Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp lâu dài mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm thực hiện. Trong thời kỳ nước ta đã trở thành thành viên WTO thì cơ hội chúng ta thực hiện mục tiêu trên là rất lớn. Với những chính sách đầu tư thông thoáng hơn cũng như những ưu đãi về đất đai càng giúp cho nền công nghiệp của chúng ta càng nhanh phát triển. Cùng với đó là yêu cầu về hệ thống hạ tầng kỹ thuật càng cao, phải đảm bảo xây dựng nhanh, bền và giá thành hạ.
Thực hiện mục tiêu chung của đất nước, thành phố Đà Nẵng đề ra nhiều chính sách kêu gọi đầu tư và đã thu hút được nhiều dự án lớn vào các khu công nghiệp: khu công nghiệp Hoà Khánh, Thanh Vinh, Cẩm Lệ . Phương án xây dựng nhà máy bằng cách lắp ghép đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì ưu điểm nổi trội của nó là sớm đưa công trình vào sử dụng, khai thác.
Do đó ta thiết kế công trình theo kiểu nhà công nghiệp 1 tầng có 3 nhịp, mỗi nhịp 24m và có 17 bước cột, mỗi bước cột 6m. Cao trình đỉnh cột 12,6m. Nhà có chiều dài lớn nên bố trí khe lún ở giữa.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12687 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thi công lắp ghép nhà công nghiệp một tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH 4
PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG QUÁT 4
PHẦN III: TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THI CÔNG 5
III.1. LIỆT KÊ CÔNG VIỆC VÀ CÁC CẤU KIỆN LẮP GHÉP: 5
III.1.1 Công tác chuẩn bị: 5
III.1.2 Công tác thi công phần ngầm: 5
III.1.3 Công tác phần thân: 5
III.1.4 Công tác thi công phần mái: 5
III.1.5 Công tác hoàn thiện: 5
III.1.6 Các công tác khác: 5
III.2. SƠ ĐỒ CÔNG TRÌNH: 6
III.3. CHỌN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH 7
III.3.1 Chọn tiết diện cột 7
III.3.2 Dầm cầu trục: 7
III.3.3 Dầm móng: 8
III.3.4 Dàn vì kèo: 8
III.3.5 Cửa trời bêtông cốt thép: 8
III.3.6 Panel mái: 9
III.3.7 Chọn kích thước móng: 9
III.4. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG 14
III.4.1 Chọn phương án đào và tính khối lượng công tác đào: 14
III.4.1.1 Chọn phương án đào 14
III.4.1.2 Tính khối lượng đào đất: 16
III.4.2 Chọn tổ hợp máy thi công và xe: 19
III.4.2.1 Phương án 1: 19
III.4.2.2 Phương án 2: 22
III.4.3 Tổ chức thi công quá trình. 24
III.4.3.1 Xác định cơ cấu quá trình 24
III.4.3.2 Chia phân đoạn và tính khối lượng công tác: Pij 24
III.4.3.3 Chọn tổ thợ chuyên nghiệp thi công đào đất: 25
III.4.3.4 Tổ chức dây chuyền kỹ thuật thi công đào đất 25
III.4.4 Tính nhu cầu nhân lực, xe máy để thi công đào đất. 26
III.4.4.1 Nhu cầu ca máy: 26
III.4.4.2 Nhu cầu nhân lực: 26
III.5. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC BÊTÔNG TOÀN KHỐI: 26
III.5.1 Xác định cơ cấu quá trình 27
III.5.2 Chia phân đoạn thi công. 27
III.5.3 Tính nhịp công tác của dây chuyền bộ phận: 28
III.5.4 Tính thời gian của dây chuyền kỹ thuật: 30
III.5.5 Chọn tổ hợp máy thi công: 30
III.5.6 Tổng nhu cầu lao động và ca máy thi công bêtông móng: 31
III.6. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP GHÉP: 31
III.6.1 Xác định cơ cấu quá trình và chọn sơ đồ lắp kết cấu cho toàn bộ công trình: 31
III.6.2 Lắp móng và dầm móng: 32
III.6.3 Lắp cột: 34
III.6.4 Lắp dầm cầu trục: 36
III.6.5 Lắp dàn mái, dàn cửa trời và tấm mái: 38
III.6.5.1 Lắp dàn mái: 38
III.6.5.2 Lắp tấm panen: 40
III.6.5.3 Lắp dàn cửa mái: 41
III.6.5.4 Lắp tấm mái cửa trời: 42
III.6.5.5 Lắp cột sườn tường: 42
III.6.6 Lập bảng tính khối lượng và chi phí ca máy lắp ghép 44
III.6.7 Lập tiến độ thi công lắp ghép: 44
III.6.7.1 Chia phân đoạn thi công: 44
III.6.7.2 Xác định số lượng quá trình thành phần: 44
III.6.7.3 Tính khối lượng công tác: 44
III.6.7.4 Xác định nhịp công tác của các quá trình thành phần: 45
III.6.7.5 Tính toán ghép nối các dây chuyền bộ phận: 45
III.7. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG: 46
III.7.1 Đặc điểm kết cấu. 46
III.7.2 Chọn biện pháp thi công. 46
III.7.3 Chia phân đoạn và đợt xây, tính khối lượng công tác theo phân đoạn và đợt. 46
III.7.4 Chọn sơ đồ tổ chức công tác xây. 50
III.7.5 Tổ chức dây chuyền quá trình xây: 51
III.7.6 Các bản vẽ về công nghệ xây: 53
III.7.7 Tính nhu cầu lao động, ca máy, vật tư cho thi công quá trình. 54
III.8. CÔNG TÁC THI CÔNG PHẦN MÁI VÀ HOÀN THIỆN: 55
III.8.1 Công tác mái. 55
III.8.2 Công tác hoàn thiện: 55
PHẦN IV: TỔNG HỢP VẬT LIỆU CÁT TOÀN CÔNG TRÌNH 57
IV.1. Công tác móng. 57
IV.2. Công tác xây trát và hoàn thiện. 57
PHẦN V: LẬP KẾ HOẠCH, VẼ BIỂU ĐỒ CUNG CẤP, SỬ DỤNG VÀ DỰ TRỮ VẬT LIỆU 58
V.1. CHIA QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN THÀNH NHIỀU ĐỢT 59
THUYẾT MINH
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp lâu dài mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm thực hiện. Trong thời kỳ nước ta đã trở thành thành viên WTO thì cơ hội chúng ta thực hiện mục tiêu trên là rất lớn. Với những chính sách đầu tư thông thoáng hơn cũng như những ưu đãi về đất đai càng giúp cho nền công nghiệp của chúng ta càng nhanh phát triển. Cùng với đó là yêu cầu về hệ thống hạ tầng kỹ thuật càng cao, phải đảm bảo xây dựng nhanh, bền và giá thành hạ.
Thực hiện mục tiêu chung của đất nước, thành phố Đà Nẵng đề ra nhiều chính sách kêu gọi đầu tư và đã thu hút được nhiều dự án lớn vào các khu công nghiệp: khu công nghiệp Hoà Khánh, Thanh Vinh, Cẩm Lệ ... Phương án xây dựng nhà máy bằng cách lắp ghép đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì ưu điểm nổi trội của nó là sớm đưa công trình vào sử dụng, khai thác.
Do đó ta thiết kế công trình theo kiểu nhà công nghiệp 1 tầng có 3 nhịp, mỗi nhịp 24m và có 17 bước cột, mỗi bước cột 6m. Cao trình đỉnh cột 12,6m. Nhà có chiều dài lớn nên bố trí khe lún ở giữa.
Mặt bằng xây dựng công trình: 72 x 102 = 7344m2.
Đặc điểm về kiến trúc, kết cấu: Tường xây gạch dày 200, móng, khung và mái được thi công lắp ghép bằng các kết cấu định hình.
Đặc điểm khu đất xây dựng: Tình hình địa chất thuỷ văn bình thường, đất thuộc loại đất sét pha.
Điều kiện thi công: Công trình xây dựng trong 7,5 tháng, có nguồn nhân công, vật liệu, máy móc, điện nước đủ thoã mãn yêu cầu.
PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG QUÁT
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công trình và yêu cầu về chất lượng xây dưng công trình quyết định tổ chức thi công theo giải pháp sau:
Cơ giới hoá các bộ phận kết hợp thủ công
Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền
Hình thức sử dụng tổ đội trong thi công là tổ đội chuyên nghiệp
Phương pháp thi công tổng quát được chọn chủ yếu cho công tác chính, còn các công tác còn lại dựa vào phương hướng chung mà điều chỉnh cho phù hợp.
TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THI CÔNG
LIỆT KÊ CÔNG VIỆC VÀ CÁC CẤU KIỆN LẮP GHÉP:
Công tác chuẩn bị:
Bóc lớp thực vật, san lấp mặt bằng.
Đào mương thoát nước cho mặt bằng thi công phòng mưa.
Công tác thi công phần ngầm:
Đào hố móng.
Sữa hố móng.
Đổ bê tông lót.
Lắp ghép móng.
Làm lớp cách nước mặt bên móng.
Lấp đất.
Công tác phần thân:
Lắp ghép thân nhà: cột, dầm cầu chạy, dàn mái và tấm mái.
Xây tường.
Lắp cửa.
Đổ bêtông nền, lớp cơ bản.
Công tác thi công phần mái:
Đổ bê tông chống thấm mái.
Đổ bê tông cách nhiệt.
Làm lớp bảo vệ mái bằng gạch lá nem.
Công tác hoàn thiện:
Trát tường.
Quet vôi.
Sơn cửa.
Láng nền.
Các công tác khác:
Lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, nước, vệ sinh.
Lắp đặt các hệ thống cung cấp năng lượng.
Lắp đặt hệ thống phòng hoả.
SƠ ĐỒ CÔNG TRÌNH:
CHỌN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Dựa vào đặc điểm kiến trúc, kết cấu của công trình
Chọn tiết diện cột
Chọn cột tiết diện chữ I
Cột
Cao trình đỉnh cột (m)
Chiều cao toàn cột (m)
Kích thước cột
Khối lượng bê tông
(m3 )
Trọng lượng (t)
Hv
a1xb1
a2xb2
Biên
12,6
13,6
9,8
400x500
500x600
2,8
7,0
Giữa
12,6
13,6
9,8
500x600
500x800
3,28
8,2
S.tường
15,15
400x400
2,42
6,05
Dầm cầu trục:
Kích thước dầm (mm)
Chi phí bê tông (m3 )
Trọng lượng (t)
l
h
b
b1
5950
800
570
250
1,05
2,6
Dầm móng:
Tiết diện hình thang
Kích thước dầm (mm)
Chi phí bêtông
(m3 )
Trọng lượng (t)
l
h
b
b1
4450
400
400
200
0,48
1,2
Dàn vì kèo:
Kích thước dàn (mm)
Chi phí bê tông (m3 )
Trọng lượng (t)
L
h
h0
b
17940
2450
790
220
1,90
4,75
Cửa trời bêtông cốt thép:
Kích thước (mm)
Chi phí bê tông
(m3)
Trọng lượng
(t)
L
h
5950
2600
0,45
1,2
Panel mái:
Tên cấu kiện
Kích thước
Chi phí bêtông(m3)
Trọng lượng(t)
l
b
h
Tấm mái
5960
2980
450
0,93
2,3
Cửa trời
5960
785
140
0,21
0,53
Chọn kích thước móng:
Độ sâu đặt móng chọn theo điều kiện địa chất dưới công trình. Với nhà công nghiệp một tầng thông thường móng đặt ở cao trình từ -1,5 đến -1,8m so với cốt nền hoàn thiện. Công trình ta nằm trên nền đất sét, có điều kiện địa chất thuỷ văn bình thường nên ta chọn độ sâu đặt mong H = -1,6 m . Ta chọn móng đơn gồm 2 bậc đế móng và cổ móng.
Để thuận tiện cho việc thi công phần ngầm công trình và giảm ảnh hưởng bất lợi của thời tiết ta chọn móng đế cao có mép trên cổ móng ở cao trình -0,15m, bằng với cao trình thi công.
Móng biên ở các cột có trục A, D (Mb1):
Chọn độ sâu đặt móng: H = -1,6m.
Chiều cao toàn bộ móng sẽ là: Hm= 1,6 - 0,15 = 1,45m.
Chiều cao của đế móng: hđ = hb= 0,4m.
Chiều cao cổ móng: hc= Hm - 2.hđ = 1,45 - 2.0,4 = 0,65m.
Chiều sâu chôn cột vào móng: h0 = 0,85m > bc= 0,6m.
Chiều sâu hốc móng: hh= h0 + 0,05 = 0,85 + 0,05 = 0,9m.
Chiều dày thành cổ móng: d = 0,3m.
Kích thước đế móng: a x b = 2,2 x 2,7m.
Kích thước đáy hốc: adh = 0,5 +2x 0,05= 0,6m.
bdh = 0,6 + 2x 0,05= 0,7m.
Kích thước miệng hốc: amh= 0,5 + 2x 0,075= 0,65m.
bmh= 0,6 +2x 0,075= 0,75m.
Thể tích móng:
Vd= 2,2x2,7x0,4 + 1,925x1,725x0,4 = 3,70 m3
Vc= 1,35x1,25x0,65 = 1,097 m3
Vh=
V = Vd+ Vc-Vh= 3,70 + 1,097 - 0,41 = 4,39 m3
Trọng lượng bêtông móng: 4,39x2,5 = 10,967 t
Trọng lượng thép làm móng: 4,39x 0,1 = 0,439 t
Trọng lượng toàn bộ móng: 10,967+0,439 = 11,41 t
Móng giữa ở các cột có trục B, C (Mg1):
Chọn độ sâu đặt móng: H = -1,6m.
Chiều cao toàn bộ móng sẽ là: Hm= 1,6 - 0,15 = 1,45m.
Chiều cao của đế móng: hđ = hb = 0,4m.
Chiều cao cổ móng: hc= Hm - 2.hđ = 1,45 - 2.0,4 = 0,65m.
Chiều sâu chôn cột vào móng: h0 = 0,85m.
Chiều sâu hốc móng: hh= h0 + 0,05 = 0,85 + 0,05 = 0,9m.
Chiều dày thành cổ móng: d = 0,3m.
Kích thước đế móng: a x b = 2,6 x 3,2m.
Kích thước đáy hốc: adh = 0,5 + 0,1= 0,6m.
bdh = 0,8 + 0,1= 0,9m.
Kích thước miệng hốc: amh= 0,5 + 0,15 = 0,65m.
bmh= 0,8 + 0,15 = 0,95m.
Thể tích móng:
Vd= 2,6x3,2x0,4 + 2,375x1,925x0,4 = 5,157 m3
Vc= 1,55x1,25x0,65 = 1,259 m3
Vh=
V = Vd+ Vc-Vh= 5,157 + 1,259 - 0,52 = 5,896 m3
Trọng lượng bêtông móng: 5,896x2,5 = 14,74 t
Trọng lượng thép làm móng: 5,896x 0,1 = 0,59 t
Trọng lượng toàn bộ móng: 14,74+0,59 = 15,33 t
Móng biên khe lún (Mb2):
Chọn độ sâu đặt móng: H = -1,6m.
Chiều cao toàn bộ móng sẽ là: Hm= 1,6 - 0,15 = 1,45m.
Chiều cao của đế móng: hđ = hb = 0,4m.
Chiều cao cổ móng: hc= Hm - 2.hđ = 1,45 - 2.0,4 = 0,65m.
Chiều sâu chôn cột vào móng: h0 = 0,85m.
Chiều sâu hốc móng: hh= h0 + 0,05 = 0,85 + 0,05 = 0,9m.
Chiều dày thành cổ móng: d = 0,3m.
Kích thước đế móng: a x b = 2,2 x 2,7m.
Kích thước đáy hốc: adh = 0,5 + 0,1= 0,6m.
bdh = 0,8 + 0,1= 0,9m.
Kích thước miệng hốc: amh= 0,5 + 0,15 = 0,65m.
bmh= 0,8 + 0,15 = 0,95m.
Thể tích móng:
Vd= 2,2x2,7x0,4 + 1,925x1,725x0,4 = 3,70 m3
Vc= 1,35x1,11x0,65 = 0,97 m3
Vh=
V = Vd+ Vc-Vh= 3,70 + 0,97 - 0,41 = 4,26 m3
Trọng lượng bêtông móng: 4,26x2,5 = 10,65 t
Trọng lượng thép làm móng: 4,26x 0,1 = 0,426 t
Trọng lượng toàn bộ móng: 10,65+0,426 = 11,08 t
Móng giữa khe lún (Mg2):
Chọn độ sâu đặt móng: H = -1,6m.
Chiều cao toàn bộ móng sẽ là: Hm= 1,6 - 0,15 = 1,45m.
Chiều cao của đế móng: hđ = hb = 0,4m.
Chiều cao cổ móng: hc= Hm - 2.hđ = 1,45 - 2.0,4 = 0,65m.
Chiều sâu chôn cột vào móng: h0 = 0,85m.
Chiều sâu hốc móng: hh= h0 + 0,05 = 0,85 + 0,05 = 0,9m.
Chiều dày thành cổ móng: d = 0,3m.
Kích thước đế móng: a x b = 2,6 x 3,2m.
Kích thước đáy hốc: adh = 0,5 + 0,1= 0,6m.
bdh = 0,8 + 0,1= 0,9m.
Kích thước miệng hốc: amh= 0,5 + 0,15 = 0,65m.
bmh= 0,8 + 0,15 = 0,95m.
Thể tích móng:
Vd= 2,6x3,2x0,4 + 2,375x1,925x0,4 = 5,157 m3
Vc= 1,55x1,11x0,65 = 1,118 m3
Vh=
V = Vd+ Vc-Vh= 5,157 + 1,118 - 0,52 = 5,775 m3
Trọng lượng bêtông móng: 5,775x2,5 = 14,387 t
Trọng lượng thép làm móng: 5,775x 0,1 = 0,578 t
Trọng lượng toàn bộ móng: 14,387+0,578 = 14,96 t
Móng cột sườn tường (Mst): Móng cột sườn tường chọn theo kích thước thống nhất: móng vuông 1,5x1,5m, 1 bậc.
Chọn độ sâu đặt móng: H = -1,0m.
Chiều cao toàn bộ móng sẽ là: Hm= 1,0 - 0,15 = 0,85m.
Chiều cao của đế móng: hđ = hb = 0,4m.
Chiều cao cổ móng: hc= Hm - 2.hđ = 0,85 - 0,4 = 0,45m.
Chiều sâu chôn cột vào móng: h0 = 0,5m.
Chiều sâu hốc móng: hh= h0 + 0,05 = 0,5 + 0,05 = 0,55m.
Chiều dày thành cổ móng: d = 0,2m.
Kích thước đế móng: a x b = 1,5x1,5m.
Kích thước đáy hốc: adh = bdh = 0,4 + 0,1= 0,5m.
Thể tích móng:
Vd= 1,5x1,5x0,4 = 0,9m3
Vc= 0,95x0,95x0,45 = 0,361 m3
Vh=
V = Vd+ Vc-Vh= 0,9 + 0,361 - 0,15= 1,111 m3
Trọng lượng bêtông móng: 1,111x2,5 = 2,778 t
Trọng lượng thép làm móng: 1,111x 0,1 = 0,111 t
Trọng lượng toàn bộ móng: 2,778+0,111 = 2,89 t
THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG
Chọn phương án đào và tính khối lượng công tác đào:
Chọn phương án đào
Công tác đào đất hố móng công trình có thể là đào thành từng hố độc lập, đào thành rãnh móng chạy dài hay đào toàn bộ mặt bằng công trình. Với công trình đã cho có thể đào độc lập hay rãnh chạy dài. Để quyết định chọn phương án đào cần tính khoảng cách giữa các đỉnh mái dốc của 2 hố đào cạnh nhau.
Hố đào tương đối nông nên đào với nên đào với mái dốc tự nhiên, theo điều kiện thi công nền đất thuộc loại đất sét, chiều sâu hố đào (kể cả lớp bêtông lót) H=1,6+0,1 - 0,15 = 1,55m. Chọn hệ số mái dốc m = 1: 0,25. Như vậy bề rộng chân mái dốc bằng: B = 1,55 . 0,25 = 0,4m.
Kiểm tra khoảng cách giữa đỉnh mái dốc của 2 hố đào cạnh nhau theo phương dọc nhà:
Tại bước cột không có khe lún: s = 6 - 2(0,5 + 0,4 + a/2)
Đối với móng biên: s = 6 - 2(0,5 + 0,4 + 2,2/2) = 2m
Đối với móng giữa: s = 6 - 2(0,5 + 0,4 + 2,6/2) = 1,6m
Khoảng cách 0,5m từ mép đế móng đến chân mái dốc để cho công nhân đi lại thao tác (lắp ván khuôn, đổ và đầm bêtông. . .)
Mái dốc cách nhau 1,6 - 2 m ,đủ rộng để bắt sàn thao tác cho công nhân đi lại nên ta chọn phương án đào theo từng hố độc lập.
Tại bước cột có khe lún: s = 6 - 2(0,5 + 0,4 + 3a/4)
Đối với móng biên: s = 6 - 2(0,5 + 0,4 + 3x2,2/4) = 0,9m
Đối với móng giữa: s = 6 - 2(0,5 + 0,4 + 3x2,6/4) = 0,3m
Khoảng cách 0,3 - 0,9m khá nhỏ nên móng khe lún và 2 móng liền kề ta đào thành hố đào rộng nối liền 3 hố đào đó.
Để không phá vỡ kết cấu đất, ta dùng máy đào đến độ sâu 1,35m sau đó dào thủ công đến độ sâu thiết kế. Khi đào đất để lắp dầm móng, hố móng cột sườn tường ta cũng đào thủ công vì khối lượng đất đào nhỏ và rãnh đào không sâu.
Tính khối lượng đào đất:
Khối lượng đất từng hố móng:
- Móng cột biên Mb1
Đào máy VMb1= h.[a.b+(a+c)(b+d)+c.d]/6
a = 2,7 + 2.0,5 = 3,7m
b = 2,2 + 2.0,5 = 3,2m
c = a + 2.0,4 = 3,7 + 0,8 = 4,5m
d = b + 2.0,4 = 3,2 + 0,8 = 4m
VMb1 = 1,35[3,7.3,2+(3,7+4,5)(3,2+4)+4,5.4]/6 = 20 m3
Đào thủ công: V’Mb1 = 0,2.a.b = 0,2.3,7.3,2 = 2,37 m3
Móng cột giữa Mg1:
Đào máy VMg1= h.[a.b+(a+c)(b+d)+c.d]/6
a = 3,2 + 2.0,5 = 4,2m
b = 2,6 + 2.0,5 = 3,6m
c = a + 2.0,4 = 4,2 + 0,8 = 5m
d = b + 2.0,4 = 3,6 + 0,8 = 4,4m
VMg1 = 1,35[4,2.3,6+(4,2+5)(3,6+4,4)+5.4,4]/6 = 24,91m3
Đào thủ công: V’Mg1 = 0,2.a.b = 0,2.4,2.3,6 = 3,02 m3
Móng cột biên khe lún Mb2:
VMb2= h.[a.b+(a+c)(b+d)+c.d]/6
a = 2,7 + 2.0,5 = 3,7m
b = 2.6 + 2,2 + 2.0,5 = 15,2m
c = a + 2.0,4 = 3,7 + 0,8 = 4,5m
d = b + 2.0,4 = 15,2 + 0,8 = 16m
VMb2 = 1,35[3,7.15,2+(3,7+4,5)(15,2+16)+4,5.16]/6 = 86,42 m3
Đào thủ công: V’Mb2 = 0,2.a.b = 0,2.3,7.15,2 = 11,23 m3
Móng cột giữa khe lún Mg2:
Đào máy VMg2= h.[a.b+(a+c)(b+d)+c.d]/6
a = 3,2 + 2.0,5 = 4,2m
b = 2.6+ 2,6 + 2.0,5 = 15,6m
c = a + 2.0,4 = 4,2 + 0,8 = 5m
d = b + 2.0,4 = 15,6 + 0,8 = 16,4m
VMg2 = 1,35[4,2.15,6+(4,2+5)(15,6+16,4)+15,6.16,4]/6 = 138,55m3
Đào thủ công: V’Mg2 = 0,2.a.b = 0,2.4,2.15,6 = 13,1 m3
Móng cột sườn tường Mst: Với loại đất sét và móng sâu dưới 1,5 m có thể đào móng với mái dốc thẳng đứng do đó với móng cột sườn tường ở đây ta cũng đào hố thẳng đứng.
VMst= h.a2
a = 1,5 + 2.0,5 = 2,5 m
VMst= 0,95x2,52= 5,94 m3
Đối với dầm móng: Dầm móng được đặt trên các gối kê với cao trình mặt dầm mặt móng -0,05m. Do đó chiều sâu hố đào sẽ là:
0,4-0,15+0,05 = 0,3m
Bề rộng hố đào 0,5m
Thể tích đào: VHdm= 0,5.0,3.2 = 0,3 m3
Khối lượng đào đất bằng máy:
V = 13.2.(VMb1+ VMg1)+2. (VMb2+ VMg2)
= 13.2.(20+24,91)+2.(86,42+138,55) = 1617,6 m3
Khối lượng đào đất thủ công:
Lớp đáy khoang đào bằng máy:
V’ = 13.2.(V’Mb1+ V’Mg1)+2. (V’Mb2+ V’Mg2)
= 13.2.(2,37+3,02)+2.(11,23+13,1) = 188,8 m3
Các hố móng cột sườn tường:
Vht = 12 .VMst= 12.5,94 = 71,28 m3
Tổng hố đào dầm móng:
Vdm = 2.(13+9). VHdm= 2.22.0,3 = 13,2 m3
Tổng khối lượng đào thủ công:
V = 188,8 + 71,28 + 15,4 = 273,28m3
Chiều rộng của các hố đào nhỏ. Chiều sâu khoang đào 1,35m, do đó chọn máy đào gầu nghịch, sơ đồ khoang đào dọc. Đất đào lên một phần đỗ tại chổ để lấp khe móng, phần đất thừa dùng xe vận chuyển chở đi đỗ ngoài công trường. Phần đất thừa tính (theo thể tích nguyên thổ) bằng thể tích các kết cấu ngầm (móng và dầm móng).
Mặt khác ưu điểm của máy đào gầu nghịch là đào mương rãnh với chiều sâu hố đào nông, chu kỳ làm việc nhanh và lực đào khoẻ.
Thể tích các kết cấu móng:
Móng Mb1: Vđ + Vc = 3,7+1,097= 4,797m3
Móng Mg1: Vđ + Vc = 5,157+1,159= 6,316m3
Móng Mb2: Vđ + Vc = 3,7+0,97= 4,67m3
Móng Mg2: Vđ + Vc = 5,157+1,118= 6,275m3
Móng Mst: Vđ + Vc = 0,9+0,361= 1,261m3
Thể tích chiếm chổ bởi tất cả các móng:
2.15.4,797 + 2.15.6,316 + 2.2.4,67 + 2.2.6,275 + 12.1,261= 392,3m3
Thể tích do các dầm móng chiếm chổ:
(2.15 + 18) . .4,45 = 17,62 m3
Thể tích bêtông lót chiếm chổ:
2(15.2,5.3 + 15.3,5.2,9 + 2.3.2,35 + 2.3,5.2,75 + 6.1,8.1,8).0,1= 63,5m3
Tổng thể tích phần ngầm:
392,3 + 17,62+63,5 = 473,42 m3
Khối lượng đất để lại:
1617,6 + 273,28-473,42 = 1417,46m3
Sơ đồ di chuyển máy:
Chọn tổ hợp máy thi công và xe:
Phương án 1:
Với điều kiện thi công như trên chọn máy đào gầu nghịch EO-2621A có các thông số kỹ thuật sau:
Dung tích gầu: q=0,25m3
Bán kính đào lớn nhất: Rđào max = 5m
Chiều sâu đào lớn nhất: Hđào max = 3,3m
Chiều cao đỗ đất lớn nhất: Hđỗ max = 2,2m
Chu kỳ kỹ thuật: tck = 20giây
Tính năng suất của máy đào:
W = t. q. k1. nck. ktg
Hệ số đầy gầu kd lấy bằng 0,9; hệ số tơi của đất kt = 1,20 (Đất sét thuộc đất cấp III)
Hệ số qui đổi về đất nguyên thổ k1 = 0,9/1,20 = 0,75
nckSố chu kỳ trong 1 giờ nck= 3600/ tdck (giây)
tdckChu kỳ đào thực tế tdck= tck.kvt.k( (giây)
Hệ số sử dụng thời gian ktg = 0,8 trong khoảng (0,7-0,8)
Khi đào đổ tại chổ:
Chu kỳ đào (góc quay khi đổ đất = 900) kvt=k( = 1,0
tdck = tck = 20s
Số chu kỳ đào trong một giờ: nck = 3600/20 = 180
Năng suất của ca máy đào: Wca = t. q. nck. k1. ktg
Wca = 7. 0,25. 0,75. 180. 0,8 = 189 m3/ca
Ca máy t = 7 giờ
Khi đào đổ lên xe:
Chu kỳ đào ( góc quay khi đổ đất = 900): k( = 1,0; kvc=1,1
tdck = tck. kvc = 20. 1,1= 22s
Số chu kỳ đào trong một giờ: nck = 3600/22 = 163,6
Nămg suất ca của máy đào: Wca = t. q. nck. k1. ktg
Wca = 7. 0,25. 0,75. 163,6. 0,8 = 172 m3/ca
Thời gian đào đất bằng máy:
V = 1617,6-473,42 = 1159,24 m3
Đổ đống tại chổ: chọn 6 ca
Hệ số vượt định mức
Đổ lên xe: tdx = 473,42/172 = 2,75 ca chọn 2,5 ca
Hệ số vượt định mức có thể tăng hệ số sử dung thời gian làm việc
Chọn xe phối hợp với máy để vận chuyển đất đi đổ.
Cự ly vận chuyển: l = 5km , vận tốc trung bình vtb = 25km/h, thời gian đổ đất tại bãi và dừng tránh xe trên đường lấy:
td + ttr =2+5=7phút
Thời gian hoạt động độc lập: tx = 2.l/vtb + td + ttr
tx = 2.5. 60/25 + 7 = 31 phút
Thời gian đổ đất yêu cầu: tb = tdx.tx/ tdd = 2,5. 31/ 6 = 12,92 phút
Trọng tải xe yêu cầu:
Từ công thức: tb = m. tdck = v. tdck/(q. k1) = P.tdck./ ((.q.k1)
m là số gàu đổ đất đầy xe
P = (. q. k1. tb/tdck =1,8. 0,25. 0,75. 12,92. 60/22
P = 11,89 tấn.
Chọn xe 4 xe Zil-585 có tải trọng 3,5 tấn/xe hoạt động song song.
Hệ số sử dụng tải trọng là: kp= =0,85
Chiều cao thùng xe 1,8m thoã mãn yêu cầu về chiều cao đổ đất 2,2m
Kiểm tra tổ hợp máy theo yêu điều kiện về năng suất:
Chu kỳ hoạt động của xe: tchx= 31 + 12,92 = 43,92 phút.
Số chuyến xe hoạt độ