Năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển to lớn, đời sống nhân dân được nâng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những năm qua nhà nước đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn. Các lĩnh vực được đầu tư ngày càng đa dạng với chất lượng được đảm bảo. Cùng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng của nhà nước thì người dân cũng có nhu cầu nhiều hơn, trong lĩnh vực GTVT cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng gia tăng, nhất là tại các đô thị. Nhà nước đã đầu tư rất lớn để mở mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT tại các đô thị, tuy nhiên do tôc độ gia tăng quá nhanh của các loại phương tiện giao thông (Tính đến tháng 12/2006 Hà Nội có 172.444 ôtô các loại, với tốc độ tăng trưởng từ 12 -15% năm. Ngoài ra thành phố còn có 1.687.504 xe máy, với mức tăng là khoảng 15% năm, xe đạp có hơn 1 triệu chiếc, hiện không tăng, có xu hướng bão hoà) mà hệ thống đó chưa đáp ứng được.
Trước tình hình đó việc tìm ra giải pháp cho vấn đề giao thông đô thị luôn được quan tâm và đầu tư, tuy nhiên đây là một bài toán khó có lời giải chính xác cho các nhà quy hoạch và quản lý. Việc đầu tư phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ giao thông vận tải đã thực sự thoả mãn nhu cầu của người dân hay chưa, có đáp ứng được mong muốn của người dân về nhu cầu đi lại hay không, người dân mong muốn điều gì từ các dịch vụ này, làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân nhất là tai các đô thị, để có câu trả lời trước hết cần phải xác định được hiện tại khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT của các hộ gia đình trên địa bàn cần nghiên cứu như thế nào, người dân sử dụng các dịch vụ đó ở mức độ nào . Do vậy đề tài nghiên cứu khả năng tiếp cận các loại hình dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình là thực sự cần thiết và cấp thiết đối với các đô thị trong cả nước.
82 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình phường hàng buồm - Hoàn kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HINH VẼ iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA NHU CẦU VẬN TẢI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN 3
1.1. Tổng quan về đô thị và quy hoạch đô thị 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị 3
1.1.2.Quy hoạch đô thị 4
1.2.Giao thông vận tải đô thị 6
1.2.1.Các khái niệm cơ bản về giao thông đô thị 6
1.2.2.Quy hoạch GTVT đô thị 8
1.3.Tổng quan về điều tra nhu cầu vận tải 14
1.3.1. .Mục đích, yêu cầu và nội dung của điều tra trong Quy hoạch và Quản lý
GTVT đô thị 14
1.3.2. Điều tra nhu cầu vận tải 17
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ PHƯỜNG HÀNG BUỒM - HOÀN KIẾM 20
2.1. Tổng quan về Hà Nội 20
2.1.1. Sơ lược về vị trí, điện tích, dân số, thủy văn của thành phố Hà Nội 20
2.1.2 Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội 22
2.1.3 Khái quát quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội. 26
2.2. Tiềm hiểu chung về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội và vận tải hành
khách công cộng 30
2.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ 30
2.2.2. Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh 33
2.2.3 Hiện trạng hệ thống vận tải đô thị 35
2.2.4. Đánh giá chung về hệ thống GTVT thành phố Hà Nội 41
2.3. Giới thiệu chung về phường Hàng Buồm 42
2.3.1.Giới thiệu chung về khu phố cổ 42
2.3.2.Phường Hàng Buồm 45
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
DỊCH VỤ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG HÀNG BUỒM - HOÀN KIẾM 54
3.1. Khái quát về cuộc điều tra 54
3.1.1. Đối tượng, mục đích và phương pháp điều tra 54
3.1.2.Các bước chuẩn bị điều tra 54
3.1.3. Quá trình điều tra 55
3.1.4. Quá trình xử lý thông tin 55
3.1.5. Nhưng thuận lợi và khó khăn 55
3.2. Kết quả điều tra về khả năng tiếp cận dịch vụ VT HKCC phường Hàng Buồm
3.2.1. Đất ở 56
3.2.2. Thu nhập 58
3.2.3. Các hình thức tiếp cận thông tin về dịch vụ GTVT của các hộ gia đình 60
3.2.4. Điều kiện để hộ các gia đình có thể tiếp cận với dịch GTVT 61
3.2.5. Phương tiện các hộ gia đình thường xuyên sử dụng đi lại 64
3.3. Kết luận về khả năng tiếp cận dịch vụ GTVT của các hộ gia đình phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 76
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại đô thị ở Việt Nam 3
Bảng 2.3. Các trung tâm đô thị 25
Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng đất ở đô thị đến năm 2020 26
Bảng 2.5. Hệ thống cầu bắc qua sông Hồng 28
Bảng 2.6. Các điểm đầu cuối tại các bến xe hiện nay 36
Bảng 2.7 Hệ thống các tuyến xe buýt ở Hà Nội 37
Bảng 2.8. Sản lượng VTHKCC Hà Nội từ 2000-2006 40
Bảng 2.11. Tỉ lệ diện tích đất sử dụng phường Hàng Buồm 47
Bảng 2.12. Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp 48
Bảng 2.13. Đất quốc phòng,an ninh 48
Bảng 2.14. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 48
Bảng 2.15. Đất cơ sở văn hoá 49
Bảng 2.16. Đất cơ sở y tế 50
Bảng 1.17. Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 50
Bảng 2.18. Đất di tích và danh thắng 50
Bảng 2.19. Các phố và ngõ của phương Hàng Buồm 51
Bảng 2.20. Đất tôn giáo 52
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2. Cấu trúc hệ thống giao thông vận tải đô thị 6
Hình 1.3. Nội dung quy hoạch GTVTĐT 12
Hình 1.4. Quy trình xây dựng quy hoạch GTVTĐT 13
Hình 1.5. Quy trình quy hoạch GTVTĐT hiện đại 14
Hình 2.1. Sự phát triển vùng Hà Nội 23
Hình 2.2. Vị trí các đô thị đề xuất 24
Hình 2.9. Sản lượng phương tiện VTHKCC 41
Hình 2.10. Bản đồ phường Hàng Buồm 45
Hình 3.1.Tỉ lệ diện tích mặt sàn của các hộ gia đình 56
Hình 3.2. Tỉ lệ diện tích ở của các hộ gia đình 57
Hình 3.3. Tỉ lệ thu nhậpcủa các hộ gia đình 59
Hình 3.4.Các hình thức tiếp cận thông tin vềGTVT của các hộ gia đình 60
Hình 3.5. Tỉ lệ bề rộng đường,ngõ vào các hộ gia đình 61
Hình 3.6. Tỉ lệ khoảng cách từ các hộ gia đình đến các đường có xe buýt hoạt động 62
Hình 3.7. Tỉ lệ khoảng cách từ các hộ gia đình tới bến xe buýt gần nhất 63
Hình 3.8. Các tuyến đường có xe buýt và taxi hoạt động gần phường 63
Hình 3.9. Tỉ lệ phương tiện các hộ gia đình sử dụng trong các chuyến đi 64
Hình 3.10. Tỉ l ệ người tham gia giao thông và chuyến đi theo độ tuổi 65
Hình 3.11. Biểu đồ tỉ lệ phương tiện các nhóm tuổi sử dụng 66
Hình 3.12. Tỉ lệ người tham gia giao thông và chuyến đi theo nghề 67
Hình 3.13. Biểu đồ tỉ lệ phương sử dụng theo nghề 68
Hình 3.14. Cơ cấu phương tiện 69
Hình 3.15. Tỉ lệ nơi để phương tiện vào ban ngày của các hộ gia đình 70
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển to lớn, đời sống nhân dân được nâng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những năm qua nhà nước đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn. Các lĩnh vực được đầu tư ngày càng đa dạng với chất lượng được đảm bảo. Cùng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng của nhà nước thì người dân cũng có nhu cầu nhiều hơn, trong lĩnh vực GTVT cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng gia tăng, nhất là tại các đô thị. Nhà nước đã đầu tư rất lớn để mở mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT tại các đô thị, tuy nhiên do tôc độ gia tăng quá nhanh của các loại phương tiện giao thông (Tính đến tháng 12/2006 Hà Nội có 172.444 ôtô các loại, với tốc độ tăng trưởng từ 12 -15% năm. Ngoài ra thành phố còn có 1.687.504 xe máy, với mức tăng là khoảng 15% năm, xe đạp có hơn 1 triệu chiếc, hiện không tăng, có xu hướng bão hoà) mà hệ thống đó chưa đáp ứng được.
Trước tình hình đó việc tìm ra giải pháp cho vấn đề giao thông đô thị luôn được quan tâm và đầu tư, tuy nhiên đây là một bài toán khó có lời giải chính xác cho các nhà quy hoạch và quản lý. Việc đầu tư phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ giao thông vận tải đã thực sự thoả mãn nhu cầu của người dân hay chưa, có đáp ứng được mong muốn của người dân về nhu cầu đi lại hay không, người dân mong muốn điều gì từ các dịch vụ này, làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân nhất là tai các đô thị, để có câu trả lời trước hết cần phải xác định được hiện tại khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT của các hộ gia đình trên địa bàn cần nghiên cứu như thế nào, người dân sử dụng các dịch vụ đó ở mức độ nào…. Do vậy đề tài nghiên cứu khả năng tiếp cận các loại hình dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình là thực sự cần thiết và cấp thiết đối với các đô thị trong cả nước.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của cuộc điều tra là các hộ gia đình trên địa bàn phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm,Hà Nội
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT như: giới tính, tuổi, phương tiện sử dụng thường xuyên, diện tích nhà ở, số lượng phương tiện trong gia đình, số chuyến đi của mỗi cá nhân trong gia đình, bề rộng phố hay ngõ dẫn vào nhà, khả năng tiếp cận các dịch vụ GTCC, cấu trúc đô thị khu vực phường Hàng Buồm….
III.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xác định hiện trạng về khả năng tiếp cận các dịch vụ GTVT của các hộ gia đình trên địa bàn phường Hàng Buồm, đặc biệt là các hộ trong ngõ và các khu vục mới phát triển, từ đó lấy kết quả làm cơ sở dữ liệu cho các chương trình dự án cải tạo GT sau này.
Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là phải xác định được các số liệu như:
Số lượng các loại phương tiện mà mỗi gia đình hiện có.
Diện tích nhà ở, cũng như nơi để phương tiện.
Dịch vụ GTCC ưa thích đối với từng nhóm tuổi, từng giới tính, cũng như từng mức thu nhập.
Mức độ tiếp cận với các loại hình vận tải CC có dễ dàng hay khó khăn (nhất là các hộ sống trong ngõ nhỏ).
Các kênh thông tin truyền thông phổ biến nhất để người dân tiếp cận các thông tin cần thiết……
IV.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Số liệu, tài liệu sẵn có
Sử dụng một số tài liệu đã có từ các cuộc điều tra trước
Tham khảo báo cáo “Quản lí GT ở thành phố xe máy” của TS.Khuất Việt Hùng…..
4.2. Thu thập số liệu
Sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi độc lập với nhau, đến các hộ gia đình được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tiến hành phỏng vấn
Tiến hành quan sát, ghi lại nhũng thông tin cần thiết tại các khu vực lựa chọn.
4.3. Xử lí số liệu
Sử dụng phần mền Microsoft Excel để xử lí kết quả, phần mềm Microsoft Word để viết báo cáo.
V. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về điều tra nhu cầu vận tải và khả năng tiếp cận
Chưong II: Hiện trạng kinh tế - xã hội, giao thông đô thị Hà Nội và phường Hàng Buồm.
Chương III: Phân tích và đánh giá khả nănh tiếp cận GTVT của hộ gia đình khu vực phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA NHU CẦU VẬN TẢI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
1.1. Tổng quan về đô thị và quy hoạch đô thị
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị
Khái niệm:
Khái niệm đô thị: Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp (chiếm trên 60%).
Phân loại đô thị ở Việt Nam.
Phân loại đô thị: Có nhiều căc cứ để phân loại đô thị, ở Việt Nam theo nghị định 72/2001 của Thủ Tướng chính phủ phân đô thị thành 6 cấp
Bảng 1.1: Các loại đô thị ở Việt Nam
Loại đô thị
Đặc điểm
Đặc biệt
Là thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, đầu mối giao thông trong nước và quốc tế. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã hội và cả nước.
Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh.
Tỷ lệ phi nông nghiệp không nhỏ hơn 90% so với tổng số lao động.
Quy mô dân số trên 1,5 triệu. Mật độ dân số 15000 người/Km2
I
Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, đầu mối giao thông của vùng và của cả nước.
Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh.
Tỷ lệ phi nông nghiệp là 85%
Quy mô dân số là 0,5 triệu người.
Mật độ dân số: 12000 người/Km2
II
Là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội, dịch vụ, đầu mối giao thông của vùng và của cả nước.
Cơ sở hạ tầng đang tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh.
Tỷ lệ phi nông nghiệp là 80%.
Quy mô dân số là 250.000 người.
Mật độ dân số: 10.000 người/Km2
III
Là trung tâm văn hoá, chính trị xã hội của vùng, của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ, hoàn chỉnh.
Tỷ lệ phi nông nghiệp là 75%
Quy mô dân số: 100.000 người
Mật độ dân số: 8.000 người/ Km2
IV
Tỷ lệ phi nông nghiệp là 70%
Quy mô dân số là 50.000 người
Mất độ dân số: 6.000 người/Km2
V
Tỷ lệ phi nông nghiệp là 65%
Quy mô dân số: 40.000 người
Mật độ dân số: 2.000 người/Km2
Những thách thức của đô thị.
Sự bùng nổ về xe máy và ô tô con cá nhân.
Nạn tắc nghẽn và luồng giao thông.
Nạn ô nhiễm môi trường.
Tình trạng thiếu hụt quỹ đất cho giao thông tĩnh.
1.1.2. Quy hoạch đô thị
Khái niệm quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị là bộ phận của quy hoạch không gian, trọng tâm nghiên cứu về các vấn đề phát triển và xây dựng đô thị, các điểm dân cư, các khu chức năng đô thị và kiểu đô thị.
Nhiệm vụ của quy hoạch đô thị
Mục tiêu tổng quát của quy hoạch và xây dựng đô thị là thoả mãn hài hoà những nhu cầu của con người về lao động, nhà ở, cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi và giải trí… Đáp ứng những yêu cầu tổ chức không gian và nghệ thuật kiến, bảo vệ môi trường và hệ cân bằng sinh thái.
Để đạt được mục tiêu trên nhiệm vụ của quy hoạch đô thị phải làm là:
Tổ chức sản xuất: Quy hoạch đô thị cần đảm bảo phân bố hợp lý các khu vực sản xuất, tổ chức hữu hiệu mạng lưới giao thông đô thị. Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất với các khu vực chức năng khác của đô thị, đặc biệt.
Tổ chức đời sống: Quy hoạch đô thị cần tổ chức tốt môi trường sống cũng như các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người dân, đáp ứng hài hoà các nhu cầu về nhà ở, hệ thống cung cấp và dịch vụ công cộng, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cũng như đi lại cho người dân trong đô thị. Đồng thời quy hoạch đô thị cần phải đảm bảo các yêu cầu về trật tự an ninh, vệ sinh môi trường và quản lý đô thị.
Tổ chức nghệ thuật kiến trúc và xây dựng đô thị: Quy hoạch đô thị cần phải xác định hệ thống và hướng bố cục không gian trong toàn đô thị.
Bảo vệ môi trường và hệ cân bằng sinh thái: Đảm bảo sao cho các hoạt động không tổn hại đến môi trường sống và môi trường đô thị, hệ cân bằng sinh thái, bảo đảm quá trình trao đổi và liên hệ giữa con người với thiên nhiên luôn được duy trì và phát triển.
Mục đích của quy hoạch đô thị:
Đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối và hài hoà giữa các ngành và thành phần kinh tế.
Đảm bảo sự thống nhất giưa chức năng và hoạt động đô thị
Góp phần cải thiện các điều kiện sống và làm việc, phát triển toàn diện nhân cách của người dân đô thị.
Các nội dung trọng điểm của quy hoạch đô thị:
Quy hoạch sử dụng đất.
Phân bố các cơ sở sản xuất và kho tàng.
Tổ chức hệ thống trung tâm.
Tổ chức mạng lưới giao thông và kỹ thuật đô thị.
Tổ chức các khu ở trong đô thị.
Bố cục không gian và kiến trúc cảnh quan.
Quy hoạch đô thị cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn sau:
Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình sản mở rộng của xã hội.
Phát triển tổng hợp và toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và những tiền đề phát triển nhân cách, mối quan hệ cộng đồng của con người.
Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.2.Giao thông vận tải đô thị
1.2.1.Các khái niệm cơ bản về giao thông đô thị
Các khái niệm
Giao thông vận tải đô thị được hiểu là tập hợp các công trình, các con đường giao thông và các phương tiện khác nhau đảm bảo sự liên hệ giữa các khu vực của đô thị với nhau. Đây là một trong ba yếu tố cấu thành nên hệ thống đô thị.
Hình 1.2. Cấu trúc hệ thống giao thông vận tải đô thị
Hệ Thống Giao Thông
Hệ Thống Vận Tải
Hệ thống
GT tĩnh
GTVT ®« thÞ
Hệ thống
tổ chức quản lý
Vận tải chuyên dụng
Mạng lưới đường giao thông
Các công trình trên đường
Các công trình khác
Các điểm đầu cuối
Các điểm trung chuyển
Các điểm dừng dọc tuyến
Hệ thống
GT động
PTVTcông cộng
PTVTcá nhân
Vận tải hành khách
TP
Vận tải hàng hóa
Hệ thống
khai thác
Hệ thống giao thông vận tải đô thị bao gồm hai hệ thống con đó là: Hệ thống giao thông và hệ thống vận tải. Hệ thống GTĐT quyết định tới hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển của đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai đô thị và mối quan hệ giữa các khu chức năng đô thị.
Các thành phần cơ bản của hệ thống GTVT đô thị có thể được mô tả theo sơ đồ sau (hình 1.1)
Hệ thống giao thông
Là tập hợp các công trình, các con đường và các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ cho việc di chuyển hàng hóa và hành khách trong thành phố được thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao.
Theo tính chất phục vụ cho sự di chuyển hàng hóa và hành khách người ta phân chia hệ thống giao thông thành hai bộ phận cấu thành đó là: giao thông động và giao thông tĩnh.
Giao thông động là bộ phận của hệ thống giao thông đô thị phục vụ hoạt động của phương tiện và hành khách trong thời gian di chuyển.
Giao thông tĩnh là bộ phận của hệ thống giao thông đô thị phục vụ phương tiện và hành khách trong thời gian không (hay tạm ngừng) hoạt động. Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm dừng, bến xe…
Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, chúng phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau. Bởi lẽ cả hai đều có đối tượng phục vụ chung đó là là phương tiện và hành khách trong thành phố.
Hệ thống vận tải đô thị
Được hiểu là các phương thức và phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hóa và hành khách trong thành phố.
Trong vận tải hành khách người ta chia ra: VTHKCC và vận tải cá nhân
VTHKCC là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định.
Vận tải cá nhân là tập hợp các phương thức vận tải được cá nhân sử dụng để đáp ứng nhu cầu đi lại của riêng mình hoặc cho đi nhờ mà không thu tiền.
Đặc điểm hệ thống GTVT ĐT
Khác với giao thông liên tỉnh, giao thông quốc tế, giao thông đô thị có những đặc điểm sau:
Mạng lưới giao thông đô thị không chỉ thực hiện chức năng giao thông thuần tuý mà nó còn có thể thực hiện nhiều chức năng khác như: chức năng kỹ thuật, chức năng môi trường,...
Mật độ mạng lưới đường cao.
Lưu lượng và mật độ đi lại cao nhưng lại biến động rất lớn theo thời gian và không gian.
Tốc độ luồng giao thông thấp.
Hệ thống giao thông đô thị đòi hỏi chi phí lớn (xây dựng và vận hành).
Ùn tắc giao thông, đi lại khó khăn, ô nhiễm môi trường và mất an toàn.
Không gian đô thị chật hẹp.
Hệ thống giao thông đô thị có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế xã hội của thành phố và của đất nước.
Vai trò của hệ thống GTVT đô thị
Giao thông đô thị là một phần của đô thị. Nó biểu hiện cho mối quan hệ mật thiết với chất lượng cuộc sống, quy mô và sự phân bố các hoạt động sản xuất và hoạt động giải trí, cho khả năng sẵn có của hàng hoá và dịch vụ của đô thị. Do đó, việc phát triển giao thông đô thị liên quan đến việc phát triển một đô thị văn minh hiện đại. Việc phát triển giao thông đô thị dẫn đến những thay đổi trong xã hội. Mặt khác, nhu cầu giao thông đòi hỏi những thiết bị công nghệ. Như vậy, giao thông đô thị là một phần không thể thiếu của một đô thị, đặc biệt trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ như ngày nay. Có thể nói, hoạt động của con người sẽ bị ngừng trệ nếu thiếu đi hệ thống giao thông vận tải, quá trình đô thị hoá không thể thực hiện được nếu thiếu đi một hệ thống giao thông đô thị hiện đại và nếu có một hệ thống giao thông hiện đại, vận hành hiệu quả sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Giao thông đô thị với những vai trò không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế- xã hội: Sự phát triển giao thông vận tải dẫn đến quá trình đô thị hoá, các trung tâm thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp được hình thành. Giao thông phát triển con người dễ chấp nhận sống ở ngoại ô, làm việc trong thành phố, chi phí đi lại giảm, đảm bảo an ninh trật tự xã hội..., con người có cơ hội được học tập, được thông tin, được tiếp nhận các sản phẩm văn hoá... Tuy nhiên, việc phát triển giao thông đô thị và môi trường ở khía cạnh nào đó là không có tính lôgic. Phát triển giao thông dẫn đến việc sử dụng quỹ đất nhiều hơn, sử dụng năng lượng nhiều hơn (dầu mỏ) - Đó là những nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ cạn kiệt dần theo mức độ khai thác, chất thải đưa vào môi trường nhiều hơn làm cho môi trường phải chịu đựng quá khả năng đồng hoá của nó dẫn đến ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai. Một ngoại ứng của phát triển giao thông đô thị đó là tắc nghẽn, tai nạn giao thông, khí xả, tiếng ồn, bụi...đang là vấn đề cấp bách cần phải quán triệt trong kế hoạch phát triển giao thông ngày nay.
Phát triển giao thông đô thị là một đòi hỏi khách quan, phải đi trước một bước là qui luật chung với tất cả các nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là phát triển như thế nào. Với những lý do trên đây con người đã xác định được xu hướng phát triển của giao thông đô thị là phát triển bền vững, đây là quan điểm tiến bộ nó phù hợp với xu thế phát triển chung của các ngành kinh tế.
1.2.2.Quy hoạch GTVT đô thị
Khái niệm.
Quy hoạch giao thông vận tải đô thị: là một phần trong quy hoạch đô thị, bao gồm tất cả những hoạt động có định hướng tác động lên hệ thống giao thông vận tải nhằm đạt được những mục đích nhất định, thỏa mãn nhu cầu của người dân đô thị
Mục đích của quy hoạch GTVT đô thị.
Trong bất kỳ một đô thị nào thì việc đánh giá trình độ phát triển về kinh tế, xã hội đều có thể được đánh giá thông qua hệ thống GTVT của đô thị đó. Khó có thể nói rằng một đô thị là phát triển nếu hệ thống GTVT của nó không thoả mãn được nhu cầu vận chuyển cả về hành khách cũng như hàng hoá của khách hàng tức là những người có nhu cầu về vận tải.
Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần chú ý đó là quy hoạch hệ thống GTVT trong đô thị ấy. Công tác này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo sự giao lưu trong nội đô, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tin cậy, đạt trình độ hiện đại và văn minh ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Các mục đích này được cụ thể hoá như sau:
Về m