằng hành vi của họ là một cách để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh (Soares et al, 2008).Một số người tiêu dùng cũng tin rằng sản phẩm hữu cơ có vị ngon hơn và có chất lượng tốt hơn dinh dưỡng. Brazil nhìn thấy khoảng cách giá giữa các loại thực phẩm thông thường và thực phẩm hữu cơ là rất cao, nguồn cung các sản phẩm hữu cơ không đáp ứng đủ nhu cầu và ít đa dạng về chủng loại trên thị trường. Brazil luôn luôn rửa tay trước khi ăn và ít khi chạm vào thực phẩm với hai bàn tay của họ. Sử dụng một con dao và nĩa cho tất cả mọi thứ, thậm chí trái cây. Luôn luôn sử dụng một khăn ăn trong khi ăn hoặc uống. Người Brazil rất đơn giản trong việc trình bày thực phẩm. Hầu hết các người Brazil đồng ý rằng những gì thực sự quan trọng là hương vị của thức ăn (82%), ít chú ý đến cách trình bày của nó (Barbosa, 2007). Trong thực tế, một phần lớn của người ăn trực tiếp từ nồi ngồi trong bếp, tiết kiệm khay dĩa và các món ăn. Khăn trải bàn thường được dành cho những dịp đặc biệt. b. Thói quen mua hàng: Ở các đô thị lớn, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm tại các đại siêu thị và siêu thị, những nơi cung cấp đầy đủ và thuận tiện cho các nhu cầu mua sắm. (Souza et al, 2008). Phần lớn (70%)người Brazil tránh lập kế hoạch bữa ăn. Thay vào đó, họ có xu hướng nhìn vào những gì có sẵn ở nhà và yêu cầu các thành viên gia đình đóng góp ý kiến cho món ăn trong ngày. Một số lập kế hoạch bữa ăn trong quá trình mua sắm hàng tạp hóa, 12 nơi quyết định thành phần được mua, chứ không chuẩn bị sẵn những loại thực phẩm nào cần mua trong tuần. (Barbosa, 2007). Trong tuần, thiết thực, tiết kiệm, và thuận tiện là những đặc điểm chi phối các thực đơn thức ăn trong các hộ gia đình Brazil. Tuy nhiên trong những ngày cuối tuần, gia đình chú ý nhiều hơn đến sở thích cá nhân và có thêm thời gian để chuẩn bị bữa ăn. Thứ Bảy và Chủ Nhật, bữa ăn được chuẩn bị đa dạng hơn, với các món tráng miệng, bánh pizza, mì ống, bánh ngọt, kem, và nước ngọt. Những người ở Brazil rất nhạy cảm với đất nguồn gốc xuất xứ của các thực phẩm, họ ưu tiên cho các sản phẩ