1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA GIA CÔNG TIỆN:
Tiện là phương pháp phương pháp cắt gọt kim loại lấy đi trên bề mặt phôi một lớp lượng dư để đạt được hình dáng và kích thước, độ bóng của chi tiết cần được gia công.
Các chi tiết quay tròn dạng đối xứng như: trục, bánh răng, puli.v.v.được gia công trên máy tiện bằng các loại dụng cụ cắt khác nhau như; các loại dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa, mũi taro.v.v. trên máy tiện có thể gia công đựoc các chi tiết hình trụ, côn, mặt định hình, mặt phẳng, cắt ren, vát mép, vê góc lượn.v.v.
Chuẩn công nghệ khi tiện phụ thuộc vào vị trí của mặt gia công (mặt trong, mặt ngoài, mặt đầu), hình dạng và kích thước chi tiết gia công (dài, ngắn, to, nhỏ), độ chính xác về kích thước cũng như hình dạng hình học và vị trí tương quan. Thông thường khi gia công mặt ngoài, chuẩn có thể là mặt ngoài, mặt trong, hai lỗ tâm, hoặc mặt ngoài,mặt trong phối hợp với mặt đầu. Chuẩn để gia công mặt trong chỉ có thể là mặt ngoài hoặc mặt ngoài phối hợp với mặt đầu. Trong nhiều trường hợp khi gia công các chi tiết dạng hộp, dạng càng. chuẩn còn có thể là mặt đầu và hai lỗ chuẩn phụ.
Tùy theo phương pháp chọn chuẩn khi gia công bằng phương pháp tiện có nhiều cách gá đặt khác nhau như:
Gá trên mâm cặp ba chấu tự định tâm.
Gá vào hai lỗ tâm.
Gá lên mâm cặp bốn chấu không tự định tâm.
Gá đặt bằng ống kẹp đàn hồi (chuẩn là mặt ngoài hoặc mặt trong).
Gá lên các mũi tâm lớn.
Gá lên các loại trục gá (chẩn là mặt trong).
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4472 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế các trang bị công nghệ cho máy tiện 16k20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
Khoa: Cơ Khí.
Bộ môn: Cơ điện tử.
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: TRẦN BẢO DÂN.
Lớp: 01C1A.
Ngành: Chế tạo máy.
Tên đề tài: Thiết kế các trang bị công nghệ cho máy tiện 16k20.
Các số liệu ban đầu: Dựa vào chế độ cắt thử của máy 16k20.
NỘI DUNG CÁC PHẦN TÍNH TOÁN CỦA THUYẾT MINH
Công dụng của đồ gá.
Các thành phần chính của đồ gá.
Phân tích lực tác dụng.
Tính lực kẹp.
Tinh bền cho các chi tiết quan trọng.
CÁC BẢN VẼ
Bản vẽ kết cấu trục chính 1 bản A0.
Bản vẽ các mâm cặp 1 bản A0.
Bản vẽ mũi tâm 1 bản A0.
Bản vẽ trục gá 1 bản A0.
Bản vẽ ống kẹp đàn hồi 1 bản A0.
Bản vẽ ụ động 1 bản A0.
Bản vẽ bàn dao 1 bản A0.
Ngày giao nhiệm vụ: 12 tháng 2 năm 2006
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 26 tháng 5 năm 2006
Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006
Tổ trưởng bộ môn giáo viên hướng dẫn
Kết quả đánh giá. Sinh viên đã hoàn thành và nộp toàn bộ
đồ án cho bộ môn. Ngày 26 tháng 5 năm 2006
Ngày tháng năm 2006
Chủ tịch hội đồng
Lời Nói Đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa cửa nước ta hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng cửa khoa học kỹ thuật,con người đã có những thành công nhất định trong các ngành cơ khí, luyện kim, khai thác khoáng sản - Các máy móc thiết bị ra đời ngày càng cải thiện điều kiện lao động cửa con người trong những công việc nguy hiểm, nặng nhọc, trong môi trường độc hại.
Nhiệm vụ cửa một sinh viên Đại Học Bách Khoa trước khi ra trường phải hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Với đồ án này giúp cho mỗi sinh viên chúng ta củng cố lại kiến thức đã học và tiếp cận nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể trong ngành cơ khí, cũng là làm quen với việc thiết kế một thiết bị hoàn chỉnh.
Nhiệm vụ của em là thiết kế các loại đồ gá vạn năng sử dụng trên máy tiện 16k20..
Qua hơn 3 tháng nỗ lực nghiên cứu, làm việc của bản thân và nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đắc Lực và các thầy cô giảng viên trong khoa, nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Vì thời gian có hạn, tài liệu tham khảo không nhiều và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu cửa các thầy cô.
Sau cùng, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa cơ khí đã truyền đạt cho em những kiến thức, em xin thành thật cảm ơn thầy Nguyễn Đắc Lực đã tận tình chỉ dạy cho em trong quá trình hoàn thành đồ án này.
Em xin thành thật cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 5 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Trần Bảo Dân
CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA GIA CÔNG TIỆN:
Tiện là phương pháp phương pháp cắt gọt kim loại lấy đi trên bề mặt phôi một lớp lượng dư để đạt được hình dáng và kích thước, độ bóng của chi tiết cần được gia công.
Các chi tiết quay tròn dạng đối xứng như: trục, bánh răng, puli..v...v...được gia công trên máy tiện bằng các loại dụng cụ cắt khác nhau như; các loại dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa, mũi taro..v..v.. trên máy tiện có thể gia công đựoc các chi tiết hình trụ, côn, mặt định hình, mặt phẳng, cắt ren, vát mép, vê góc lượn....v..v.......
Chuẩn công nghệ khi tiện phụ thuộc vào vị trí của mặt gia công (mặt trong, mặt ngoài, mặt đầu), hình dạng và kích thước chi tiết gia công (dài, ngắn, to, nhỏ), độ chính xác về kích thước cũng như hình dạng hình học và vị trí tương quan. Thông thường khi gia công mặt ngoài, chuẩn có thể là mặt ngoài, mặt trong, hai lỗ tâm, hoặc mặt ngoài,mặt trong phối hợp với mặt đầu. Chuẩn để gia công mặt trong chỉ có thể là mặt ngoài hoặc mặt ngoài phối hợp với mặt đầu. Trong nhiều trường hợp khi gia công các chi tiết dạng hộp, dạng càng... chuẩn còn có thể là mặt đầu và hai lỗ chuẩn phụ.
Tùy theo phương pháp chọn chuẩn khi gia công bằng phương pháp tiện có nhiều cách gá đặt khác nhau như:
Gá trên mâm cặp ba chấu tự định tâm.
Gá vào hai lỗ tâm.
Gá lên mâm cặp bốn chấu không tự định tâm.
Gá đặt bằng ống kẹp đàn hồi (chuẩn là mặt ngoài hoặc mặt trong).
Gá lên các mũi tâm lớn.
Gá lên các loại trục gá (chẩn là mặt trong).
Gá đặt lên mâm cặp ba chấu tự định tâm:
Thường dùng để gia công những chi tiết ngắn, chiều dài của chi tiết l < 5 d.
Với phương pháp gá đặt này có thể gia công được mặt ngoài, mặt trong, xén mặt đầu và cắt đứt (Hình 1.4). Phương pháp gá đặt này tuy đơn giản nhưng năng suất không cao và độ chính xác tự định tâm thấp.
Hình 1.1 Gá trên mâm cặp ba chấu tự định tâm.
Muốn đạt độ chính xác định tâm cao thường tốn nhiều thời gian để rà gá. Nếu là mặt chuẩn tinh và các chấu cặp được sửa đúng tâm trước khi gá đặt thì độ chính xác về định tâm có khả năng đạt tới 0,01(mm).
Gá đặt trên mâm cặp ba chấu tự định tâm và một đầu chống tâm hoặc gá vào hai lỗ tâm:
Dùng để gia công những trục có:
Hình 1.2: (a) Gá trên mâm cặp ba chấu tự định tâm và một đầu chống tâm
(b) Gá vào hai lỗ tâm.
Gá vào hai lỗ tâm có ưu điểm là thực hiện được việc gá đặt nhanh chóng, đảm bảo được độ chính xác đường tâm qua nhiều lần gá. Nhưng ở đây phải truyền lực bằng tốc, do đó độ cứng vững kém. Vì vậy phải yêu cầu chuẩn bị lỗ tâm tốt nếu không khi cắt với chế độ cắt cao dễ sinh ra rung động làm ảnh hưởng xấu đến độ chính xác gia công.
Trong thực tế sản xuất cách gá một đầu trên mâm cặp ba chấu tự định tâm còn đầu kia chống bằng mũi tâm sau được dùng nhiều.
Đối với những trục dài, yếu (l/d > 12) ngoài việc gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm hoặc gá trên hai mũi tâm còn có thể dùng luynet để tăng độ cứng vững của chi tiết.
Có hai loại luynét: luynet tĩnh và luynet động (Hình 1.6 a,b)
Luynet tĩnh gá cố định trên băng máy. Loại này có độ cứng vững tốt nhưng đòi hỏi phải điều chỉnh các vấu luynet cẩn thận. Bề mặt của chi tiết tiếp xúc với các vấu luynet phải được gia công trước sao cho tâm của nó trùng với đường tâm của hai lỗ tâm hoặc phần cặp trên mâm cặp và lỗ tâm.
Đối với những trục yếu còn thô, có thể lắp vào chi tiết một ống đỡ có mặt trụ ngoài đã được gia công tinh ống này được kẹp chặt vào chi tiết nhờ ba hoặc sáu vít (Hình 1.6 c). Trước khi kẹp chặt ống đỡ phải điều chỉnh sao cho tâm mặt ngoài của ống trùng với tâm quay của chi tiết (cũng là đường tâm của trục chính máy tiện), có như vậy mặt ngoài của ống đỡ mới tiếp xúc tốt với các vấu luynet.
Hình 1.3: Cách gá dùng thêm luynet
Luynet tĩnh
Luynet động
Luynet kết hợp với ống đỡ
Luynet động có độ cứng vững kém hơn luynet tĩnh nhưng lại có ưu điểm là luôn luôn nằm gần vị trí của dao cắt. Ở vị trí này chi tiết gia công chịu lực lớn nhất vì nó được lắp cố định vào bàn dao và chuyển động cùng với bàn dao, do đó phát huy được tác dụng hơn so với luynet tĩnh. Luynet động thường dùng khi tiện trục trơn. Các vấu của nó tiếp xúc với chi tiết có thể nằm trước hoặc sau vị trí của lưỡi cắt theo hướng tiến dao. Vấu của luynet động chạy trước vị trí của dao cắt chỉ dùng khi tiện tinh hoặc bán tinh (Hình 1.7 a), Còn luynet động chạy sau có thể dùng cả khi tiện thô lẫn tiện tinh (Hình 1.7 b).
Hình 1.4: Sơ đồ gá có luynet động.
Gá đặt trên mâm cặp bốn chấu:
Mâm cặp bốn chấu (không tự định tâm,điều chỉnh từng vấu một) có thể gá được những chi tiết có hình dáng bất kỳ, đồng thời có thể đảm bảo được độ đồng tâm cao khi dùng đồng hồ so 0,01 để rà.
Hình 1.5: Sơ đồ gá trên mâm cặp bốn chấu.
Khi gia công mặt ngoài những chi tiết ống, bạc, đĩa. Có thể dùng các loại mũi tâm lớn để gá đặt. Các loại mũi tâm này vừa dùng để định tâm chi tiết, vừa dùng để truyền momen xoắn thay tốc (Hình 1.9 a). Muốn đảm bảo thành ống đều hoặc đảm bảo độ đồng tâm giữa các lỗ và mặt ngoài cửa chi tiết người ta còn dùng các loại trục gá để định vị vào mặt lỗ (hình 1.9 b)..
Hình 1.6: (a) Sơ đồ gá bằng các loại mũi tâm lớn (b) Trục gá định vị.
Gá đặt trên ống kẹp đàn hồi:
Ống kẹp đàn hồi gá đặt chi tiết gia công có ưu điểm hơn so với các loại mâm cặp vì nó không phá hỏng bề mặt dùng làm chuẩn và kẹp chặt khi gá đặt, đồng thời có thể đạt được độ chính xác định tâm cao hơn (0,03).
Phương pháp gá đặt này thường được dùng trên máy tiện tự động, máy rơvonve hoặc máy tiện vạn năng có đồ gá chuyên dùng để gia công những chi tiết có chuẩn là mặt ngoài hoặc mặt trong đã gia công, các loại thép định cữ có độ chính xác đảm bảo.
Hình 1.7: Sơ đồ gá dùng ống kẹp đàn hồi.
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU CHUNG VỀ MÁY TIỆN
CHUYỂN ĐỘNG HỌC CỦA MÁY TIỆN:
Nhà bác học GÔLÔVIN đã sáng lập ra lý thuyết về chuyển động học của máy cắt kim loại cơ sở lý luận đó là " Bất kỳ một máy cắt kim loại nào cũng truyền đến phôi và dao những chuyển động tương đối. Các chuyển động này (dù phức tạp) đều có thể quy về những chuyển động (đơn giản) của một vài cơ cấu nguyên thủy”.
Để tạo hình bề mặt của các chi tiết máy tiện, ta phải truyền cho phôi chuyển động quay tròn tạo ra tốc độ cắt gọt, truyền cho dao các chuyển động tịnh tiến để thực hiện lượng chạy dao tạo ra năng suất máy.
Quá trình cắt gọt (gia công) trên máy tiện được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển động:
Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của phôi (chuyển động quay tròn của trục chính)
Chuyển động tịnh tiến: là chuyển động tịnh tiến của dao trong quá trình cắt gọt đảm bảo cho dao ăn liên tục vào các lớp kim loại mới.
Để tạo ra các dạng bề mặt khác nhau trên máy tiện, các chuyển động cụ thể như sau: Ví dụ:
Hình 2.1: Sơ đồ tiện mặt trụ tròn xoay
Khi cần tiện mặt trụ tròn xoay như hình 1.1 máy phải tạo cho phôi chuyển động quay (Q) và cho dao chuyển động tịnh tiến (T) dọc theo phương trục của phôi. Mâm cặp và bàn dao là hai cơ cấu chấp hành của máy thực hiện các chuyển động này.
Hình 2.2: Sơ đồ tiện mặt định hình bằng dao tiện thường
Nếu cần tiện mặt định hình tròn xoay bằng dao tiện thường như hình 3-2 thì phôi phải quay (Q) và dao cũng phải chuyển động (T). chuyển động (T) là tổng hợp hai chuyển động:Tịnh tiến theo hướng trục (T1) và tịnh tiến theo hướng kính (T2)
Cũng với mặt định tịnh tiến trên nhưng nếu dùng dao tiện định hình thì chỉ cần chuyển động quay của chi tiết.
Đặc điểm chung của phương pháp tiện là dùng những lưỡi cắt tác dụng vào phôi liệu một lực cần thiết để tách phoi ra khỏi nó và tạo thành hình dạng, kích thước mà chi tiết cần có.
Dao tiện có kết cấu đơn giản thường giao chỉ có một vài lưỡi cắt thẳng. Riêng dao tiện định hình lưỡi cắt có thể cong tùy theo hình dạng bề mặt cần tạo nên.
Khi thực hiện nguyên công tiện, việc chọn máy, dao không thể tùy tiện mà phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và năng suất cần đạt. Do đó phải nắm chắc khả năng công nghệ cũng như các biện pháp thực hiện mới giải quyết được những vấn đề kể trên.
Tiện có thể tạo được nhiều bề mặt khác nhau như các mặt trụ, mặt côn (cả trong lẫn ngoài), các mặt đầu, mặt định hình tròn xoay, ren trong và ngoài... (như trên hình 1.3). Khối lượng công việc tiện chiếm khoảng 30-40 % toàn bộ khối lượng gia công cơ khí.
Hình 2.3: Các bề mặt gia công bằng phương pháp tiện.
Từ các ví dụ trên đây ta thấy rằng: Bề mặt gia công cuả các chi tiết rất khác nhau. Để tạo ra bề mặt chi tiết máy, máy phải truyền cho cơ cấu chấp hành các chuyển động tương đối. Số lượng của các chuyển động tương đối này phụ thuộc vào hình dạng bề mặt chi tiết, hình dáng lưỡi cắt của dao và tuân theo một quy luật nhất định.
Độ chính xác của phương pháp tiện phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Độ chính xác bản thân máy tiện như: độ đảo trục chính, sai lệch hoặc độ mòn sống trượt, độ lệch tâm giữa ụ trước và ụ sau...
Độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
Tình trạng dụng cụ cắt.
Trình độ tay nghề của công nhân.
Trình độ tay nghề của công nhân trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định như gia công bằng phương pháp cắt thử. Khi gia công bằng phương pháp cắt thử người công nhân không những phải biết điều chỉnh máy chính xác, biết mài dao, biết gá đặt chính xác, mà còn phải biết khống chế lượng dư phải vừa đủ. Nếu lượng dư nhỏ hơn 0,01 thì không thể cắt được mà sinh ra hiện tượng trượt, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Tùy theo vị trí mặt gia công (mặt ngoài, mặt trong, mặt đầu), phương pháp gia công (tiện thô, bán tinh hoặc tiện tinh) chất lượng của chi tiết gia công có thể đạt được khác nhau. Khi tiện ren độ chính xác có thể đạt đến cấp 7 và độ nhám bề mặt Ra = 2,5(m), đôi khi có thể dạt tới Ra = 1,25(m).
Độ chính xác về vị trí tương quan như độ đồng tâm giữa các bậc của trục, giữa mặt trong và mặt ngoài có thể đạt tới 0,01(mm) tùy thuộc phương pháp gá đặt phôi.Năng suất gia công của phương pháp tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ chính xác về hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của chi tiết, phương pháp gá đặt, vật liệu làm dao, kết cấu dao, vật liệu gia công các chi tiết có độ cứng vững thấp như trục dài, nhỏ, các ống có thành mỏng, vật liệu mềm, dai như các loại thép không gỉ, các loại thép có hàm lượng cacbon thấp, kim loại màu và nhất là đồng đỏ.
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đồng thời nâng cao được năng suất gia công phải có những giải pháp công nghệ thích đáng trong từng trường hợp cụ thể.
BỐ CỤC MÁY TIỆN VÀ PHÂN LOẠI
Bố cục của máy tiện:
(1) Thân máy: là chi tiết chủ yếu trên đó lắp các cụm và bộ phận của máy. Mặt trên của thân máy có các băng trượt phẳng và hai lăng trụ dùng để dẫn hướng cho xe dao và ụ sau trượt lên nó.
(2) Ụ trước: còn gọi là hộp trục chính thường là một hộp đúc bằng gang, bên trong có lắp các bộ phận làm việc chủ yếu của máy như trục chính và hộp tốc độ.
Trục chính là một trục rỗng, đầu bên phải lắp đồ gá để kẹp phôi. Trục chính nhận truyền động từ động cơ chính đặt ở bệ bên trái của máy thông qua đai truyền, hệ thống bánh răng, các khớp nối ly hợp... Nhờ có các cơ cấu truyền động bánh răng, khớp ly hợp mà ta thay đổi được tốc độ quay của trục chính.
(3) Hộp bước tiến: là hộp trong đó chứa xích chuyển động chạy dao dùng để truyền chuyển động quay từ trục chính cho trục trơn và vít me. Đồng thời thay đổi trị số bước tiến của xe dao.
(4) Bộ bánh răng thay thế: dùng để điều chỉnh bước tiến của xe dao theo yêu cầu khi tiện trơn và điều chỉnh bước ren cần thiết bằng cách lựa chọn bộ bánh răng thay thế cho phù hợp.
(5) Xe dao: là một bộ phận của máy dùng để gá kẹp dao và đảm bảo cho dao chuyển động theo các chiều khác nhau.
Chuyển động tịnh tiến của dao có thể thực hiện bằng tay hoặc dùng bằng cơ khí. Chuyển động cơ khí của xe dao nhờ có trục trơn và vít me.
Xe dao gồm có:
Bàn trượt di chuyển dọc theo chiều băng trượt của máy.
Hộp xe dao, trong hộp có bố trí cơ cấu biến chuyển động quay của trục trơn và vít me thành chuyển động tịnh tiến của dao.
Bàn trượt ngang, bàn trượt dọc và ổ dao.
(6) Ụ sau: dùng để đỡ các chi tiết dài trong quá trình gia công hoặc dùng để gá và tịnh tiến mũi khoan, mũi doa, mũi xoáy...
(7) Thiết bị điện: được bố trí trong tủ điện. Đóng và ngắt động cơ điện, tắt và mở máy, điều chỉnh hộp tốc độ, hộp bước tiến, hộp xe dao...bằng các cơ cấu điều chỉnh như: tay gạt, nút bấm và vô lăng...
Để gá phôi lên máy tiện, người ta dùng mâm cặp, mâm đẩy tốc, ống kẹp mũi tâm, tốc, giá đỡ và trục tâm...
Phân loại máy tiện:
Dựa vào đường kính D và chiều dài lớn nhất gia công được trên máy, khối lượng của máy, độ chính xác, công dụng của máy......v....v......
Theo khối lượng của máy có 4 loại:
Loại nhẹ: khối lượng nhỏ hơn 500(kg); (có D=100-200mm).
Loại trung: khối lượng nhỏ hơn 4 (tấn); (có D=200-250mm).
Loại lớn: khối lượng nhỏ hơn 15(tấn); (có D=630-1200(mm)).
Loại nặng: khối lượng nhỏ hơn 400(tấn); (có D=1600-4000mm).
Theo độ chính xác của máy chia làm 5 cấp:
Cấp chính xác theo tiêu chuẩn: H
Cấp chính xác nâng cao: G
Cấp chính xác cao: B
Cấp chính xác đặc biệt cao: A
Cấp đặc biệt chính xác: C
Theo công dụng:
Máy tiện vít (loại phổ biến) có vít me để tiện ren.
Máy tiện không có vít me.
Máy tiện điều khiển theo chương trình.
kí hiệu của máy tiện: máy cắt gọt chế tạo ở Liên Xô được kí hiệu bằng chữ và số.
Số đầu tiên:
chỉ nhóm máy tiện.
chỉ nhóm máy khoan.
mài..v..v..
Số thứ 2 chỉ kiểu máy: ở nhóm máy tiện chia làm các kiểu sau.
máy tự động và nửa tự động một trục.
máy tự động và nửa tự động nhiều trục.
máy rovolve.
máy khoan và cắt đứt.
máy tiện đứng.
máy tiện mặt đầu.
máy có nhiều dao.
máy chuyên dùng.
Chữ cái: ở sau số thứ nhất hoặc số thứ hai chỉ mức độ hoàn thiện của máy mới so vớ máy cũ.
Ngoài ra máy tiện thường được phân thành các loại: Máy tiện vạn năng và máy tiện chuyên dùng. Loại vạn năng lại chia ra máy tiện phổ thộng và máy tiện ren. Tùy theo công dụng khác nhau mà các loại máy tiện chuyên dùng có tên khac nhau. Ví dụ: Máy tiện ren chính xác; máy tiện hớt lưng; máy tiện trục khủy...
Máy tiện vạn năng được sử dụng để thực hiện nhiều công việc khác nhau như tiện ngoài và tiện trong các loại mặt tròn xoay, mặt trụ, cắt đứt, khoan khóet, doa lố, ta rô và làm ren. Nếu có các đồ gá cần thiết thì trên máy còn có thể gia công được các bề mặt không tròn xoay như các mặt nhiều cạnh, mặt calíp, mặt cam...
Máy tiện chuyên dùng được sử dụng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối để gia công các chi tiết phức tạp có yêu cầu độ chính xác cao. Phạm vi sử dụng của các máy tiện chuyên dùng hẹp hơn các máy tiện vạn năng rất nhiều.
Hiện nay máy tiện có thể gia công được các chi tiết có đường kính từ 95(mm) đến 5000(mm) và chiều dài từ 125(mm) đến 24000(mm).
CÁC LOẠI MÁY TIỆN THƯỜNG GẶP
Máy tiện 1K62:
Một trong các loại máy tiện ren vít cỡ trung bình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là máy tiện 1K62.
Tốc độ lớn nhất của máy 2000 (vòng/phút). Nó có thể tận dụng được tất cả tính chất cắt gọt của dao và các loại dụng cụ cắt gắn hợp kim cứng.
Phạm vi rộng rãi của tốc độ và bước tiến bảo đảm tính chất vạn năng của máy, điều đó rất cần thiết đối với các xưởng cơ khí sản xuất đơn chiếc, sản xuất loạt, xưởng sửa chữa, xưởng dụng cụ và xưởng thí nghiệm.Máy có cơ cấu chạy nhanh của xe dao nên giảm được thời gian dịch chuyển trong quá trình cắt gọt.
Đặc điểm kỹ thuật của máy tiện 1K62:
Đường kính lớn nhất của vật gia công:
Trên băng máy: 400(mm)
Trên bàn trượt ngang: 200(mm)
Khoảng cách giữa hai mũi tâm ụ trước và ụ động là 710(mm), 1000(mm), 1400(mm).
Số cấp tốc độ của trục chính:
Quay thuận là: 23 từ 12,5 đến 2000 (vòng/phút)
Quay nghịch là: 12 từ 19 đến 2420 (vòng/phút)
Lượng chạy dao:
Chạy dao dọc từ: 0,07 đến 4,16(mm/vòng)
Chạy dao ngang từ: 0,035 đến 2,08(mm/vòng)
Bước ren gia công được trên máy:
Ren Quốc tế từ: Từ 1 đến 192(mm)
Ren Anh: Từ 24 đến 2 (đỉnh răng/tấc Anh)
Ren Pit: Từ 96 đến 1 (môđyn/tất Anh)
Ren môđyn từ: Từ 0,5 đến 4,8(mm)
Công suất động cơ trục chính: 7,5 đến 10 KW
Kích bàn dao của máy:
Chiều dài: 2522; 2812 (mm)
Rộng: 1166 (mm)
Cao: 1324 (mm)
-Khối lượng của máy: 3000 (kg)
Máy tiện 1M620:
Máy 1M620 được hiện đại hóa dựa trên máy T620
Gới hạn số vòng quay từ 12 đến 3000 (vòng/phút) và được điều chỉnh vô cấp bằng bộ truyền ma sát. Động cơ chính của máy có công suất 14 KW và số vòng quay là 1450 (vòng/phút). Động cơ phụ dùng để thay đổi tốc độ cho trục chính có công suất 1KW và số vòng quay 1410 (vòng/phút). Hộp tốc độ của máy 1M620 giống máy 1K62 nhưng ly hợp ma sát được thay bằng ly hợp điện từ. Trong hộp xe dao các ly hợp vấu cũng được thay bằng các ly hợp điện từ.
Máy tiện T616:
Máy T616 có hộp tốc độ đặt phía dưới và truyền chuyển động cho hộp trục chính phía trên qua bộ truyền đai do đó trục chính chuyển động êm, hộp trục chính đơn giản.
Máy có 12 cấp tốc độ từ 44 đến 1980 (vòng/phút). Tốc độ 44 (vòng/phút) không thích hợp để tiện ren và tốc độ 1980 (vòng/phút) quá cao vì máy T616 có độ cứng vững thấp nên ít dùng. Hộp xe dao của máy sử dụng ly hợp ma sát nên có hiện tượng trượt và công suất chay dao không cao. Trên trục Hacnơ trong trục chính có lắp cam bơm dầu thay cho động cơ điện.
Máy tiện 1A616:
Máy 1A616 được cải tiến từ máy T616 nên có nhiều ưu điểm. Máy có 21 cấp tốc độ từ 11,2 đến 2240 (vòng/phút). Công suất động cơ là 4,5 KW và số vòng quay của nó là 1450 (vòng/phút). Máy có độ