Tỉnh Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía đông giáp biển đông, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình. Diện tích tự nhiên 6.044 km2, dân số 1,3 triệu người. Cơ cấu hành chính gồm 9 huyện và 2 thị xã bao gồm các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hai thị xã là thị xã Hà tĩnh và Hồng Lĩnh. Trong đó thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Hà Tĩnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), kinh tế kém phát triển, thu nhập kinh tế quốc dân chủ yếu là nông nghiệp. Trong nhiều năm qua được sự giúp đỡ của Trung ương cùng với nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, mức sống của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn.
Thị xã Hà Tĩnh là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Hà tĩnh nằm trong hệ thống đô thị theo chiến lược “Đô thị hoá và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung bộ. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và khoa học- kỹ thuật của tỉnh Hà Tĩnh; thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh, hướng phát triển chính về hướng Đông tiếp giáp mỏ sắt Thạch Khê. Tương lai sẽ phát triển các khu đô thị mới, các vùng phụ cận mỏ sắt Thạch Khê, các khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ sản theo các triền sông bao quanh Thị xã.
Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực, Thị xã Hà Tĩnh nối kết với thành phố Vinh, khu đô thị Nam Hà tĩnh, khu công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu kinh tế đường 8 - cửa khẩu Cầu Treo sẽ phát triển thành một chuỗi đô thị có động lực và khả năng phát triển kinh tế cao để tạo thế hài hoà trong chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ của cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Trên trục hành lang quốc lộ I và ven biển Hà tĩnh sẽ hình thành 3 cụm đô thị: Đô thị Hà Tĩnh, đô thị Kỳ Anh, đô thị Hồng Lĩnh – Nghi xuân, trong đó Hà Tĩnh là đô thị trung tâm, có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quá trình phát triển đô thị của tỉnh Hà Tĩnh.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cấp nước cho thị xã Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
Tỉnh Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía đông giáp biển đông, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình. Diện tích tự nhiên 6.044 km2, dân số 1,3 triệu người. Cơ cấu hành chính gồm 9 huyện và 2 thị xã bao gồm các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hai thị xã là thị xã Hà tĩnh và Hồng Lĩnh. Trong đó thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Hà Tĩnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), kinh tế kém phát triển, thu nhập kinh tế quốc dân chủ yếu là nông nghiệp. Trong nhiều năm qua được sự giúp đỡ của Trung ương cùng với nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, mức sống của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn.
Thị xã Hà Tĩnh là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Hà tĩnh nằm trong hệ thống đô thị theo chiến lược “ Đô thị hoá và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung bộ. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và khoa học- kỹ thuật của tỉnh Hà Tĩnh; thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh, hướng phát triển chính về hướng Đông tiếp giáp mỏ sắt Thạch Khê. Tương lai sẽ phát triển các khu đô thị mới, các vùng phụ cận mỏ sắt Thạch Khê, các khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ sản theo các triền sông bao quanh Thị xã.
Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực, Thị xã Hà Tĩnh nối kết với thành phố Vinh, khu đô thị Nam Hà tĩnh, khu công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu kinh tế đường 8 - cửa khẩu Cầu Treo sẽ phát triển thành một chuỗi đô thị có động lực và khả năng phát triển kinh tế cao để tạo thế hài hoà trong chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ của cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Trên trục hành lang quốc lộ I và ven biển Hà tĩnh sẽ hình thành 3 cụm đô thị: Đô thị Hà Tĩnh, đô thị Kỳ Anh, đô thị Hồng Lĩnh – Nghi xuân, trong đó Hà Tĩnh là đô thị trung tâm, có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quá trình phát triển đô thị của tỉnh Hà Tĩnh.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Hà Tĩnh nằm ở trung độ so với hai cụm kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam trục hành lang kinh tế quốc lộ I và ven biển của tỉnh. Thị xã Hà tĩnh có toạ độ địa lý là 18022’ vĩ Bắc, 105056’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Nam.
+ Diện tích thị xã: 5.618,6 ha.
+ Phía Bắc giáp cầu Cày, sông Cửa Sót.
+ Phía Nam giáp xã Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên và hết xã Thạch Linh.
+ Phía Tây giáp sông Cày (Thạch Đài).
+ Phía Đông giáp sông Đồng Môn.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Nằm trong dải đồng bằng ven biển miền Trung, hình thành từ phù sa các sông và bồi tích biển, Thị xã Hà Tĩnh có địa hình thấp, trũng. Cao độ mặt đất Thị xã từ +0,5 ¸ +3,0 m, dốc thoải dần theo hướng tây bắc và đông nam, và từ trung tâm Thị xã ra các khu vực đồng ruộng lúa xung quanh, sông Rào Cái, sông Cày.
+ Khu vực đã xây dựng ở nội thị có cao độ: +2,0 ¸ +2,5 ¸ +3,0 m.
+ Khu vực ven nội thị: cao độ: +1,0 ¸ +2,0 ¸ 2,30 m.
+ Khu vực đồng ruộng lúa xung quanh Thị xã: cao độ +0,5 ¸ +1,0 m.
+ Khu vực ven sông Rào Cái cao độ rất thấp: 0 ¸ -1,5m.
Toàn bộ Thị xã đều nằm dưới mức nước sông cao nhất về mùa mưa. Vì vậy, ven các sông Rào Cái và sông Cầy, một hệ thống đê vững chắc đã đựơc xây dựng để bảo bên Thị xã và các vùng lân cận. Về mùa mưa, mức nước sông Rào Cái có thể lên tới +2,8 m. Khi đó, nếu có mưa lớn trong Thị xã, toàn bộ thị xã và các vùng xung quanh đều bị ngập úng.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh, khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, và mùa nóng, mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
+ Mưa
Mưa là yếu tố có tác động mạnh đến hệ thống thoát nước. Thị xã Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung.
- Lượng mưa trung bình năm:
- Lượng mưa lớn nhất năm:
- Lượng mưa lớn nhất tháng:
- Lượng mưa lớn nhất ngày:
2.661 mm
3.700 mm
1.450 mm
657.2 mm
(1983)
(1992)
+ Nhiệt độ không khí:
- Trung bình năm :
- Cao nhất năm:
- Tháp nhất năm:
- Cao tuyệt đối:
- Thấp tuyệt đối:
22,8 o C
27,5 o C
21,3 o C
39,7 o C
7 o C
+ Độ ẩm tương đối không khí:
- Trung bình năm:
- Trung bình tháng:
86%
85 - 93%
+ Số giờ nắng:
- Trung bình tháng mùa đông:
- Trung bình tháng mùa hè:
93 h
178 h
+ Bốc hơi:
- Trung bình tháng cao nhất:
- Trung bình tháng thấp nhất:
- Trung bình năm:
131,18 mm
24,97 mm
66,64 mm/tháng
+ Gió, bão:
Hướng gió chủ đạo hàng năm là từ tây nam và đông bắc. Gió tây nam nóng và khô từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm (chủ yếu ở các tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 7). Gió đông bắc lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Vào mùa chuyển tiếp có gió mát, dễ chịu từ hướng đông nam.
Bão thường xảy ra vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Có năm có tới 3 trận bão (1971), và các trận bão lớn như cơn bão năm 1999.
1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn:
Thị xã Hà Tĩnh là đô thị ven biển (giáp biển Đông) nên chế độ thuỷ văn chịu nhiều ảnh hưởng của thuỷ triều.
Thuỷ triều:
Sông Rào Cái và sông Cày chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Về mùa khô, dòng chảy trong sông chủ yếu do thuỷ triều. Về mùa mưa, dòng chảy trong các sông là hỗn hợp giữa dòng nước từ thượng nguồn và dòng triều.
Thuỷ triều ở Thị xã Hà Tĩnh là nhật triều không đều. Trong mỗi tháng, có 2 lần triều cao và 2 lần triều thấp. Thời gian trung bình của chu kỳ này là khoảng 14 ¸ 15 ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xảy ra vào mùa khô. Từ tháng 5 đến tháng 7, biên độ triều trung bình tại Cửa Sót vào khoảng 117 cm. Về mùa khô, triều xâm nhập khá sâu vào nội địa (24 km) và do vậy sông bị nhiễm mặn trong những ngày này.
Thuỷ văn:
Hệ thống thoát nước Thị xã Hà Tĩnh bị ảnh hưởng trực tiếp của các sông Rào Cái và sông Cày. Về mùa mưa khi lũ và triều cao trùng nhau, mức nước sông rất cao, ngập úng thường xuyên xảy ra trong Thị xã. Để bảo vệ Thị xã khỏi bị ngập lụt do các sông, dọc các sông đã có một hệ thống đê vững chắc.
Một số đặc trưng thuỷ văn của sông Rào Cái:
Lưu lượng (m3/s, đo tại hồ Kẻ Gỗ 14 km trên thượng nguồn Thị xã)
- Lưu lượng lớn nhất
1.510
(4/10/ 1972)
- Lưu lượng nhỏ nhất
0,2
(12/8/ 1967)
- Trung bình
136.31
Mực nước (cm, đo tại trạm Thạch Đồng)
- Lớn nhất
+275
(13/10/ 1989)
- Nhỏ nhất
-134
(2/7/1986)
- Trung bình
+23
1.1.5. Điều kiện địa chất
Các điều kiện địa chất ở Thị xã Hà Tình khá phức tạp. Nền đất có cấu tạo chủ yếu là cát và cát pha sét. Độ chịu lực của nền đất vào khoảng 0,8 ¸ 1,5 kg/cm2.
Mực nước ngầm ở Thị xã Hà Tĩnh cao, cách mặt đất từ 0,4 đến 1,0 m.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Diện tích và phân chia hành chính
Diện tích, dân số các phường, xã của thị xã Hà Tĩnh được tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006.
Số
TT
Mã đơn
vị xã
phường
Diện tích
tự nhiên
(km2)
Dân số
(Người)
Mật độ
dân số (người/km2)
Xóm
Khối
Phố
I
Tổng số (I+II)
Thành thị
56,18
84173
1498
159
11,03
45322
4109
76
1
Phường Bắc Hà
18076
1,15
12813
11142
24
2
Phường Nam Hà
18073
1,13
7060
6248
10
3
Phường Tân Giang
18079
1,06
7157
6752
12
4
Phường Trần Phú
18070
1,47
6459
4394
9
5
Phường Hà Huy Tập
18085
1,96
5088
2596
9
6
Phường Đại Nài
18082
4,26
6745
1583
12
II
Nông thôn
45,15
38851
860
81
7
Xã Thạch Linh
18088
6,92
8300
1199
15
8
Xã Thạch Trung
18094
6,46
5638
873
12
9
Xã Thạch Quý
18091
4,21
5355
1272
12
10
Xã Thạch Yên
18097
2,02
2300
1139
4
11
Xã Thạch Hạ
18103
5,52
2675
485
4
12
Xã Thạch Môn
18100
7,68
5742
748
12
13
Xã Thạch Đồng
18106
3,35
3357
1002
7
14
Xã Thạch Hưng
18109
5,27
3186
605
9
15
Xã Thạch Bình
18112
3,72
2300
618
8
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thị xã theo Nghị định số 09/2004NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ là: 56,18km2, được phân bố như bảng trên, trong đó:
- Nội Thị: 11,03 km2, chiếm 19,6% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Ngoại Thị: 45,15km2, chiếm 80,4% tổng diện tích đất tự nhiên.
Quy mô đất đai đến 2010 cơ bản vẫn giữ nguyên như hiện nay, có sự điều chỉnh cơ cấu sử dụng cho phù hợp.
1.2.2. Dân số và mật độ dân số:
Năm 2006, dân số Thị xã là 112.710 người, trong đó dân số nội thị là 73.859 người. Năm 2010, dân số Thị xã là 135.000 người, trong đó dân số nội thị là 115.000 người. Năm 2020, là 160.000 người (dân số nội thị là 140.000 người).
Dự báo dân số thị xã Hà Tĩnh trên cơ sở tổng hợp các dự báo của dân số Thị xã, dự báo dân số căn cứ vào:
+ Biến động dân số của Thị xã từ năm 2000 đến năm 2005.
+ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
+ Căn cứ Quyết định số 1729/2002/QĐ/UB-XD ngày 23/8/2002 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hà Tĩnh đến năm 2020.
+ Căn cứ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh và các khu quy hoạch đô thị của Thị xã.
+ Các số liệu phát triển kinh tế của các ngành có liên quan đến Hà Tĩnh.
Phương pháp dự báo:
+ Giai đoạn 2005-2010 là 33,8%, trong đó tăng tự nhiên là 8,8% và tăng cơ học là 25%.
+ Giai đoạn 2010-2020 là 28%, trong đó tăng tự nhiên là 8,0% và tăng cơ học là 20%.
TT
Đô thị
Hiện trạng
Đến năm 2010
Đến năm 2020
Toàn đô thị (người)
Nội thị (người)
Toàn đô thị (người)
Nội thị (người)
Toàn đô thị (người)
Nội thị (người)
1
Toàn thị xã
84.173
45.322
100.000
80.000
120.000
110.000
2
Dân số quy đổi
28.537
28.537
35.000
35.000
40.000
40.000
Tổng số
112.710
73.859
135.000
115.000
160.000
140.000
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thu nhập bình quân năm đầu người toàn thị xã rất thấp, đạt khoảng 160 – 170 USD/người. Trong đó:
+ Khoảng 15% có mức thu nhập dưới 120 USD/người năm,
+ Khoảng 70% có mức thu nhập dưới 150 – 250 USD/người năm.
+ Khoảng 15% dân cư có thu nhập trên 250 USD/người năm.
Đinh hướng phát triển kinh tế xã hội của Thị xã trong những năm tới:
Tranh thủ khai thác mọi tiềm năng, cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phấn đấu giá trị GDP trên đầu người đạt 900 USD vào năm 2010 và thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư, trình độ dân trí giữa nội thị và ngoại thị. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 15%. Thu ngân sách tăng ổn định, đảm bảo chi thường xuyên và có tích luỹ dành đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với công nghiệp- TTCN-XDCB, thương mại- dịch vụ chiếm tû trọng chủ yếu trong nền kinh tế. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100% trở lên.
Trong năm 2006 phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, tiến tới giảm hộ nghèo xuống dưới 3,5% vào năm 2010.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 95% vào năm 2010.
Đến 2010 có 90% đường nội thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị, các công trình công cộng phát triển, tỷ lệ tầng cao nhà trung bình từ 3,0 tầng trở lên.
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, phù hợp với tính chất, lợi thế của từng vùng và sản xuất nền nông nghiệp hàng hoá; Đẩy nhanh áp dụng khoa học- kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nhằm chuyển dịch trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lợi thế nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái.
Tập trung phát triển du lịch theo hai hướng: Du lịch sinh thái theo các triền sông, các khu nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp phát triển du lịch di tích văn hoá lịch sử (Núi Nài, Võ Miếu, Khu lưu niệm Bác Hồ, Khu lưu niệm Nguyễn Phan Chánh...).
Đẩy mạnh công tác y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao đời sống, làm tốt công tác chăm lo sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và phòng chống các bệnh xã hội. Từng bước xây dựng bệnh viện Thị xã trở thành bệnh viện thành phố.
Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phấn đấu đến 2010 đạt 90% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Với những mục tiêu định hướng như trên, cơ cấu kinh tế của Thị xã sẽ được xác định là: Công nghiệp- TTCN, Thương mại- dịch vụ và du lịch.
1.2.4. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động là 27.240 người, chiếm 54,4% dân số toàn thị xã.
Khu nội thị: Tổng số lao động nội thị đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 10.410 người, tỷ lệ có việc làm chiếm 79,1% trong độ tuổi lao động, tỷ lệ không có việc làm chiếm tới 20,9%.
Cơ cấu lao động:
+ Nông lâm ngư nghiệp: 47,5%
+ Công nghiệp, Xây dựng: 24,2%
+ Thương nghiệp, dịch vụ: 28,3%
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Tình hình sử dụng đất của thị xã Hà Tĩnh:
Đất dân dụng: 479 ha
+ Đất ở: 275 ha
+ Công trình công cộng: 78 ha
+ Cây xanh, công viên: 72 ha
+ Đường, quảng trường: 72 ha
Đất ngoài dân dụng: 78,5 ha
+ Công nghiệp, kho tàng: 60 ha
+ Giao thông đối ngoại: 18,5 ha
1.3.1. Hiện trạng hệ thống giao thông
Giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 1A chạy qua thị xã Hà Tĩnh dài 6,85 Km, trong đó có 3,2 Km qua nội thị với chiều rộng đường 41m.
Bến ô tô diện tích 0,5 ha, cảng sông có công suất bốc dỡ 15.000 tấn năm, cầu tàu bằng bê tông cốt thép cho tàu có trọng tải 200 tấn.
Giao thông nội thị: Hệ thống đường đô thị được xây dựng dạng ô vuông kết hợp nan quạt với tổng chiều dài 46 Km, mật độ bình quân 1,5 km/km2.
Chỉ tiêu giao thông đô thị:
TT
Tên đường phố
Chiều dài
(m)
Chỉ giới XD
(m)
Diện tích
(m2)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Đường Phan Đình Phùng
1.400
35
49.000
2
Đường Hải Thượng Lãn Ông
1.680
25
42.000
3
Đường Nguyễn Du
1.400
35
49.000
4
Đường Phan Đình Giót
1.080
18
19.440
5
Đường Nguyễn Biểu
900
25
22.500
6
Đường 26 - 3
2.240
35
78.400
7
Đường Nguyễn Tất Thành
368
25
9.200
8
Đường Đặng Dung
700
18
12.600
9
Đường Lý Tự Trọng
1.260
25
31.500
10
Đường Nguyễn Thiếp
320
18
5.760
11
Đường Cao Thắng
400
18
7.200
12
Đường Nguyễn Huy Tự
1.100
18
19.800
13
Đường Nguyễn Công Trứ
2.810
35
98.350
14
Đường Trần Phú
5.200
41
213.200
15
Đường Hà Huy Tập - Cầu Cao
3.900
41
159.900
16
Đường Nguyễn Trung Thiên
680
25
17.000
17
Đường Xuân Diệu
1.050
18
18.900
18
Đường Vũ Quang
1.200
35
42.000
19
Đường Nguyễn Phan Chánh
500
18
9.000
20
Đường Mai Thúc Loan
800
18
14.400
21
Đường Nguyễn Chí Thanh
680
25
17.000
22
Đường Nguyễn Hữu Thái
400
18
7.200
23
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
400
35
14.000
24
Đường Võ Liêm Sơn
600
18
10.800
25
Đường Tây Bệnh viện
550
18
9.900
26
Đường đi Nhà máy nước
700
25
17.500
27
Đường 1A - Nghĩa trang Núi Nài
850
18
15.300
28
Đường Tây Tỉnh đội
220
18
3.960
29
Đường Nguyễn Huy Tự
600
25
15.000
30
Đường Trung tâm 70m
1.900
70
133.000
31
Đường Xuân Diệu kéo dài
550
28
15.400
32
Đường Bồng Sơn 3
900
18
16.200
33
Đường KP10 - TG
860
15
12.900
34
Đường Trung tâm Trần Phú
1.150
15
17.250
35
Đường Đồng Quế
400
15
6.000
39.748
1.230.560
36
Đất giao thông khu đô thị Bắc Thị xã
308.440
37
Đường GT 6 phường (đường nhựa)
54.680
5
273.400
1.812.400
Tổng cộng: Đường chính rải nhựa: 39,75 km/7.33 km2 = 5,4 km/km2.
Đất giao thông: 1,812 km2/7.33 km2 x 100 = 24,7%.
1.3.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước
Trước năm 1954, thị xã Hà Tĩnh có hệ thống cấp nước do Pháp xây dựng, hệ thống cấp nước tự chảy chủ yếu phục vụ quân đội Pháp. Trong thời gian chống Mỹ hệ thống cấp nước bị phá hỏng hoàn toàn. Năm 1988 nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước với công suất 5.000 (m3/ngđ), tuy nhiên chỉ xây dựng được một số hạng mục như trạm bơm cấp I, trạm bơm cấp II, bể chứa 1000 m3, 20 km đường ống có đường kính từ 150 - 400mm.
Năm 1995 được sự giúp đỡ của Chính phủ ôxtraylia, thị xã Hà Tĩnh đã xây dựng hệ thống cấp nước mới có công suất 11.000 (m3/ngđ) và đi vào hoạt động năm 1999. Nguồn nước cấp cho thị xã Hà Tĩnh là nước mặt lấy từ hồ Bộc Nguyên, có dung tích 22 triệu m3, cách thị xã 10 km.
+ Công trình thu trạm bơm cấp I và tuyến ống nước thô:
Công trình thu được xây dựng tại hồ Bộc Nguyên. Diện tích trạm bơm khoảng 35 m2. Công trình thu được xây dựng có ống thu mềm gắn phao nổi để thu nước bề mặt, thu nước vào ngăn thu nước.
Hiện nước thô từ hồ Bộc Nguyên được dẫn tự chảy về nhà máy xử lý, vì mực nước trung bình trong hồ Bộc Nguyên cao (cao độ +16.00 m) có thể tự chảy về nhà máy nước. Tuyến ống nước thô từ hồ Bộc Nguyên về nhà máy xử lý dài khoảng 10km kích thước D400, vật liệu ống bằng gang hiện còn sử dụng tốt.
+ Nhà máy xử lý nước
Nhà máy nước đặt tại khu trường Đoàn xã Thạch Điền huyện Thạch Hà, có cao độ nền khu xử lý là 12 m. Các công trình trong khu xử lý bao gồm: bể trộn, bể phản ứng, bể lắng ngang, bể lọc nhanh, bể chứa, nhà hoá chất, trạm bơm cấp II.
Cụm xử lý công suất 11.000 m3/ngày:
Bể trộn, bể phản ứng và bể lắng ngang được xây dựng hợp khối, kết cấu bê tông cốt thép với kích thước: 40.2m x 10.2m x 4.7m, diện tích khoảng 405 m2.
* Bể trộn được thiết kế xây dựng theo kiểu bể trộn đứng, kích thước mặt bằng: a x b = 2.2m x 2.2m cao h = 4.2m.
* Bể phản ứng được thiết kế xây dựng theo kiểu bể phản ứng có vách ngăn chia làm 2 bể kích thước mỗi bể là: a x b = 7.5m x 5.2m cao h = 3.8m.
* Bể lắng được thiết kế theo kiểu bể lắng ngang thu nước bề mặt chia làm 2 bể, kích thước mỗi bể: a x b = 17.6m x 5.2m cao 3.5m
* Bể chứa và trạm bơm cấp II
* Bể chứa bê tông cốt thép có dung tích 2.000 m3 được xây dựng nửa nổi nửa chìm, kích thước 24m x 24m x 4.2m.
+ Trạm bơm cấp II được xây dựng kết cấu hệ khung bê tông cốt thép, mái bằng đổ bê tông và tường xây gạch, kích thước 7.2m x 28.8m x 4.5m. Trạm bơm cấp II xây dựng để cho giai đoạn II đến năm 2010, hiện trong trạm chưa lắp đặt máy bơm cấp II, mới chỉ lắp đặt máy bơm rửa lọc và máy bơm công tác. Máy bơm rửa lọc gồm hai máy Q = 1.350 (m3/h), H = 6 m. Máy bơm công tác gồm hai bơm Q = 90 (m3/h), H = 55 m.
Nước sạch hiện nay tự chảy từ bể chứa trong nhà máy xử lý nước về trạm tăng áp cách khoảng 7 km.
+ Các hạng mục khác
Nhà hoá chất được xây dựng kết cấu hệ khung bằng bê tông cốt thép và tường xây gạch, mái bằng đổ bê tông. Nhà hoá chất được xây dựng đủ cho cả giai đoạn đến 2010 với kích thước 25.2m x 6.6 m. Trong nhà hoá chất lắp đặt các thiết bị hoà trộn và định lượng phèn, vôi và Clo.
Nhà hành chính quản lý được xây dựng kết cấu hệ khung bằng bê tông cốt thép, tường xây gạch mái lợp tôn. Nhà hành chính quản lý gồm 3 tầng, diện tích mặt bằng 300 m2. Ngoài ra có các công trình khác như cổng tường rào xây gạch gara ôtô và nhà để xe.
+ Trạm bơm tăng áp
Trạm bơm tăng áp được xây dựng ngay đầu khu vực nội thị tại vị trí nhà máy nước cũ cách nhà máy nước mới khoảng 7 km.
Trạm bơm tăng áp có bể chứa và trạm bơm.
Bể chứa bê tông cốt thép có dung tích 2.000 m3 được xây dựng nửa nổi nửa chìm, kích thước 24m x 24m x 4.2m.
Trạm bơm tăng áp được xây dựng cải tạo từ trạm bơm cấp II cũ, kích thước trạm 5.4m x 18m x 4.5m. Hiện trong trạm bố trí lắp đặt 5 máy bơm với Q = 300 m3/h, H = 50 m.
+ Mạng lưới phân phối
Hiện nay hệ thống mạng lưới đường ống phân phối nước của thị xã Hà Tĩnh hết sức yếu kém. Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống cấp nước chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình đầu mối trong khi đó các tuyến ống truyền dẫn và phân phối được đầu tư không đáng kể.
Hiện nay mạng lưới phân phối có tổng chiều dài khoảng 42.327 m, với các ống từ DN100 đến DN450. Trên mạng lưới có bố trí 2 đài nước 1200 m3 và 700 m3.
- Đài nước 1200 m3 được xây dựng trên núi Nài, đài cao 12m, kết cấu chân đài bằng bê tông cốt thép thân đài bằng compozit được nhập từ Austraylia về.
- Đài nước 700 m3 được xây dựng tại ngã tư đi Hộ Độ và đường Nguyễn Du, kết cấu đài bằng bê tông cốt thép.
Công ty cấp nước Hà Tĩnh đang phát triển mạng lưới cấp nước về thị trấn Thạch Hà với công suất 500 (m3/ngày). Hiện đã thi công được 70% mạng lưới, trạm bơm và bể chứa theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 5 – 2003.
Một số thông số chính của hệ thống cấp nước thị xã Hà Tĩnh như sau:
+ Công suất thiết kế : 11.000 m3/ngày
+ Công suất khai thác: 11.000 m3/ngày
+ chiều dài mạn