1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hoá - khoa học kỹ thuật - công nghệ- dịch vụ - thương mại - tài chính ngân hàng. Dân số thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch đến năm 2010 khoảng từ 7.5 đến 8 triệu dân. Đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế, quá trình cơ giới hóa cũng đang có bước phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo ra một ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đã hình thành 32 khu công nghiệp- khu chếxuất, sự phát triển đó cũng đang thu hút nhiều nhà đầu tư và lao động đến làm việc và sinh hoạt trên địa bàn thành phố, xu hướng này đòi hỏi thành phố phải tổ chức lại một cách khoa học việc quy hoạch sử dụng đất và nhất là quy hoạch và phát triển giao thông.
Theo phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 có 300000 xe ô tô các loại và 2,4 triệu loại xe gắn máy các loại, chưa kể các loại xe khác. Số lượng xe nhiều nên thương xuyên quá tải gây ách tắc. Việc tìm chỗ đỗ xe ở trung tâm thành phố rất khó khăn. Chỉ có một số rất ít cao ốc khách sạn, nhà hàng, cơ quan và đơn vị có bãi đỗ riêng, còn hầu hết xe cộ đều phải đỗ ở lòng và lề đường.
Phương hướng phát triển công nghiệp ô tô giai đoạn 2001-2010 của Bộ Công Nghiệp, số lượng ô tô tăng thêm hàng năm là 12% thì năm 2005 có khoảng 650000 và năm 2010 là 110000 xe, trong đó nhu cầu về xe con tới 40-50% với tỉ lệ 6.7%/năm. Tính theo ước tính thì nhu cầu đỗ cho xe con năm 2010 là 260 ha. Đây là điều phải tính đến trong quản lý an toàn giao thông đô thị với tình trạng ách tắc giao thông vốn đã bức xúc từ nhiều năm nay.
Nhìn chung, thành phố Hồ Chí Minh có một mạng lưới đường mất cân đối và thiếu một hệ thống phân loại. Đường đô thị tập trung chủ yếu ở các quận nội thị, đặc biệt tạo một mạng lưới dày đặc ở các quận trung tâm.
Đó là sơ bộ những bất cập về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lí giao thông công cộng, nhu cầu giao thông và nguy cơ ách tắc.
Theo kinh nghiệm của các nước, bãi đỗ xe nhiều tầng ngầm hay trong các tầng hầm của các toà nhà đa năng là những biểu tượng phổ biến ở khu trung tâm mỗi thành phố, trung tâm thương mại, Hội nghị, sân bay, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, sân vận động và nhà ga.
Giải pháp bãi đỗ ngầm dưới công viên đã góp phần đáng kể nhu câu bãi đỗ ở trung tâm các thành phố lớn như Pari (Pháp), Madrid (Tây Ban Nha) Đỗ xe thường gắn với nhu cầu cuộc sống. Xu thế bãi đỗ như một phần trong quần thể thương mại, dịch vụ và vui chơi giải trí đã và đang phát triển tại nhiều nước trên thế giới.
Sự cần thiết của việc quy hoạch bãi đỗ:
Tình trạng chiếm dụng lòng, lề đường làm bãi đỗ xe gây ùn tắc, trở ngại cho sự đảm bảo lưu thông và trật tự an toàn giao thông đô thị. Sự ách tắc giao thông làm ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch và môi trường đầu tư. Yêu cầu vận tải ngày một cao. Năng lực giao thông giảm với sự gia tăng lưu lượng xe. Việc xây dựng bãi đỗ xe các loại: xe con (du lịch), xe buýt, tải nhẹ và 2-4 bánh tại khu vực gần trung tâm thành phố là bức thiết.
Phải tạo điều kiện để cho mọi người để xe đúng nơi quy định bằng cách xây dựng các bãi đỗ xe ở trung tâm thành phố.
Trong yêu cầu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận trung tâm nói riêng thì việc hoàn chỉnh, phát triển hệ thống giao thông đô thị chiếm vai trò rất quan trọng. Trong xu thế phát triển chung thì thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm và là đầu mối giao lưu kinh tế lớn nhất trong cả nước. Do vậy, các phương tiện giao thông, vận tải đường bộ trong nội đô thành phố và từ các tỉnh trong cả nước hằng ngày ra vào thành phố để trao đổi vận chuyển và lưu đậu chiếm số lượng rất lớn. Nếu không đủ bến bãi để quản lý cho xe lưu đậu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự giao thông và công trình kỹ thuật hạ tầng vốn đang xuống cấp của thành phố. Để có bãi đậu xe, với số lượng xe ngày càng nhiều, phải xây dựng các bãi đậu xe ngầm như là một trong những giải pháp nhằm giải quyết một phần nhu cầu đỗ xe của người dân hiện nay và trong tương lai. Điều đó góp phần tạo nên cho thành phố một diện mạo mới, phát triển tốt đẹp và bền vững.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lựa chọn nghiên cứu về việc xác định các vị trí có thể quy hoạch bãi đỗ xe ngầm quận 1 thành phố Hồ Chi Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Đề tài nhằm đề xuất một số địa điểm để xây dựng bãi đỗ xe ngầm quận 1.
+ Góp phần đáng kể vào việc giải quyết tình trạng hạn chế về bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố nói chung và quận trung tâm nghiên cứu nói riêng.
+ Sử dụng đất có hiệu quả, kinh doanh và khai thác lòng đất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Số liệu, tài liệu sẵn có:
Sách giáo khoa, các nghiên cứu đã có về việc quy hoạch bãi đỗ xe ngầm và các tài liệu khác có liên quan.
4.2. Khảo sát thu thập số liệu hiện trường:
+ Xác định hiện trạng các bãi đỗ xe của thành phố nói chung và của quận nghiên cứu nói riêng.
+ Khảo sát lưu lượng xe, nhu cầu đi lại, đỗ xe ở các trục đường chính thuộc quận trung tâm
4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
+ Thu thập số liệu:
Tìm hiểu và nghiên cứu các số liệu tham khảo.
Sử dụng máy ảnh cho việc lưu giữ những hình ảnh cần thiết.
Thực hiện đếm phương tiện, khảo sát các vị trí cần cho đề tài.
+ Xử lý số liệu:
Dùng các phần mềm autocad, microsoft Word, microsoft Excel
5. Kết cấu đồ án
Đồ án gồm 3 chương
CHƯƠNG 1: Tổng quan về giao thông tĩnh
CHƯƠNG 2: Hiện trạng giao thông và bãi đỗ xe Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3: Quy hoạch bãi đậu xe ngầm Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch bãi đậu xe ngầm Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
QUY HOẠCH BÃI ĐẬU XE NGẦM QUẬN 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Mục tiêu và quan điểm quy hoạch
3.1.1. Quan điểm quy hoạch
- Dựa trên quy hoạch chung về giao thông đô thị thành phố đến năm 2020.
- Dựa trên quy hoạch sử dụng đất đai và định hướng phát triển kinh tế xã hội và giao thông đô thị của quận 1 đến năm 2020
- Quy hoạch đảm bảo tính kế thừa và ổn định, hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng tại khu trung tâm đô thị để ổn định.
- Tăng quỹ đất để xây dựng giao thông tĩnh tại quận trung tâm
3.1.2. Mục tiêu quy hoạch
* Về giao thông:
+ Đáp ứng nhu cầu đỗ xe hiện tại, tương lai
+ Giảm tai nạn giao thông do không đáp ứng được nhu cầu bãi đỗ gây ra.
+ Năng lực giao thông tăng cao nhờ việc giúp lưu thông trên đường tốt hơn
+ Giảm tải các.
+ Giảm tải tình trạng lộn xộn của các vị trí đỗ xe hiện trạng, các đoạn đường, các vị trí không hợp lý bị chiếm dụng làm bãi đỗ
* Tổ chức quản lý giao thông tĩnh:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức quản lý giao thông tĩnh
+ Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý giao thông tĩnh
* Cảnh quan môi trường:
+ Bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị
+ Sử dụng đất có hiệu quả hơn nữa, kinh doanh và khai thác tốt lòng đất.
3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và giao thông quận 1
3.2.1. Quy hoạch có liên quan:
*Quy hoạch phát triển giao thông đô thị thành phố đến năm 2020
Mục tiêu Quy hoạch:
Làm cơ sở để xây dựng và từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và lâu dài, góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị trung tâm cấp quốc gia, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn ở khu vực Đông Nam Á.
*Quan điểm và nội dung Quy hoạch:
Quan điểm Quy hoạch:
- Giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh được lập trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố đến năm 2020 đê được Thủ tướng Chính phủ phí duyệt.
- Giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch theo quan điểm “thành phố mở”, nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông liên vùng (cảng biển, sân bay), gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của từng vùng.
- Quy hoạch phát triển phải đảm bảo tính kế thừa và ổn định, hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng tại các khu đô thị để ổn định.
- Tăng quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông tại các khu đô thị mới, bao gồm giao thông động và giao thông tĩnh để đến năm 2020 quỹ đất đô thị (tính cho khu vực nội thănh) cần đạt bình quân 16 - 20%, đến năm 2025 đạt 22 - 24%.
Nội dung chính của quy hoạch có liên quan đến giao thông tĩnh Quận 1:
Hệ thống giao thông đường bộ khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 sẽ bao gồm: các tuyến vành đai, các đường hướng tâm, các đường cao tốc liên vùng, đường bộ trên cao, các đường phố chính nội đô và hệ thống giao thông tĩnh. Mạng lưới đường nêu trên sẽ tạo cơ sở phát triển hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt và chỉnh trang đô thị.
Đối với Hệ thống bến-bãi đỗ xe:
Cải tạo, xây dựng, chuyển chức năng bến bãi hiện có và xây dựng các bến bãi mới để hình thành mạng lưới giao thông tĩnh, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông công cộng và đỗ xe cá nhân trong đô thị. Ưu tiên xây dựng các bãi đỗ xe ngầm và trên cao tại khu đô thị để ổn định. Xây dựng các bãi trung chuyển hàng hóa tại cửa ngõ ra vào nội đô và dọc vành đai 2. Cải tạo và xây dựng các kho thông quan nội địa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của Thành phố.
Cụ thể:
- Hệ thống bến - bãi đỗ xe
* Cải tạo, xây dựng mới 7 bến với tổng diện tích khoảng 79 ha, trong đó:
+ có 3 bến xe cũ: bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Xuyên Á (xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn)
+ 4 bến mới:
- Bến xe Suối Tiên (bến xe miền Đông mới - quận 9)
- Bến xe Sông Tắc (bến xe miền Đông mới bám trục cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây)
- Bến xe Bình Chánh I (bến xe miền Tây mới bám quốc lộ 1 đoạn phía Tây– huyện Bình Chánh)
- Bến xe Bình Chánh II (bám quốc lộ 50 – huyện Bình Chánh)
* Cải tạo, xây dựng mới 17 bến kỹ thuật cho xe buýt với tổng diện tích 44 ha, trong đó có 6 bến cũ: Hậu Cần 1, Hậu Cần 2, Hậu Cần 3,Hậu Cần 4, An Tôn, Bắc Việt; 11 bến mới: Nam cầu Đồng Nai, Bình Phước, Bình Chánh, Cần Giuộc, Bình Khánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 9, Vĩnh Lộc, Tỉnh lộ 10.
Xây dựng 15 bến đỗ xe taxi và một số bến nhỏ hiện có với tổng diện tích khoảng 31 ha ở một số quận, huyện; có một số bến chính như sau: Công viên 23/9, Hòa Hưng, Thủ Thiêm, Chợ Bà Chiểu, Tân Sơn Nhất, Bảy Hiền, Tân Thới Hiệp, Bình Triệu, Chợ Lớn.
Xây dựng 42 bãi đỗ xe với tổng diện tích khoảng 410 ha cho xe tải và xe con; các bãi và điểm đỗ xe trong các khu dân cư với tổng diện tích khoảng 1100 ha theo hình thức xây dựng trên mặt đất, trên cao hoặc ngầm dưới mặt đất; phần còn lại sẽ sử dụng các bãi thứ cấp, các hình thức nhỏ linh hoạt khác như: garage riêng của từng cơ quan, gia đình; ngay kết cấu của các bãi thứ cấp cũng cần cải tiến theo kiểu Garage nhiều tầng để tăng được sức chứa mà không tăng diện tích chiếm dụng.
Xây dựng 11 đầu mối trung chuyển hành khách chính với tổng diện tích khoảng 3 ha.
Xây dựng12 bãi tiếp chuyển hàng hóa ở cửa ngõ ra vào nội đô phục vụ lưu giữ hàng hóa từ các tỉnh đến để sau đó chuyển tiếp vào nội đô hoặc chuyển tiếp ra cảng và ngược lại, tổng diện tích khoảng 300 ha.
Cải tạo kho thông quan nội địa Linh Xuân (20 ha), xây dựng mới kho Long Trường (50 ha) và kho Tân Kiên (60 ha). Tổng diện tích bến-bãi là khoảng 1140 ha, chiếm khoảng 2,6% đất đô thị.
Hệ thống giao thông tương lai nêu trên sẽ tạo “bộ khung cơ sở” nối thành phố Hồ Chí Minh với các đô thị vệ tinh (như: Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Biên Hòa, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Tân An…), các khu công nghiệp tập trung (như: khu công nghiệp nam Bình Dương, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, khu công nghiệp Trảng Bàng, khu công nghiệp Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc …), các cảng biển (như: Cát Lái, Hiệp Phước, cụm cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép) và các sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành. Mạng lưới đường thứ cấp của các địa phương sẽ được phát triển để nối kết với “ bộ khung cơ sở” tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội trên toàn địa bàn.
* Quy hoạch hệ thống tàu điện ngầm (Metro)
Xây dựng 6 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, bao gồm:
- Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên;
- Tuyến số 2: Bến xe Tây Ninh - Trường Chinh - Tam Lương - Cách Mạng Tháng Tám - Bến Thành - Thủ Thiêm;
- Tuyến số 3: Quốc lộ 13 - Bến xe Miền Đông - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Thị Minh Khai - Trần Phú - Hùng Vương - Hồng Bàng - Cây Gõ;
- Tuyến số 4: Cầu Bến Cát - đường Thống Nhất - đường 26/3 (dự kiến) - Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Bến Thành - Nguyễn Thái Học - Khánh Hội - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh;
- Tuyến số 5: Bến xe Cần Giuộc mới - Quốc lộ 50 - Tùng Thiện Vương - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn;
- Tuyến số 6: Bà Quẹo - Âu Cơ - Luỹ Bán Bích - Tân Hoá - Vòng xoay Phú Lâm;
- Quy hoạch 7 đề pô cho 6 tuyến Metro nêu trên.
* Quy hoạch xe điện trên mặt đất (LRT) hoặc monoray
Xây dựng 3 tuyến xe điện chạy trên mặt đất (monoray), bao gồm:
- Tuyến 1: Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe Miền Tây;
- Tuyến 2: Nguyễn Văn Linh từ quốc lộ 50 (quận 8) - quận 2;
- Tuyến 3: Ngã sáu Gò Vấp - Công viên phần mềm Quang Trung - ga Tân Thới Hiệp;
- Xây dựng 3 đề pô cho các tuyến xe điện (monoray) nêu trên.
Các dự án ưu tiên có liên quan giao thông tĩnh giai đoạn đến năm 2010
- Ưu tiên cho các dự án cải tạo xây dựng bến bãi trong quy hoạch đến năm 2020
- Xây dựng các bến xe Miền Đông, Sông Tắc, Miền Tây, Xuyên Á mới, các nhà ga hành khách đi xe buýt và các bến bãi cho xe buýt, tắc xi; các bãi đậu xe (ngầm, nổi, trên cao) trong các quận nội thành. Xây dựng các bến xe tải tiếp chuyển hàng hóa ở cửa ngõ ra vào Thành phố, các kho thông quan nội địa Linh Xuân, Long Trường và Tân Kiên.
- Huy động các nguồn vốn để khởi công xây dựng 1 hoặc 2 trong số 4 đoạn tuyến metro ưu tiên (tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Tham Lương - Bến Thành, tuyến số 3 bến xe Miền Đông - vòng xoay Phú Lâm, tuyến số 4 Ngã Sáu - GòVấp - Khánh Hội).
3.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và giao thông quận 1
a) Tổng quan về quy hoạch phát triển quận 1
Quy hoạch kinh doanh chuyên ngành theo tuyến đường :
Ðường Ðồng Khởi và Nguyễn Huệ: Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp như sơn mài, đồi mồi, vải thêu, tơ lụa... xen kẽ là những cửa hàng dịch vụ như uốn tóc, hớt tóc, chụp ảnh, rọi ảnh...và dần dần hình thành phố đi bộ thuộc trung tâm thành phố. Ðường Lê Lợi: Các mặt hàng kim khí điện máy, điện tử, đồng hồ, trang trí nội thất cao cấp. .. khôi phục và xây dựng các cửa hàng cao cấp kinh doanh dịch vụ văn phòng, tranh ảnh, sách báo...
Ðường Lê Thánh Tôn (đoạn từ Pasteur đến Phan Bội Châu): Các mặt hàng ngành da và giả da, xen kẻ hình thành các shop thời trang và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Ðường Ðinh Tiên Hoàng (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Ðiện Biên Phủ):
Các mặt hàng sách báo, văn hóa phẩm và khôi phục mặt hàng guốc, dép đã có truyền thống.
Ðường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Tôn Thất Tùng) : Các mặt hàng đồ gỗ cao cấp và trang trí nội thất cao cấp.
Ðường Lý Tự Trọng và Nguyễn Trãi (phường Bến Thành): Xe gắn máy hai bánh và phụ tùng, xem kẽ hình thành các siêu thị nhỏ, các shop thời trang phục vụ cho việc mua sắm của nhân dân và khách vãng lai.
Góc Ðường Mạc Ðĩnh Chi và Nguyễn Ðình Chiểu: Thuốc thú y và các dụng cụ phụ vụ chăn nuôi và phát triển một số cao ốc văn phòng cho thuê. Ðường Hai Bà Trưng (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến chợ Tân Ðịnh): Các mặt hàng thực phẩm công nghệ cao cấp, thủ công, mỹ nghệ phục vụ trang trí gia đình...
Ðường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ Trần Hưng Ðạo đến Nguyễn Trãi) : Các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất và một số một số khách sạn, nhà hàng ăn uống.
Ðường Thi Sách, Nguyễn Cư Trinh, Bùi Viện: Khu ăn uống, giải khát.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Cơ cấu các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quận 1 được tập trung và phát triển các ngành:
+ Công nghiệp kỹ thuật điện, điện tử
+ Công nghiệp giấy và bao bì.
+ Công nghiệp da, may
+ Một số ngành nghề truyền thống.
Phân bổ sản xuất: Hình thành các khu công nghiệp tập trung tại Bình Chiểu, Cát Lái và Linh Trung, Thủ Ðức.. Thu hút các ngành công nghiệp chế biến như: Lương thực, thực phẩm, sản xuất thiết bị phụ tùng, máy móc, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, đồ gỗ, điện, điện tử, dệt, may... tham gia vào khu công nghiệp kỹ thuật cao của Thành phố về điện tử và thiết bị bưu chính viễn thông. Hình thành các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen lẫn trong các khu dân cư: hoạt động những ngành nghề không gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm, công nghệ tinh xảo.
Dự kiến phân bổ và phát triển mạng lưới thương mại du lịch
Quận 1 là khu trung tâm về tài chính, dịch vụ, ngoại giao, văn hóa, giải trí lớn của Thành phố, là trung tâm du lịch quốc tế và được phân bổ chức năng cụ thể như sau:
+ Trung tâm hình chính, ngoại giao: Tập trung vào khu vực đường Lê Thánh Tôn đến đường Ðiện Biên Phủ mà trục xương sống là đại lộ Lê Duẩn.
+ Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, giao dịch quốc tế: tập trung vào khu vực đường Lê Thánh Tôn đến sông Sài Gòn, Bến Chương Dương, đường Nguyễn Thị Nghĩa. Các trục đường chính là: Ðại lộ Nguyễn Huệ, Tôn Ðức Thắng, Lê Lợi, Hàm Nghi, Ðồng Khởi.
Chủ trương về quy hoạch phát triển:
Cải tạo và xây dựng mới toàn bộ hệ thống chợ hiện có trên địa bàn bằng nhiều hình thức phù hợp kể cả liên doanh với nước ngoài, đồng thời sắp xếp lại các chợ nhỏ. Kiên quyết giải tỏa các hộ và chợ buôn bán lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường. Ðề nghị di chuyển chợ Cầu Muối và chợ cá Cầu Ông Lãnh ra khỏi địa bàn Quận 1. Phấn đấu đến năm 2010 giải quyết xong tình trạng các chợ tạm.
Xây dựng mới các khu nhà cao tầng nhằm khai thác triệt để lợi thế Quận trung tâm.
Xây dựng mới một số khu thương mại - dịch vụ xen kẽ các khu dân cư tại các phường, tạo điều kiện cho việc mua sắm, sinh hoạt của người dân.
Tận dụng và khai thác có hiệu quả mặt tiền của các tuyến đường lớn dưới nhiều hình thức như: liên doanh với các chủ hộ để đầu tư xây dựng thành những khu nhà cao tầng để khai thác các loại hình thương mại - dịch vụ.
Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh như: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ khoa học, thông tin kinh tế, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, đầu tư, môi giới... Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các loại hình dịch vụ phục vụ sinh hoạt và việc làm như: Gia công sửa chữa, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ gia đình...
b) Định hướng phát triển không gian
Hướng bố cục không gian:
Là một Quận thuộc khu Trung tâm chính của thành phố, khu vực tập trung nhiều công trình cao tầng mang tính chất bộ mặt đô thị của Thành phố, chủ yếu được bố trí tại khu vực các trục đường : Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Ðồng Khởi, Hàm Nghi, Tôn Ðức Thắng, Lê Duẩn và Trần Hưng Ðạo. Khu vực dân cư ở phía Nam và phía Tây - Bắc của quận chủ yếu thấp tầng được cải tạo, chỉnh trang là chính. Riêng với khu nhà lụp sụp ven kênh rạch, một số diện tích được giải tỏa di dời và xây chen các cụm nhà ở cao 5 - 7 tầng.
Khu vực trung tâm : Chia làm 2 khu chính :
+ Khu trung tâm thương mại - dịch vụ và trung tâm tài chính - giao dịch quốc tế:
Tập trung khu vực đường Lê Thánh Tôn đến Tôn Ðức Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thái Học, và chủ yếu dọc các trục đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Hàm Nghi - Ðồng Khởi.
+ Khu trung tâm hành chính - công trình công cộng cấp thành phố và quận :
Tập trung ở khu vực từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Ðiện Biên Phủ. Trong đó chủ yếu dọc đường Lê Duẩn.
Công viên cây xanh – TDTT:
- Trong quận có các khu công viên cây xanh lớn như công viên Tao Đàn, công viên Bạch đằng, công viên dọc các kênh
- Các trung tâm TDTT như : Trung tâm thể thao Nguyễn Du, sân bóng đá Hoa Lư, Tao Đàn
Giao thông:
Bảng 3.1. Quy hoạch lộ giới các tuyến đường Quận 1
STT
Tên tuyến đường
Lộ giới (m)
1
Lê Lợi
56
2
Trần Hưng Đạo
40
3
Trục Đông-Tây
42
4
Nguyễn Huệ
64
5
Hàm Nghi
56
6
Lê Duẩn
40
7
Đinh Tiên Hoàng
30-40
8
Tôn Đức Thắng
25-50
9
Hai Bà Trưng
20
10
Nguyễn Thị Minh Khai
35
11
Điện Biên Phủ
30-40
12
Võ Thị Sáu
35
13
Nguyễn Cư Trinh
40
- Dự kiến có tuyến đường sắt nội đô (hoặc tàu điện ngầm) theo hai hướng từ Chợ lớn Về trung tâm và từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm.
* Ưu tiên xây dựng :
- Xây dựng mới tuyến đường Nguyễn Cư Trinh nối dài.
- Xây dựng mới tuyến đường Trần Đình Xu nối dài.
- Cải tạo – nâng cấp - mở rộng một số đường nhỏ dưới 12m và một số trục đường trong khu vực trung tâm.
- Cải tạo mở rộng nút giao thông ngã 6 Phù Đổng.
+ Các khu dân cư : Chia làm 3 khu ở, mật độ xây dựng chung cho các khu ở: 42-50%
Bảng 3.2. Diện tích, dân số các khu dân cư Quận 1
STT
Tên khu dân cư
Phường thuộc khu
Diện tích (ha)
Dân số (ngàn người)
1
Khu 1
Tân Định, Đa Kao
161,5
53-60
2
Khu 2
Cầu Ông Lãnh,Cô Giang, Cầu Kho
84,77
54-60
3
Khu 3
Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh
125
54-61
c) Định hướng phát triển giao thông
Khuyến khích xây dựng các công trình giao thông tĩnh trong đó ưu tiên xây dựng cácc công trình ngầm.
Bổ sung dự kiến có tuyến đường sắt nội đô của Thành phố (hoặc tàu điện ngầm) đi theo 2 hướng : Từ Chợ Lớn theo trục Trần Hưng Ðạo về trung tâm và từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm.
d) Định hướng sử dụng đất
Trên cơ sở định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực như công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, cụ thể như sau:
Định hướng sử dụng đất ở đô thị:
Quy hoạch các khu dân cư tập trung bên cạnh việc chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu. Xác định loại sử dụng đất ở đô thị chủ yếu là chung cư cao tầng kết hợp với thương mại dịch vụ… bên cạnh đó ven các trục lộ chính đuợc sử dụng làm cửa hàng kinh doanh và tầng trệt (có thể lên trên thêm một vài tầng) trong các khhu cao tầng sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu người dân.
Dự kiến từ nay đến năm 2010 và xa hơn, xây dựng các khu chung cư tại phường Cô Giang, Cầu Kho, khu dân cư Mã Lạng tại phường Nguyễn Cư Trinh.
Tuy nhiên theo kết quả dự báo dân số, dự kiến đến năm 2010 toàn quận có 224.966 nhân khẩu, và đến năm 2020 khoảng 270.000 nhân khẩu, khi đó do nâng tầng cao nên quỹ đất đô thị khoảng 200-210 ha.
Định hướng sử dụng đất chuyên dùng:
Dự kiến đến năm 2010, toàn quận có khoảng 540-545 ha đất được sử dụng vào mục đích chuyên dùng (tăng khoảng 5 ha) và đạt diện tích trên 550 ha vào năm 2020, trong đó:
+ Định hướng sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: đây là ngành có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội quận.
Xác định hướng phát triển chủ yếu là các loại hình thương mại dịch vụ dân sinh nên quỹ đất cần để phát triển là rất lớn, trong đó ưu tiên đầu tư cho các loại hình thương mại dịch vụ cao cấp ven trục lô chính, đặc biệt là trục đường Đồng Khởi- Nguyễn Huệ, Lê Lợi- lê Thánh Tôn; Lý Tự Trọng- Nguyễn Trãi; hình thành cụm trugn tâm thương mại-dịch vụ-du lịch- khách sạn- tài chính- ngân hàng và giao dịch quốc tế tại 3 phường Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình ( Gồmcác khu phố Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai; Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Nguyễn Công Trứ…).
Tuy nhiên, hiện trạng trong quỹ đất sản xuất kinh doanh có những lô đất (kho bãi) năm ở những vị trí không thích hợp, sử dụng đất không có hiệu quả nên đã bố trí chuyển mục đích sang loại đất khác có hiệu quả hơn. Đất sản xuất kinh doanh đến năm 2020 dự kiến tăng khoảng 12-14 ha so với hiện trạng.
+ Định hướng sử dụng đất có mục đích công cộng, đến năm 2020 diện tích đất có mục đích công trình công cộng đạt từ 350-360 ha, tăng thêm 8-10 ha, cụ thể như sau:
Đất giao thông:
Vị trí là quận trung tâm của thành phố, hệ thống giao thông đường bộ của quận 1 đã tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn có những hẻm nhỏ dẫn vào các khu dân cư còn nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, đặc biệt là chưa đáp ứng nhu cầu phòng cháy chữa cháy trong khu dân cư đô thị. Bên cạnh các tuyến giao thông nội thị, khu dân cư; theo định hướng phát triển giao thông của thành phố đến năm 2020 thì khả năng sẽ mở rộng, nâng cấp thêm một số tuyến giao thông trục trong khu dân cư thành giao thông đối thoại nhằm nối kết với các khu vực bên ngoài. Đồng thời hình thành tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, hệ thống các bãi đỗ xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám, chung cư Cô Giang.
Định hướng sủ dụng đất: dự kiến đến năm 2020 diện tích đất giao thông khoảng 245,00 ha.
Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông:
Định hướng phát triển: sử dụng các tuyến truyền dẫn năng lượng dưới dạng công trình ngầm để đảm bảo dộ an toàn và mỹ quan đô thị. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100% với mức tiêu thụ điện đạt 200 kwh/ người. Về quỹ đất phát triển thì không tăng thêm diện tích từ nay cho đến năm 2020.
Đất cơ sở văn hóa:
Thực hiện quyết định của UBND thành phố về phê duyệt dự án quy hoạch công viên cây xanh thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tiêu đất công viên cây xanh công cộng đô thị đạt bình quân là 3-4 m2/ người ( khu vực các quận nội thành, và định hướng phát triển sự nghiệp văn hóa phải gắn với phát triển kinh tế,