Đồ án Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, bởi vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bản sự sống cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn là điều kiện để tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì một mặt, các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, các bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Xuất phát từ những vấn đề trên nhóm em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor” nhóm đã phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor. Đề tài gồm :  Phần I: Cở sở lý luận về sử dụng vốn kinh doanh  Phần II: Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp Honda Motor  Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU ((((( Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, bởi vốn chính là đối tượng của quá trình trao đổi, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán không đảm bản sự sống cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn là điều kiện để tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì một mặt, các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, các bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Xuất phát từ những vấn đề trên nhóm em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Honda Motor” nhóm đã phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor. Đề tài gồm : Phần I: Cở sở lý luận về sử dụng vốn kinh doanh Phần II: Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp Honda Motor Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, nhóm 8 mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp cho nhóm tiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt công việc sau này. Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Huỳnh Bá Thúy Diệu đã trực tiếp hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH VẼ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT 5 Phần I: Cở sở lý luận về sử dụng vốn kinh doanh 6 1.1. Những vấn đề chung về vốn trong sản xuất kinh doanh 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Phân loại vốn 6 1.1.2.1. Vốn cố định 6 1.1.2.2. Vốn lưu động 6 1.1.2.3. Vốn đầu tư tài chính 7 1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 7 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh 7 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 8 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9 1.3. Cấu trúc vốn và những tác động của nó 10 1.3.1. Cấu trúc vốn 10 1.3.2. Những tác động của vốn 10 1.3.3.Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp 11 Phần II: Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp Honda Motor 12 2.1. Sơ lược về Honda Motor 12 2.1.1. Lịch sử về công ty Honda Motor 12 2.1.2. Lãnh đạo của công ty Honda Motor 12 2.2. Tình hình tài chính 13 2.2.1. Bảng cân đối kế toán 13 2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14 2.3. Nhận xét tình hình hiệu quả sử dụng vốn của công ty Honda Motor 15 2.3.1. Tình hình sử dụng và hiệu quả hoạt động vốn kinh doanh chung của công ty Honda Motor trong thời gian qua 15 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 17 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19 2.3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Honda Motor 21 2.3.3.2. Phân tích các chỉ số liên quan đến VLĐ 24 Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp Honda Motor 26 3.1. Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định 26 3.2. Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 27 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản (2007-2009) 15 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế (2007-2009) 16 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tài sản cố định và tổng tài sản (2007-2009) 19 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn (2007-2009) 23 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán 13 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 14 Bảng 2.3: Bảng tính vòng quay tổng TS và hiệu quả sử dụng vốn trong 3 năm 17 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 18 Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu tài sản lưu động 21 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động 22 CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT CN : Công nhân CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu SX : Sản xuất TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TM : Tiền mặt GVHB : Giá vốn hàng bán HTK : Hàng tồn kho VLĐ : Vốn lưu động VCĐ : Vốn cố định LN : Lợi nhuận KPT : Khoản phải thu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1. Những vấn đề chung về vốn trong sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Về phương diện kỹ thuật: Vốn là các loại hàng hóa tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác trong phạm vi nền kinh tế, vốn bao gồm mọi hàng hóa được sản xuất ra để hỗ trợ cho hàng hóa và dịch vụ khác. Như vậy vốn vừa là hàng hóa đầu vào vừa là hàng hóa đầu ra của nền kinh tế. Về phương diện tài chính: Vốn là tất cả tài sản mở ra, lúc đầu thì biểu hiện bằng tiền trong sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Như vậy vốn được biểu diễn bằng tiền nhưng phải là tiền được vận động với mục đích sinh lời. 1.1.2. Phân loại vốn Để hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn. Với các doanh nghiệp vốn dùng vào sản xuất kinh doanh gọi là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, vốn của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính. 1.1.2.1. Vốn cố định Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có chức năng là tư liệu lao động. Vốn cố định tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Về số lượng (số tài sản cố định) không đổi, nhưng về mặt giá trị, vốn cố định được dịch chuyển dần vào trong giá thành sản phẩm mà vốn cố định đó sản xuất ra. Thông qua hình thức khấu hao mòn TSCĐ, giá trị dịch chuyển dần đó tương ứng với mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Cách phân loại và nhận biết vốn cố định cũng là cách phân loại và nhận biết TSCĐ vì vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: - Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ….trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư trong đó là lợi ích của các nguồn có lợi ích kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn biến đổi từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật rồi trở về hình thái tiền tệ để thực hiện một phần chu chuyển Sau mỗi vòng chu chuyển, vốn lưu động sẽ được thu hồi toàn bộ dưới hình thức tiền tệ vòng chu chuyển của vốn lưu động là khoảng thời gian cần thiết để vốn lưu động biến đổi từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật rồi trở lại hình thái tiền tệ. Sự biến đổi có tính chất tuần hoàn như vậy gọi là chu chuyển vốn . Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chia làm hai loại: Tài sản ngắn hạn sản xuất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang .) Tài sản ngắn hạn (sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn thanh toán, chi phí trả trước …) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Để quản lý và sử dụng vốn hiệu quả cần phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý. 1.1.2.3. Vốn đầu tư tài chính: Một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời gọi là vốn đầu tư tài chinh của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài với mục đích nhằm thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn về vốn. Đối với doanh nghiệp, trước khi đi tới quyết định vốn đầu tư tài chính ra bên ngoài cần phải hết sức thận trọng, cân nhắc độ an toàn và độ tin cậy của dự án, am hiểu tường tận những thông tin cần thiết tích đánh giá các mặt lợi hại của dự án để chọn đúng đối tượng và hình thức đầu tư thích hợp. 1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: vòng quay tổng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó: - Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt . Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lời nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt Trên đây là hai chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. - Sức sinh lời của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Ngoài ra để đánh gia trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khi phân tích sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. - Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và vốn lưu động Tỷ lệ giữa tổng giá trị các KPT và VLĐ = Chỉ tiêu này phản ánh tình hình VLĐ của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. - Số vòng quay hang tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3. Cấu trúc vốn và những tác động của nó 1.3.1. Cấu trúc vốn Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Đây là vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tới ưu được định là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá chắn thuế từ nợ.Trong trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn sau thuế sẽ bằng thuế suất thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay. Một điều kiện nữa của cấu trúc tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay phải vượt qua điểm bàn quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. 1.3.2. Những tác động của vốn Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế.Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sỡ hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thuế tăng giá trị của doanh nghiệp lên.Ưu điểm thứ hai của nợ là thông thường nợ rẽ hơn vốn chủ sở hữu. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gí trị của công ty.Tuy vậy doanh nghiêp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sở hữu.Khi đó công ty rơi vào tình hình tài chính không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác . Về vốn chủ sở hữu có những điểm không thuận lợi đó là giá thành của nó cao hơn chi phí của nợ. Lẻ sĩ nhiên , vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về hoạt động kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Khi vốn chủ sở hữu càng cao, số lượng người chủ sở hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty lớn.Tuy vậy vốn chủ sở hữu vẫn sẽ tăng khi công ty cần tiền, tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở tình trạng tài chính lành mạnh. 1.3.3. Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Về mặt pháp lý: vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Về kinh tế: trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt đông sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sát lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày cang gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị , đầu tư hiện đại hóa công nghệ…Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rông thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY HONDA MOTOR 2.1. Sơ lược về Honda Motor 2.1.1. Lịch sử về công ty Honda Motor Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoạt sau Thế chiến thứ hai lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty, công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẽ tiền. Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honđa gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là “Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda”. Cơ sở đầu tiên của công ty có cái tên phô trương này thật ra chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ và cũng là nơi ông Honda cùng cộng sự gắn động cơ cho xe đạp. Điều thú vị là cái tên công ty theo tiếng Nhật này vẫn được giữ đến nay để vinh danh nỗ lực của Soichiro Honđa. Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy đến xe tay ga Soichiro Honda nhanh chóng thu hồi lại công ty sau những thua lỗ trong thời chiến. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970, công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này. Bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Năm qua, khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu, ảnh hưởng từ khúng hoảng tài chính và sự leo thang của giá xăng dầu, thị trường xe xuống dốc trầm trọng. Các hãng xe điêu đứng với “bài ca” cắt giảm nhân công, nhà máy, phải đối mặt với tình trạng kinh doang thua lỗ thì Honda vẫn vững vàng. Nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì đây là kết quả tất yếu của một loạt chiến lược đúng. Là hãng xe Nhật Bản đầu tiên có nhà máy, dây chuyền sản xuất xe trên thị trường Mỹ, Honda không liên doanh với bất kỳ hãng xe nào hay hòa trộn các mẫu model như một số hãng xe khác sau này. Rõ ràng, so với nhiều hãng xe khác, Honda đã chọn một con đường đi riêng, tiên tiến và phù hợp với xu thế hiện đại. Đó là lý do tại sao Honda vẫn đứng vững trong cơn bão của thị trường. Và cũng là lý do tại sao người lãnh đạo tài ba Takeo Fukui được tạp chí Automobile tôn vinh là Người đàn ông của năm 2008. 2.1.2. Lãnh đạo của công ty Honda Motor Ông Takeo Fukui, sinh năm 1944 tại Tokyo, Nhật Bản, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty Honda Motor. Ông Takeo Fukui tốt nghiệp trường đại học Waseda với tấm bằng kỹ sư hóa học. Năm 1969, ông bắt đầu làm việc tại tập đoàn Honda ở bộ phận kỹ sư nghiên cứu, chế tạo ra ống xả đạt tiêu chuẩn Mỹ. Năm 1978, ông Fukui chuyển sang làm ở công ty R&D chuyên nghiên cứu, phát triển sản xuất ba dòng xe chính của Honda: mô-tô, otô và dòng sản phẩm tự động. Năm 1982 ông chuyển sang công ty Honda Racing và năm 1987 trở thành chủ tịch công ty này. Ông Takeo Fukui đã có quá trình làm việc liên tục 40 năm tại Honda. Năm 1992, ông Fukui trở thành quản lý chung cho công ty Hamamatsu
Luận văn liên quan