Đồ án Phân tích và đánh giá dự án xây dựng công trình đô thị

Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đã ra nhập WTO, điều đó mang lại nhiều thuận lợi cũng như những thách thức. Để phát triển kinh tế xã hội cần có những giải pháp thích hợp. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nó là cơ sở để các ngành kinh tế phát triển, để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó tạo ra các tài sản cố định. Đầu tư xây dựng nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng tạo điều kiện phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng góp phần phát triển nguôn lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo, phát y tế, văn hóa, và các mặt xã hội khác. Mặt khác nó còn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Từ đó đảm bảo tỷ lệ phát đồng đều giữa các vùng miền, khu vực.Kinh tế xã hội ngày một phát triển dẫn đến các nhu cầu của con người ngày càng nhiều . Do đó đầu tư xây dựng tạo ra vật chất thoả mãn nhu cầu đó.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đánh giá dự án xây dựng công trình đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----š›&š›----- Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Phân tích và đánh giá dự án xây dựng công trình đô thị MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Vai trò của đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đã ra nhập WTO, điều đó mang lại nhiều thuận lợi cũng như những thách thức. Để phát triển kinh tế xã hội cần có những giải pháp thích hợp. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nó là cơ sở để các ngành kinh tế phát triển, để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó tạo ra các tài sản cố định. Đầu tư xây dựng nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng tạo điều kiện phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng góp phần phát triển nguôn lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo, phát y tế, văn hóa, và các mặt xã hội khác. Mặt khác nó còn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Từ đó đảm bảo tỷ lệ phát đồng đều giữa các vùng miền, khu vực.Kinh tế xã hội ngày một phát triển dẫn đến các nhu cầu của con người ngày càng nhiều . Do đó đầu tư xây dựng tạo ra vật chất thoả mãn nhu cầu đó. 2.Vai trò của dự án trong quản lý đầu tư xây dựng Dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới ,mở rộng, cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong quản lý đầu tư xây dựng dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng. Vai trò của dự án đầu tư đối với các đối tượng khác nhau là khác nhau. Cụ thể như sau: Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư là căn cứ giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Mặt khác nó là cơ sở để xin giấy phép đầu tư xây dựng. Sau khi dự án được phê duyệt thì dự án đầu tư đóng vai trò là mốc khống chế cho giai đoạn sau và giúp chủ đầu tư thực hiện các công việc đúng dự án dự kiến. Đối với nhà nước, dự án đầu tư là cơ sở để nhà nước kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt tài chính, hiệu quả xă hội.Với các công trình công cộng dự án đầu tư là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự án. 3.Nội dung của dự án đầu tư Căn cứ xác định NĐ 12/2009 NĐ- CP Nội dung của dự án đầu tư gồm có hai phần: phần thuyết minh của dự án, phần thiết kế cơ sở. a-Nội dung phần thuyết minh của dự án - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh, hình thức đầu tư xây dựng công trình., nhu cầu sử dụng đất , điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. - Mô tả về diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. - Các giải pháp thực hiện bao gồm: + Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng nếu có + Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc + Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động + Phân đoạn thực hiện , tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án -Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu an ninh quốc phòng -Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với dự án yêu cầu thu hồi vốn. Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. b- Nội dung của thiết kế cơ sở Thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh bản vẽ và phần bản vẽ ØPhần thuyết minh bản vẽ Gồm những nội dung sau đây: - Đặc điểm tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình với các công trình xây dựng theo tuyến, phương án kiến trúc với các công trình có yêu cầu kiến trúc, phương án công nghệ với các công trình có yêu cầu công nghệ. - Kết cấu chính của công trình, các giải pháp về hệ thống kỹ thuật, giải pháp phòng chống cháy nổ, sự kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hang rào. - Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động tới công trình - Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng ØPhần bản vẽ - Bản vẽ tổng mặt bằng - Bản vẽ thể hiện phương án tuyến đối với dự án xây dựng theo tuyến, bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc - Bản vẽ thể hiện kết cấu chính về chịu lực - Bản vẽ hệ thống kỹ thuật - Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ 4.Nội dung phân tích tài chính, phân tích kinh tế xã hội Phân tích tài chính dự án đầu tư là phân tích những khía cạnh về mặt tài chính đứng trên giác độ lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là nội dung quan trọng của dự án. Thông qua phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư bỏ chi phí ra như thế nào, lợi ích đạt được ra sao. So sánh các điều kiện để lựa chọn xem có quyết định đầu tư hay không. Dự án còn là cơ sở định hướng cho các công việc sau này. Như vậy, phân tích tài chính là một bước không thể thiếu của quá trình đầu tư. Bên cạnh đó phân tích kinh tế xã hội cũng quan trọng nhưng nó không dựa trên quan điểm của chủ đầu tư mà dựa trên lợi ích của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các dự án đầu tư là của tổ chức kinh doanh là chính. Họ đầu tư để thu lợi nhuận nhưng phải nó phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự án phải kết hợp được lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội. Phân tích kinh tế xã hội là căn cứ chủ yếu để cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền phê duyệt dự án. Mặt khác nó là cơ sở để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn và sự ủng hộ của nhân dân địa phương nơi thực hiện dự án . Đối với các dự án phục vụ lợi ích công cộng do nhà nước trực tiếp bỏ vốn thì việc phân tích kinh tế xã hội là căn cứ để nhà nước quyết định đầu tư. Nội dung của phân tích tài chính: 1-Xác định các yếu tố đầu vào cho phân tích Tổng mức đầu tư và các nguồn vốn Chi phí sản xuất kinh doanh Doanh thu Kế hoạch khấu hao tài sản cố định Xác định chi phí sử dụng đất Thời hạn tính toán Lãi suất tối thiểu 2-Phân tích lãi (lỗ) trong các năm vận hành 3- Phân tích tính đáng giá của dự án bằng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính + Theo chỉ tiêu tĩnh Chỉ tiêu lợi nhuận cho một đơn vị sản phẩm Ld = Gd – Cd → max Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm Cd = (+Cn ) Lợi nhuận bình quân năm Tbq = → max Mức doanh lợi đồng vốn Ml = *100% + Theo chỉ tiêu động Chỉ tiêu hiệu số thu chi NPW = NFW = NAW = NPW Suất thu lợi nội tại IRR Chỉ tiêu tỉ số thu chi B/C 4- Phân tích độ an toàn về tài chính 5- Phân tích độ nhạy của dự án 6- Phân tích dự án trong điều kiện rủi ro bất định Nội dung của phân tích kinh tế xã hội Phân tích hiệu quả tài chính kinh tế xã hội dự án đầu tư có thể thực hiện theo phương pháp phân tích một số chỉ tiêu đơn giản sau: + Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra hàng nămvà tính cho cả đời dự án + Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn của dự án + Mức thu hút động vào làm việc + Mức đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước hàng năm và tính cho cả đời dự án. + Thu nhập ngoại tệ hàng năm và cho cả đời dự án + Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án + Các lợi ích và ảnh hưởng khác Khi phân tích mục này cần phải đứng trên quan điểm và góc độ lợi ích của quốc gia và toàn xã hội. Tính toán các chỉ tiêu của dự án theo giá kinh tế . 5 Giới thiệu dự án. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng. Chủ đầu tư: Công ty đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng. Địa điểm xây dựng: Khu đất nông nghiệp quận Đồ Sơn Quy mô dự án : + Dự án thuộc nhóm B + Gồm hạng mục chính là nhà máy xử lý rác thải (chế biến thành phân vi sinh), bãi chon lấp rác thải, khu đốt rác, khu tái chế nhựa phế thải, trạm xử lý nước rác … Mục đích đầu tư xây dựng: Giải pháp xây dựng: Xây dựng theo tiêu chuẩn môi trường của châu Âu. Trang thiết bị: Nhập từ Phần Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế. CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN(TMĐT) Dự án được xác định tổng mức đầu tư theo nghị định 99/NĐ- CP .(2007) Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo thông tư 05/2007 /TT-BXD ngày 25/7/2007 của bộ xây dựng công thức sau: V = GXD + GTB+ GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP Trong đó V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. GXD:Chi phí xây dựng của dự án. GTB: Chi phí thiết bị của dự án . GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. GQLDA: Chi phí quản lý dự án . GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. GK: Chi phí khác của dự án. GDP: Chi phí dự phòng. 1.1.Xác định chi phí xây dựng cuả dự án Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng , chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. a/ Các căn cứ Danh mục các công trình, hạng mục công trình xây dựng thuộc dự án Quy mô xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án Suất chi phí xây dựng và thiết bị của một đơn vị quy mô công trình Mức thuế suất giá trị gia tăng (TGTGT) theo quy định hiện hành lấy bằng 10% b/ Các công thức Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình , hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau: GXD = GXDCT1+ GXDCT2 + …+ GXDCTn Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác định như sau: GXDCT = SXD*Pi +GCT-SXD Trong đó: SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn gía xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.Với dự án này ta lấy GCT-SXD= 0. Pi: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Trong đồ án, các hạng mục của công trình đã được xác định chi phí xây dựng trước thuế, Lập bảng 1.1 : Chi phí xây dựng các hạng mục như sau : Error! Not a valid link. 1.2. Xác định chi phí thiết bị cho dự án 1.2.1 Chi phí mua sắm thiết bị * Căn cứ xác định - Căn cứ nhu cầu về trang thiết bị dùng trong dự án bao gồm các trang thiết bị trong nhà máy , các khu kĩ thuật và tái chế, các trang thiết bị dùng trong quản lý điều hành dự án …. - Căn cứ vào giá thiết bị tính tại hiện trường xây lắp bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, kho bãi, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị tại kho bãi hiện trường. - Căn cứ vào tỉ giá ngoai tệ trên thị trường (Euro) tại thời điểm mua máy … Lập bảng 1.2 Chi phí mua sắm thiết bị 1.2.2 Chi phí lắp đặt thiết bị: Căn cứ xác định dựa vào khối lượng thiết bị cần lắp đặt, tỷ lệ chi phí lắp đặt theo chi phí thiết bị. Trong đồ án ta lấy chi phí lắp đặt thiết bị bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí mua sắm thiết bị. Cụ thể là: Chi phí lắp đặt bằng 1.5% chi phí mua sắm thiết bị mục I.1 và mục V (Mục I.2 không có chi phí lắp đặt). Chi phí lắp đặt là 3% so với giá mua sắm thiết bị muc II, III và IV Error! Not a valid link. 1.2.3 Chi phí đào tạo công nhân vận hành Căn cứ xác định : Dựa vào số lượng nhân công cần thiết trong vận hành máy móc thiết bị cũng như nhu cầu đào tạo và chi phí chung để đào tạo. Lập bảng chi phí đào tạo công nhân vận hành như sau: 1.3.Xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. Chí phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (GGPMB ) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành. Theo thông tư 05/2007 chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất…Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng. Dự án xây dựng trên khu đất nông nghiệp nên không có chi phí tái định cư. Vậy chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án bao gồm: chi phí đền bù cây trồng trên đất. (Chi phí sử dụng đất =0, do dự án được nhà nước cấp đất ) Chi phí đền bù cây trồng trên đất. Căn cứ xác định dựa vào diện tích sử dụng đất của dự án, khối lượng phải đền bù, đơn giá của thành phố Hải Phòng. Ta lấy tính hoa màu ra thóc và đền bù trong 3 năm, mỗi năm 2 vụ với năng suất quy đổi ra thóc là 5 tấn/ ha , giá trị của thóc tính theo thời giá thị trường là 6.000.000 đồng /1Tấn, ngoài ra , trong chi phí GPMB ta tạm tính chi phí xây dựng công trình hạ tầng cơ sở là đường vào khu liên hợp : Error! Not a valid link. 1.4 Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dung và chi phí khác ( Chưa kể trả lãi trong thời gian xây dựng) * Căn cứ xác định : - Nội dung chi phí - Các định mức chi phí hiện có - Khối lượng và đơn giá - Các khoản lệ phí, thuế, bảo hiểm, theo quy định - Định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dung công bố theo công văn số 957/BXD-VP ngày 29 tháng 9 năm 2009. 1.4.1 Chi phí quản lý dự án. - Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lÝ chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình. - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo. - Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác. Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức : Trong đó : GQLDA=T*(GXDTT+GTBTT) T : Định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. GXDTT : Chi phí xây dựng trước thuế. GTBTT: Chi phí thiết bị trước thuế. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: - Chi phí khảo sát xây dựng; - Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí thiết kế xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,... - Chi phí tư vấn quản lý dự án; - Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm; - Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức : GTV=i=1nCi*1+TiGTGT-TV+j=1mDj*(1+TjGTGT-TV) Trong đó : Ci  : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Dj : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. TiGTGT-TV : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thư i tính theo định mức tỷ lệ. TjGTGT-TV : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thư j tính bằng lập dự toán. Đối với dự án này chi phí tư vấn bao gồm : Chi phí khảo sát xây dựng : Ước tính khoảng 30% chi phí thiết kế Chi phí lập dự án khả thi : Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa thuế VAT CQLDA=T*(GXDTT+GTBTT) Chi phí thiết kế xây dựng. Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có VAT. CTK=T*GXDTT*Kdc Trong đó : Kdc là hệ số điều chỉnh Chi phí thẩm tra thiết kế. Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có VAT. CTTTK=T*(GXDTT) Chi phí thẩm tra dự toán ( theo TT 45/2008-BTC) Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng trước thuế VAT. CTTDT=T*(GXDTT) Chi phí tư vấn đấu thầu Chi phí tư vấn đấu thầu không tính được theo định mức tỷ lệ nên tạm tính trong những chi phí khác. Chi phí giám sát thi công xây dựng. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế VAT. CGSTC=T*GXDTT Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí thiết bị chưa có thuế VAT. GK=i=1nCi*1+TiGTGT-K+j=1mDj*(1+TjGTGT-K) Chi phí kiểm định sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Chi phí tư vấn đấu thầu không tính được theo định mức tỷ lệ nên tạm tính trong những chi phí khác. 1.4.3. Chi phí khác. Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; - Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Các khoản phí và lệ phí theo quy định; - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được. Chi phí khác được tính theo công thức : GK=i=1nCi*1+TiGTGT-K+j=1mDj*(1+TjGTGT-K) Trong đó : Cj : Chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1 n) Dj : Chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1 m) TiGTGT-K : Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ. TjGTGT-K : Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính bằng lập dự toán.
Luận văn liên quan