• Ủy ban nhân dân Phường do Hội đồng nhân dân Phường bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Phường, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân Phường và cơ quan nhà nước cấp trên.
• Ủy ban nhân dân Phường chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân Phường nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn Phường.
• Ủy ban nhân dân Phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
• Ủy ban nhân dân Phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý công văn tại Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I:
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
I. Sơ lược về một UBND Phường
Ủy ban nhân dân Phường do Hội đồng nhân dân Phường bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Phường, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân Phường và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân Phường chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân Phường nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn Phường.
Ủy ban nhân dân Phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ủy ban nhân dân Phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
II.Sơ đồ tổ chức của phường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường
Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế và quản lý đô thị
Bộ phận công an
Bộ phận quân sự
Bộ phận văn phòng – thống kê
Bộ phận địa chính – xây dựng
Bộ phận tài chính – kế toán
Bộ phận tư pháp – hộ tịch
Bộ phận văn hóa – xã hội
III.Chức năng của từng bộ phận trong tổ chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường:
Chịu trách nhiệm chung, lãnh đạo điều hành các mặt hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường.
Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, bộ máy nhân sự của Ủy ban nhân dân Phường, công tác an ninh nội chính, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự, công tác tư pháp hộ tịch, công tác tôn giáo, khen thưởng kỷ luật, thanh tra kiểm tra.
Ban hành các quyết định chung và quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tiếp dân và giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân.
Chủ tài khoản của đơn vị, trực tiếp điều hành ngân sách của Phường theo kế hoạch phân bổ của Quận.
Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân Quận.
3.2) Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế và quản lý đô thị:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao, cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân Quận.
Quản lý, quy hoạch sắp xếp và kiểm tra, giải quyết công việc hành chính về các hoạt động kinh tế, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Phường.
Quản lý quy hoạch trật tự đô thị, xây dựng các công trình công cộng…
Quản lý bảo vệ tài nguyên và vệ sinh môi trường. Phụ trách tổ quản lý, ký các giấy tờ, văn bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực kinh tế, quản lý đô thị và một số văn bản hành chính khác theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường.
Thay mặt Chủ tịch điều hành hoạt động Ủy ban nhân dân Phường khi Chủ tịch đi công tác.
3.3) Bộ phận chuyên trách Công an:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao, cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân Quận.
Phụ trách công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng cháy chữa cháy, lập lại trật tự an toàn giao thông, trật tự lòng lề đường, đẩy mạnh công tác phòng chống các loại tệ nạn xã hội, giáo dục, cảm hóa các đối tượng thuộc ngành quản lý.
Xây dựng kế hoạch bảo vệ tốt các ngày lễ, tết, phòng chống bạo loạn và một số công tác quản lý hành chính khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường.
Trực tiếp phụ trách đơn vị Công an Phường, có trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt.
3.4) Bộ phận chuyên trách quân sự:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao, cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân Quận.
Phụ trách công tác quân sự địa phương, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường trong công tác xây dựng kế hoạch phòng thủ, quản lý quân dự bị, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi.
Được phân công là Thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường tổ chức tốt việc đăng ký quản lý số thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, điều động khám sức khỏe, thực hiện Pháp lệnh gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm theo quy định Trực tiếp phụ trách đơn vị Phường đội, có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và quản lý đơn vị vững mạnh về mọi mặt.
3.5) Bộ phận chuyên trách địa chính - xây dựng:
Giúp Thường trực Ủy ban nhân dân Phường theo dõi, quản lý và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực địa chính và xây dựng:
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình công cộng trong Phường theo phân cấp (điện, nước, cống rãnh, hẻm, các chung cư, nhà tập thể…), kiểm tra quản lý và đề xuất cấp phép sửa chữa theo nguyên trạng các công trình nhà ở của nhân dân, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng, ngăn chặn và đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm theo quy định.
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo hàng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
3.6) Bộ phận chuyên trách tài chính - kế toán:
Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường trong công tác theo dõi, quản lý tình hình thu chi ngân sách.
Lên kế hoạch dự toán và báo cáo ngân sách hàng tháng, quý, năm, bảo đảm chế độ tài chính cho đơn vị.
Chịu trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách, điều chỉnh ngân sách và quyết toán ngân sách của Phường theo luật định.
Theo dõi và đôn đốc tiến độ vận động và sử dụng các quỹ trong nhân dân, đảm bảo và vượt chỉ tiêu hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo hàng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
3.7) Bộ phận chuyên trách tư pháp - hộ tịch:
Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường quản lý và giải quyết các hồ sơ về công tác tư pháp và hộ tịch (đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử…).
Tham mưu cho Thường trực Ủy ban nhân dân Phường xây dựng các kế hoạch tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
Lên lịch tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo hàng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
3.8) Bộ phận chuyên trách văn hóa - xã hội:
Giúp Thường trực Ủy ban nhân dân Phường theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các mặt công tác thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội:
Thực hiện chính sách chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân đạo.
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các lễ hội, kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa.
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác báo cáo hàng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
3.9) Bộ phận chuyên trách văn phòng - thống kê:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường về chế độ quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Bao gồm các công việc sau:
Tiếp nhận, phân loại, vào sổ các loại văn bản đi và đến, trình Chủ tịch kiểm tra, chuyển đến các bộ phận có liên quan và thực hiện lưu trữ theo quy định.
Quản lý ngày, giờ công, chế độ đi công tác, đi học, nghỉ phép của cán bộ, nhân viên cơ quan, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Phường trong công tác tổ chức thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
Phân công và theo dõi chế độ trực bảo vệ cơ quan sau giờ làm việc, ngày nghỉ, lễ, tết.
Trực tiếp dân hàng ngày, có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân đến đúng nơi giải quyết công việc, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận của Ủy ban nhân dân Phường giải quyết tốt và kịp thời những yêu cầu bức xúc, những nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Chuẩn bị nội dung và tài liệu cho các kỳ họp HDND, UBND, Khu phố, Tổ dân phố. Sắp xếp lịch công tác tuần, dự thảo báo cáo công tác định kỳ tháng, quý, năm của Ủy ban nhân dân Phường, báo cáo đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân Quận đúng thời gian quy định.
Liên hệ với các ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể chuẩn bị nội dung hướng dẫn sinh hoạt Tổ dân phố và trả lời những kiến nghị của nhân dân trong các buổi họp định kỳ hàng tháng của Khu phố, Tổ dân phố.
Từ sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân Phường, ta thấy Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê là người làm việc trực tiếp đến các giấy tờ, quản lý các công văn, văn bản đến và đi.
IV. Mô tả nghiệp vụ của công tác quản lý công văn của cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê của Phường.
Trong việc quản lý công văn, giấy tờ, ta xác định được các nghiệp vụ chính như sau: quản lý công văn đến; quản lý công văn đi; quản lý lưu trữ, cung cấp thông tin về công văn phục vụ cho cấp lãnh đạo.
Quản lý công văn đến:
Quy trình quản lý công văn đến gồm: tiếp nhận và đăng ký công văn đến; phân phối công văn đến cho các đơn vị, cá nhân có liên quan để giải quyết; giải quyết công văn đến; theo dõi tình hình quản lý công văn đến (lập báo cáo, thống kế, nhắc nhở).
Công văn đến có thể là do cơ quan gởi đến hoặc cá nhân gởi đến.
Tất cả công văn đến được cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê ghi vào sổ công văn đến, sau đó sẽ phân loại công văn thành các loại: công văn được chuyển trực tiếp đến bộ phận nào hoặc công văn là loại thông báo, chỉ thị, đơn từ khiếu nại,…; phân loại công văn thành các lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, đất đai, dân số…..
Sau đó công văn sẽ được chuyển đến những người có liên quan.
Các cán bộ chuyên trách, các ủy viên sẽ xem xét công văn, nếu tự giải quyết được họ sẽ phê ký rồi sẽ trình lên Chủ tịch, nếu không tự giải quyết được, cần có sự đồng ý giải quyết của cán bộ, ủy viên khác thì họ sẽ ký để chuyển đi. Nội dung của công văn sau khi ký bao gồm: chuyển cho ai (nếu công văn cần chuyển đi), thời hạn giải quyết, ngày ký (ký duyệt hoặc chuyển đi).
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê dựa vào nội dung để ghi những thông tin vào sổ công văn và chuyển công văn đi.
Nếu công văn là những thông báo thì cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê sẽ soạn thảo, trình Chủ tịch, nếu được họ sẽ ban hành công văn đi.
Công văn đến có các thông tin:
STTCV: số thứ tự công văn (do phường ghi).
Số CV: là số ghi trên công văn, nếu công văn là do 1 cơ quan gởi.
Ngày CV: ngày ghi trên công văn.
Ngày đến: ngày phường nhận công văn.
Ngày vào sổ:
Người ký: có thể là người viết đơn nếu do cá nhân gởi; có thể là lãnh đạo của cơ quan nếu do cơ quan gởi.
Ghi chú: số trang, tài liệu đính kèm….
Trích yếu nội dung: tóm tắt nội dung của văn bản.
4.2) Quản lý công văn đi:
Quy trình quản lý công văn đi gồm: soạn thảo công văn đi; ban hành và gởi công văn đi; vào sổ công văn; theo dõi hồi báo, theo dõi thực hiện, triển khai công văn đi (lập báo cáo, thống kê, nhắc nhở).
Công văn sẽ được soạn thảo bởi một người được sư phân công của cán bộ chuyên trách. Sau khi soạn thảo xong, công văn sẽ được trình lên lãnh đạo để ký duyệt hoặc tự nhân viên văn thư ký nếu nằm trong quyền hạn của mình.
Công văn đã được ký sẽ được in ấn và nhân bản (copy) và sẽ được cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê đóng dấu và gởi đi.
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê tiến hành các công việc: đóng dấu, vào sổ công văn đi, lưu bản gốc, làm thủ tục gởi công văn đến các địa chỉ cần thiết.
Những công văn đi cần theo dõi hồi báo được xác định rõ trong nội dung công văn. Các công văn đến là hồi báo của một công văn đi nhất định được xác định rõ ở tiêu đề của công văn.
Công văn đi có các thông tin:
Số CV: số của công văn đi.
Ngày CV: ngày gởi công văn đi.
Người nhận: có thể là cá nhân hoặc lãnh đạo của một cơ quan.
Người ký: người chịu trách nhiệm xử lý công văn.
Ghi chú: số trang, tài liệu đính kèm….
Trích yêu công văn: tóm tắt nội dung.
4.3) Quản lý lưu trữ, cung cấp thông tin:
Gồm: lưu trữ công văn đến, công văn đi; cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm kiếm phục vụ điều hành quản lý và giải quyết các công văn.
Công văn được sắp xếp và phân loại theo 2 nhóm:
_ Tên loại: lưu trữ công văn theo tên loại công văn
_ Lĩnh vực: lưu trữ các công văn có liên quan đến một vấn đề, một công việc nào đó.
Danh mục loại Công Văn
Mã loại CV
Mô tả
Mã loại CV
Mô tả
LT
Luật
BB
Biên bản
PL
Pháp lệnh
ĐTKH
Đề tài KH
NĐ
Nghị định
DA
Dự án
NQ
Nghị quyết
HĐ
Hợp đồng
QĐ
Quyết định
ĐL
Điều lệ
CT
Chỉ thị
PC
Phiếu chuyển
TT
Thông tư
GB
Giấy báo
TB
Thông báo
SL
Sao lục
ĐB
Điện báo
ĐTKT
Đơn thư khiếu tố
CĐ
Công điện
KN
Kiến nghị
BC
Báo cáo
GM
Giấy mời
BCN
Báo cáo nhanh
GT
Giấy giới thiệu
TR
Tờ trình
ĐĐ
Giấy đi đường
CV
Công văn
NP
Giấy nghỉ phép
Danh mục các lĩnh vực
Mã
Mô tả
Mã
Mô tả
Luật pháp
An ninh
Quốc phòng
Công nghiệp
Nông nghiệp
Thương mại-Dịch vụ
Du lịch
Xây dựng
Giao thông vận tải
Khoa học & Công nghệ
Hợp tác quốc tế
Tổ chức cán bộ
Kế hoạch tài chính
Đầu tư
Ngân hàng & tiền tệ
Nghiên cứu KH
Chương trình, Dự án
Khiếu nại, tố cáo
Đất đai
Ngoại vụ
Dân số và gia đình
Giáo dục &Đào tạo
Văn hoá
Thể dục thể thao
Lao động tiền lương
Xã hội-Thương binh
Y tế - Sức khoẻ
Khen thưởng
Thông tin nội bộ
.....
Các tiêu chuẩn tìm kiếm:
Tìm kiếm CVĐến:
Tìm kiếm theo Số thứ tự công văn (STTCV)
Tìm kiếm theo loại
Tìm kiếm theo lĩnh vực
Tìm kiếm theo cơ quan
Tìm kiếm theo nhân viên nhận
Tìm kiếm theo ngày công văn đến
Tìm kiếm theo ngày vào sổ
Tìm kiếm CVĐi :
Tìm kiếm theo số công văn đi (SO CV DI)
Tìm kiếm theo loại
Tìm kiếm theo lĩnh vực
Tìm kiếm theo nhân viên ký
Tìm kiếm theo ngày công văn đi
Tìm kiếm Lãnh Vực:
Tìm kiếm theo tên lĩnh vực
Tìm kiếm Loại Công Văn:
Tìm kiếm theo tên loại
Tìm kiếm Phòng Ban:
Tìm kiếm theo tên phòng ban
Tìm kiếm Nhân Viên:
Tìm kiếm theo tên nhân viên
Một số khó khăn hiện nay:
Do số lượng công văn lớn và do thao tác thủ công nên gây ra sự chậm trễ, tốn thời gian làm ảnh hưởng đến việc xử lý công văn giấy tờ.
Lữu trữ, trao đổi bằng giấy tờ, dễ bị thất lạc, mất mát.
Tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp, lập báo cáo khó khăn.
V. Lưu đồ hồ sơ công việc.
Lưu đồ hồ sơ công việc của Công văn đến.
Bảng mô tả hồ sơ
STT Hồ sơ
Tên hồ sơ_ Vai trò
STT công việc
D01
Công văn đến: chứa nội dung một văn bản như tên tác giả, số ký hiệu của cơ quan ngoài gởi đến,trích yếu,....
T01,T02,T03,T04
D02
Công văn đến cần xử lý: văn bản cần xử lý
T01,T02,T04
D03
Công văn gửi sai địa chỉ: Cơ quan ngoài gửi công văn lộn, cần trả lại
T01,T03
D04
Sổ công văn đến: ghi chép ngày công văn đến, số ký hiệu, tác giả, trích yếu....
T02
D05
Công văn chưa xử lý
T04,T05
D06
Công văn đã xử lý: xử lý xong chờ chuyển vào lưu trữ
T05,T06
D07
Công văn hồi đáp: những ý kiến của chủ tịch
T05,T07
D08
Lưu trữ công văn đến: chứa tất cả chi tiết của công văn đến như số ký hiệu, ngày công văn, trích yếu .......
T06
D09
Công văn đi: chứa nội dung trả lời của chủ tịch
T07
Bảng mô tả công việc
STT công việc
Mô tả công việc
Vị trí làm việc
Hồ sơ nhập
Hồ sơ xuất
T01
Tiếp nhận công văn đến, phân loại công văn. Nếu cần xử lý thì chuyển cho các bộ phận khác
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D01
D02,D03
T02
Đăng ký: cập nhật công văn đến vào sổ công văn đến
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D02
D04
T03
Trả lại công văn: Phát hiện công văn gửi sai địa chỉ, lập tức gửi trả lại cơ quan đã gửi lộn
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D03
D09
T04
Chuyển công văn đến cho chủ tịch: chuyển công văn để chủ tịch xử lý
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D04
D05
T05
Xử lý công văn: nhận công văn từ văn phòng thống kê và cho ý kiến xử lý
Chủ tịch
D05
D06,D07
T06
Chuyển vào lưu trữ: công văn đã xử lý xong, chủ tịch trả lại công văn để văn phòng thống kê đưa vào lưu trữ
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D06
D08
T07
Chuyển công văn đi: khi cần trả lời cho công văn đến
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D07
D09
Lưu đồ hồ sơ công việc
Công việc Hồ sơ
Lưu đồ hồ sơ công việc
Quản lý hồ sơ bộ phận văn phòng_ thống kê
Loại: Lưu đồ hồ sơ công việc
Tên: Quản lý công văn đến
Chủ tịch
Cán bộ văn phòng_ thống kê
Vị trí ngoài
Xử lý CV
T05
CVĐi
D09
Lưu trữ CVĐến
D08
Chuyển vào lưu trữ
T06
Chuyển CV
T07
CV hồi đáp
D07
CV đã xử lý
D06
CV chưa xử lý
D05
Chuyển CVĐến cho Chủ tịch
T04
CV cần trả lại
D09
Sổ đăng ký CVĐến
D04
Đăng ký
T02
Trả lại CV
T03
CV gửi sai địa chỉ
D03
CVĐến cần xử lý
D02
Tiếp nhận công văn đến
T01
Công văn đến
D01
Cơ quan ngoài
Cơ quan ngoài
5.2) Lưu đồ hồ sơ công việc của Công văn đi.
Bảng mô tả hồ sơ
STT Hồ sơ
Tên hồ sơ_ Vai trò
STT công việc
D11
Bản thảo: bản thảo viết bằng tay do chuyên viên phụ trách soạn thảo
T11,T12,T13
D12
Công văn đi: Bảo thảo đã được đánh máy
T13
D13
Công văn cần duyệt: văn bản chưa có chữ ký của chủ tịch,chuyển cho chủ tịch ký duyệt
T14,T15
D14
Công văn đã ký: công văn đã được chủ tịch ký duyệt
T15,T16
D15
Công văn cần lưu trữ: công văn cần chuyển vào lưu sau khi đã đăng ký vào sổ công văn đi
T16,T17
D16
Lưu trữ công văn đi: công văn được đưa vào kho lưu trữ
T17
D17
Sổ công văn đi: ghi chép ngày công văn đi, trích yếu, tác giả, nơi đến....
T16
D18
Công văn hoàn chỉnh: công văn đã được ký và đã đăng ký vào sổ công văn đi
T16
D19
Công văn cần chuyển: công văn cần phát hành cho cơ quan bên ngoài
T18
Bảng mô tả công việc
STT công việc
Mô tả công việc
Vị trí làm việc
Hồ sơ nhập
Hồ sơ xuất
T11
Yêu cầu soạn thảo: chủ tịch có yêu cầu soạn thảo một công văn
Chủ tịch
T12
Tiếp nhận yêu cầu và soạn thảo: xuất phát từ yêu cầu của chủ tịch, chuyên viên phụ trách soạn thảo ra bản thảo có nội dung mà chủ tịch yêu cầu
Chuyên viên phụ trách
T13
Đánh máy: xuất phát từ bản thảo viết bằng tay của chuyên viên phụ trách
Chuyên viên phụ trách
D11
D12
T14
Trình ký duyệt: sau khi đánh máy xong trình lên chủ tịch để chủ tịch duyệt và ký tên
Chuyên viên phụ trách
D12
D13
T15
Ký duyệt: sau khi xem xét công văn đã hoàn chỉnh, chủ tịch ký vào công văn
Chủ tịch
D13
D14
T16
Đăng ký vào sổ công văn đi: nhận công văn đã được ký, cán bộ văn phòng thống kê đăng ký vào sổ công văn đi
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D14
D15,D17,D18
T17
Đưa vào lưu trữ: chuyển công văn đã đăng ký vào sổ công văn đi vào lưu trữ
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D15
D16
T18
Phát hành: chuyển công văn đã hiệu chỉnh ra bên ngoài
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
D18
D19
Lưu đồ công việc hồ sơ
Công việc Hồ sơ
Lưu đồ hồ sơ công việc
Quản lý hồ sơ bộ phận văn phòng_thống kê
Loại: Lưu đồ hồ sơ công việc
Tên: Quản lý công văn đi
Chuyên viên phụ trách
Chủ tịch
Cán bộ chuyên trách văn phòng – thống kê
Vị trí ngoài
Công văn cần duyệt
D13
Trình ký duyệt
T14
CVĐi
D12
Bản thảo
D11
Đánh máy
T13
Tiếp nhận
T12
Yêu cầu soạn thảo
T11
Ký duyệt
T15
Lưu trữ công văn đi
D16
Đưa vào lưu trữ
T17
CV cần chuyển
D19
Phát hành
T18
CV đã hoàn chỉnh
D18
CV cần lưu trữ
D15
Sổ CVĐi
D17
Đăng ký vào sổ CVĐi
T16
CV đã ký
D14
Cơ quan ngoài
DÒNG LUÂN CHUYỂN THÔNG TIN THEO CHỨC NĂNG
Công văn đến:
D2
Văn thư
Lãnh đạo
D1
Cơ quan ngoài
D3
Chuyên viên phụ trách
D4
Biểu diễn các dòng:
Thứ tự
Dòng
Dữ liệu được mang
Nguồn
Đích
D1
Nơi nhận công văn đến
STTCV
NGAYCV
SOCV
TRÍCHYẾU
NƠI GỬI
GHI CHÚ
Cơ quan ngoài
Văn thư
D2
Chuyển cô