Đồ án Phân tích quy trình chế tạo chân vịt trong nước hiện nay

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Nó tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời có ý nghĩa cực kì quan trọng về an ninh quốc phòng. Vì vậy việc đầu tư phát triển ngành đóng tàu là một yêu cầu tất yếu và rất thiết thực. Trước những nhu cầu đó, trường đại học Nha Trang là một trong những trung tâm đào tạo mũi nhọn của nước ta, trong đó có ngành cơ khí tàu thuyền với đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy sáng tạo đầy nhiệt huyết đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư tại đây tỏa về khắp mọi miền đất nước góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển ngành thủy sản nói riêng và ngành kinh tế nói chung. Trong chiến lược chung của trường em được giao một đồ án tốt nghiệp: “Phân tích quy trình chế tạo chân vịt trong nước hiện nay” Một đề tài thật hay và bổ ích nhưng không kém phần hấp dẫn sáng tạo mang tính thực tế trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là một đóng góp nhỏ trên con đường hiện đại hóa cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu khoa học.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích quy trình chế tạo chân vịt trong nước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Trần Gia Thái đã quan tâm hướng dẫn tận tình và động viên em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô. Đặc biệt là các Thầy Cô trong bộ môn Tàu Thuyền thuộc khoa cơ khí Trường Đại Học Nha Trang đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập vừa qua. Ngoài ra em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô quản lý thư viện trường đã tạo điều kiện cho em được sử dụng tài liệu một cách tốt nhất. Công Ty Cổ Phần Đóng Sửa Nhà Bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình làm đề tài này nếu không có sự giúp đỡ của bạn bè và người thân thì em không thể hoàn thành được công việc như ngày hôm nay. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô và tất cả bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5 TỔNG QUAN 6 1.2 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIỆN CỨU 7 ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CHÂN VỊT 7 1.3.1Đặc điểm hình học của chân vịt 7 1.3.1.1 Cấu tạo chân vịt 9 1.3.1.2 Các thông số đặc trưng của chân vịt 11 1.3.2 Nguyên lý làm việc của chân vịt 12 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẾ TẠO CHÂN VỊT TRONG NƯỚC HIỆN NAY. 14 1.4.1 Các cơ sở chế tạo chân vịt trong nước 14 1.4.2 Quy mô sản xuất chân vịt trong nước 14 1.4.3 Đặc điểm của công nghệ chế tạo chân vịt trong nước hiện nay 15 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CHẾ TẠO CHÂN VỊT TRONG NƯỚC HIỆN NAY 16 2.1 CHUẨN BỊ CƠ SỞ ĐÚC 18 2.1.1 Nhà xưởng đúc. 18 2.1.2 Lò nồi nấu vật liệu 18 2.1.3 Vật liệu đúc 19 2.1.3.1 Các vật liệu được sử dụng để chế tạo chân vịt theo l‎‎ý thuyết 19 2.1.3.2 Vật liệu chế tạo chân vịt hiện nay 23 2.1.3.3 Phương pháp chế tạo 23 2.2 TẠO MẪU ĐÚC CHÂN VỊT 23 2.2.1 Lập bản vẽ mẫu 23 2.2.2 Tạo mẫu đúc chân vịt 26 2.3 KĨ THUẬT ĐÚC CHÂN VỊT 30 2.3.1 Chế tạo khuôn đúc 30 2.3.2 Vật liệu làm khuôn đúc bằng cát 30 2.3.3 Hòm khuôn và dụng cụ làm khuôn 33 2.3.4 Nấu và rót vật liệu 41 2.3.5 Phá khuôn, làm sạch vật đúc 43 2.4 GIA CÔNG CHÂN VỊT SAU KHI ĐÚC 44 2.4.1 Gia công cơ khí 44 2.4.2 Gia công nhiệt 49 2.4.3 Yêu cầu về gia công 50 2.5 HOÀN THIỆN SẢN PHẨM 51 2.5.1 Kiểm tra các thông số 51 2.5.2 Kiểm tra tính cân bằng của chân vịt 52 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 54 3.1 ƯU ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH ĐÚC HIỆN NAY 55 3.2 NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH ĐÚC HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 55 CHƯƠNG IV: THẢO LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Nó tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời có ý nghĩa cực kì quan trọng về an ninh quốc phòng. Vì vậy việc đầu tư phát triển ngành đóng tàu là một yêu cầu tất yếu và rất thiết thực. Trước những nhu cầu đó, trường đại học Nha Trang là một trong những trung tâm đào tạo mũi nhọn của nước ta, trong đó có ngành cơ khí tàu thuyền với đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy sáng tạo đầy nhiệt huyết đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư tại đây tỏa về khắp mọi miền đất nước góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển ngành thủy sản nói riêng và ngành kinh tế nói chung. Trong chiến lược chung của trường em được giao một đồ án tốt nghiệp: “Phân tích quy trình chế tạo chân vịt trong nước hiện nay” Một đề tài thật hay và bổ ích nhưng không kém phần hấp dẫn sáng tạo mang tính thực tế trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là một đóng góp nhỏ trên con đường hiện đại hóa cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu khoa học. Sau một thời gian tìm hiểu, được sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn, cũng như sự động viên tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, em đã thực hiện theo yêu cầu của đề tài. Song do điều kiện còn nhiều hạn chế nên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cùng bạn bè để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Nhân dịp này cho em gửi lời biết ơn chân thành nhất đến thầy hướng dẫn: Trần Gia Thái, cũng như các thầy cô, những người làm việc ở các phòng ban, bạn bè…đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này trong thời gian qua. Nha Trang, tháng 4 năm 2007 Sinh viên thực hiện Vũ Văn Loát  TỔNG QUAN Như chúng ta đã biết tàu thủy là công trình kỹ thuật phức tạp bao gồm ba bộ phận chính là động cơ – vỏ tàu và chân vịt, trong đó chân vịt là một bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ chuyển công suất động cơ thành lực đẩy để khắc phục sức cản vỏ tàu nhằm đẩy tàu chuyển động. Do đó chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn và hiệu quả khai thác của liên hợp nên vấn đề tính toán và chế tạo chính xác chân vịt theo các thông số thiết kế đã tính có ‎ý nghĩa rất quan trọng nên đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Riêng ở các nước có ngành đóng tàu phát triển, đa số các tàu đều thiết kế chuẩn hóa theo mẫu theo đó chân vịt cũng được sản xuất hàng loạt theo những mẫu đã được thử nghiệm trước nên thường tính toán và chế tạo chân vịt theo công nghệ CAD/CAM trên các máy chuyên dụng. Tuy nhiên, vì nhiều l‎ý do về mặt công nghệ, giá thành và nhất là do tính đơn lẻ trong sản xuất nên công nghệ chế tạo chân vịt hiện đại này hầu như chưa được áp dụng ở nước ta hiện nay. Thực tế nhận thấy, việc tính toán và thiết kế chân vịt tàu nói chung và tàu đánh cá nói riêng ở nước ta hiện nay thường chỉ được thực hiện theo những mẫu chân vịt có sẵn hoặc sử dụng những chân vịt lắp sẵn theo máy và chế tạo chân vịt theo cách thủ công bằng công nghệ đúc đơn chiếc trong khuôn gỗ hay khuôn cát và tiến hành gia công trên máy công cụ thông thường. Việc chế tạo chân vịt theo công nghệ này có các nhược điểm chính như sau: - Độ chính xác và độ nhám bề mặt chân vịt thường không đạt yêu cầu, do đó phải qua giai đoạn gia công tinh và đánh bóng nên mất nhiều thời gian, công sức, phụ thuộc tay nghề công nhân và trong nhiều trường hợp chân vịt có thể không phù hợp chân vịt có thể không phù hợp với tàu. - Để chế tạo ra mỗi chân vịt, trước tiên phải cần chế tạo một chân vịt mẫu và một khuôn đúc nên giá thành còn cao. - Hạn chế việc chế tạo các mẫu chân vịt có đường kính lớn và có yêu cầu độ chính xác cao như chân vịt của các tàu cao tốc, tàu cánh ngầm v..v… - Sau khi chế tạo, không thể sửa chữa được khi chân vịt không phù hợp với tàu thiết kế Từ những trình bày trên đây chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Phân tích quy trình chế tạo chân vịt trong nước hiện nay” với mục tiêu khảo sát thực tế chế tạo chân vịt tại các cơ sở để phân tích và đánh giá các ưu nhược điểm của quá trình chế tạo chân vịt ở nước ta hiện nay và dựa trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khả thi để phần nào có thể khắc phục được các nhược điểm của công nghệ chế tạo truyền thống như đã nêu. 1.2 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Giới hạn nội dung: Hiện nay ở nước ta chủ yếu là cơ sở chế tạo chân vịt cỡ nhỏ và áp dụng cho tàu cá 1.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CHÂN VỊT. 1.3.1 Đặc điểm hình học của chân vịt Cánh chân vịt được hình thành từ mặt xoắn ốc có bước xoắn không đổi hoặc thay đổi, do đó để tìm hiểu đặc điểm hình học cánh chân vịt, cần tìm hiểu đặc điểm mặt xoắn ốc. Đường xoắn ốc và mặt xoắn ốc. - Đường xoắn ốc là quỹ tích của điểm A di chuyển dọc theo bề mặt hình trụ bán kính r, thực hiện cùng lúc 2 chuyển động, chuyển động tịnh tiến dọc trục hình trụ với tốc độ V và chuyển động quay quanh trục hình trụ với tốc độ góc ( (hình 1.1). - Bước xoắn H là quãng đường điểm A chuyển động được sau khi quay đúng một vòng. - Duỗi thẳng đường xoắn ốc trên mặt phẳng thành tam giác bước xoắn. - Hai thông số đặc trưng cho đường xoắn ốc. + Bước xoắn H + Góc bước xoắn  xác định theo công thức   Hình 1.1 - Mặt xoắn ốc là mặt hình thành khi đoạn thẳng ab thực hiện cùng lúc hai chuyển động, chuyển động dọc theo trục hình trụ bán kính r với vận tốc chuyển động tịnh tiến là và chuyển động xoay quanh trục hình trụ đó với vận tốc góc ( không đổi (hình 1.2). - Mặt cánh chân vịt là do hai mặt xoắn ốc có chung đường giao nhau tạo nên (hình 1.3). Cánh chân vịt có hai cạnh (mép), cạnh đi trước theo chiều quay chân vịt khi tàu chạy tới là cạnh dẫn, cạnh còn lại là cạnh theo. Mặt cánh nằm về phía đi tới của tàu gọi là mặt hút, mặt còn lại là mặt đẩy (hay mặt đạp). Hình 1.2 Hình 1.3 1.3.1.1 Cấu tạo chân vịt - Chân vịt có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: củ chân vịt và cánh chân vịt + Cấu tạo củ chân vịt: Củ chân vịt là một khối côn trụ thường được đúc liền với cánh có cấu tạo như (hình 1.4). Ở giữa củ chân vịt có lỗ hình côn (hoặc ren) và xẻ rãnh then dùng để lắp vào bề mặt côn của trục chân vịt bằng then.  Hình1.4: Cấu tạo củ chân vịt Trên hình 1.4 1. Rãnh then. 2. Bề mặt côn trong củ chân vịt. 3. Gốc cánh chân vịt. 4. l: Chiều dài củ chân vịt. 5. do là đường kính trung bình của chân vịt. + Cánh chân vịt: - Căn cứ vào đường bao mà người ta phân loại chân vịt có 2 dạng cánh khác nhau. Trên hình 1.5 biểu diễn 4 dạng cánh thường được sử dụng: Cánh chân vịt hẹp đối xứng (hình 1.5a) Cánh chân vịt hẹp không đối xứng (hình 1.5b). Cánh chân vịt rộng đối xứng (hình 1.5c). Cánh chân vịt rộng không đối xứng (hình 1.5d).  Hình 1.5: Các dạng cánh chân vịt c. Prôfin cánh - Prôfin cánh là tiết diện của cánh chân vịt bị cắt bởi một mặt trụ đồng trục với trục chân vịt. - Chiều dày prôfin cánh chính là chiều dày của tiết diện tại bán kính đã cho. - Prôfin cánh chân vịt được chế tạo dựa trên 3 dạng phổ biến, được biểu diễn như trên hình ( hình 1.6) Prôfin hình bán nguyệt (hình 1.6a). Prôfin dạng cánh máy bay (hình 1.6b). Prôfin dạng đặc biệt (hình 1.6c).  Hình 1.6: Các dạng profin cánh chân vị Cấu tạo đầy đủ cánh chân vịt được thể hiện trên (hình 1.7)  Hình 1.7: Cấu tạo chân vịt Trong đó: Q là chiều quay của chân vịt. T là chiều tiến của tàu. Lõi chân vịt. 6. Mặt đạp nước Lỗ côn lắp trục chân vịt. 7. Mặt hút. Rãnh then. 8. Đỉnh cánh. Cánh chân vịt. 9. Cạnh dẫn. Mặt cắt cánh (profin cánh). 10. Cạnh theo. 1.3.1.2 Các thông số đặc trưng của chân vịt. Một chân vịt được đặc trưng bởi các thông số sau: - Kiểu loại chân vịt: Định bước hay biến bước. - Số cánh chân vịt: Z. - Đường kính chân vịt: D = 2R. - Đường kính trung bình củ chân vịt: Do. - Tỷ số bước xoắn: H/D. - Tỷ số mặt đĩa: . - Độ nghiêng của cánh chân vịt: mr (và góc r). - Chiều quay của chân vịt. 1.3.2 Nguyên lý làm việc của chân vịt - Cánh chân vịt làm việc theo nguyên lý cánh chịu tải, thực hiện cùng lúc 2 chuyển động chuyển động theo tàu với tốc độ tịnh tiến Vp và chuyển động quay với tốc độ quay n. - Do đó khi xét phân tố cánh ở bán kính r và xem chân vịt đứng yên, theo nguyên tắc chuyển động tương đối sẽ thấy các dòng chất lỏng chạy đến phân tố cánh như sau. - Dòng chất lỏng chạy với vận tốc Vp do chân vịt chuyển động tịnh tiến cùng với tàu - Dòng chất lỏng chạy ngược chiều quay chân vịt do chuyển động quay của chân vịt với vận tốc vòng là ( = 2(rn (n - tốc độ quay của chân vịt trong 1 giây)  Hình 1.2 - Các dòng chất lỏng phụ + Dòng chất lỏng tốc độ (V bị đẩy lùi ra sau khi chân vịt hoạt động + Dòng chất lỏng tốc độ (( bị cuốn theo chuyển động quay của chân vịt Vận tốc tổng hợp W của dòng chất lỏng nghiêng phân tố cánh góc ( (góc tiến) - Do phân tố cánh chân vịt đặt nghiêng với phương dòng chất lỏng chạy đến góc ( nên trên phân tố xuất hiện lực nâng dY vuông góc vận tốc W và lực cản dX song song vận tốc W. - Chiếu các lực này lên hai phương vuông góc Lực đẩy dP = dPY – dPx Lực cản dQ = dQY – dQx  Hình 1.3 Xét trên toàn bộ chân vịt sẽ nhận được lực đẩy P và mômen cản M như sau: P = z M = z Trong đó: z - số cánh chân vịt. ro – bán kính đo ở gốc cánh chân vịt. R – bán kính đo ở đỉnh cánh chân vịt. - Trong nghiên cứu thực nghiệm mô hình chân vịt ở bể thử thường tính lực đẩy P và mômen cản M theo hệ số lực đẩy K1 và hệ số mômen K2 như sau: - Hệ số lực đẩy: K1 =  - Hệ số mômen: K2 =  Trong đó: D – đường kính chân vịt (m). n – tốc độ quay của chân vịt trong 1 giây (s-1). – khối lượng riêng chất lỏng 1.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẾ TẠO CHÂN VỊT TRONG NƯỚC HIỆN NAY. 1.4.1 Các cơ sở chế tạo chân vịt trong nước. - Hiện nay các cơ sở chế tạo chân vịt ở nước ta còn ít. Phần lớn các cơ sở chế tạo chân vịt đều tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa. Các cơ sở của nhà nước chế tạo chân vịt như Công Ty Đóng Sửa Nhà Bè, Nhà Máy Liên Hợp Ba Son, Nhà Máy Đóng Tàu Sài Gòn, Xí Nghiệp Cơ Khí Thủy Sản 3. - Ở miền Bắc và miền Trung: việc chế tạo chân vịt được chế tạo ở các cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền như nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, nhà máy đóng tàu Sông Lô, nhà máy đóng tàu Hạ Long… Ngoài ra việc chế tạo chân vịt còn được thực hiện ở các cơ sở đúc tư nhân thường được tập trung ở những nơi có cảng, hay ven các vùng khai thác thủy sản. 1.4.2 Quy mô sản xuất chân vịt trong nước. Do tàu thuyền ở nước ta hiện nay chủ yếu là tàu cỡ nhỏ, dùng để khai thác thủy hải sản ven bờ, mặc dù chủ trương của nhà nước đang khuyến khích nhân dân đóng các tàu đánh cá cỡ lớn dùng để đánh bắt xa bờ nhưng số lượng chưa nhiều. Vì vậy qui mô sản xuất chân vịt cũng phụ thuộc tình trạng này. Đối với các chân vịt có đường kính nhỏ (D 1000 mm) có qui mô sản xuất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng. Trước những khó khăn về tài liệu, điều kiện nghiên cứu, cơ sở vật chất,… nên công tác chế tạo chân vịt ở nước ta còn chưa được chú trọng và thực hiện đồng bộ. Đa số tàu đóng mới chưa thực hiện vấn đề thiết kế và chế tạo chân vịt, hầu hết lắp các máy có kèm theo chân vịt, hoặc lắp chân vịt theo kinh nghiệm dựa trên mẫu có sẵn của các cơ sở đóng tàu. Các cơ sở sản xuất tư nhân có quy mô sản xuất nhỏ thường chỉ thực hiện một công đoạn trong qua trình chế tạo, việc thiết kế tạo mẫu do khách hàng đảm nhiệm hoặc được thực hiện ở các cơ sở nhà nước đủ chức năng thiết kế. Các cơ sở của nhà nước chế tạo chân vịt như Công Ty Đóng Sửa Nhà Bè, Nhà Máy Liên Hợp Ba Son, Nhà Máy Đóng Tàu Sài Gòn, Xí Nghiệp Cơ Khí Thủy Sản 3. Ở các cơ sở này được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công việc thiết kế cũng như chế tạo chân vịt nên có thể đảm nhận tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất chân vịt thành phẩm. Từ khâu thiết kế đến khâu đúc và gia công cơ, kiểm tra, cân bằng để cho ra sản phẩm chân vịt hoàn chỉnh. Sản phẩm của các cơ sở này sản xuất có bán trên thị trường ở các tỉnh ven biển. Mặt khác chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào tay nghề, công nghệ đúc dựa theo kinh nghiệm từ mẫu chân vịt ở dân gian. Từ các nguyên nhân trên nên chân vịt đúc ra chưa thật tốt, các thông số chưa thật chính xác. Do đó chưa tận dụng tốt nhất sự phù hợp giữa máy- thân tàu- chân vịt, có thể là chân vịt phù hợp với máy nhưng có thể chưa thật phù hợp với đường hình của thân tàu. 1.4.3 Đặc điểm của công nghệ chế tạo chân vịt trong nước hiện nay. - Phương pháp chế tạo: Chủ yếu theo phương pháp đúc. - Đặc điểm chân vịt chế tạo: đa số chân vịt chế tạo hiện nay là chân vịt định bước, có 3 hoặc 4 cánh, chiều quay trái hoặc quay phải tùy thuộc vào chiều quay của động cơ sử dụng. Vật liệu được chế tạo chủ yếu là đồng thau, chân vịt gang và thép chiếm tỷ lệ thấp đa số là làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Độ bóng đạt được trên cánh chân vịt là: ((3(7).  Kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở chế tạo chân vịt trong nước hiện nay có thể tóm tắt quy trình chế tạo chân vịt dưới dạng sơ đồ như hình 2.1 Hình 2.1: Quy trình chế tạo chân vịt 2.1 CHUẨN BỊ CƠ SỞ ĐÚC Việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất có ‎vai trò rất quan trọng trong quy trình đúc. Khi ta có chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, thiết bị thì mới thực hiện tốt được các bước tiếp theo trong quy trình. 2.1.1 Nhà xưởng đúc Quá trình sản xuất đúc trải qua nhiều công đoạn và phải được ở một xưởng đúc, do đó nhà xưởng đúc phải phân thành nhiều khu vực như: phân xưởng mẫu và kho dụng cụ, kho vật liệu làm khuôn, kho nguyên liệu, khu vực nấu luyện kim loại, khu vực đúc, hồ nước dùng cho việc sàng lọc hỗn hợp tạo cát làm khuôn, làm nguội vật đúc và dùng để chữa cháy,… Nhà xưởng đúc phải bảo đảm các yêu cầu sau: Nhà xưởng đúc phải trang bị quạt, hệ thống thông gió, đèn chiếu sáng. Lối đi phải bảo đảm cho việc đi lại dễ dàng giữa hai hàng khuôn trong khi di chuyển bằng tay, cụ thể là lối đi chung của xưởng phải rộng trên 2m, lối đi giữa hai hàng khuôn đúc phải rộng trên 1m20 Nền xưởng phải bằng phẳng, khô ráo. Kiến trúc của xưởng không được dùng cấu kiện gỗ và không được bố chất dễ cháy trong nhà xưởng Giữa lò nấu và thùng chứa phải ngăn bằng vật liệu chống cháy. 2.1.2 Lò nồi nấu vật liệu. Hợp kim đồng có thể nấu bằng lò nồi, lò ngọn lửa, lò hồ quang và lò cảm ứng. Nấu bằng lò nồi và lò ngọn lửa có nhược điểm tiêu tốn nhiên liệu nhiều và tỉ lệ cháy hao mòn kim loại cao. Tốt nhất là nấu bằng lò điện hồ quang hoặc lò cảm ứng. Ở các cơ sở chế tạo chân vịt hiện nay thường được trang bị lò nấu theo kiểu lò nồi đốt bằng dầu và khí.  Hình 2.2: Lò nồi đốt cháy bằng dầu và khí Cấu tạo của lò được trình bày trên hình 2.2, gồm lớp vỏ thép bao bên ngoài lớp gạch chịu lửa, giữa lò đặt nồi nấu, hạn chế khí cháy tiếp xúc với kim loại lỏng người ta dùng nắp đậy. Hệ thống cung cấp hỗn hợp khí cháy: hỗn hợp khí cháy được sử dụng là hỗn hợp dầu cặn và không khí. Dầu cặn thường được chứa trong két và lò có đặt tấm chống cháy (cách nhiệt). Nhiên liệu được dẫn đến lò qua hệ thống ống và van không khí được cung cấp từ miệng ra cửa quạt gió, thường sử dụng quạt ly tâm được thổi vào buồng trộn hỗn hợp bằng ống dẫn cao su. Tại buồng trộn hỗn hợp, trước khi dẫn hỗn hợp khí cháy vào lò để đốt, dòng khí do quạt gió tạo ra có áp lực lớn sẽ tới các hạt dầu tạo nên một hỗn hợp dễ cháy được đưa vào lò đốt. 2.1.3 Vật liệu đúc 2.1.3.1 Các vật liệu được sử dụng để chế tạo chân vịt theo lý thuyết. Vật liệu thường dùng để chế tạo chân vịt đó là: đồng thau, thép không rỉ, thép các-bon hoặc gang. Đồng thau thường dùng cho chân vịt tàu biển thường xuyên hoạt động ở vùng nước mặn. Gang thường dùng cho tàu biển và tàu sông Các vít, bu lông lắp ghép cánh chân vịt phải được chế tạo bằng thép hợp kim hoặc thép rèn. Nếu kết cấu có giới hạn bền không nhỏ hơn 50KG/mm2 thì nên dùng thép không gỉ. Để xác định đặc tính cơ học của vật liệu, thì mẫu vật để thử nghiệm phải lấy cùng một phôi đúc chân vịt. Vật liệu chủ yếu dùng cho chân vịt đúc liền: Đồng thau mangan – sắt kí hiệu ЛΜUЖ 55- 3-1 Là loại đồng có tính khử kẽm có thể nứt rạn dưới tác dụng của ngoại lực. Dưới tác dụng của lực tĩnh và lực theo chu kì, hệ số sức bền thấp hơn đồng pha nhôm. Có thể cho chân vịt cấp cao lắp trên các tàu hoạt động ở vùng biển có băng không cao hơn loại B2. Chân vịt phải được bao vệ tránh dòng điện phân. Khi tháo lắp không được đốt nóng (nhất là bằng tia lửa điện hở). Trong sửa chữa nếu phải hàn và đốt nóng để kiểm tra thì sau đó phải gia công nhiệt: ram ở nhiệt độ 350o- 400oC (xem yêu cầu và gia công nhiệt chân vịt). Khi hàn khuyết tật phải dùng que hàn cùng loại vật liệu như chân vịt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN LOAT.doc
  • docPHIEU DANH GIA DO AN TOT NGHIEP.doc