Khi kinh tế ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về năng lượng điện ngày một lớn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ tăng trưởng về năng lượng ( cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng điện năng ) trung bình vào khoảng (7%- 10 %)/ năm. Với mức độ tăng trưởng của phụ tải như trên có thể có rất nhiều trạm biến áp, đường dây bị quá tải, không đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật. Lưới điện hiện tại ( nhất là lưới ở khu vực nông thôn và các lưới cũ) thường rất lôm côm, mang tính chắp vá, vi phạm nghiêm trọng hành lang an toàn điện, làm ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan đô thị và đặc biệt là thường không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Do vây nhiệm vụ cấp bách là phải quy hoạch và cải tạo hệ thống cung cấp điện hiện tại. Đáp ứng nhu cầu đó, cùng với kiến thức đã học trong trường em đã được giao thực hiện đề tài thiết kế tốt nghiệp: “ Quy hoạch cải tạo hệ thống cung cấp điện quận Hai Bà Trưng ”
Đồ án gồm 2 phần với nội dung như sau:
Phần 1: Quy hoạch và cải tạo hệ thống cung cấp điện quận Hai Bà Trưng
Phần 2: Thiết kế cấp điện cho nhà máy đồng hồ đo chính xác
Cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy ĐẶNG QUỐC THỐNG và cô NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI, em đã hoàn thành xong bản thiết kế theo yêu cầu.
225 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch cải tạo hệ thống cung cấp điện quận Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Khi kinh tế ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về năng lượng điện ngày một lớn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ tăng trưởng về năng lượng ( cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng điện năng ) trung bình vào khoảng (7%- 10 %)/ năm. Với mức độ tăng trưởng của phụ tải như trên có thể có rất nhiều trạm biến áp, đường dây bị quá tải, không đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật. Lưới điện hiện tại ( nhất là lưới ở khu vực nông thôn và các lưới cũ) thường rất lôm côm, mang tính chắp vá, vi phạm nghiêm trọng hành lang an toàn điện, làm ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan đô thị và đặc biệt là thường không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Do vây nhiệm vụ cấp bách là phải quy hoạch và cải tạo hệ thống cung cấp điện hiện tại. Đáp ứng nhu cầu đó, cùng với kiến thức đã học trong trường em đã được giao thực hiện đề tài thiết kế tốt nghiệp: “ Quy hoạch cải tạo hệ thống cung cấp điện quận Hai Bà Trưng ”
Đồ án gồm 2 phần với nội dung như sau:
Phần 1: Quy hoạch và cải tạo hệ thống cung cấp điện quận Hai Bà Trưng
Phần 2: Thiết kế cấp điện cho nhà máy đồng hồ đo chính xác
Cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy ĐẶNG QUỐC THỐNG và cô NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI, em đã hoàn thành xong bản thiết kế theo yêu cầu.
Trong quá trình thiết kế mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do hạn chế về kiến thức nên em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, cô.
Em xin gửi đến các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ Thống Điện lời cảm ơn chân thành nhất!
Hà nội, ngày…. Tháng…. năm 2007.
Sinh viên
Vũ Thị Nhạn
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội và có vị trí
như sau:
-Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm
-Phía Đông giáp sông Hồng (bên kia sông là quận Long Biên)
-Phía Nam giáp quận Hoàng Mai
-Phía Tây giáp quận Đống Đa
Trên địa bàn quận có tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nối Hà Nội với tất cả các địa phương trong nước và có đường sông nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du, miền núi phía Bắc. Trên địa bàn quận có vành đai 1 và vành đai 2 đi qua. Đây là những điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Trên địa bàn quận có 5 trường đại học lớn ( Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế Quốc dân, Quản lý kinh doanh và Viện đại học mở ), 1 trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp nhẹ và 1 số viện nghiên cứu các chuyên ngành. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có nhiều cơ quan quản lý của Thành phố và 1 số bộ lớn. Các cơ quan chức năng này đều có cơ sở vật chất rất tốt và đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn. Đó chính là lực lượng quan trọng hỗ trơ cho quận trong việc phát triển và quản lý kinh tế - xã hội
Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính
Hiện tại quận Hai Bà Trưng có diện tích 961,7 ha chiếm 11,4(trong tổng số 8430 ha diện tích thành phố Hà Nội .
Tổng dân số quận Hai Bà Trưng tính tới thời điểm 31/12/2004 là 306,2 nghìn người, chiếm 9,93(dân số thành phố, mật độ dân số là 32,269 người/km 2. Đây là quận có dân số đứng thứ 3 trong thành phố (sau các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm ).
Về hành chính quận có 20 phường (cụ thể xem ở bản đồ hành chính của quận)
1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu thủy văn
Địa hình quận bằng phẳng hơi dốc về phía Nam và nằm trên tuyến thoát nước của thành phố ( sông Sét và sông Kim Ngưu)
Cũng như thành phố Hà Nội, quận có khí hậu nhiệt đớI gió mùa ẩm, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,nhiệt đọ trung bình cao nhất là 380 C, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8-100 C
Độ ẩm trung bình hàng năm là 84,5(
Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.557 mm
Quận Hai Bà Trưng nằm ven sông Hồng nên ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự tác động của chế độ thủy văn sông Hồng, vào mùa lũ, các phường ngoài đê như Thanh Lương, Bạch Đằng thường bị ngập lụt. Trên địa bàn quận còn có sông Sét và sông Kim Ngưu Ngoài ra quận còn có 1 số hồ lớn như hồ Bảy Mẫu, Thiền Quang, Thanh Nhàn,. . . Hệ thống hồ này vừa là nơi điều hòa và tiêu nước, vừa là tụ điểm vui chơi giải trí của dân cư. Đây cũng là 1 trong những lợi thế về tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút khách và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân cư trên địa bàn.
1.1.3 Cảnh quan thiên nhiên
Ngoài các di tích lịch sử đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng quận còn có 2 công viên lớn là công viên Thống Nhất và công viên Tuổi Trẻ (đang được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng hóa các hoạt động ). Đây là địa điểm vui chơi giải trí và cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan trong tương lai
1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế:
- Nền kinh tế của quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao:
+Giai đoạn 1996-2000 đạt 9,3(/năm; trong đó công nghiệp tăng 9,5(/năm, xây dựng tăng 3,3(/năm, nông nghiệp tăng 1,1(/năm, thương mai dịch vụ tăng 13,1(/năm
+Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Cụ thể là: năm 2001-2003 tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp là 27,9(/năm
-Về dịch chuyển cơ cấu kinh tế: hiện cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận là Công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp. Trong tương lai cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng các hoạt động thương mại – dịch vụ (năm 1996 chiếm 39,6 ( trong tổng giá trị xuất khẩu, năm 2000 tăng lên 41,6( và dự toán càng ngày càng tăng). Giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và nông nghiệp (năm 1996 ngàng công nghiệp chiếm 59,5( trong tổng giá trị sản xuất, năm 2000 giảm xuống còn 57,9% ). Xu hướng hướng này là hoàn toàn hợp với quy luật khách quan
-Về chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế:
+ Thành phần kinh tế nhà nước tiếp tục phát triển mạnh với vai trò chủ đạo. Giá trị sản xuất, đóng góp vào ngân sách, cung ứng hàng hóa cho thị trường (nội địa và xuất khẩu) của thành phần này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất trên địa bàn quận, thành phần kinh tế nhà nước hằng năm đóng góp vầo ngân sách nhà nước trên 20% tổng số thuế công thương của thành phố
+ Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh do quận quản lý có vị trí hết sức quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Thành phần kinh tế này đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hơn 7.000 lao động mỗi năm và đóng góp tới 80% tổng thu ngân sách của quận
+Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí nhỏ bé với 1 số doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực khách sạn và công nghiệp
1.2.2 Hiện trạng các ngành kinh tế
1.2.3 Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
1.2.3.1 Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Hai Bà Trưng là quận nội thành có công nghiệp phát triển mạnh mẽ và tập trung chủ yếu vào 1 số ngành nhất định như dệt – máy, giày – dép, chế biến lương thực - thực phẩm và cơ khí. Gần đây, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và thủ công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ( chủ yếu là kinh tế tư nhân ) có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm dần nhưng công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của quận. Cơ cấu kinh tế trên địa quận là cơ cấu đa ngành, có tập trung vào công nghiệp dệt máy, da giày chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí. Trong giá trị sản xuất công nghiệp của quận, ngành dệt máy chiếm tỷ trọng 40,8(, da giày chiếm 2,9%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 16,1%
Công nghiệp và thủ công nghiệp được phát triển mạnh ở cả 3 khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước là lực lượng quan trọng nhất trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận, hằng năm các doanh nghiệp này đóng góp gần 2/3 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khá đông đảo với nhiều loại hình ( hợp tác xã cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần) và phát triển phân tán vào hầu hết các ngành, trong đó chủ yếu là may mặc (220 cơ sở ), chế biến thực phẩm (172 cơ sở) và đồ mộc (142 cơ sở). Khu vực kinh tế này đã góp phần giải quyết khá nhiều công ăn việc làm trong quận và cung cấp hàng hóa thông thường phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Nó đóng góp trên 14% trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận . Cho tới năm 2003, toàn quận có 1.288 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước với tổng sản xuất trị giá 788.119 triệu đồng tăng bình quân 27,9% / năm giai đoạn 2001- 2003
Mặc dù trên địa bàn quận có khá ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng đã đóng góp tới 22,3% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận. Các doanh nghiệp này có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Về phân bố công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có đặc điểm nổi bật sau:
- Phân bố xen kẽ với các khu dân cư
- Phân bố tập trung ở những khu vực nhất định như khu vực Minh Khai – Vĩnh Tuy, Trương Định – Đuôi Cá:
+ Khu Minh Khai – Vĩnh Tuy với tổng diện tích 81 ha tập trung các doanh nghiệp thuộc 7 ngành: dệt, máy, cơ khí, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, da, giấy in và văn phòng phẩm. Các doanh nghiệp trong khu vực này có từ lâu với trang thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng xuống cấp gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gây ô nhiễm môi trường
+ Khu Trương Định – Đuôi Cá có tổng diện tích 32 ha tập trung chủ yếu các ngành chính là vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí.
1.2.3.2 Xây dựng
Trên địa bàn quận có 1 số doanh nghiệp xây dựng của trung ương và thành phố, lực lượng xây dựng tư nhân cũng phát triển khá mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng. Năm 2000, giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn quận đạt 907,7 tỉ đồng, tăng bình quân 3,3% năm giai đoạn 1996 - 2000
1.2.3.4 Thương mại – Dịch vụ
Với điều kiện địa lý trên, quận Hai Bà Trưng rất thuận tiện cho việc phát triển thương mại và dịch vụ. Biểu hiện cụ thể như sau:
Giai đoạn 1996 – 2000, doanh thu từ Thương mại và dịch vụ tăng bình quân 13,1%/ năm; tỷ trọng giá trị thương mại và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp hoạt động thượng mại ở quận có loại hình đa dạng và thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau
+ Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất: chiếm 38,9% năm 2000, và đang có xu hướng giảm dần
+ Khu vực các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang dần dần chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh dịch vụ và thương mại trên địa bàn quận, năm 2000 tổng doanh thu của khu vực này chiếm tỷ trọng 38,1% tổng doanh thu thương mại và dịch vụ và đạt 3.685 tỉ đồng
+ Khu vực kinh tế cá thể chiếm 23% tổng doanh thu thương mại và dịch vụ. Năm 2003, tổng số hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể trên địa bàn quận là 12.802 hộ, tăng 75 hộ so với năm 2002
-Cơ cấu mặt hàng kinh doanh trên địa bàn quận
+ Mặt hàng kinh doanh bán lẻ hết sức đa dạng: từ những vật dụng thông thường đến hàng hóa hiện đại có giá trị lớn
+ Mặt hàng kinh doanh buôn bán gồm các loại vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (cơ khí, bông, sợi, vải, hàng điện tử, thực phẩm,. . . )
-Kinh doanh thương mại ở các chợ: trên địa bàn quận có 15 chợ, chiếm 1/3 tổng số chợ nội thành, tổng diện tích mặt sàn phục vụ kinh doanh khoảng 40.000 m2 với trên 4.000 hộ kinh doanh thường xuyên
- Kinh doanh thương mại trên đường phố phát triển khá mạnh. Năm 2000 toàn quận có 8.649 hộ kinh doanh trên đường phố, tập trung chủ yếu ở phố Huế với 683 hộ
-Về hoạt động dịch vụ trên địa bàn quận phát triển mạnh với nhiều loại hình khác nhau như dịch vụ khách sạn, ăn uống, du lịch, tín dụng, cầm đồ. . . Trong đó dịch vụ kinh doanh khách sạn nhà hàng phát triển mạnh hơn cả
NHẬN XÉT: Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành có mạng lưới kinh doanh thương mại khá phát triển. Hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống trên địa bàn quận, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và đóng góp 1 khoản khá lớn vào ngân sách nhà nước
1.3.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1 Một số nét khái quát về quy hoạch kiến trúc đô thị quận Hai Bà Trưng trong quy hoạch tổng thể chung toàn thành phố hà Nội :
Trên cơ sở đề án ‘ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020’ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1999/QĐ – TTG ngày20/06/ 1998 và đề án ‘ Quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội ’do viện quy hoạch đô thị nông thôn lập và được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo quyết định số 16/2000/QĐ-UB ngày 14/02/2000
1.3.1.1 Dự báo dân số đến 2010
Theo đề án có 2 khả năng sau:
Giai đoạn 2005- 2010 tốc độ tăng trưởng dân số của quận là (1,85-1,95)%/ năm
Hoặc giai đoạn 2005- 2010 tốc độ tăng trưởng dân số của quận là 1%/ năm
Căn cứ vào tình hình thực tế ta dự đoán năm 2010 dân số của quận sẽ là 325,8 nghìn người. Khi đó mật độ dân số là 27,799 người / km2
1.3.1.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông
-Mạng lưới đường: Cải tạo và mở rộng 1 số trục đường: đường Thanh Nhàn, tuyến dốc Thọ Lão- Lê Gia Định- Trần Khát Chân, nối dài tuyến Nguyễn An Ninh- Phố Vọng
-Các công trình vượt sông bao gồm: Xây dựng mới cầu Vĩnh Tuy, cải tạo nâng cấp các công trình vượt sông Kim Ngưu
-Tuyến đường sắt ngầm nội đô Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Bát Cổ
-Đường thủy phát triển hệ thống giao thông đường thủy dọc sông Hồng, xây dựng bến tàu Vạn Kiếp, cải tạo bến phà Đen trở thành cảng sông hàng hóa lớn nhất thành phố
1.3.1.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước:
-Hệ thống cấp nước : trong giai đoạn 2006-2010, phát triển mạng lưới cấp nước khu vực phía nam. Xây dựng hệ thống ống bám theo các đường giao thông chính phù hợp với quy hoạch giao thông.
-Hệ thống thoát nước: Cải tạo và bảo tồn các hồ và các sông. Xây dựng và nâng cấp sửa chữa hệ thống cống ngầm khu vực phía Bắc quận
1.3.1.4. Quy hoạch cải tạo và phát triển nhà ở
Khu vực A( 9 phường phía Bắc ) cải tạo theo hướng giữ lại các thiết kế ban đầu, giải tỏa các diện tích cơi nới làm mất mỹ quan. Cải tạo và nâng cấp khu Nguyễn Công Trứ và Quỳnh Lôi để hình thành các khối nhà 9-15 tầng, tầng trệt giành cho thương mại và dịch vụ
1.3.1.5. Quy hoạch sử dụng đất:
-Cải tạo, nâng cấp, ổn định mật độ xây dựng trong khu vực 9 phường phía Bắc
-Giải tỏa khu vực dân cư nằm trong giải lưu thông, khu cấm xây dựng, khu vực ngoài đê, tạo các dải cây xanh, công viên, vườn hoa ven sông và chân đê
-Giải tỏa các xí nghiệp, nhà máy, kho hàng không phù hợp trong trung tâm xuống phía Nam để bố trí các khu trường học và công trình công cộng mới
-Khai thác triệt để các khu ao hồ, đất trũng thành khu công viên cây xanh, tạo các khu ở mới cao tầng
1.3.2 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tới 2010,2020
1.3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội:
-Phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của thành phố, hình thành trọng điểm kinh tế phía Nam Thành phố
-Phát triển toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội trên địa bàn quận, khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế, xác định các trọng điểm phát triển và các mũi nhọn đột phá với những bước đi thích hợp
-Chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng cơ chế chính sách chung, tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác các nguồn lực từ bên ngoài
-Phát triển bền vững các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần tích cực vào xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại
-Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội theo hướng phát triển đô thị đồng bộ, văn minh, hiện đại với phương châm hạ tầng đi trước 1 bước
1.3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2010
-Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2006- 2010 là (13-14)%/ năm; trong đó công nghiệp tăng (14-15)% / năm; thương mại dịch vụ tăng (14-15)%/năm
-Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2006- 2010 là 1% / năm
-Đến những năm 2010 về cơ bản là phổ cập xong giáo dục phổ thông trung học
-Giải quyết việc làm bình quân cho 7.000- 7.500 người / năm
-Diện tích cây xanh bình quân đầu người là (9-10)m2 / người
-Diện tích đất giao thông so với đất đô thị thời kỳ 2006- 2010 là 17,4%
-Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người đến cuối 2010 là (9-10) m2
-Về cơ cấu ngành năm 2010 dự đoán như sau
+ Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng 44,2%
+ Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ 55,8%
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp 0 %
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006-2010
+ Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (13-14)% / năm
+ Công nghiệp và xây dựng (14-15)% / năm
+ Thương mại dịch vụ (14-15)% / năm
1.3.2.3 Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
1.3.2.3.1 Quy hoạch phát triển công nghiệp
Từ nay đến 2010, công nghiệp vẫn giữ vị trí trọng yếu trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là( 14-15)%/ năm. Trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuât của khu vực nhà nước là (14-16) %/ năm, khu vực ngoài nhà nước là (13-14)% / năm
-Các ngành và lĩnh vực công nghiệp cần ưu tiên tập trung đầu tư
+ Các ngành công nghệ cao và ngành mới xuất hiện như: công nghiệp phần mềm, điện tử, tin học
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, dêt máy, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí . . .
+ Các doanh nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp truyền thống được xắp xếp lại theo khu vực
+ Thúc đẩy hình thành rõ rệt phố nghề, phố hàng theo 3 vùng chủ yếu của quận: Các ngành, nghề công nghiệp mới và sử dụng công nghệ sạch chủ yếu bố trí ở khu vực phía Bắc và vùng giữa quận, các ngành nghề còn lại sẽ bố trí chủ yếu ở khu vực phía Nam quận
-Quy hoạch phát triển công nghiệp theo ngành
+ Sợi dệt máy và chế biến thực phẩm: là những ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tiếp tục đóng vai trò vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của quận. Dự kiến tốc độ phát triển các ngành này đạt cao nhất và có xu thế ổn định
+ Công nghiệp sợi dệt máy: là ngành có đóng góp cao nhất về giá trị sản xuất và nộp ngân sách, giải quyết việc làm, thị trường có khả năng phát triển đặc là thị trường xuất khẩu. Dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành dệt máy giai đoạn 2006-2010 là 15% / năm. Tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp là (43,2- 43,5)%
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm: là ngành truyền thống có nguồn nguyên liệu sẵn từ sản xuất nông nghiệp trong vùng, tiếp tục đầu tư phát triển với tốc độ 15,5% / năm giai đoạn 2006-2010
+ Công nghiệp da giày: là ngành có xu hướng tăng trưởng mạnh với thị trường nước ngoài mở rộng. Dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 18,5% / năm và chiếm 6,5% trong cơ cấu công nghiệp
+ Công nghiệp sản xuất phần mềm tin học: phát huy lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học và viện nghiên cứu trên địa bàn quận. Măc dù hiện tại ngành này trong cơ cấu công nghiệp chiến tỷ trọng nnhỏ nhất song dự kiến ngành này sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất: trên 20% / năm giai đoạn 2006-2010
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh do quá trình đô thị hóa của quận và thành phố, tốc độ tăng trưởng công nghiệp vật liệu xây dựng dự kiến đạt (13-13,5% )/năm
-Quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng:
+ Cải tạo 2 khu công nghiệp hiện có là Minh Khai – Vĩnh Tuy và Trương Định – Đuôi Cá theo hướng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ đảm bảo không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép. Chuyển 1 số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành
+ Xây dựng dự án quy hoạch phát triển 1 số khu công nghiệp nhỏ giành cho các doanh nghiệp nhà nước, trước hết tăng cường tập trung triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng Lạc Trung, Vĩnh Tuy
-Quy hoạch phát triển công nghiệp theo thành phần