Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam được hình thành theo quyết định số 198/2006/QĐ – TTg ngày 29/8/2006 của thủ tướng chính phủ. Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, lực lượng lao động với hơn 22000 người và doanh thu 2006 đạt 174 300 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực khác không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài.
Kết quả tìm kiếm thăm dò cho tới nay đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa trong đó các bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu là đã phát hiện và hợp đồng đang có hiệu lực với các tập đoàn dầu khí Quốc Tế: Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC), hợp đồng điều hành chung (JOC). với tổng thầu trên 10 tỷ đôla. Với khoảng 990 giếng tìm kiếm – thăm dò, tổng số mét khoan có thể tới 2,3 triệu m. Phát hiện khí tại giếng Đông Quan D – 1X, vùng trũng Hà Nội, giếng Rồng Tre – 1X.đã góp phần làm gia tăng trữ lượng 35 – 40 triệu tấn quy dầu/năm.
Bên cạnh đó Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam còn mở rộng ký kết các hợp đồng tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại, tập đoàn tham gia đầu tư vào 23 dự án Thăm dò Khai thác dầu khí trên thế giới: Algeria, Cameroon, Campuchia, Công-gô, Cuba, Indonesia, Iran, Lào, Liên Bang Nga, Madagascar, Malaysia, Môngcổ, Myanma, Peru, Tuynidi, Venezuela và còn tìm kiếm cơ hội ở cá nước khác thuộc khu vực Châu Phi, Nam Mỹ.
Tính đến hết năm 2008 có 28 mỏ dầu khí đang được khai thác ở cả trong và ngoài nước. Trong đó số mỏ dầu là 14 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Đông Bunga Kekwa - Cái Nước, Tây Bunga Kekwa, Rạng Ðông, Hồng Ngọc, Sư Tử Ðen, Bunga Raya, Bunga Tulip, Cá ngừ Vàng, Phương Ðông, Sông Đốc, Cendor và số mỏ khí là 14 mỏ: Tiền hải c (Khí tự nhiên), D14 và Sông Trà Lý (Khí tự nhiên), Lan Tây (Khí tự nhiên), Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây (Khí tự nhiên), Mỏ bạch Hổ (Khí đồng hành), Rạng Đông (Khí đồng hành), Phương Đông (Khí đồng hành), Cá ngừ Vàng (Khí đồng hành), Đông Bunga Kekwa - Cái nước, Tây Bunga Kekwa, Bunga Raya, Bunga Seroja (Khí tự nhiên), Bunga Tulip (Khí đồng hành), Bunga Orkid (Khí tự nhiên).
Theo số liệu 2009 Tập Đoàn đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô và trên 50 tỷ m3 khí phục vụ cho việc xuất khẩu, chế biến sản phẩm dầu khí tại các nhà máy lọc dầu và chế biến khí.
89 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy trình thi công hệ thống bồn chứa LPG Gò Dầu - Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành dầu khí Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ đã góp phần rất lớn vào ngân sách nhà nước. Việc khai thác và xử lý sản phẩm sau khai thác phải được tính toán hợp lý phù hợp với việc tiêu thụ và cất chứa. Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay các qúa trình xử lý và cất chứa đã được hệ thống hóa bằng nhà các máy và các trạm cất chứa như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy xử lý khí Dinh Cố...
Trong qúa trình thực tập sản xuất và tốt nghiệp tại XNLD vietsovpetro và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC). Được sự giúp đỡ của công ty, sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình em đã hoàn thành đợt thực tập và xây dựng lên đồ án tốt nghiệp “Quy Trình Thi Công Hệ Thống Bồn Chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI” với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Văn Thịnh. Hệ thống bồn chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI được xây dựng bởi (PVC) có tác dụng cất chứa, phân phối khí hóa lỏng (LPG) cho thị trường Đông Nam Bộ. Quy trình hệ thống được tự động hóa từ khâu nhập và xuất sản phẩm.
Đồ án được viết dựa trên quá trình học tập ở trường cùng với sự tìm hiểu tại công ty nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức đã học và thực tế sản xuất. Với mức độ tài liệu và thời gian nghiên cứu hoàn thành đồ án cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Thịnh, các thầy cô trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí – Khoa Dầu Khí, các kỹ sư thiết kế và thi công của (PVC) và các bạn trong lớp đã giúp đỡ và hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án.
Hà nội, tháng 6 năm 2010
Sinh viên
Phùng Xuân Hào
CHUƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THU GOM VÀ CẤT CHỨA DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM
1.1. Công nghiệp dầu khí ở Việt Nam
1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam được hình thành theo quyết định số 198/2006/QĐ – TTg ngày 29/8/2006 của thủ tướng chính phủ. Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, lực lượng lao động với hơn 22000 người và doanh thu 2006 đạt 174 300 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực khác không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài.
Kết quả tìm kiếm thăm dò cho tới nay đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa trong đó các bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu là đã phát hiện và hợp đồng đang có hiệu lực với các tập đoàn dầu khí Quốc Tế: Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC), hợp đồng điều hành chung (JOC)... với tổng thầu trên 10 tỷ đôla. Với khoảng 990 giếng tìm kiếm – thăm dò, tổng số mét khoan có thể tới 2,3 triệu m. Phát hiện khí tại giếng Đông Quan D – 1X, vùng trũng Hà Nội, giếng Rồng Tre – 1X...đã góp phần làm gia tăng trữ lượng 35 – 40 triệu tấn quy dầu/năm.
Bên cạnh đó Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam còn mở rộng ký kết các hợp đồng tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại, tập đoàn tham gia đầu tư vào 23 dự án Thăm dò Khai thác dầu khí trên thế giới: Algeria, Cameroon, Campuchia, Công-gô, Cuba, Indonesia, Iran, Lào, Liên Bang Nga, Madagascar, Malaysia, Môngcổ, Myanma, Peru, Tuynidi, Venezuela và còn tìm kiếm cơ hội ở cá nước khác thuộc khu vực Châu Phi, Nam Mỹ.
Tính đến hết năm 2008 có 28 mỏ dầu khí đang được khai thác ở cả trong và ngoài nước. Trong đó số mỏ dầu là 14 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Đông Bunga Kekwa - Cái Nước, Tây Bunga Kekwa, Rạng Ðông, Hồng Ngọc, Sư Tử Ðen, Bunga Raya, Bunga Tulip, Cá ngừ Vàng, Phương Ðông, Sông Đốc, Cendor và số mỏ khí là 14 mỏ: Tiền hải c (Khí tự nhiên), D14 và Sông Trà Lý (Khí tự nhiên), Lan Tây (Khí tự nhiên), Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây (Khí tự nhiên), Mỏ bạch Hổ (Khí đồng hành), Rạng Đông (Khí đồng hành), Phương Đông (Khí đồng hành), Cá ngừ Vàng (Khí đồng hành), Đông Bunga Kekwa - Cái nước, Tây Bunga Kekwa, Bunga Raya, Bunga Seroja (Khí tự nhiên), Bunga Tulip (Khí đồng hành), Bunga Orkid (Khí tự nhiên).
Theo số liệu 2009 Tập Đoàn đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô và trên 50 tỷ m3 khí phục vụ cho việc xuất khẩu, chế biến sản phẩm dầu khí tại các nhà máy lọc dầu và chế biến khí.
1.1.2. Khái quát về Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)
1.1.2.1. Sự ra đời và phát triển
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) - tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyển ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Qua hơn hơn 25 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước, từ căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình đường ống dẫn khí từ Long Hải đến các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai, các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch I, cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất...
PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC (Đây là hợp đồng xây dựng mà nhà thầu phải thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư) như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất… Bên cạnh đó, PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower…
Năm 2009, PVC đã đạt được kết quả vượt trội: Giá trị tổng sản lượng đạt 4.780 tỉ đồng, tăng 98,6% so với năm 2008; doanh thu đạt 3.720 tỉ đồng, tăng 92% với năm 2008; lợi nhuận trước thuế đạt 245 tỉ đồng, tăng 131 % với năm 2008. Năm 2010, PVC quyết tâm giữ vững nhịp tăng trưởng, phấn đấu đạt giá trị sản lượng 8000 tỷ đồng, doanh thu 7000 tỷ đồng, lợi nhuận 731 tỷ đồng.
Trong định hướng phát triển của mình, PVC luôn xác định các yếu tố con người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là nền tảng quan trọng nhất. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ, thu hút nhân tài luôn được PVC đặc biệt chú trọng. Để hiện thực hóa khát vọng trở thành doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam, PVC đang tiếp tục tiến hành tuyển chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để bố trí vào những vị trí chủ chốt; xây dựng chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi, tạo môi trường làm việc thuận lợi, bình đẳng, cơ chế linh hoạt làm động lực phấn đấu vươn lên cho mọi CBCNV. PVC cũng tiếp tục triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực xây lắp dầu khí; đội ngũ công nhân tay nghề cao, chuyên sâu được cấp chứng chỉ quốc tế và đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế…
Xác định khoa học công nghệ và kỹ thuật là “đòn bẩy” quan trọng giúp Tổng Công ty phát triển, đủ sức cạnh tranh với các tổng thầu xây lắp trong khu vực và thế giới. PVC đang hoàn chỉnh và áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất tiên tiến có hiệu suất cao, cũng như ứng dụng phần mềm tiên tiến vào các lĩnh vực quản lý của PVC trong tiến độ, kế hoạch, tài chính… Bên cạnh đó PVC luôn chủ động cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu vực trong lĩnh vực thi công các công trình công nghiệp dầu khí và cả công trình xây dựng dân dụng.
Với một ban lãnh đạo trẻ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, cộng với đội ngũ hơn 6.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm, từng có mặt trên hầu hết các công trình dầu khí trọng điểm của đất nước, cũng như chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, PVC sẽ tiếp tục gặt hái thành công.
Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ lực lớn. Đó là điều mà toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự quyết tâm của “Người PVC”, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam quyết tâm sẽ tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước.
1.1.2.2. Các lĩnh vực hoạt động
Xây lắp chuyên ngành dầu khí
Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác.
Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hoá lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ thống ống công nghệ.
Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa các chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi.
Gia công ren ống, sản xuất khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp.
Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất liền), các công trình dân dụng và công nghiệp.
Đầu tư xây dựng: Các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí; các nhà máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển), các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hoá lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp.
Đóng giàn khoan trên đất liền, ngoài biển.
Xây dựng dân dụng
Xây dựng công nghiệp
Đầu tư khu công nghiệp – đô thị
Đầu tư kinh doanh bất động sản
1.2. Công tác thu gom và cất chứa dầu khí
Việc khai thác hoặc sản xuất dầu khí phải trải qua hai giai đoạn chủ yếu là: mở vỉa nhằm đưa sản phẩm từ lòng đất đến mặt đất bằng kỹ thuật mỏ và kỹ thuật giếng và thu gom để tập hợp xử lý sản phẩm sau khi lên mặt đất (miệng giếng) đến các điểm cất chứa sản phẩm thương mại. Thông thường đầu tư cho cả hai giai đoạn tương đương nhau.
1.2.1. Yêu cầu và nhiệm vụ
Toàn bộ quá trình thu gom xảy ra trên mặt đất, được bắt đầu từ miệng giếng đến các trạm cất chứa, xuất sản phẩm thương mại. Hệ thống thu gom có các nhiệm vu:
Tập hợp sản phẩm từ tất cả các giếng riêng rẽ, từ các khu vực trong mỏ lại vơi nhau.
Đo lường chính xác về số lượng và chất lượng của các thành phần trong sản phẩm khai thác theo những mục đích khác nhau.
Trước hết, chất lưu vỉa ngay sau khi ra khỏi miệng giếng, trước khi gộp với cá giếng khác, ta cần phải biết năng suất chung của giếng, năng suất riêng của từng pha: dầu, khí, nước nhằm để biết được tình trạng của vỉa (thuộc vùng tháo khô của giếng), tình trạng của giếng, sự khác biệt so với các chỉ tiêu thiết kế, từ đó điều chỉnh kịp thời chế độ khai thác cho phù hợp. Việc đo lường này thực hiện theo định kỳ cho mỗi giếng, thời hạn tùy theo mức độ phức tạp. Để việc đo lường chình xác thì trước hết phải tách riêng các pha, thông qua bình tách – đo. Ở công đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là xác định số lượng và tỷ lệ các pha.
Khi sản phẩm luân chuyển trong hệ thống thu gom, phải qua các thiết bị công nghệ để xử lý thì cùng với việc đo số lượng, cần phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng, chủ yếu là hàm lượng các tạp chất có trong mỗi loại sản phẩm.
Ở giai đoạn cuối cùng, tượng tự như trên, chất lượng phải được kiểm tra chặt trẽ theo chỉ tiêu trước khi xác định số lượng sản phẩm thương mại.
Xử lý chất lưu khai thác thành các sản phẩm thô thương mại
Chất lưu khi thác còn gọi là chất lỏng giếng, khai thác lên hỗn hợp: dầu – khí – nước, bùn, cát. Trong đó còn có các hóa chất không phù hợp với yêu cầu vận chuyển và chế biến như C2O, H2O, các loại muối hòa tan. Nên việc thu gom phải đảm bảo tách các pha, trước hết là khí, tách nước, tách muối; sau đó mỗi pha được tiếp tục sử lý.
1.2.2. Sơ đồ thu gom khí
Tại mỏ, khí được thu gom xử lý: tách thành phần nặng, thành phần ngưng tụ, nước tự do, hơi nước, đặc biệt cần phải khử chua để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng theo mục đích nhiên liệu hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu. Sơ đồ thu gom xử lý phụ thuộc vào loại khí.
Thu gom khí đồng hành
Về phương diện kinh tế, khí được tách theo từng bậc áp suất sử dụng tối đa thế năng để vận chuyển, để cung cấp cho giếng gaslift, để trả lại vỉa, để hạn chế số bậc của máy nén cần thiết.
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc thu gom khí đồng hành
1. Giếng phun tự nhiên cao áp 2. Giếng phun tự nhiên thấp áp
3. Giếng phun nhân tạo 4. Giếng bơm
4. Giếng bơm có nhiều khí 6. Giếng ép
7. Tách cao áp 8. Tách thấp áp
9. Bể chứa dầu 10. Máy ép hút khí từ bể chứa
11. Máy ép hút khí từ giếng 12. Máy ép khí cho khách hàng
13. Máy ép cho phun nhân tạo 14. Máy ép cho giếng ép
15. Trạm tách dầu 16. Ống dẫn khí dùng nội bộ
17. Nguồn khí lấy từ ngoài mỏ
Thu gom khí thiên nhiên
Các thành phần chính của sơ đồ là đường ống, trạm tách và trạm xử lý. Các yếu tố chi phối đến một hệ thống gom khí gồm có: nhu cầu của khách hàng (tốc độ khai thác); áp suất loại bỏ mỏ (Pab), ranh giới khí – nước (nếu có), số lượng và sơ đồ phân bố giếng, phương pháp thu gom – vận chuyển xử lý đã lựa chọn, vị trí lắp đặt thiết bị tách – xử lý. Ở các giếng công xuất lớn, xa nhau mỗi giếng đều có thiết bị tách – đo, xử lý, còn với giếng gần nhau, công suất thấp thì nên bố trí trạm xử lý tập trung.
Sơ đồ thu gom có thể bố trí theo tuyến, trạm xử lý trung tâm đặt ở cuối tuyến, có thể phân ra tuyến thẳng (có ống nhánh hoặc trực tiếp qua các đầu giếng tùy theo mạng lưới) a, b; tuyến hội tụ: mỗi nhánh là một tuyến và tập trung vào ống thu gom chính (c), các mỏ (d) (hình 1.2).
Hình 1.2. (a, b, c) Các sơ đồ thu gom khí
a, b: Tuyến thẳng c. Tuyến hội tụ d. Sơ đồ hướng tâm
`
Hình 1.2. (b) Sơ đồ thu gom khí
a, b: Tuyến thẳng c. Tuyến hội tụ d. Sơ đồ hướng tâm
1. Giếng; 1b. Giếng trung tâm; 2. Ống xả; 3.Ống gom; 4. Trạm xử lý.
Trường hợp khí được khai thác đồng thời ở các vỉa, cá cấu trúc với thành phần và tính chất vật lý khác nhau, ngoài trạm xử lý trung tâm, ta có thể thiết kế các trạm thu gom khu vực.
(a) Sơ đồ nhóm
(b) Sơ đồ tuyến thẳng
(c) Sơ đồ tuyến hội tụ
Hình 1.3. Các sơ đồ thu gom a, b, c, ở mỏ khí Tiền Hải Thái Bình
1.2.3. Các nhà máy cung cấp LPG cho hệ thống bồn chứa LPG Gò Dầu - Đồng Nai
a. Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bỉm Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm của quốc gia.
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338ha mặt đất và 471ha mặt biển và có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. Nguồn cung cấp dầu thô Chủ yếu là dầu thô ở mỏ Bạch Hổ.
Chủng loại sản phẩm: Propylen, khí hóa lỏng (LPG), xăng ôtô không pha chì, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa dân dụng, diesel động cơ, diesel công nghiệp, nhiên liệu F.O. (“F.O là viết tắt của từ Fuel Oils” là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gas oil khi chưng cất dầu thô ở nhiệt độ sôi lớn hơn 3500C.).
Nhà máy được thiết kế có đủ các hạng mục phụ trợ: khu bể chứa dầu thô, khu bể chứa sản phẩm, hệ thống đường ống dẫn dầu thô và sản phẩm, nhà máy điện 60 MW, hệ thống cấp hơi, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp khí trơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống đốt đuốc, hệ thống thông tin, tín hiệu, nhà xưởng... Các hạng mục phụ trợ được thiết kế với độ tin cậy cao, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
Hệ thống phao rót dầu không bến nhập dầu thô bố trí tại Vịnh Việt Thanh được thiết kế để tiếp nhận tầu dầu có trọng tải từ 80.000 đến 110.000 DWT.
Cảng kín xuất sản phẩm bố trí tại Vịnh Dung Quất, gồm 6 bến:
2 bến cho tầu có trọng tải 20.000 đến 25.000 DWT dùng để xuất xăng và diesel (khi thiết kế, xây dựng có tính đến điều kiện dự phòng để có thể mở rộng tiếp nhận tàu 50.000 DWT khi cần thiết).
4 bến cho tầu có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 DWT dùng để xuất xăng, diesel, nhiên liệu phản lực, khí hóa lỏng và dầu F.O (khi thiết kế, xây dựng có tính đến điều kiện dự phòng để có thể mở rộng tiếp nhận tàu 30.000 DWT).
Cảng kín xuất sản phẩm được thiết kế có đê chắn sóng (kết cấu đê: dài 1.600m, cao 27m, rộng 15m) để đảm bảo hoạt động 365/365 ngày.
Bến số 1 cho tàu 10.000 DWT phục vụ cho giai đoạn xây dựng và phục vụ cho công tác bảo dưỡng tàu dầu sau này.
b. Nhà máy chế biến khí Dinh Cố
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố thuộc Tổng công ty khí Việt Nam (PVGAS). Được xây dựng trên địa phận xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trên diện tích 89600m2. Nhà máy cung cấp khí để sản xuất ra khoảng 40% nhu cầu điện và 30% nhu cầu phân đạm của cả nước. Khí đồng hành thu gom từ mỏ Bạch Hổ (cách Vũng Tàu 106km) dẫn về nhà máy Dinh Cố bằng đường ống đường kính 16 inch.
Trước kia lưu lượng khí đưa về Dinh Cố là 4,3 triệu m3 khí/ngày, nay có thêm khí từ mỏ Rạng Đông lưu lượng khí về nhà máy là 5,7 triệu m3 khí/ngày.
Những tháp gia nhiệt có tác dụng thu các dòng khí đồng hành ẩm vào và tăng áp đến áp suất 109barg, nhiệt độ 25,6 0C đưa vào những tháp tách lọc ra các sản phẩm khí khô, khí hóa lỏng LPG và xăng nhẹ.
Khí khô sản lượng 3,3 triệu m3/ngày (Methan, Ethan) được đưa về các nhà máy điện, đạm thông qua đường ống đường kính 16 inch làm nguyên liệu cho các nhà máy điện đạm Phú Mỹ1, PM2.2, PM 2.1, PM3, PM4, điện Bà Rịa và Nhà máy đạm Phú Mỹ. Khí hóa lỏng LPG sản lượng 965 tấn/ngày (propan và butan) được đưa vào kho cảng Thị Vải bằng đường ống 16 inch thứ 2 và các xe bồn cung cấp cho các hộ tiêu thụ.
Sản phẩm condensat (xăng nhẹ) sản lượng 400 tấn/ngày được đưa về kho cảng Thị Vải bằng đường ống 16 inch thứ 3 chủ yếu dùng để xuất khẩu.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG BỒN CHỨA LPG GÒ DẦU ĐỒNG NAI
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống bồn chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI
2.1.1. Mô tả về hệ thống
Hệ thống kho chứa LPG Gò Dầu, nằm trong khu công nghiệp LPG Gò Dầu A, Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Quy mô bao gồm 03 bồn cầu chứa LPG với tổng sức chứa 6000MT (trong đó 01 bồn sẽ được mở rộng trong tương lai). Công trình có tổng mức đầu tư 196 tỉ đồng, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, do Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đảm nhận theo hình thức EPC, hoàn thành sau 18 tháng thi công. Đây là tổng kho khí hóa lỏng lớn nhất khu vực phía Nam, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 100.000 tấn LPG. Tổng kho có công suất 4.000 tấn, khí hóa lỏng được trung chuyển bằng tàu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy xử lý khí Dinh Cố về để xuất ra xe bồn, cùng hệ thống đường ống và cảng xuất nhập sản phẩm có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn.
2.1.2. Mô hình hệ thống
Hình 2.1. Mô hình 3D hệ thống
* Sơ đồ hệ thống bồn chứa
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống
2.1.3. Nguyên lý vận hành của hệ thống
Kho chứa LPG Gò Dầu được xây dựng nhằm mục đích tàng trữ, phân phối sản phẩm LPG cho khu vực Miền Nam. Để đáp ứng nhu cầu trên, kho chứa được xây dựng 03 bể với dung tích 2000 tấn/bể trong giai đoạn đầu chỉ lắp đặt 02 bể chứa LPG. Nguyên lý vận hành của kho chứa LPG gò dầu như sau:
* Nhập sản phẩm
Sản phẩm LPG sẽ được nhập từ tàu có trọng tải tới 10000 DWT ở cảng Gò Dầu thông qua hệ thống Loading arm, thiết bị lưu lượng, đường ống 6”-PL-1-01-B1 vào các bể chứa LPG T-101, T-102, T-103. Trên thân bồn có lắp đặt các thiết bị báo mức cao LAH, và các thiết bị đo mức