Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng công nghệ đo ảnh số

Trong những năm gần đây khoa học công nghệ ngày càng phát triển đặc biệt là công nghệ tin học nó đã thúc đẩy sự phát triển hầu hết các ngành khoa học trong đó có ngành khoa học đo ảnh. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật tính toán và công nghệ thông tin cộng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện của lý thuyết đo ảnh trong những thập kỹ gần đây đã cho ra đời phương pháp đo ảnh mới đo ảnh mới đó là phương pháp đo ảnh số. Trước đây việc xử lý các tấm ảnh tương tự trên các máy toàn năng cồng kềnh, sản phẩm làm ra lưu trữ rất khó khăn thì giờ đây nhờ có việc đo vẽ trên các trạm ảnh số chuyên dùng, các tấm ảnh được xử lý nhanh chóng với sự tự động hóa cao, cho ra những sản phẩm nhanh chóng với sự tự động hóa cao, cho ra những sản phẩm đa dạng và khả năng cập nhật thông tin nhanh, quản lý lưu trữ rất thuận lợi và dễ dàng. Như chúng ta đã biết công tác thành lập bản đồ trên trạm ảnh số thì sự thay đổi lớn nhất so với phương pháp tương tự và giải tích là thiết bị máy móc, công nghệ và các công cụ hỗ trợ ở yếu tố con người tham gia vào quá trình sản xuất và các sản phẩm mới được tạo ra. Tuy nhiên ảnh số không làm thay đổi nguyên lý đo vẽ ảnh. Việc thành lập, đo vẽ bản đồ trên trạm ảnh số nhờ áp dụng những thành tựu tin học đã cho chúng ta những sản phẩm có chất lượng cao và nhanh chóng, tính kinh tế cao. ảnh số không những phản ánh chính xác khách quan các đối tượng cần đo vẽ bởi vì nó thể hiện ở dạng không gian ba chiều (X, Y, Z) mà bảo quản nó cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Ngày nay khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Muốn nâng cao chất lượng, khả năng tự động hóa của quá trình sản xuất bản đồ thì cần phải có những quy trình sản xuất hợp lý. Để làm rõ được điều này chúng ta cần hiểu rõ về quá trình sản xuất bản đồ từ đó có những thay đổi phù hợp với sự phát triển mới là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người đặc biệt là chúng tôi những sinh viên sắp ra trường. Căn cứ vào điều kiện, cơ sở của Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Trần Thị ái Lan Trắc địa A -K46 3 bộ môn trắc địa ảnh cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Trần Đình Trí tôi đã thực hiện đồ án tốt nghiệp này với đề tài: “Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng công nghệ đo ảnh số”. Nội dung của đồ án được trình bày cụ thể và chi tiết trong bốn chương như sau: Lời nói đầu Chương 1: Bản đồ địa hình và các phương pháp thành lập bản đồ địa hình Chương 2: Quy trình thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ đo ảnh số. Chương 3: Độ chính xác bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ đo ảnh số. Chương 4: Thực nghiệm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 2000. Kết luận và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến Sĩ Trần Đình Trí đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong trường, khoa trắc địa, mộ môn trắc địa đã dạy bảo em trong suốt năm năm học qua. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tòi học hỏi nhưng với trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót chính vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Bộ môn đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. Hà nội, tháng 10/2006

pdf94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng công nghệ đo ảnh số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Thành lập bản đồ địa hỡnh tỷ lệ lớn bằng cụng nghệ đo ảnh số Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Mục lục Trang Lời nói đầu ……………………………………………………………………..2 Chương 1: Bản đồ địa hình và các phương pháp thành lập BĐĐH…………………...4 1.1.Giới thiệu chung về bản đồ địa hình………………………………………..4 1.2.Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình…………………….................18 Chương 2: Công nghệ thành lập BĐĐH bằng phương pháp đo ảnh số…..23 2.1. Khái niệm chung về ảnh số………………………………………………23 2.2. Hệ thống trạm đo vẽ ảnh số…………………….……..………………….27 2.3. Một số kỹ thuật xử lý ảnh số……………………………………………..35 2.4. Kỹ thuật khớp ảnh………………………………………………………..36 2.5. Quy trình đo vẽ BĐĐH bằng phương pháp đo ảnh số……………….…..40 Chương3: Độ chính xác của bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ đo ảnh số …..……………………………………………...54 3.1. Các nguồn sai số ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ địa hình …….54 3.2 .Sai số của tấm ảnh hàng không…………………………………………..54 3.3. Sai số trong quá trình đo ảnh …………………………………………….60 3.4. Sai số của phương pháp…………………………………………………..66 3.5. Ưu nhược điểm của phương pháp..……………………………………....66 Chương 4: Phần thực nghiệm……………………………………...............69 4.1. Khái quát tình hình đặc điểm khu đo …………………………………...69 4.2 Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn khu vực Tùng Lâm…..………………76 Kết luận và kiến nghị …………………………………………………………90 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….....94 Trần Thị ái Lan 1 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Lời nói đầu Trong những năm gần đây khoa học công nghệ ngày càng phát triển đặc biệt là công nghệ tin học nó đã thúc đẩy sự phát triển hầu hết các ngành khoa học trong đó có ngành khoa học đo ảnh. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật tính toán và công nghệ thông tin cộng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện của lý thuyết đo ảnh trong những thập kỹ gần đây đã cho ra đời phương pháp đo ảnh mới đo ảnh mới đó là phương pháp đo ảnh số. Trước đây việc xử lý các tấm ảnh tương tự trên các máy toàn năng cồng kềnh, sản phẩm làm ra lưu trữ rất khó khăn thì giờ đây nhờ có việc đo vẽ trên các trạm ảnh số chuyên dùng, các tấm ảnh được xử lý nhanh chóng với sự tự động hóa cao, cho ra những sản phẩm nhanh chóng với sự tự động hóa cao, cho ra những sản phẩm đa dạng và khả năng cập nhật thông tin nhanh, quản lý lưu trữ rất thuận lợi và dễ dàng. Như chúng ta đã biết công tác thành lập bản đồ trên trạm ảnh số thì sự thay đổi lớn nhất so với phương pháp tương tự và giải tích là thiết bị máy móc, công nghệ và các công cụ hỗ trợ ở yếu tố con người tham gia vào quá trình sản xuất và các sản phẩm mới được tạo ra. Tuy nhiên ảnh số không làm thay đổi nguyên lý đo vẽ ảnh. Việc thành lập, đo vẽ bản đồ trên trạm ảnh số nhờ áp dụng những thành tựu tin học đã cho chúng ta những sản phẩm có chất lượng cao và nhanh chóng, tính kinh tế cao. ảnh số không những phản ánh chính xác khách quan các đối tượng cần đo vẽ bởi vì nó thể hiện ở dạng không gian ba chiều (X, Y, Z) mà bảo quản nó cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Ngày nay khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Muốn nâng cao chất lượng, khả năng tự động hóa của quá trình sản xuất bản đồ thì cần phải có những quy trình sản xuất hợp lý. Để làm rõ được điều này chúng ta cần hiểu rõ về quá trình sản xuất bản đồ từ đó có những thay đổi phù hợp với sự phát triển mới là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người đặc biệt là chúng tôi những sinh viên sắp ra trường. Căn cứ vào điều kiện, cơ sở của Trần Thị ái Lan 2 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh bộ môn trắc địa ảnh cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Trần Đình Trí tôi đã thực hiện đồ án tốt nghiệp này với đề tài: “Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng công nghệ đo ảnh số”. Nội dung của đồ án được trình bày cụ thể và chi tiết trong bốn chương như sau: Lời nói đầu Chương 1: Bản đồ địa hình và các phương pháp thành lập bản đồ địa hình Chương 2: Quy trình thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ đo ảnh số. Chương 3: Độ chính xác bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ đo ảnh số. Chương 4: Thực nghiệm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 2000. Kết luận và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến Sĩ Trần Đình Trí đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong trường, khoa trắc địa, mộ môn trắc địa đã dạy bảo em trong suốt năm năm học qua. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tòi học hỏi nhưng với trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót chính vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Bộ môn đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. Hà nội, tháng 10/2006 Sinh viên: Trần Thị ái Lan Trần Thị ái Lan 3 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Chương 1 bản đồ địa hình và các phương pháp thành lập bản đồ địa hình 1.1. Giới thiệu chung về bản đồ địa hình 1.1.1. Khái niệm về bản đồ địa hình Công tác đo vẽ bản đồ địa hình là một nhu cầu thiết yếu và nó đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong ngành trắc địa bản đồ và các ngành khác có liên quan. Bản đồ địa hình không những có vai trò trò quan trọng trong đời sống xã hội, phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng mà nó còn cơ sở dựa vào đó để thành lập các bản đồ chuyên đề. Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất dựa trên một quy luật toán học nhất định, các yếu tố nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ bản đồ và đã thông qua một quá trình tổng quát hoá nhằm phản ánh sự phân bố các tính chất, các mối quan hệ, sự biến đổi các đối tượng và các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp với mục đích sử dụng đề tài, tỷ lệ bản đồ và các đặc điểm địa lý lãnh thổ. Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lý chung. Nội dung bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố sau: thuỷ hệ, đường giao thông, dáng đất, lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng… Tuỳ theo mức độ đầy đủ của nội dung mà mức độ tỷ mỉ, chi tiết của các đặc trưng cho các đối tượng và hiện tượng được biểu thị bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ trang trí . Bản đồ địa hình có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất, trong nghiên cứu khoa học và trong nghiên cứu quân sự, các bản đồ địa hình là các tài liệu cơ bản dùng để thành lập bản đồ tỷ lệ bé hơn. Trần Thị ái Lan 4 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà mức độ sử dụng chúng khác nhau. ví dụ: để lập một kế hoạch chung cho một công trình xây dựng thường dùng loại bản đồ địa hình khái quát. Nhưng để khảo sát công trình và thiết kế các công trình thì người ta lại dùng bản đồ địa hình lớn. Để giải quyết một công tác thiết kế, khảo sát nào đó về tổ chức kinh tế hoặc bảo vệ đất nước, người ta dùng một bộ bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau của từng lảnh thổ khác nhau.Vì vậy yêu cầu nội dung của bản đồ địa hình ở các tỷ lệ khác nhau phải phù hợp với nhau . 1.1.2. Nội dung của bản đồ địa hình Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa hình là: thuỷ hệ, các điểm dân cư, các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, mạng lưới các đường giao thông, dáng đất, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng, các đường ranh giới…tất cả các đối tượng nói trên được ghi chú các đặc trưng chất lượng. Khi sử dụng bản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy các vật định hướng cũng là yếu tố của nội dung của bản đồ địa hình. Trong bản đồ địa hình yếu tố đặc trưng là độ cao của các yếu tố địa hình địa vật. Do đó trên bản đồ địa hình phải có đầy đủ các yếu tố xây dựng cơ sở toán học bao gồm: - Cơ sở trắc địa là các điểm của lưới trắc địa nhà nước và các điểm của lưới đo vẽ mặt bằng. - Cơ sở độ cao là các điểm mà độ cao của chúng được xác định bằng phương pháp hình học hoặc độ cao lượng giác. Bản đồ địa hình còn thể hiện nội dung về các yếu tố địa hình địa vật, dân cư. - Các địa vật đặc trưng, độc lập có thể làm những vật định hướng. - Hệ thống đường giao thông, đặc điểm chất lượng đường và các công trình xây dựng phụ cận. - Hệ thống thuỷ hệ và các công trình xây dựng trên nó. - Dân cư và ghi chú dân cư theo đặc điểm về loại cư trú, số lượng người. Trần Thị ái Lan 5 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh - Dáng đất, các điểm ghi chú độ cao. - Lớp phủ thực vật và đất đá, đầm lầy, rừng, bụi cây, thảo nguyên, sa mạc… - Ranh giới hành chính - chính trị của các khu vực. Sau đây ta sẽ đề cập đến một số đối tượng trong nội dung bản đồ địa hình. 1. Địa vật định hướng. Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh chóng và chính xác trên bản đồ (ví dụ: các toà nhà cao, nhà thờ, cột cây số…) Các địa vật định hướng còn cả một số địa vật không nhô cao so với mặt đất nhưng dễ dàng nhận biết (ngã ba, ngã tư đường, các giếng ở ngoài vùng dân cư, cây độc lập..) 2. Hệ thống thuỷ văn. Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỷ mỉ trên bản đồ địa hình. Trên bản đồ biểu thị các đường bờ biển, bờ hồ, bờ của các con sông lớn được vẽ bằng hai nét. Trên bản đồ biểu thị tất cả các con sông có chiều dài từ 1 cm trở lên. Ngoài ra còn thể hiện các kênh đào, mương máng, các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời còn phải thể hiện các thiết bị thuộc thuỷ hệ như: (các bến cảng, cầu, cống, trạm thuỷ điện, đập…) Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng các đặc trưng chất lượng và số lượng, độ mặn của nước, đặc điểm độ cao của đường bờ, độ sâu và độ rộng của sông, tốc độ nước chảy. Trên bản đồ sông được thể hiện bằng một nét hay hai nét phụ thuộc vào độ rộng của nó ở thực địa và tỷ lệ bản đồ. 3. Các điểm dân cư. Các điểm dân cư là một trong yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình . Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và ý nghĩa hành chính chính trị của nó. Theo kiểu cư trú phân ra làm các nhóm: Các thành phố, các điểm dân cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố, ven đường sắt, nơi nghỉ mát) Các điểm dân cư nông thôn (thôn, ấp, nhà độc lập) kiểu dân cư được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu ghi chú tên của nó. Trần Thị ái Lan 6 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình phải giữ được đặc điểm, đặc trưng của chúng về quy hoạch cấu trúc. Trên các bản đồ tỷ lệ càng lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng tỷ mỉ, khi thu nhỏ tỷ lệ phải tiến hành tổng quát hoá. Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 có thể biểu thị tất cả các vật kiến trúc theo kích thước của chúng, đồng thời thể hiện được đặc điểm của địa vật đặc trưng của vật liệu xây dựng, độ rộng của các đường trong khu dân cư cũng được thể hiện theo đúng tỷ lệ. Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 các điểm dân cư được thể hiện bằng quy ước ký hiệu các ngôi nhà và các kiến trúc riêng biệt. Nhưng trong đó phải có lựa chọn nhất định. Trong một số trường hợp phải thay đổi kích thước về mặt bằng độ rộng của đường sá trong khu dân cư. Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000 đến 1:100000 thì sự biểu thị không phải chủ yếu là các vật kiến trúc riêng biệt mà là các ô phố. Trong đó đặc trưng số lượng được khái quát. Với bản đồ 1:100 000 thì các ngôi nhà trong ô phố không được thể hiện. Sự biểu thị các đường phố vớ độ rộng quy định (0.5-0.8 mm) điều này mang đến sự ảnh hưởng là giảm diện tích các ô phố trên bản đồ. Các bản đồ tỷ lệ 1:100 000 và nhỏ hơn phải biểu thị tất cả các điểm dân cư. 4. Mạng lưới đường sá giao thông và đường dây liên lạc. Trên các bản đồ địa hình mạng lưới đường sá được thể hiện tỷ mỉ về khả năng giao thông và trạng thái của đường. Mạng lưới đường sá được thể hiện chi tiết hoặc là khái lược tuỳ thuộc vào bản đồ. Do vậy cần phải phản ánh đúng đắn mật độ của lưới đường sá giao thông cụ thể là hướng, vị trí của các con đường và chất lượng của chúng. Trong các bản đồ địa hình đường sá được phân ra thành nhiều loại gồm: đường sắt, đường rải mặt, đường đất. Các đường sắt được phân chia theo độ rộng của các đường ray, theo số đường ray, trạng thái của đường, dạng đầu máy xe lửa. Trên đường sắt phải biểu thị được các nhà ga, các kiến trúc và trang thiết bị thuộc đường Trần Thị ái Lan 7 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh sắt (tháp nước, trạm canh, các đoạn đường ngầm, các đoạn đường đắp cao, cầu cống…) Ngoài ra còn có các loại đường cũng phải đề cập trên bản đồ là: - Các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. - Các đường rải nhựa tốt. - Các đường đá. - Các đường đất lớn. - Các đường mòn. - Các đường mòn trên các bản đồ tỷ lệ 1:10 000 và lớn hơn thể hiện tất cả các con đường, trên các bản đồ tỷ lệ 1:25 000 thì thể hiện có sự lựa chọn như con đường trên đồng ruộng và ở những nơi đường xá có mật độ cao. Còn ở các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn thì sự lựa chọn phải có sự khái quát cao hơn - Khi lựa chọn phải xét được ý nghĩa của các đường xá, phải biểu thị những con đường đảm bảo mối liên hệ giữa dân cư với nhau, với các nhà ga, xe lửa, bến tàu, sân bay và các con đường dẫn đến nguồn nước. - Đặc điểm là khi biểu diễn lưới đường sá trên bản đồ địa hình là phải truyền đạt chính xác đường sá đảm bảo chất lượng theo đúng tỷ lệ bản đồ. Ngoài ra trên bản đồ địa hình cần phải thể hiện rõ đường dây liên lạc đó là các đường điện thoại đường điện báo, các trạm liên lạc, trạm điện thoại, điện báo trạm vô tuyến, đường dây điện cao thế và cả trạm biến áp. 5. Dáng địa hình. Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ khoảng cao đều được quy định theo từng tỷ lệ bản đồ. Cần thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của địa hình đảm bảo cho mục đích xây dựng đặc biệt là ở đồng bằng. Khi cần thiết có thể biểu thị thêm các đường bình độ phụ (bình độ nửa khoảng cao đều) và đường bình độ bổ sung. Trong nhiều trường hợp người ta còn tăng dày khoảng cao đều cơ bản, khoảng cao đều lớn nhất thường dùng cho các vùng núi cao. Trần Thị ái Lan 8 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Trên bản đồ phải biểu thị đầy đủ các dạng địa hình có liên quan đến sự hình thành tự nhiên (như các dãy núi của đỉnh núi, yên núi, thung lũng…) và các địa hình nhân tạo (như chỗ đào sâu, chỗ đắp cao, các loại đê đập ngăn nước, các ngôi mộ cổ…). Trước tiên cần xác định đặc điểm chung của dáng đất và vạch ra dạng địa hình cơ bản đặc trưng cho dáng đất, chỉ ra các điểm quan trọng phản ánh được đặc điểm độ dốc của các sườn gần đỉnh, đặc điểm của lòng máng mương suối. Để đặc trưng đầy đủ hơn cho địa hình trên bản đồ người ta còn ghi chú độ cao đường bình độ, độ cao của các điểm có tính chất khống chế. Để được địa hình, trên các đường bình độ ở đỉnh, ở yên núi hoặc ở nơi dạng địa hình không rõ ràng người ta còn đặt vạch chỉ dốc. Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì được biểu thị bằng các ký hiệu riêng (ví dụ: vách đứng, núi đá vôi) ngoài ra trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao. Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung và những dạng địa hình cơ bản và đặc trưng của nó. 6. Lớp phủ thực vật và đất. Trên các bản đồ địa hình các loại rừng, vườn cây, đồn điền, ruộng, đồng cỏ, thảo nguyên, cát mặn… Ranh giới của các khu thực phủ và của các loại đất thì được biểu thị bằng các đường chấm. Còn diện tích bên trong đường viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại đất (trừ ruộng cày cấy thì diện tích để trống) ranh giới đường viền yêu cầu cần phải rõ nét, rõ ràng đặc biệt là các chỗ chẳng hạn dùng các ký hiệu khác nhau để phân biệt loại đầm lầy, đầm qua lại được, đầm khó đi qua và đầm không đi qua được. Ngoài ra còn phải ghi chú độ sâu của đầm (tính tới nơi đất cứng) Rừng được phân ra rừng già, rừng non, rừng dày, rừng thưa và ghi chú độ cao của cây, đường kính, loại cây trồng. Đồng cỏ phân ra đồng cỏ khô, đồng cỏ ướt. Thảo nguyên phân ra thảo nguyên có cây, thảo nguyên bán hoang mạc, thảo nguyên có đá. Trần Thị ái Lan 9 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Khi tiến hành vẽ thực vật và loại đất đá thì đều phải tiến hành lựa chọn và khái quát việc chọn lọc dựa theo tiêu chuẩn kích thước diện tích nhỏ nhất của các đường viền thể hiện trên bản đồ. Nên những nơi tập trung nhiều đường viền có diện tích nhỏ hơn tiêu chuẩn thì không được loại bỏ mà phải thể hiện bằng cách kết hợp với các loại đất hoặc thực vật hoặc gộp vào một đường viền chung, hoặc dùng ký hiệu quy ước không cần đường viền. Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ, thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng. 7. Ranh giới địa giới hành chính. Ngoài đường biên giới quốc gia trên các bản đồ địa hình còn phải biểu thị các địa giới của các cấp hành chính. Cụ thể là trên các bản đồ có tỷ lệ 1:5000 và lớn hơn thì biểu thị từ địa giới xã trở lên, trên bản đồ tỷ lệ 1:100000 thì không biểu thị địa giới xã. Các đường ranh giới phân chia hành chính- chính trị đòi hỏi phải biểu thị rõ ràng, chính xác. 1.1.3. Phân loại tỷ lệ và chia mảnh bản đồ địa hình. 1. Phân loại theo tỷ lệ. Bản đồ tỷ lệ lớn thành lập trên mặt phẳng chiếu hình Gauss, Elipxoid Kraopxki hoặc UTM theo hệ toạ độ cao nhà nước 1972 hoặc VN-2000. Bản đồ địa hình các loại tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 là hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Bản đồ tỷ lệ trung bình (1:10000 đến 1:50000) Bản đồ tỷ lệ nhỏ (1:100000 đến 1:1000000 hoặc nhỏ hơn). Trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn đòi hỏi độ chính xác cao hệ thống các điểm khống chế trắc địa, công tác biên vẽ các đối tượng địa hình, địa vật. Nội dung thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phải chi tiết, rõ ràng truyền tải đầy đủ thông tin đến cho người sử dụng. 2. phân mảnh bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:500; 1:1000; 1:5000 được thành lập ở các múi chiếu 30 trên bề mặt phẳng chiếu hình Gauss và trong hệ toạ độ, độ cao nhà nước hiện Trần Thị ái Lan 10 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh hành. Khi diện tích khu đo nhỏ hơn 20 km2 và nằm cách xa mốc trắc địa nhà nước 10 km thì sử dụng hệ toạ độ độc lập để đo vẽ. Dựa vào diện tích khu đo để phân chia và đánh dấu mảnh bản đồ. Phân mảnh bản đồ 1:1000000 ra 144 mảnh 1:100000 ký hiệu theo thứ tự từ 1 đến 144 từ trái qua phải và từ trên xuống dưới, mỗi mảnh bản đồ này là cơ sở phân chia các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. + Đối với diện tích lớn hơn 20 km2 tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:2000. - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 thành 386 mảnh 1:5000 - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 thành 6 phần, mỗi phần tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 + Đối với khu đo có diện tích bằng hoặc nhỏ hơn 20km2 tiến hành đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. Trường hợp này chia và đánh số mảnh dựa vào trục toạ độ và lấy cơ sở là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 đồng thời đảm bảo sự thống nhất và liên tục cho việc đo vẽ tiếp theo. - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 thành 9 ô vuông, mỗi ô có kích thước 1x1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 mảnh, mỗi mảnh có kích thước 0.5 x 0.5 km tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 mảnh, có kích thước là 0.25 x 0.25 km tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 1.1.4. Cơ sở toán học khi thành lập bản đồ địa hình. 1. Về tỷ lệ bản đồ địa hình. Theo quy phạm bản đồ địa hình thì nước ta cũng cùng dãy tỷ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các loại tỷ lệ sau: 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000; 1:50000; 1: 100000. Trần Thị ái Lan 11 Trắc địa A -K46 Đồ án tốt nghiệp Bộ môn Trắc địa ảnh Các loại bản đồ địa hình ở nước ta cơ bản được xây dựng trong phép chiếu Gauss kruger hoặc phép chiếu UTM. Trong hệ thống múi chiếu 60 được phép sử dụng thành lập với các bản đồ tỷ lệ 1:10000 và nhỏ hơn.Trong hệ múi chiếu 30 được sử dụng thành lập với các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:10000. 2. Về hệ thống toạ độ bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình dùng hai loại hệ toạ độ đó là hệ toạ độ địa lý và hệ toạ độ vu
Luận văn liên quan