Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh đô thị khu vực quận Cầu Giấy

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị, dẫn đến nhu cầu đi lại gia tăng làm cho số lượng phương tiện tăng lên một cách vượt bậc gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ thống bến bãi đỗ xe và đường đô thị. Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay, đã xảy ra hiện tượng ách tắc cục bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do hệ thống bến bãi đỗ xe còn thiếu quá nhiều so với nhu cầu thực tế, mặt khác việc quản lý các điểm đỗ còn chưa hợp lý. Theo thống kê của sở giao thông công chính Hà Nội, hiên nay toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội - sở GTCC đang quản lý 126 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe. Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố. Diện tích đỗ xe của thành phố Hà Nội mới đạt 160 nghìn m2, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đảm bảo được 30% nhu cầu đỗ xe của thành phố, chưa kể các xe của tỉnh khác đến hàng ngày. Với tốc độ phát triển và sự gia tăng về số lượng phương tiện như hiện nay việc xây dựng và đề ra các giải pháp quản lý điểm đỗ xe trong thành phố là cần thiết. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng của nghiên cứu đó là: Nhu cầu giao thông tĩnh của các chuyến đi theo mục đích cá nhân, công việc và nhu cầu đỗ xe của chủ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân ( ô tô con và xe máy ) trong phạm vi quận Cầu Giấy. - Phạm vi nghiên cứu : Đồ án nghiên cứu nhu cầu giao thông tĩnh trong phạm vi khu vực quận Câu Giấy. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu - Mục đích : Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật và giải pháp về tổ chức quản lý nhu cầu đỗ xe cá nhân theo sở hữu phương tiện và theo mục đích chuyến đi như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu. - Mục tiêu: o Xác định hiện trạng đỗ xe trên địa bàn Thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy o Xác định nhu cầu đỗ xe cá nhân trong địa bàn khu vực nghiên cứu o Nhiệm vụ, vai trò của các bên hữu quan ( Chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý ban ngành, các tổ chức đoàn thể, cá nhân.) o Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý, xây dựng điểm – bãi đỗ xe hợp lý theo nhu cầu tính toán trong tương lai. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu hiện trạng giao thông tĩnh và nhu cầu giao thông tĩnh trong địa bàn khu vực nghiên cứu. - Tính toán, xác định nhu cầu giao thông tĩnh của nhóm đối tượng nghiên cứu trong tương lai dựa vào các mô hình dự báo, công thức xác định nhu cầu GTT và các chỉ số phát triển phương tiện, nhu cầu chuyến đi tới vùng thu hút trong tương lai. - Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, GTVT và các quy hoạch liên quan tới nhu cầu GTT trong địa bàn khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các phương án quy hoạch, giải pháp quản lý cho nhu cầu GTT khu vực. - Đưa ra phương án tối ưu cho nhu cầu GTT, lựa chọn giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý nhu cầu GTT phù hợp cho khu vực nghiên cứu trong tương lai. Kết cấu đồ án Đồ án “ Quy hoạch giao thông tĩnh đô thị “ khu vực quận Cầu Giấy, bao gồm 3 chương : - Chương 1. Tổng quan về giao thông đô thị và giao thông tĩnh đô thị - Chương 2. Đánh giá hiện trạng giao thông và giao thông tĩnh Quận Cầu Giấy - Chương 3. Đề xuất giải pháp quy hoạch giao thông tĩnh Quận Cầu Giấy Kết luận và kiến nghị

docx36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh đô thị khu vực quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH QUẬN CẦU GIẤY 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Hà Nội a) Vị trí Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, cách bờ biển vịnh Bắc Bộ khoảng 70km trong phạm vi từ 20053’ đến 21023’ vĩ Bắc và từ 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với 6 tỉnh: Phía Bắc: Giáp với tỉnh Thái Nguyên Phía Nam: Giáp với tỉnh Hà Tây Phía Đông: Giáp với Bắc Ninh, Hưng Yên Phía Tây: Giáp với tỉnh Vĩnh Phúc b) Diện tích Hà Nội có diện tích tự nhiên là 920,97 km2, chiều dài lớn nhất là 50km từ Bắc xuống Nam và chiều rộng lớn nhất là 30km từ Tây sang Đông. Hà Nội có 14 quận, huyện trong đó có 9 quận nội thành là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên và Hoàng Mai; có 5 huyện ngoại thành gồm: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm và Thanh Trì. c) Dân số Theo báo cáo tại Triển lãm quy hoạch HAIDEP 2006, dân số Hà Nội có hơn 3 triệu người; Trong đó nội thành có khoảng gần 2 triệu người. Mật độ dân số bình quân là 34,6 người/ha chiếm 3,5% dân số cả nước. d) Địa hình Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 5m trên mực nước biển, ít đồi núi thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường bộ và đường thủy. Hà Nội nằm phần lớn trên địa hình đồng bằng phù sa màu mỡ với truyền thống nghề nông và có nhiều sông hồ nên nền địa chất đất yếu, thường hay lún sụt khó cho việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ngầm dưới mặt đất. Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15- 20m sô với mực nước biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía Bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20- 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam va từ Tây sang Đông. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.  e) Đất đai Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 92.097ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%. Trong tổng số diện tích đất tự nhiên, diện tích sông hồ chiếm 5,96%, núi đá chiếm 0,13%. f) Khí tượng - thủy văn Hà Nội ở trung tâm khu vực phía Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng bức, có mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, khô và lạnh, ít mưa. Có hai tháng chuyển mùa là tháng 4 và tháng 10. Sông Hồng chảy qua Hà Nội từ Thượng Cát đến Thanh Trì với chiều dài khoảng 30km. Lũ lụt xảy ra ở Hà Nội là do nước từ sông Đà, sông Lô - các nhánh của sông Hồng. Mùa mưa lũ lụt kéo dày trong 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, thời điểm tập trung cao nhất vào tháng 8. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn -Trung bình hàng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245mm -Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng. -Nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC (tháng 1/1955) -Nhiệt độ cao nhất là 42,8oC (tháng 5/1926) 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội Hà nội là thủ đô của cả nước , là trung tâm kinh tế - chính trị- văn hoá – xã hội của cả nước . Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước .Trong quá trình phát triển và xây dựng Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn , trong 12 năm qua (tư 1991 – 2000) GDP của Hà Nội tăng trưởng bình quân đạt 12.4% trong đó công nghiệp tăng 13.72% , nông nghiệp tăng 3.27% và dịnh vụ tăng 9.36% GDP đạt mức tăng trưởng bình quân năm là 10,6%(cả nước là 6.9%),trong đó công nghiệp tăng 13.7% và dịnh vụ tăng 9.4%. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đáng kể (tính theo GDP) .tỷ trọng của công nghiệp ,xây dựng trong GDP đã tăng từ 25.9% năm 1991 lên 38.8% năm 2002; trong khi đó tuy giá trị tuyệt đối của ngành nông lâm nghiệp và dịnh vụ tăng , nhưng tỷ trọng GDP lại giảm tương ứng là 5.7%và 7.2%. Tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong tổng GDP có xu hướng giảm từ 93.5% năm 1995 xuống còn 85.1% năm 2002 , tức là giảm 8.4% thời kỳ 1996-2002 ; trong khi đó tỷ trọng có vốn đầu tư nước ngoài có hướng tăng từ 6.5% năm 1995 lên 15.5% năm 2002 tức là tăng 9% thời kỳ 1996-2002. Đối với khu vực kinh tế trong nước ,tỷ trọng kinh tê nhà nước TW có tỷ trọng giảm mạnh nhất ,từ 60.5% năm 1995 xuống còn 53% năm 2002 , tức giảm 7.5% thời kỳ 1996-2003 .nhưng đến nay kinh tế nhà nước TW vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và đây là điều kiện cần phải tính đến trong thời tian 10 năm tới . Một số thành tựu năm 2007 so với 2006: -GDP tăng 12,07%; - Công nghiệp tăng 21,4%; -Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thhu dịch vụ tăng 21,9%; -Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000-2005; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ) -Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%; -Thu ngân sách tăng 19,2%; -Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt; -Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%; -Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ. Quy mô vốn đầu tư cho dịnh vụ từ 5827 tỷ đồng năm 1996 chiếm 44.7% tổng vốn đầu tư xã hội dã tăng lên 9850.8 tỷ đồng năm 2000 chiếm 63.6%. Sự di chuyển hướng đầu tư này đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển chung của thành phố ,cũng như các ngành lĩnh vực khác.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được ,sự dịnh chuyển cơ cấu đầu tư trong thời gian qua đã thể hiện những mặt hạn chế ,tồn tại chưa chú trọng đúng mức đến việc khai thác lợi thếphát triển của từng ngành ,lĩnh vực do đó hiệu quả đầu tư còn khiêm tốn. 2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 92.097 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%,đất ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%. Trong tổng số diện tích đất tự nhiên, diện tích sông hồ chiếm 5,96%, núi đá chiếm 0,13%. Trong tổng diện tích đất toàn thành phố thì khu vực nội thành chiếm 8437,8 ha. Từ tháng 1/2004, có thêm hai quận mới Long Biên và Hoàng Mai được thành lập từ một số xã, phường của huyện Gia Lâm , Thanh Trì và Hai Bà Trưng tách ra, diện tích đất nội thành là 17.878 ha, trong đó quận Long Biên lớn nhất là 5.953ha. Diện tích đất ngoại thành là 74.219ha, huyện Sóc Sơn rộng nhất là 30.651ha. Nhìn chung chỉ tiêu sử dụng đất nội thành rất thấp, so với quy chuẩn xây dựng Việt Nam và so với các đô thị trên thế giới, mật độ xây dựng của nhiều khu vực quá cao ảnh hưởng tới môi trường ở, đặc biệt tại các khu phố cổ và khu phố cũ, đang thiếu trầm trọng các diện tích phụ trợ cần thiết như cây xanh, khoảng không…. 2.2 Hiện trạng giao thông vận tải Hà Nội 2.2.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông Hà Nội a) Mạng lưới giao thông đường bộ Mạng lưới đường bộ ở Hà Nội về cơ bản gồm đường hướng tâm và đường vành đai. Mạng lưới đường hướng tâm được kết nối trực tiếp với đường chính yếu trong vùng gồm : QL1, QL5, QL6, QL3, QL2, QL32 và đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. ( xem hình 2.1.1 ) Quy hoạch tổng thể Hà Nội năm 1992 đã đề xuất 3 mạng lưới đường vành đai. Vành đai 1. Chiều dài 23km, là một vành đai khép kín, bắt đầu từ phố Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – Đê La Thành – Ô Chợ Dừa – Giảng Võ – Ngọc Khánh – Liễu Giai – Hoàng Hoa Thám – đường Lạc Long Quân – đường đê Hữu Sông Hồng – Trần Khát Chân. Đoạn Trần Khát Chân. Đại Cồ Việt, Kim Liên đã được nâng cấp thành 4 làn xe. Vành đai 2. Có chiều dài 38,4km bắt dầu từ dốc Minh Khai – Ngã Tư Vọng – Ngã tư Sở - Đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – đê Nhật Tân – và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, theo vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy vào dốc Minh Khai. Hiện tại đường hẹp chỉ có 1-2 làn đường chưa được cải tạo nâng cấp. Vành đai 3. Có chiều dài 69km, bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long – Nội Bài – Mại Dịch – Thanh Xuân – Pháp Vân – cầu Thanh Trì – Sài Đồng – Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp – Nút Đồng Xuân ( giao với tuyến đường Nội Bài – Bắc Ninh ) – Việt Hưng – đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Hiện tại đoạn Nội Bài – Mai Dịch ( 21km ) đã được xây dựng quy mô 4 làn xe, các đoạn còn lại đang được triển khai xây dựng. Các cầu đã và đang được xây dựng tại thủ đô Hà Nội : Cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì.. ( Hình 2.2.1 ) b) Mạng lưới giao thông đường sắt Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ( ĐSVN ) hiện đang khai thác mạng lưới đường sắt quốc gia và bảo trì đường sắt quanh khu vực Hà Nội, như thể hiện trong hình 2.2.3. Hình 2.2.4 và tóm tắt trong bảng 2.2.2. Tuy nhiên, vai trò của hệ thống giao thông đường sắt trong vận tải đô thị hiện chưa được khai thác, ngoài phục vụ nhu cầu giao thông liên tỉnh. Hệ thống giao thông đường sắt ở Hà Nội đóng vai trò là các ga đầu mối của các tuyến dường sắt quốc gia, gồm cả đường sắt huyết mạch và đường sắt vành đai. Bảng 2.2.1 Hiện trạng các tuyến đường sắt ở Hà Nội TT  Tuyến/đoạn  Dài ( km )  Khổ đường ( mm )  Số ga  Điểm giao cắt đồng mức  Cầu ĐS   1  Hà Nội – TP Hồ Chí Minh  Tổng  1.730  1.000  166  K.có số liệu  1.465     TP Hà Nội  20.5  1.000  3  25  1   2  Gia Lâm – Hải Phòng  Tổng  102  1.000  15  K.có số liệu  10     TP Hà Nội  20  1.000  3  6  1   3  Hà Nội – Lạng Sơn  Tổng  160  1.000/1.435  21  K.có số liệu  50     TP Hà Nội  11  1.000/1.435  1  10  2   4  Đông Anh – Thái Nguyên  Tổng  75  1.000/1.435  8  n/a  9     TP Hà Nội  20  1.000/1.435  3  5  2   5  Hà Nội – Lào Cai  Tổng  300  1.000  31  K.có số liệu  147     TP Hà Nội  30  1.000  3  10  2   6  Các tuyến vành đai ( phía tây )  40  1.000/1.435  4  6  8   Nguồn : Bộ GTVT Các tuyến đường sắt huyết mạch Tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh : đi qua 20 tỉnh thành, có tổng chiều dài 1.730 km, khổ đường 1.000mm. Tuyến đường sắt Hà Nội- TP Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuyến này chiếm khoảng 30% khối lượng hàng hóa và 50% khối lượng hành khách trong toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam. Tuyến Hà Nội – Lào Cai ( 15km trong Hà Nội ) : Dài gần 300km, khổ đường 1000mm, nối liền Hà Nội – Lào Cai với Hà Khẩu – ga đường sắt cửa khẩu Trung Quốc. Đây là tuyến đường sắt hành lang quốc tế nối liền Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên ( 30km trong Hà Nội ) : Khổ đường 1000mm, riêng đoạn Hà Nội – Lưu Xá khổ đường 1.435mm lồng khổ 1.000mm. Tuyến bắt đầu tại Hà Nội, kết thúc tại Quán Triều, chiều dài khoảng 75,31 km. Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn – Đồng Đăng – biên giới Việt Trung ( 20km trong Hà Nội ) Có khổ đường lồng 1435 và 1.000mm từ Gia Lâm đến biên giới. Tuyến này cũng là một tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối liền với đường sắt Trung Quốc. Trên tuyến này có điểm nối ray tại ga Kép cho tuyến khổ 1.435mm đi Thái Nguyên và Cái Lân. Tuyến Hà Nội – Hải phòng : Khổ đường 1.000mm, nối Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, chiều dài 101,751 km. Ga đường sắt Thành phố Hà Nội có 9 ga đường sắt, có thể thấy ga Giáp Bát, Phú Diễn và ga Yên Viên phục vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt, các ga khác chủ yếu là ga hành khách. Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của các ga đều xuống cấp và đổ nát, không có đủ đường dừng đỗ hoặc chuyển tàu và đường bộ tiếp cận cũng là một vấn đề và cần phải được mở rộng, trải mặt. Bảng 2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và tình hình khai thác đường sắt Ga  Hà Nội  Long Biên  Gia Lâm  Giáp Bát  Phú Diễn  Phú Thụy  Văn Điển  Yên Viên  Đông Anh   Diện tích ( m2 )  130.000  2.960  2.000  97.054  30.000  22.401  1.937  3.775  1.385   Số sân ga  11  6  2  18  3  4  4  14  5   Số  387  34  25  125  20  12  46  250  -   Số tàu khởi hành ( quy định )  21  23  12  6  1  3  2  17  10   Diện tích bãi đỗ (m2)  Xe con/ taxi/ xe tải/ xe bus  880  -  -  135  13.000  50  35  2.600  400    Xe máy  210  80  10  400  200  50  86  100  0   Công trình bến  VP quản lý  +  +  +  +    +  +  +    Phòng bán vé  +  +  +  +    +  +  +    Nhà chờ  +  +  +  +    +  +  +    Cửa hàng  +  +  +  +     +     Nhà vệ sinh  +  +  +  +  +  +  +  +  +    Chiếu sáng  +  +  +  +   +  +  +  +    Thoát nước  +  +  +  +   +  +  +  +    Công trình duy tu  +  +  +  +         Công trình tiếp nhiên liệu  +  +  +  +        Nguồn : Đoàn nghiên cứu Haidep / Hình 2.2.2 Mạng lưới đường sắt trong và quanh Hà Nội, 2005 Hình 2.2.3 Mạng lưới đường sắt khu vực miền Bắc Nguồn : VITRANSS, JICA, 2000 c) Giao thông đường thủy Mạng lưới đường thủy nội địa Hà Nội – nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng – là một phần của hệ thống đường thủy nội rộng lớn. Đặc điểm của hệ thống đường thủy trong vùng đồng bằng sông Hồng như sau ( xem hình 2.2.5 ) : Có 2 hệ thống sông rộng lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.ư Hai hệ thống sông đều hoạt động dựa theo đặc điểm tự nhiên và chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố khí tượng – thủy văn. Chiều rộng tối thiểu của các tuyến đường thủy là từ 30 – 60 m Chiều sâu tối thiểu của các tuyến đường thủy mùa là từ 1,5 – 2m Sự chênh lệch mực nước giữa mùa khô và mùa mưa là từ 5 – 7m ( trên 10m ở một số đoạn tuyến ). Tốc độ dòng chảy lớn trong mùa mưa Chiều rộng luồng lạch và bán kính không phù hợp cho tàu bè lưu thông trong mùa khô. Thường hình thành các bãi bồi ( vị trí bãi bồi tùy thuộc vào lũ hàng năm ), cản trở luồng lạch đường thủy. Hình 2.2.4 Mạng lưới đường thủy nội địa Nguồn : VITRASS, JICA, 2000 Bảng 2.2.3 Các tuyến đường thủy chính ở miền Bắc Việt Nam  Tên  Dài (km)  Hàng hóa (tr.tấn/năm)  Kích thước  Loại hàng hóa  Đội tàu       B1  H1     1  Quảng Ninh – Hà Nội ( qua sông Đuống )  312,5  2,5  30  1,5  Than, sắt thép, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, hàng nhập khẩu  Tàu đẩy 135-150HP ÷4x200T (6x100T)   2  Quảng Ninh – Hà Nội ( qua sông Luộc )  322,5  4  30  1,8  Than, sắt thép, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, hàng nhập khẩu  Tàu đẩy 135-150HP ÷4x200T (6x100T) Đầu máy 100-200t   3  Tuyên Quang – Hà Nội  184  1,5  30  1,5  Cát sỏi, lâm sản, lương thực, bột giấy, muối  Tàu đẩy 135-150HP ÷4x200T (6x100T) Đầu máy 100-200t   4  Cửa Đáy – Ninh Bình  72  0,5  60  3,6  Phosphate, than, xi măng  BPS 400-1000 T   5  Lạch Giang – Hà Nội  187  0,15  30  2  Thức ăn gia súc, khác  BPS 400T   6  Việt Trì – cảng Hà Nội  71  0,15  30  1,2–1,5  Than, xi măng, khác  Pull (120tx4) + 135HP   Nguồn : Cục đường sông, 2005 Cảng sông ở Hà Nội Khu vực nghiên cứu có 2 cảng sông và 2 bến chính. Bảng 2.2.4 cho biết lưu lượng tàu thuyền thông qua /bến. Kết quả cho thấy hầu hết là tàu thuyền là tàu và xà lan tự hành. Bảng 2.2.4 Tàu thuyền thông qua các cảng / bến, 2005 Cảng/Bến     Tàu và xà lan tự hành  Xà lan kéo  Xà lan đẩy  Tàu dầu  Thuyền thô sơ  Tổng   Cảng Hà Nội  53  3  12  0  2  70   Cảng Khuyến Lương  4  0  0  0  0  4   Bến Đức Giang  4  0  0  0  0  4   Bến Chèm  22  0  0  0  0  22   Nguồn : Đoàn nghiên cứu Haidep, 2005 d) Đường hàng không Sân bay và tình hình khai thác sân bay Sân bay Nội Bài có thể đón tiếp 4 triệu HK và 160.000 tấn hàng hóa / năm. Có thể tiếp nhận máy bay Boeing B747s với đường băng 3.200x45m. Hiện nay sân bay Nội Bài đón khoảng 3,7 triệu lượt hành khách / năm. Theo Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, sân bay Nội bài có đủ dự trữ để đón tiếp 50 – 60 triệu lượt hành khách / năm. Hiện có 6 sân bay thương mại ở miền Bắc Việt Nam là (i) Nội Bài ( Hà Nội ), (ii) Vinh ( Nghệ An ), (iii) Điện Biên ( Điện Biên ), (iv) Nà Sản ( Sơn La ), (v) Cát Bi ( Hải phòng ) và (vi) Đồng Hới ( Quảng Bình ). Các sân bay đều thuộc quản lý của Cụm cảng hàng không miền Bắc. Sân bay Nôi Bài và sân bay Cát Bi là các sân bay quốc tế. Mạng lưới đường hành không Hà Nội có ga chính là ga hành khách Nội Bài, kết nối vớ 7 điểm khác trong nước và 12 điểm quốc tế ( xem hình 2.2.6 ) Nguồn : Đoàn nghiên cứu Haidep, 2005 Hình 2.2.5 Kết nối qua đường hàng không Hà Nội ,2005 Nhu cầu giao thông đường Hàng không và cách tiếp cận Nhu cầu đi lại trong và ngoài nước trước đây, hiện nay và trong tương lai được minh họa trong hình 2.2.8. Hình vẽ cũng xác định nhu cầu dự báo năm 2020 do VITRASS xây dựng. Tổng nhu cầu đi lại năm 2004 là khoảng 3 triệu lượt hành khách. Con số này sẽ tăng lên 8%/năm tương ứng với 6 triệu lượt hành khách trong nước và 4 triệu lượt hành khách quốc tế vào năm 2020. Các dự báo trên dựa vào triển vọng kinh tế của Việt Nam và phù hợp với dự báo cho vùng Châu Á – dự báo có cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng giao thông và hàng không ở các nước Châu Âu. Tăng trưởng hành hóa bằng vận tải hàng không có xu hướng tăng tương tự. Hình 2.2.6 Nhu cầu giao thông đường không qua sân bay Nội Bài Nguồn : Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam ( 1996-2004 ) và VITRANSS ước tính 2010-2020 Hình 2.2.7 Tiếp cận sân bay Nội Bài qua các phương thức giao thông, 2005 Nguồn : Đoàn nghiên cứu Haidep 2.2.2 Hiện trạng phương tiện tham gia giao thông Tính đến tháng 12/2006 Hà Nội có 172.444 ô tô các loại, với tốc độ tăng trưởng từ 12- 15% năm. Ngoài ra, thành phố còn có 1.687.504 xe máy, với mức tăng là 15%/năm, xe đạp có hơn 1 triệu chiếc, hiện không tăng, có xu hướng bão hòa và có khoảng 300 xe xích lô phục vụ khách du lịch (trước quyết định 240/QĐ- UB khoảng 6.000 xe). Số lượng phương tiện đường bộ của Hà Nội trong những năm qua được thống kê trong bảng (2.2.5). Bảng 2.2.5 Số lượng phương tiện đường bộ giai đoạn 2000 – 2006. Năm  Số xe máy  Số ô tô con (< 9 chỗ)  Xe khách (>12 chỗ)  Xe tải   2000  785.969  20.840  5052  18257   2001  951.083  22.184  6643  18311   2002  1.112.976  26.213  7652  21465   2003  1.180.151  31.858  8420  22894   2004  1.300.000  44.798  8915  24879   2005  1.530.000  51.173  9601  26508   2006  1.687.504  172.444   Nguồn : Sở Giao thông Công chính Hà Nội, tháng 1/2007 Bảng 2.2.6 Cơ cấu đi lại của Hà Nội TT  Loại phương tiện  Tỷ lệ đảm nhiệm (%)   1  Đi bộ, xe đạp  13,1   2  Xe máy  60,3   3  Ô tô con  5,8   4  Xe buýt  17,6   5  Phương tiện khác  3,2   Nguồn : Báo cáo của Sở Giao thông công chính Hà Nội, tháng 1/2007 / Hình 2.2.8 Cơ cấu phương tiện đi lại Thành phố Hà Nội Nguồn : Báo cáo của Sở giao thông công chính, 1/2007 Đặc điểm sở hữu phương tiện của Hà Nội so với các nước Châu Á là tỷ lệ sở hữu xe máy rất cao. Trên 80% số hộ gia đình có xe máy trong đó có 40% có trên 2 xe máy. Tỷ phần đảm nhận phương thức thay đổi từ 1995 đến 2005. Số lượt đi lại bằng xe máy tăng 6,4 lần; bằng xe con/taxi tăng 30 lần; Xe đạp và đi bộ giảm. Cơ giới hóa sẽ tiếp tục diễn ra mạnh hơn, số xe con phát triển ổn định và sẽ tăng cao hơn khi kinh tế tăng trưởng và thu nhập tăng như các thành phố khác. Như vậy chúng ta cần có kế hoạch để đối phó với tình trạng này. 2.3 Hiện trạng hệ thống vận tải 2.3.1 Vận tải hành hóa Vận tải hàng hoá trong thành phố Hà Nội chủ yếu là vận chuyển đường ngắn, các điểm phát sinh thu hút

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchuong 2.docx
  • docxchuong 3.docx
  • docxchuong1.docx
  • docket luan - kien nghi.doc
  • docmo dau.doc
  • docmuc luc.doc
Luận văn liên quan