1. Sự cần thiết của đề tài:
Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, thủ đô Hà Nội đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Để hòa nhập và phát triển nhanh chóng, vững chắc thì Hà Nội cần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc. Trong đó, bài toán giao thông đang làm đau đầu nhiều cấp chính quyền, có thể nói đó là một vướng mắc lớn của một đô thị đang phát triển như Hà Nội, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và xã hội. Giao thông vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đấy sự phát triển của thành phố nó giúp cho việc lưu thông hàng hoá giữa các thành phố nói chung và trong thành phố Hà Nội nói riêng, giúp con người có thể di chuyển từ nơi này tới nơi khác
Trục giao thông là đường giao thông chính nối các khu vực chức năng đô thị với nhau, nối các thành phố vệ tinh với trung tâm cũng như giữa khu trung tâm với các vùng ngoại ô, mật độ phương tiện lưu thông trên trục giao thông rất đông do đó các vấn đề xảy ra trên trục cũng rất nhiều và khó giải quyết . Trong những điều kiện và đặc điểm về địa lý của nước ta các trục giao thông và mạng lưới giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để thiết lập được một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, hiệu quả thì công việc đầu tiên là nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới GTVT cho quốc gia, cho Vùng và cho địa phương, trong đó có mạng lưới GTVT đô thị. Bước tiếp theo là trên cơ sở định hướng của quy hoạch tổng thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết của một hoặc một số tuyến đường để làm căn cưa cho bước lập dự án đầu tư, thiết kế và thi công tiếp theo.
Việc mở rộng Thủ đô Hà Nội đến hết địa phận tỉnh Hà Tây, 3 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) sẽ dẫn đến thay đổi về tổng thể bức tranh kinh tế xã hội của cả thành phố cũng như của Vùng và thay đổi vai trò, vị trí, chức năng của các trục GT hiện có, sẽ hình thành các trục giao thông khác phụ thuộc vào định hướng tương lai phát triển Hà Nội mới. Tuyến QL 70 là tuyến đường vòng cung, nối trục QL 32 với QL 6, tuyến chạy vòng quanh ngoại ô phía Tây Hà Nội cũ, trong đó đoạn nối Thị Trấn Văn Điển với Hà Đông (cụ thể là từ ngã ba Văn Điển tới Hà Đông dài khoảng 8 km) có vai trò quan trọng trong việc kết nối thành phố Hà Nôi với Hà Đông trong tương lai thì đoạn đường lại càng có vai trò quan trọng hơn do kinh tế xã hội phát triển và vị tí của nó trong quy hoạch tổng thể Hà Nội.
Tuy đoạn đường có vị trí và tầm quan trọng như vậy nhưng hiện tại đoạn đường có rất nhiều bất cập và nhiều vấn đề cần cải tạo để có thể đáp ứng được trong tương lai và hiện tại vẫn chưa được cải tạo hợp lý, tuyến QL 70 nói chung và đoạn nối giữa ngã ba Văn Điển tới Hà Đông nói riêng cần được xem xét lại vị trí, vai trò của tuyến đối với Hà Nội mới, cũng như lập quy hoạch chi tiết tuyến.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án:
a, Đối tượng nghiên cứu:
Đoạn đường từ ngã ba Văn Điển tới Hà Đông là một phần trên tỉnh lộ 70 nối Văn Điển và Hà Đông, dài khoảng 8km, con đường chay qua địa phận .
- Các nút giao thông trên đoạn nghiên cứu, cụ thể nút ngã ba Văn Điển - Giải Phóng, các nút giao với khu vực dân sinh, và nút giao với các đường ngang, đường tránh;
- Lưu lượng PTVT và người tham gia giao thông trên đường và tại các nút giao;
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực tuyến đường đi qua;
- Hành lang hai bên đường, cảnh quann công trình kiến trúc.
- Hiện trạng và quy hoạch phát triển KT- XH; sử dụng đất và GTVT Hà Nội mới.
b, Phạm vi nghiên cứu:
Quy hoạch chi tiết, cải tạo lại đoạn đường từ ngã ba Văn Điển tới Hà Đông và dự báo lưu lượng phát sinh năm 2025, và cải tạo hạ tầng kĩ thuật quanh trục, do hạn chế về mặt kiến thức cũng như vấn đề khách quan do vậy đề tài chỉ đi sâu vào quy hoạch trục và cải tạo một số nội dung như lưu lượng người đi bộ, vận tải hành khách công cộng .
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án:
Quy hoạch chi tiết đoạn đường nối Văn Điển (từ ngã ba Văn Điển) với Hà Đông hết sức cần thiết nhằm tạo khả năng thông xe giữa hai khu vực, khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì nó còn đóng vai trò kết nối các Quận, Huyện trong Hà Nội Mới
Mục đích nghiên cứu chính của đồ án là căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Nội, tiến hành lập quy hoạch chi tiết đoạn đường nói trên.
Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội mới mở rộng nhưng các quy hoạch liên quan chưa kịp điều chỉnh lại cho phù hợp, thì đề tài cần nghiên cứu thêm để làm rõ vị trí vai trò của tuyến đường đối với Hà Nội mới, xem xét lại tính hợp lý của phương án quy hoạch tổng thể với hiện trạng và tương lai phát triển Hà Nội mới, từ đó đề xuất phương án quy hoạch chi tiết cho đoạn tuyến đã chọn sao cho GTVT trên tuyến được an toàn, thông suốt.
Sau đây là một số kết quả mà đồ án cần đạt được:
- Xác định vai trò của đường trong mạng lưới GT của Hà Nội mới;
- Xác định và dự báo lưu lượng GT trên trục.
- Xác định cấp hạng kỹ thuật đường GT cho đoạn nghiên cứu, lộ trình và xác định quỹ đất dành cho quy hoạch đoạn đường đã chọn;
- Quy hoạch chi tiết đoạn đường nghiên cứu: xác định mặt cắt, độ dốc dọc; phương án về lề đường và hè phố.
- Quy hoạch cây xanh và hạ tầng kỹ thuật trên đoạn nghiên cứu, hệ thống sơn kẻ vạch, biển báo GT, phân làn ;
- Phương án tổ chức GT trên đoạn và tại một số giao cắt;
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Các chỉ tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ tiêu trong các tài liệu đã có
- Các quy hoạch ngành có liên quan (Quy hoạch KT-XH Hà Nội, Hà Tây đến năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất của các Quận, Huyện )
- Các Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị và ngoài đô thị (TCVN 4054/ 2005, TCVN 104 - 2007)
- Các nghiên cứu về giao thông vận tải của Hà Nội cũ và Hà Tây (Nghiên cứu HAIDEP, QH GTVT tỉnh Hà Tây );
- Các nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá và dự báo nhu cầu vận tải, đánh giá tác động môi trường do Viện chiến lược và phát triển, Viện KHCNGTVT, Trung tâm thủy văn Môi Trường thực hiện trong các năm trước và Niên giám thống kê 2008, tình hình kinh tế xã hội 2008
- Các báo cáo nghiên cứu Quy hoạch và Dự án phát triển CSHT và dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội.
- Các Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị
- Các nguồn tài liệu khác
Các chỉ tiêu cần khảo sát thu thập số liệu hiện trường
- Khảo sát hiện trạng và hạ tầng kỹ thuật của tuyến giao thông: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố .;
- Hiện trạng tổ chức giao thông tại tuyến: chiều giao thông, phân làn xe, biển báo giao thông, hình vẽ, hướng dẫn, tổ chức GT tại các giao cắt;
- Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường;
- Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại một số nút giao thông: tiến hành đếm phân tích trong ngày bình thường và ngày cao điểm;
- Vấn đề sử dụng đất hai bên đường.
b, Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp: Tìm kiếm các nguồn sô liệu thống kê và nghiên cứu đã có;
Số liệu thứ cấp: Trực tiếp đếm lưu lượng thông qua mặt cắt và một số giao cắt (do lưu lượng GT hiện tại không quá cao, có thể đếm trực tiếp vào cao điểm);
Sử dụng máy ảnh phụ trợ trong việc ghi lại hình ảnh
Xử lý số liệu:
- Sử dụng Autocad, hình ảnh để minh họa tuyến đường, nút, hiện trạng vận hành trên tuyến.
- Tiến hành đếm các loại phương tiện trong điều kiện thực tế.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các kết quả
- Sử dụng phần mềm Microsoft office 2007 để viết đồ án tốt nghiệp.
5. Kết cấu của đồ án
Đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch trục giao thông đô thị.
Chương II: Hiện trạng trục giao thông từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông.
Chương III: Đề xuất một số phương pháp quy hoạch trục từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông.
101 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch trục giao thông trên trục ngã ba Văn Điển tới ngã tư Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HIÌNH VẼ. v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ. 5
1.1: Cơ sở lý luận về đường giao thông chính đô thị: 5
1.1.1: Khái niệm, phân loại đường đô thị: 5
1.1.2: Chức năng chính của đường đô thị: 9
1.1.3: Phân cấp kỹ thuật đường đô thị: 10
1.2: Tổng quan trục giao thông đô thị: 11
1.2.1: Khái niệm trục giao thông đô thị: 11
1.2.2: Vai trò của trục đường chính trong đô thị. 11
1.2.3: Các bộ phận của đường đô thị (mặt cắt ngang đường đô thị): 12
1.3: Cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông đô thị: 24
1.3.1: Khái niệm và bản chất quy hoạch GTVTĐT. 24
1.4: Nội dung và quy trình lập quy hoạch trục giao thông từ ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông. 26
1.4.1: Nội dung quy hoạch trục giao thông đô thị. 26
1.4.2: Quy trình lập quy hoạch trục giao thông từ ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông. 27
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRỤC GIAO THÔNG TỪ NGÃ BA VĂN ĐIỂN TỚI NGÃ TƯ HÀ ĐÔNG 30
2.1: Khái quát chung về Thành Phố Hà Nội. 30
2.1.1: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, dân số, thuỷ văn, khí hậu của TP Hà Nội. 30
2.1.2: Hiện trạng kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội. 31
2.1.3: . Định hướng, kế hoạch phát triển KT - XH của TP Hà Nội đến năm 2020 32
2.1.4. Quy hoạch mạng lưới GTVT Hà Nội tới năm 2020 33
2.2: Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội. 36
2.2.1: Giao thông đường bộ 36
2.2.2: Giao thông đường sắt 38
2.2.3. Vận tải hành khách công cộng. 39
2.2.4: Nhận xét về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội. 39
2.3.1: Vị trí địa lý và địa giới hành chính của Huyện thanh Trì. 41
2.3.2: Điều kịên tự nhiên: 41
2.3.3: Điều kiện kinh tế và xã hội. 42
2.3.4: Định hướng phát triển KTXH huyện Thanh Trì. 44
2.3.5: Hiện trạng và định hướng sử dụng đất Huyện Thanh Trì 45
2.3: Mối quan hệ giữa huyện Thanh Trì và các huyện thị tỉnh Hà tây cũ khi Hà Nội mở rộng. 47
2.4: Hiện trạng trục đường Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông. 48
2.4.1: Vị trí, vai trò của trục đường trong khu vực. 48
2.4.2: Cấp hạng kỹ thuật đường: 50
2.4.3: Vị trí tuyến đường. 50
2.4.4: Cơ sở hạ tầng trên trục đường: 52
2.5: Hiện trạng sử dụng đất hai bên đường: 56
2.6: Hiện trạng tham gia GT trên trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông. 57
2.6.1: Phương pháp thực hiện thu thập số liệu. 57
2.6.2. Kết quả của quá trình điều tra hiện tại. 58
2.7: Dự báo nhu cầu vận tải trên trục đến năm 2025: 61
2.7.1: Lựa chọn phương pháp dự báo: 61
2.7.2: Phương pháp tiến hành dự báo: 62
2.7.3: Dự báo lưu lượng năm tương lai: 63
2.8: Những vấn đề cần giải quyết: 66
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TRỤC TỪ NGÃ BA VĂN ĐIỂN TỚI NGÃ TƯ HÀ ĐÔNG. 68
3.1: Căn cứ và quan điểm mục tiêu quy hoạch: 68
3.1.1: Căn cứ lập quy hoach: 68
3.1.2: Quan điểm, mục tiêu phát triển GTVT trong đô thị: 68
3.1.3: Quan điểm, mục tiêu quy hoạch đường đô thị. 69
3.1.4: Quan điểm mục tiêu quy hoạch trục Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông. 70
3.2: Xác định cấp hạng đường kỹ thuật cho trục đường 70 đoạn ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông 70
3.3: Đề xuất các phương án quy hoạch trục Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông: 71
3.3.1: Phương án I: Giữ nguyên đường cũ, kết hợp với một số biện pháp cải tạo hạ tầng kỹ thuật: 71
3.3.2: Phương án II: Quy hoạch mở rộng trục: 77
3.3.3: Lựa chọn loại mặt cắt ngang cho trục đường. 80
3.3.4: Cải tạo các nút giao trên trục: 80
3.4: Đánh giá lựa chọn phương án: 80
Kết luận & kiến nghị. 80
Danh mục tài liệu tham khảo 80
Lời cảm ơn 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
GTVT
Giao thông vận tải
GTĐT
Giao thông đô thị
QL
Quốc lộ
PTVT
Phương tiện vận tải
VTHKCC
Vận tải hành khách công cộng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCTK
Tiêu chuẩn thiết kế
NN - TMDV - CN TTCN
Nông nghiệp – Thương mại dịch vụ - Công nghiệp trung tâm công nghiệp
CSHT
Cơ sở hạ tầng
KTXH
Kinh tế xã hội
Viện KHCNGTVT
Viện khoa học công nghệ và giao thông vận tải
Xcqd/h
Xe con quy đổi/ giờ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HIÌNH VẼ.
Danh mục bảng:
Bảng 1.1: Phân loại đường đô thị Việt Nam theo chức năng giao thông.........................................7
Bảng 1.2: Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại điều kiện địa hình……....………………10
Bảng 1.3: Chiều rộng một làn xe, và số làn xe tối thiểu.................................................................14
Bảng 1.4: Bề rộng làn phụ..............................................................................................................14
Bảng 1.5: Độ dốc ngang phần xe chạy...........................................................................................15
Bảng 1.6: Chiều rộng tối thiểu của lề đường và dải mép………………………………………...16
Bảng 1.7: Chiều rộng tối thiểu và kiểu dải phần cách……………………………………………17
Bảng 1.8: Chiều rộng tối thiểu của hè đường…………………………………………………….18
Bảng 1.9: Kích thước dải trồng cây...............................................................................................20
Bảng 1.10: Khoảng cách tối thiểu từ dải cây xanh đến các công trình..........................................21
Bảng 1.11: Lựa chọn hình thức bố trí bộ hành qua đường theo lưu lượng giao thông………......23
Bảng 2.1: Khí hậu bình quân của Hà Nội……………………………………………………......32
Bảng 2.2: Hiện trạng các tuyến đường sắt ở Hà Nội………………………………………….....39
Bảng 2.3: Lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm sáng qua mặt cắt A theo 2 chiều…………....59
Bảng 2.4: Lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm sáng qua mặt cắt B theo 2 chiều……………60
Bảng 2.5: Hệ số quy đổi ra xe con..................................................................................................61
Bảng 2.6: Lưu lượng xe con quy đổi qua mặt cắt A trong một giờ theo hai chiều (xcqd/giờ)…. .61
Bảng 2.7: Lưu lượng xe con quy đổi qua mặt cắt B trong một giờ theo hai chiều (xcqd/giờ)…...61
Bảng 2.8: Hệ số tăng trưởng xe năm tương lai………………………………………………......63
Bảng 2.9: Dự báo lưu lượng thông qua mặt cắt A qua các năm (phương tiện/ h)……………......64
Bảng 2.10: Dự báo lưu lượng thông qua mặt cắt A qua các năm (xcqd/ h)……………………...64
Bảng 2.11: Dự báo lưu lượng thông qua mặt cắt B qua các năm (phương tiện/ h)……………....65
Bảng 2.12: Dự báo lưu lượng thông qua mặt cắt B qua các năm (xcqd/ h)……………………...66
Bảng 3.1: Tính toán số làn xe cần thiết trên địa phận Quận Hà Đông...........................................78
Bảng 3.2: Tính toán số làn xe cần thiết trên địa phận Huyện Thanh Trì........................................79
Danh mục hình
Hình 1.1: Cấu tạo điển hình phần phân cách..................................................................................16
Hình 1.2: Nút giao thông khác mức………………………………………………………………23
Hình 1.3: Nút giao thông cùng mức……………………………………………………………...23
Hình 2.1: Trục đường Nghiên cứu……………………………………………………………......51
Hình 2.2: Ngã Ba Văn Điển…………………………………………………………………........52
Hình 2.3: Ngã Tư Hà Đông……………………………………………………………………....53
Hình 2.4: Trắc ngang bề mặt đường đoạn qua địa phận Huyện Thanh Trì…………………........53
Hình 2.5: Trắc ngang bề mặt đường đoạn qua địa phận Hà Đông…………………………….....54
Hình 2.6: Công trường xây dựng Cầu Tó……………………………………………………......55
Hình 2.7: Cầu cho người đi bộ trên địa bàn quận Hà Đông:……………………………………..56
Hình 2.8: Bãi đỗ xe tĩnh bên cạnh trục Văn Điển – Hà Đông………………………………........57
Hình 3.1: Cấu tạo chỗ dừng xe buýt có làn phụ…………………………………………….........75
Hình 3.2: Cấu tạo chỗ dừng xe buýt không có làn phụ……………………………………..........75
Hình 3.3: Nhà chờ đúng tiêu chuẩn quy định……………………………………………….........76
Hình 3.4: Mặt cắt ngang trục ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông sau khi cải tạo........................76
Hình 3.5: Bó vỉa, giải phân cách trên trục đường...........................................................................81
Hình 3.6: Mặt cắt ngang trục đường từ Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông vào năm 2025.....83
Hình 3.7: Nút ngã ba Văn Điển khi chưa cải tạo............................................................................86
Hình 3.8: Nút ngã ba Văn Điển khi đã cải tạo................................................................................86
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phương tiện trong giờ cao điểm sáng qua mặt cắt A…………………….....59
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phương tiện trong giờ cao điểm sáng qua mặt cắt B…………………….....60
Biểu đồ 2.3: So sánh lưu lượng giao thông qua mặt cắt A giữa hiện tại và tương lai …………..65
Biểu đồ 2.4: So sánh lưu lượng giao thông qua mặt cắt B giữa hiện tại và tương lai …………..66
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Quá trình lập quy hoạch……………………………………………………………....26
Sơ đồ 1.2: Quy trình quy hoạch trục giao thông đô thị…………………………………………..30
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, thủ đô Hà Nội đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Để hòa nhập và phát triển nhanh chóng, vững chắc thì Hà Nội cần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc. Trong đó, bài toán giao thông đang làm đau đầu nhiều cấp chính quyền, có thể nói đó là một vướng mắc lớn của một đô thị đang phát triển như Hà Nội, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và xã hội. Giao thông vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đấy sự phát triển của thành phố nó giúp cho việc lưu thông hàng hoá giữa các thành phố nói chung và trong thành phố Hà Nội nói riêng, giúp con người có thể di chuyển từ nơi này tới nơi khác…
Trục giao thông là đường giao thông chính nối các khu vực chức năng đô thị với nhau, nối các thành phố vệ tinh với trung tâm cũng như giữa khu trung tâm với các vùng ngoại ô, mật độ phương tiện lưu thông trên trục giao thông rất đông do đó các vấn đề xảy ra trên trục cũng rất nhiều và khó giải quyết …. Trong những điều kiện và đặc điểm về địa lý của nước ta các trục giao thông và mạng lưới giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để thiết lập được một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, hiệu quả thì công việc đầu tiên là nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới GTVT cho quốc gia, cho Vùng và cho địa phương, trong đó có mạng lưới GTVT đô thị. Bước tiếp theo là trên cơ sở định hướng của quy hoạch tổng thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết của một hoặc một số tuyến đường để làm căn cưa cho bước lập dự án đầu tư, thiết kế và thi công tiếp theo.
Việc mở rộng Thủ đô Hà Nội đến hết địa phận tỉnh Hà Tây, 3 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) sẽ dẫn đến thay đổi về tổng thể bức tranh kinh tế xã hội của cả thành phố cũng như của Vùng và thay đổi vai trò, vị trí, chức năng của các trục GT hiện có, sẽ hình thành các trục giao thông khác phụ thuộc vào định hướng tương lai phát triển Hà Nội mới. Tuyến QL 70 là tuyến đường vòng cung, nối trục QL 32 với QL 6, tuyến chạy vòng quanh ngoại ô phía Tây Hà Nội cũ, trong đó đoạn nối Thị Trấn Văn Điển với Hà Đông (cụ thể là từ ngã ba Văn Điển tới Hà Đông dài khoảng 8 km) có vai trò quan trọng trong việc kết nối thành phố Hà Nôi với Hà Đông trong tương lai thì đoạn đường lại càng có vai trò quan trọng hơn do kinh tế xã hội phát triển và vị tí của nó trong quy hoạch tổng thể Hà Nội.
Tuy đoạn đường có vị trí và tầm quan trọng như vậy nhưng hiện tại đoạn đường có rất nhiều bất cập và nhiều vấn đề cần cải tạo để có thể đáp ứng được trong tương lai và hiện tại vẫn chưa được cải tạo hợp lý, tuyến QL 70 nói chung và đoạn nối giữa ngã ba Văn Điển tới Hà Đông nói riêng cần được xem xét lại vị trí, vai trò của tuyến đối với Hà Nội mới, cũng như lập quy hoạch chi tiết tuyến.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án:
a, Đối tượng nghiên cứu:
Đoạn đường từ ngã ba Văn Điển tới Hà Đông là một phần trên tỉnh lộ 70 nối Văn Điển và Hà Đông, dài khoảng 8km, con đường chay qua địa phận….
- Các nút giao thông trên đoạn nghiên cứu, cụ thể nút ngã ba Văn Điển - Giải Phóng, các nút giao với khu vực dân sinh, và nút giao với các đường ngang, đường tránh;
- Lưu lượng PTVT và người tham gia giao thông trên đường và tại các nút giao;
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực tuyến đường đi qua;
- Hành lang hai bên đường, cảnh quann công trình kiến trúc.
- Hiện trạng và quy hoạch phát triển KT- XH; sử dụng đất và GTVT Hà Nội mới.
b, Phạm vi nghiên cứu:
Quy hoạch chi tiết, cải tạo lại đoạn đường từ ngã ba Văn Điển tới Hà Đông và dự báo lưu lượng phát sinh năm 2025, và cải tạo hạ tầng kĩ thuật quanh trục, do hạn chế về mặt kiến thức cũng như vấn đề khách quan do vậy đề tài chỉ đi sâu vào quy hoạch trục và cải tạo một số nội dung như lưu lượng người đi bộ, vận tải hành khách công cộng ....
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án:
Quy hoạch chi tiết đoạn đường nối Văn Điển (từ ngã ba Văn Điển) với Hà Đông hết sức cần thiết nhằm tạo khả năng thông xe giữa hai khu vực, khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì nó còn đóng vai trò kết nối các Quận, Huyện trong Hà Nội Mới
Mục đích nghiên cứu chính của đồ án là căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Nội, tiến hành lập quy hoạch chi tiết đoạn đường nói trên.
Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội mới mở rộng nhưng các quy hoạch liên quan chưa kịp điều chỉnh lại cho phù hợp, thì đề tài cần nghiên cứu thêm để làm rõ vị trí vai trò của tuyến đường đối với Hà Nội mới, xem xét lại tính hợp lý của phương án quy hoạch tổng thể với hiện trạng và tương lai phát triển Hà Nội mới, từ đó đề xuất phương án quy hoạch chi tiết cho đoạn tuyến đã chọn sao cho GTVT trên tuyến được an toàn, thông suốt.
Sau đây là một số kết quả mà đồ án cần đạt được:
- Xác định vai trò của đường trong mạng lưới GT của Hà Nội mới;
- Xác định và dự báo lưu lượng GT trên trục.
Xác định cấp hạng kỹ thuật đường GT cho đoạn nghiên cứu, lộ trình và xác định quỹ đất dành cho quy hoạch đoạn đường đã chọn;
Quy hoạch chi tiết đoạn đường nghiên cứu: xác định mặt cắt, độ dốc dọc; phương án về lề đường và hè phố.
Quy hoạch cây xanh và hạ tầng kỹ thuật trên đoạn nghiên cứu, hệ thống sơn kẻ vạch, biển báo GT, phân làn…;
Phương án tổ chức GT trên đoạn và tại một số giao cắt;
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Các chỉ tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ tiêu trong các tài liệu đã có
Các quy hoạch ngành có liên quan (Quy hoạch KT-XH Hà Nội, Hà Tây đến năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất của các Quận, Huyện …)
Các Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị và ngoài đô thị (TCVN 4054/ 2005, TCVN 104 - 2007)
Các nghiên cứu về giao thông vận tải của Hà Nội cũ và Hà Tây (Nghiên cứu HAIDEP, QH GTVT tỉnh Hà Tây…);
Các nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội, đánh giá và dự báo nhu cầu vận tải, đánh giá tác động môi trường do Viện chiến lược và phát triển, Viện KHCNGTVT, Trung tâm thủy văn Môi Trường thực hiện trong các năm trước và Niên giám thống kê 2008, tình hình kinh tế xã hội 2008
Các báo cáo nghiên cứu Quy hoạch và Dự án phát triển CSHT và dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội.
Các Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch Giao thông Đô thị …
Các nguồn tài liệu khác…
Các chỉ tiêu cần khảo sát thu thập số liệu hiện trường
Khảo sát hiện trạng và hạ tầng kỹ thuật của tuyến giao thông: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố ..;
Hiện trạng tổ chức giao thông tại tuyến: chiều giao thông, phân làn xe, biển báo giao thông, hình vẽ, hướng dẫn, tổ chức GT tại các giao cắt;
Xác định hiện trạng lưu lượng các tuyến xe buýt, điều kiện vận hành như khoảng cách điểm dừng đỗ, tần suất chạy xe trong giờ cao điểm và bình thường;
Đếm lưu lượng giao thông tại mặt cắt và tại một số nút giao thông: tiến hành đếm phân tích trong ngày bình thường và ngày cao điểm;
Vấn đề sử dụng đất hai bên đường.
b, Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp: Tìm kiếm các nguồn sô liệu thống kê và nghiên cứu đã có;
Số liệu thứ cấp: Trực tiếp đếm lưu lượng thông qua mặt cắt và một số giao cắt (do lưu lượng GT hiện tại không quá cao, có thể đếm trực tiếp vào cao điểm);
Sử dụng máy ảnh phụ trợ trong việc ghi lại hình ảnh
Xử lý số liệu:
- Sử dụng Autocad, hình ảnh để minh họa tuyến đường, nút, hiện trạng vận hành trên tuyến.
- Tiến hành đếm các loại phương tiện trong điều kiện thực tế.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các kết quả
- Sử dụng phần mềm Microsoft office 2007 để viết đồ án tốt nghiệp.
5. Kết cấu của đồ án
Đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch trục giao thông đô thị.
Chương II: Hiện trạng trục giao thông từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông.
Chương III: Đề xuất một số phương pháp quy hoạch trục từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ.
1.1: Cơ sở lý luận về đường giao thông chính đô thị:
1.1.1: Khái niệm, phân loại đường đô thị:
a, Khái niệm:
- Đường đô thị là dải đất trong phạm vi giữa hai đường đỏ xây dựng (chỉ giới xây dựng) trong đô thị để xe cộ và người đi lại, trên đó có thể trồng cây, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất.
- Đường nằm trong phạm vi đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) đều được gọi chung là đường đô thị. Đường mà hai bên có xây dựng nhà cửa tạo thành phố xá gọi là đường phố.
b, Phân loại:
◊ Mục đích của việc phân loại đường đô thị:
Ấn định chức năng của từng loại đường phố.
Xác định vai trò của từng loại đường phố trong toàn bộ hệ thống.
Xác định những đặc trưng giao thông tiêu biểu của từng loại đường phố như: thành phần dòng xe, điều kiện đi lại, đặc điểm của các công trình kiến trúc.
Phân loại đường phố còn có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức đi lại trên đường, biện pháp cải tạo cũng như nâng cấp đường.
◊ Phân loại đường đô thị:
Đây là khung phân loại cơ bản làm công cụ cho quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Phân loại đường theo cấp quản lý:
Các tuyến đường bộ trong thành phố Hà Nội được chia thành 6 loại: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dụng:
Mạng lưới đường quốc lộ: Bao gồm các tuyến đường chính có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội cũng như an ninh quốc phòng, cụ thể gồm:
- Các tuyến đường nối thủ đô với các thành phố trực thuộc trung ương và với các trung tâm hành chính của tỉnh;
- Các tuyến đường dẫn đến các trung tâm công nghiệp quốc tế và các trung tâm công nghiệp chính;
- Các tuyến đường nối từ 3 trung tâm hành chính tỉnh trở lên và có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và văn hóa đối với các địa phương đó.
Mạng lưới đường tỉnh: Bao gồm các tuyến đường trong một tỉnh hoặc trong một thành phố trên truc giao thông chính, bao gồm cả các tuyến đường nối liền các trung tâm hành chính huyện với các trung tâm hành chính cấp tỉnh.
Mạng lưới đường huyện: Bao gồm các tuyến đường nối liền các trung tâm hành chính cấp huyện với các trung tâm hành chính cấp xã và các tuyến đường nối các trung tâm hành chính với nhau.
Mạng lưới đường xã: Bao gồm các tuyến đường nối các trung tâm hành chính cấp xã với các thôn và các tuyến đường vận tải công cộng.
Mạng lưới đường đô thị: Bao gồm các tuyến đường trong phạm vi một khu đô thị.
Mạng lưới đường chuyên dụng: Bao gồm các tuyến đường nội bộ hoặc các tuyến đường phục vụ các mục đích đặc biệt như vận tải hàng hóa và hành khách của một cơ quan, doanh nghiệp.:
Phân loại đường theo số làn xe và chiều rộng làn
- Đường 1 chiều : có các loại 3 làn ,2 làn , 1 làn
- Đường hai chiều : có các loại 6 làn, 4 làn, 2 làn
Phân loại đường theo chức năng:
Căn cứ vào chức năng cơ bản của đường giao thông đô thị
Đường đô thị có 2 chức năng cơ bản: Chức năng giao thông
Chức năng không gian.
- Chức năng giao thông: Được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao thông như tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng KNTH. Chức năng giao thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận.
+ Loại đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao. Đây là các đường cấp