CDV làm việc như một dầm liên tục tựa trên các gối đàn hồi và gối cứng, khi chịu tĩnh tải, dây biến dạng, dầm chủ bị võng. Độ võng do tĩnh tải làm sai lệch trắc dọc và độ dốc thiết kế, ảnh hưởng xấu đến hình dạng kiến trúc, các chỉ tiêu khai thác và mô men uốn lớn trong dầm cứng.Nếu bằng biện pháp căng kéo các dây văng ta đưa độ võng các nút neo dây bằng 0 hoặc bằng một giá trị nào đó (tạo độ vồng triệt tiêu một phần hoạt tải) thì khi chịu tĩnh tải sơ đồ làm việc sẽ như dầm liên tục tựa trên các gối cứng.
Trong các hệ dây nhiều, khoang nhỏ, điều chỉnh nội lực sẽ đạt trạng thái biến dạng mong muốn với giá trị mô men uốn do tĩnh tải không đáng kể so với hoạt tải. Nếu lấy mục tiêu là mô men uốn thì điều chỉnh có thể khắc phục một phần mô men uốn do hoạt tải.
Bản chất của việc điều chỉnh là tạo một trạng thái biến dạng và nội lực ngược chiều với trạng thái do tải trọng gây ra, tổng tác động do tải trọng và điều chỉnh sẽ được trạng thái tốt nhất gọi là trạng thái hoàn chỉnh (hay còn gọi là trạng thái B) .Trạng thái hoàn chỉnh có thể là “cao độ” tại các nút neo dây ở vị trí hợp lý nhất dưới tác dụng của tĩnh tải, hoặc là “Biểu đồ mô men uốn” trong dầm chủ có lợi nhất dưới tác dụng của tĩnh tải, hoạt tải và các ảnh hưởng thứ cấp.
Nếu chọn mục tiêu chính là nội lực thì độ võng là hệ quả và ngược lại. Cũng có thể đạt được cả hai mục tiêu trên, khi đó cần chọn hàm mục tiêu chính là nội lực, các sai lệch của trắc dọc cầu cầu so với thiết kế được điều chỉnh bằng các biện pháp cấu tạo. Tuy nhiên công việc trên sẽ làm phức tạp cho khâu chế tạo dầm.
5.1.2. Nguyên tắc điều chỉnh nội lực
Đối với CDV có khoang lớn - dây ít việc điều chỉnh nội lực có thể thực hiện theo phương pháp lặp và chỉnh dần cao độ các nút cho dến khi đạt được độ chính xác mong muốn. Đối với CDV khoang nhỏ – dây nhiều, điều chỉnh theo phương pháp lặp sẽ vô cùng phức tạp do phải tháo lắp kích nhiều lần cho mỗi dây, đồng thời khó đảm bảo sự hội tụ trong quá trình lặp. Để đảm bảo độ tin cậy trong quá trình căng kéo các dây, giảm tối đa công lao động và thiết bị, các biện pháp điều chỉnh cần thoả mãn các mục tiêu sau:
+ Mỗi dây văng chỉ căng chỉnh 1 lần.
+ Kết quả tính toán cần đạt trị số mong muốn về biến dạng của hệ chịu tĩnh tải hoặc về mômen uống trong dầm chủ dưới tác dụng của tĩnh tải và hoạt tải.
+ Tính toán cần chỉ ra được hệ xuất phát (trạng thái A), trình tự căng kéo các dây, nội lực và biến dạng trong hệ xuất phát và diễn biến trong quá trình thi công. Đảm bảo công trình đủ bền và ổn định dưới tác dụng của lực căng chỉnh và hoạt tải thi công tương ứng với từng giai đoạn căng chỉnh.
+ Khi căng mỗi dây cần chỉ định lực căng của bó cáp, cao độ nút neo dây ở trạng thái hoàn chỉnh (trạng thái B) để tiện theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.
224 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cầu dây văng của trường giao thông vận tải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn II:
ThiÕt kÕ KÜ thuËt
ch¬ng 5:
§iÒu chØnh néi lùc
5.1. MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH NỘI LỰC VÀ CÁC GIẢ THIẾT CƠ BẢN
5.1.1. Mục đích của việc điều chỉnh nội lực
CDV làm việc như một dầm liên tục tựa trên các gối đàn hồi và gối cứng, khi chịu tĩnh tải, dây biến dạng, dầm chủ bị võng. Độ võng do tĩnh tải làm sai lệch trắc dọc và độ dốc thiết kế, ảnh hưởng xấu đến hình dạng kiến trúc, các chỉ tiêu khai thác và mô men uốn lớn trong dầm cứng.Nếu bằng biện pháp căng kéo các dây văng ta đưa độ võng các nút neo dây bằng 0 hoặc bằng một giá trị nào đó (tạo độ vồng triệt tiêu một phần hoạt tải) thì khi chịu tĩnh tải sơ đồ làm việc sẽ như dầm liên tục tựa trên các gối cứng.
Trong các hệ dây nhiều, khoang nhỏ, điều chỉnh nội lực sẽ đạt trạng thái biến dạng mong muốn với giá trị mô men uốn do tĩnh tải không đáng kể so với hoạt tải. Nếu lấy mục tiêu là mô men uốn thì điều chỉnh có thể khắc phục một phần mô men uốn do hoạt tải.
Bản chất của việc điều chỉnh là tạo một trạng thái biến dạng và nội lực ngược chiều với trạng thái do tải trọng gây ra, tổng tác động do tải trọng và điều chỉnh sẽ được trạng thái tốt nhất gọi là trạng thái hoàn chỉnh (hay còn gọi là trạng thái B) .Trạng thái hoàn chỉnh có thể là “cao độ” tại các nút neo dây ở vị trí hợp lý nhất dưới tác dụng của tĩnh tải, hoặc là “Biểu đồ mô men uốn” trong dầm chủ có lợi nhất dưới tác dụng của tĩnh tải, hoạt tải và các ảnh hưởng thứ cấp.
Nếu chọn mục tiêu chính là nội lực thì độ võng là hệ quả và ngược lại. Cũng có thể đạt được cả hai mục tiêu trên, khi đó cần chọn hàm mục tiêu chính là nội lực, các sai lệch của trắc dọc cầu cầu so với thiết kế được điều chỉnh bằng các biện pháp cấu tạo. Tuy nhiên công việc trên sẽ làm phức tạp cho khâu chế tạo dầm.
5.1.2. Nguyên tắc điều chỉnh nội lực
Đối với CDV có khoang lớn - dây ít việc điều chỉnh nội lực có thể thực hiện theo phương pháp lặp và chỉnh dần cao độ các nút cho dến khi đạt được độ chính xác mong muốn. Đối với CDV khoang nhỏ – dây nhiều, điều chỉnh theo phương pháp lặp sẽ vô cùng phức tạp do phải tháo lắp kích nhiều lần cho mỗi dây, đồng thời khó đảm bảo sự hội tụ trong quá trình lặp. Để đảm bảo độ tin cậy trong quá trình căng kéo các dây, giảm tối đa công lao động và thiết bị, các biện pháp điều chỉnh cần thoả mãn các mục tiêu sau:
+ Mỗi dây văng chỉ căng chỉnh 1 lần.
+ Kết quả tính toán cần đạt trị số mong muốn về biến dạng của hệ chịu tĩnh tải hoặc về mômen uống trong dầm chủ dưới tác dụng của tĩnh tải và hoạt tải.
+ Tính toán cần chỉ ra được hệ xuất phát (trạng thái A), trình tự căng kéo các dây, nội lực và biến dạng trong hệ xuất phát và diễn biến trong quá trình thi công. Đảm bảo công trình đủ bền và ổn định dưới tác dụng của lực căng chỉnh và hoạt tải thi công tương ứng với từng giai đoạn căng chỉnh.
+ Khi căng mỗi dây cần chỉ định lực căng của bó cáp, cao độ nút neo dây ở trạng thái hoàn chỉnh (trạng thái B) để tiện theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.
5.1.3. Các giả thiết khi điều chỉnh nội lực
Để thuận tiện trong tính toán, ngoài các giả thiết cơ bản của hệ thanh, trong cơ học kết cấu cần thống nhất thêm các giả thiết:
+ Trục của dầm chủ được coi như thẳng và nằm ngang, trắc dọc của dầm khi chế tạo coi như có độ võng bằng 0. ảnh hưởng của độ cong hay độ dốc của dầm khi chế tạo sẽ được bổ sung và trắc dọc thực tế độc lập với quá trình điều chỉnh.
+ Dây văng tuyệt đối thẳng, có khả năng chịu kéo và chịu nén, liên kết khớp với dầm và tháp.
5.1.4. Các biện pháp điều chỉnh nội lực
Có rất nhiều biện pháp và công nghệ điều chỉnh khác nhau để đạt được hoặc biểu đồ biến dạng hoặc biểu đồ nội lực hợp lý , hoặc là đạt cả hai . Mỗi biện pháp đều có những đặc điểm và phạm vi áp dụng riêng. Ta có thể áp dụng một trong các biện pháp sau để điều chỉnh nội lực:
+ Tạo dầm có độ võng ngược trong quá trình thi công
+ Tạo các hợp tạm biến hệ thàn tĩnh định trong thi công
+ Dung biện pháp căng kéo các dây văngđể tạo biểu đồ mô men ngược dấu với mô men gây ra do tĩnh tải và một phần do hoạt tải.
5.1.4.1. Tạo dầm có độ võng ngược trong quá trình thi công
Biện pháp này vẫn được áp dụng trong kết cấu tĩnh định như vẫn thường làm trong các cầu BTCT và trong các cầu dầm hoặc dàn thép. Tạo độ vồng ngược bằng phương pháp chế tạo có thể tạo được hình dáng kiến trúc mong muốn nhưng không cải thiện đượ nội lực do tĩnh tải ( kết cấu vẫn chịu 100% nội lực tĩnh tải )
5.1.4.2. Điều chỉnh nội lực bằng cách tạo các khớp tạm trong quá trình thi công
Đối với CDV việc bố trí các khớp tạm trong qua trình thi công là biện pháp đơn gảin và hiệu quả nhất để tạo sự phân bố mô men tốt nhất trong dầm theo sơ đồ tĩnh định có mô men uốn bằng 0 tại khớp và mô men cục bộ trong phạm vi khoang dầm. Thay đổi vị trí khớp theo chiều dọc có thể tạo được biểu đồ mô men 2 dấu có lợi nhất cả về mặt chịu lực và thi công. Ví dụ việc bố trí khớp tạm tại các điểm cách nút neo một đoạn a = 0,125d (d là chiều dài khoan dầm ) sẽ nhận được biểu đồ mô men có giá trị bằng nhau và ngược dấu tại gối và nhịp tại mỗi khoang. Khớp tạm bố trí ngoài nút còn tạo thuận lợi cho cấu tạo ở neo trong dầm chủ và việc lắp đặt dây trong quá trình thi công.
Các khớp tạm trong dầm cứng bằng BTCT của cầu dây văng thường được thực hiện thuận lợi bằng cách bố trí các chốt thi công, sau này sẽ được liên tục hoá bằng các mối nối ướt.
Khớp tạm được thíêt kế để chịu lực cắt và lực nén dọc trục do tải trọng thi công , thông thường các khớp tạm được cấu tạo bằng các bản và chốt thép, khi đổ bê tông các mối nối ướt để liên tục hoá KCN thi các khớp tạm sẽ được lại luôn trong dầm.
Sau khi đã lắp các khớp tạm thì việc căng kéo các dây văng để điều chỉnh cao độ mặt cầu hoàn toàn không làm thay đổi nội lực do tĩnh tải.
Tuy nhiên việc bố trí khớp tạm để điều chỉnh nội lực trong thi công có một nhược điểm lớn đó là việc cấu tạo các khớp và liên tục hoá lại rất phức tạp nhất là đối với cầu có nhiều dây. Do đó giải pháp này thường chỉ được áp dụng đối với những cầu có khoang lớn, số lượng dây ít, còn các cầu có dây nhiều thì đa số áp dụng biện pháp điều chỉnh nội lực trên dầm liên tục.
5.1.4.3. Điều chỉnh nội lực bằng cách căng kéo các dây văng trên dầm liên tục
Để tránh phải cấu tạo các khớp tạm trong thi công và thực hiện mối nối ướt trên công trường, đặc biệt là áp dụng công nghệ đucs hẫng dầm BTCT, có thể điều chỉnh nội lực bằng cách căng kéo các dây văng trong quá trình thi công hẫng, nhằm tạo ra các chuyển vị và nội lực cưỡng bức trong toàn hệ theo hướng có lợi nhất trong kết cấu cầu. Nội lực hoặc biến dạng cần điều chỉnh được xác định từ biểu đồ bao mô men do tĩnh tải và hoạt tải hoặc biểu đồ độ võng của hệ làm chuẩn.
Điều chỉnh nội lực bằng căng kéo các dây văng dựa trên nguyên tắc sau
+ CDV làm việc như một dầm liên tục trên các gối đàn hồi, khi chịu tĩnh tải dầm cứng bị võng, gây mô men uốn, nếu bằng biện pháp căng kéo các dây để tạo được các phản lực thẳng đứng có giá trị bằng phản lực khi các điểm neo dây được coi như kê trên các gối cứng hoặc triệt tiêu được độ võng các nút do tĩnh tải thì mô men uốn của dầm trở thành mô men uốn của dầm liên tục tựa trên các gối cứng.
+ Việc triệt tiêu độ võng hoặc tạo biểu đồ mô men uốn tốt nhất trong đầm cứng thực hiện bằng căng kéo các dây làm thay đổi nội lực và biến dạng trong hệ
+ Để giảm số lượng các thiết bị căng kéo và tập trung chỉ đạo, công tác điều chỉnh nên thực hiện làm nhiều đợt, trong mỗ đợt số dây cần căng nên chọn thích hợp với số thiết bị và sơ đồ chịu lực, ví dụ khi sơ đồ đối xứng thì ta có thể căng từng cặp dây, còn trong trường hợp chung thì nên căng từng dây một
+ Mỗi dây chỉ nên căng 1 lần, việc vi chỉnh hoặc căng chỉnh lại các dây nên hạn chế tối thiểu, do đó phải dự liệu sợ ảnh hưởng của sự điều chỉnh nội lực trong tất cả các dây sau đến lực căng của dây đang chỉnh và độ võng của nút.
+ Khi căng dây nào thì loại dây đó ra khỏi kết cấu và thay bằng 1 ngoại lực
+ Mỗi dây sau khi lắp đặt sẽ tham gia làm việc như một phần tử của kết cấu
+ Trình tự căng kéo cần gắn liền với các bước thi công, tránh gây quá tải cho công trình dưới tác dụng của tĩnh tải, lực điều chỉnh và hoạt tải thi công.
5.1.5. Nội dung tính toán cầu dây văng khi điều chỉnh nội lực
- Xác định trạng thái cuối cùng (biến dạng hoặc nội lực) – mục tiêu cần đạt (trạng thái B)
- Căn cứ vào công nghệ thi công và trình tự lắp đặt dây, xác định trạng thái xuất phát (trạng thái A).
- Xác định nội lực và biến dạng do tĩnh tải I, tĩnh tải II, do các ảnh hưởng thứ cấp (từ biến, co ngót và biến dạng dư của dây theo thời gian). Xác định biểu đồ bao mômen uốn của các tải trọng tác dụng lên hệ hoàn chỉnh (nếu muốn triệt tiêu cả một phần ảnh hưởng do hoạt tải).
- Chọn phương pháp tính (phương pháp lực hoặc phương pháp chuyển vị), chỉ định trình tự căng chỉnh, định véc tơ ẩn số trong hệ.
- Lập phương trình trên cơ sở mục tiêu đã chọn.
- Xác định các ẩn lực thoả mãn các mục tiêu trên.
- Xác định lực cang trong dây, độ cao cần chỉnh của các nút theo đúng trình tự căng đã chọn.
- Xác định nội lực và biến dạng ở trạng thái cuối cùng (B) do tĩnh tải (I và II), các ảnh hưởng thứ cấp và lực điều chỉnh.
- Kiểm tra kết quả theo các số liệu của mục tiêu.
5.2. LÝ THUYẾT ĐIỀU CHỈNH NỘI LỰC
5.2.1. Trạng thái xuất phát
- Điều chỉnh nội lực có thể được thực hiện trong quá trình lắp dầm và dây, hoặc trước khi đưa công trình vào khai thác. Trạng thái công trình trước khi căng kéo gọi là trạng thái xuất phát (trạng thái A).
- Trạng thái xuất phát tuỳ thuộc vào công nghệ thi công:
+ Nếu thi công theo phương pháp đúc dầm trên đà giáo thì trạng thái xuất phát là sơ đồ cầu sau khi đã thi công xong dầm cứng.
+ Nếu thi công theo phương pháp hẫng thì trạng thái xuất phát là sơ đồ cầu gồm có tháp cầu, 2 đốt đã đúc trên đà giáo và 2 dây đã lắp nhưng chưa căng chỉnh.
5.2.2. Trạng thái cuối cùng
- Trạng thái cuối dùng là trạng thái công trình hoàn chỉnh về kết cấu hợp lý về phân bố nội lực hoặc biến dạng. Xác định trạng thái cuối cùng là xác định hàm mục tiêu cần đạt. Hàm mục tiêu có thể là độ võng tốt nhất của công trình hoàn chỉnh khi chịu tĩnh tải và một phần hoạt tải , hoặc phân bố mô men hợp lý nhất. Trong 3 mục tiêu trên nếu chọn độ võng thì mô men là hệ quả và ngược lại. Như vây ta có thể chọn 1 trong 3 mục tiêu:
+ Nếu dùng hàm lực dọc làm chuẩn thì sẽ khống chế lực dọc sau điều chỉnh tại các nút có giá trị cân bằng phản lực gối cứng của dầm liên tục
+ Nếu dùng độ võng là hệ tiêu chuẩn thì độ võng sau khi điều chỉnh bằng o hoặc có độ vồng ngược theo yêu cầu thíêt kế, để khắc phục độ võng do tĩnh tải, do ảnh hưởng của các hiệu ứng thứ cấp và có thể là một phần do hoạt tải.
+ Nếu dùng hàm mô men làm chuẩn thì sẽ khống chế mô men âm sau điều chỉnh tại các nút có giá trị bằng mô men trên gối cứng của dầm liên tục hoặc chuyển đường không tải mô men trong biểu đồ bao để có mô men dương giữa nhịp các khoang bằng mô men tại các nút neo dây.
5.2.3. Mục đích của bài toán điều chỉnh nội lực
- Dựa trên trạng thái ban đầu và trạng thái cuối dùng, khi thi công căng chỉnh mỗi dây văng cần đạt được các mục tiêu sau:
+ Đảm bảo độ bền và ổn định cho công trình trong quá trình thi công.
+ Chỉ định được trình tự căng kéo các dây trên cơ sơ mỗi dây chỉ căng chỉnh một lần.
+ Chỉ định lực căng trong từng dây.
+ Xác định được chuyển vị của từng nút khi căng.
+ Xác định kết quả nội lực sau khi căng.
+ Xác định chuyển vị của toàn kết cấu sau khi căng.
5.2.4. Nội dung tính toán cầu dây văng khi điều chỉnh nội lực
- Xác định trạng thái cuối cùng (biến dạng hoặc nội lực ) – mục tiêu cần đạt (trạng thái B).
- Căn cứ vào công nghệ thi công và trình tự lắp đặt dây, xác định trạng thái xuất phát (trạng thái A).
+ Xác định nội lực và biến dạng do tĩnh tải I, tĩnh tải II, do các ảnh hưởng thứ cấp (từ biến, co ngót và biến dạng dư của dây theo thời gian). Xác định biểu đồ bao mômen uốn của các tải trọng tác dụng lên hệ hoàn chỉnh (nếu muốn triệt tiêu cả một phần ảnh hưởng do hoạt tải).
+ Chọn phương pháp tính (phương pháp lực hoặc phương pháp chuyển vị), chỉ định trình tự căng chỉnh, định véc tơ ẩn số trong hệ.
+ Lập phương trình trên cơ sở mục tiêu đã chọn.
+ Xác định các ẩn lực thoả mãn các mục tiêu trên.
+ Xác định lực cang trong dây, độ cao cần chỉnh của các nút theo đúng trình tự căng đã chọn.
+ Xác định nội lực và biến dạng ở trạng thái cuối cùng (B) do tĩnh tải (I và II), các ảnh hưởng thứ cấp và lực điều chỉnh.
+ Kiểm tra kết quả theo các số liệu của mục tiêu.
5.2.5. Hệ phương trình chính tắc của bài toán điều chỉnh nội lực
5.2.5.1. Nguyên tắc xây dựng hệ phương trình chính tắc
- Để xác định các ẩn lực thẳng đứng Xi ( Xi = Ni . sin (i ) cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt của quá trình ĐCNL. Mục tiêu có thể là: trị số mô men uốn của đàm cứng hoặc độ võng tại các nút. Các giá trị mong muốn cần đạt cho mục tiêu gọi là “chuẩn”. Ví dụ nếu chọn mục tiêu là hàm mô men uốn thì trị số mô men chuẩn sẽ có giá trị = gd2/11 tại các nút, hay nói cách khác là giá trị mô men trong dầm cứng treo bởi các dây văng và các gối tại tháp và mố sẽ như là của dầm kê trên các gối cứng tại các nút dây, tháp và trụ.
5.2.5.2. Hệ phương tình chính tắc của bài toán điều chỉnh nội lực
5.2.5.2.1. Khi mục tiêu điểu chỉnh là phản lực gối trong dầm cứng
- Từ điều kiện là tổng mô men tại các nút do tĩnh tải và lực điều chỉnh gây ra phải bằng giá trị mô men “chuẩn” ta có:
- Phương trình chính tắc có dạng tổng quát là:
Sio + Six + Sic + SiII = 0
Trong đó:
+ Sio : Lực dọc trong thanh thứ i ở trạng thái ban đầu (A).
+ Sic : Lực dọc uốn chuẩn tại thanh thứ i cần đạt (hàm mục tiêu)
+ Six : Lực dọc trong thanh thứ i do lực điều chỉnh Xi gây ra
+ SiII : Lực dọc trong thanh thứ i do ảnh hưởng của tĩnh tải phần II và các ảnh hưởng thứ cấp (nhiệt độ, co ngót, từ biến của bê tông) trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh
- Mở rộng cho các nút phương trình chính tắc dưới dạng ma trận có dạng
S.X + So + Sc + SII = 0 (*)
Trong đó ma trận M được xác định như sau:
+ sij : trị số lực dọc tại i do P = 1 đặt tại j gây ra trong hệ (tương ứng với sơ đồ căng dây tại nút j)
+ X : véc tơ ẩn lực trong các dây văng.
+ SO : Véc tơ lực dọc của hệ xuất phát (A).
+ Sc : Véc tơ lực dọc chuẩn, là mục tiêu cần đạt.
+ SII : Vec tơ lực dọc do tĩnh tải phần II và các ảnh hương thứ cấp gây ra trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh.
Sau khi giải phương trình (*) trên ta xác định được các ẩn Xi và tìm ra lực điều chỉnh trong các dây.
5.2.5.2.2. Khi mục tiêu điểu chỉnh là độ võng các nút trong dầm cứng
- Phương trình chính tắc có dạng tổng quát là:
Yio + Yix + Yic + YiII = 0
Trong đó:
+ Yio : Độ võng uốn tại nút thứ i ở trạng thái ban đầu (A).
+ Yic : Độ võng uốn chuẩn tại nút thứ i cần đạt ( hàm mục tiêu )
+ Yix : Độ võng uốn tại nút thứ i do lực điều chỉnh Xi gây ra
+ YiII : Độ võng uốn tại nút thứ i do ảnh hưởng của tĩnh tải phần II và các ảnh hưởng thứ cấp (nhiệt độ, co ngót, từ biến của bê tông) trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh
- Mở rộng cho các nút phương trình chính tắc dưới dạng ma trận có dạng
Y.X + Yo + Yc + YMII = 0 (*)
Trong đó :
+ yij : trị số độ võng tại i do P = 1 đặt tại j gây ra trong hệ (tương ứng với sơ đồ căng dây tại nút j )
+ X : véc tơ ẩn lực trong các dây văng.
+ YO : Véc tơ độ võng của hệ xuất phát (A).
+ Mc : Véc tơ độ võng chuẩn, là mục tiêu cần đạt.
+ MII: Vec tơ độ võng do tĩnh tải phần II và các ảnh hương thứ cấp gây ra trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh.
5.2.5.2.3. Khi mục tiêu điểu chỉnh là mô men uốn trong dầm cứng
- Từ điều kiện là tổng mô men tại các nút do tĩnh tải và lực điều chỉnh gây ra phải bằng giá trị mô men “chuẩn” ta có:
- Phương trình chính tắc có dạng tổng quát là:
Mio + Mix + Mic + MiII = 0
Trong đó:
+ Mio : Mô men uốn tại nút thứ i ở trạng thái ban đầu (A).
+ Mic : Mô men uốn chuẩn tại nút thứ i cần đạt ( hàm mục tiêu )
+ Mix : Mô men uốn tại nút thứ i do lực điều chỉnh Xi gây ra
+ MiII : Mô men uốn tại nút thứ i do ảnh hưởng của tĩnh tải phần II và các ảnh hưởng thứ cấp (nhiệt độ, co ngót, từ biến của bê tông) trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh
- Mở rộng cho các nút phương trình chính tắc dưới dạng ma trận có dạng
M.X + Mo + Mc + MII = 0 (*)
Trong đó ma trận M được xác định như sau:
+ mij : trị số mô men tại i do P = 1 đặt tại j gây ra trong hệ (tương ứng với sơ đồ căng dây tại nút j )
+ X : véc tơ ẩn lực trong các dây văng.
+ MO : Véc tơ mô men của hệ xuất phát (A).
+ Mc : Véc tơ mô men chuẩn , là mục tiêu cần đạt.
+ MII : Vec tơ mô men do tĩnh tải phần II và các ảnh hương thứ cấp gây ra trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh.
Sau khi giải phương trình (*) trên ta xác định được các ẩn Xi và tìm ra lực điều chỉnh trong các dây.
Như vậy, trong khuôn khổ đồ án chọn mục tiêu điều chỉnh là độ võng của dầm.
5.3. TÍNH TOÁN SƠ CHỈNH NỘI LỰC
- Trong đồ án này em xin được trình bày nội dung điều chỉnh nội lực với hàm mục tiêu là hàm độ võng, hay ta đi tìm lực căng trong dây để dưói tác dụng của tĩnh tải và lực căng dây thì độ võng tại các nút dây bằng 0
- Bài toán điều chỉnh nội lực trong cầu dây văng là tổng hợp của hai bài toán:
- Bài toán sơ chỉnh: Là bài toán điều chỉnh nội lực trong giai đoạn thi công nhằm tìm ra lực căng trước trong dây vâng trong giai đoạn thi công với mục đích tạo ra được độ võng hợp lý tại các nút dây để thuận lợi cho giai đoạn thi công.
- Bài toán vi chỉnh: Là bài toán điều chinr nội lực trong giai đoạn đã hoàn thiện và đưa cầu vào khai thác.
Lực căng trong dây cuối cùng là tổng hợp của cả hai lực dây trong hai giai đoạn điều chỉnh sơ chỉnh và giai đoạn vi chỉnh.
5.3.1. Giai đoạn căng sơ chỉnh
- Kết cấu nhịp được thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, 2 đốt đầu tiên được đúc trên dà giáo mở rộng gắn vào trụ tháp, căng kéo các dây và đúc dần từ trụ tháp ra 2 phía, sau đó hợp long tại giữa nhịp. Như vậy do cầu được thi công theo phương pháp đúc hẫng nên trạng thái A được chọn bao gồm tháp cầu, 2 đốt đầu tiên đã đúc và 2 dây đầu tiên ở trạng thái chưa căng chỉnh.
.
5.3.2. Nội lực và biến dạng của cầu dây văng theo sơ đồ thi công đúc hẫng
- Các đốt dầm lần lượt được thi công đúc hẫng trên hệ đà giáo treo từ tháp sang 2 phía. Khi đúc xong đợi bê tông đạt cường độ tiến hành lắp dây và căng với trị số lực Ni đã tính trước theo bài toán điều chỉnh nội lực.
- Xét CDV thi công hẫng từ trụ ra 2 phía, khi một lực Ni tác dụng sẽ gây ra trong hệ kết cấu nội lực mij, rij, fij: tương ứng là mô men uốn, phản lực và độ võng tại các nút dây. Lần lượt căng tất cả các dây, ta sẽ có các N1, N2 . . . . Nn là các lực căng cần thiết trong dây.
- Tác động của lực căng kéo dây văng trong quá trình ĐCNL được xác định trong sơ đồ của hệ ở các thời điểm tương ứng. Trong tính toán chấp nhận giả thiết tuyến tính, biến dạng nhỏ của cơ học kết cấu, đồng thời khi căng căng dây nào thì bỏ dây đó ra khỏi hệ và thay bằng ẩn lực Xi, như vậy lực căng kéo các dây văng được xem như ngoại lực tác dụng lên hệ.
5.3.3. Các số liệu tính toán ban đầu
5.3.3.1. Tĩnh tải
- Tĩnh tải giai đoạn I: DCtt = 203,23kN/m.
-Tải trọng thi công: 3,17 KN/m
-Tải trọng xe đúc: 800KN
5.3.3.2. Hoạt tải
- Tải trọng tiêu chuẩn HL93
- Tải trọng Người đi
- Chiều rộng cầu: 2x3.5 + 2x1.5 m
5.3.3.3. Kết cấu nhịp
- Chiều dài các đốt dầm:
+ Chiều dài đốt dầm nhịp biên: dnb = 9m.
+ Chiều dài đốt dầm nhịp giữa: dng= 10m.
+ Chiều dài đốt dầm đúc trên đà giáo: d0 = 12m.
+ Chiều dài đốt hợp long: dhl = 6m.
5.3.3.4. Kết cấu dầm chủ và hệ mặt cầu
- Kích thước thiết kế của dầm chủ là dầm bê tông cốt thép tiết diện chữ π có chiều cao 1,50 m
- Các dầm ngang bằng bê tông cốt thép có chiều cao = 1,2m đặt cách nhau 4,5m
- Lớp phủ mặt cầu có chiều dày 7,4 cm
5.3.3.5. Cấu tạo neo và dây văng
- Cầu gồm 2 mặt phẳng dây. Dây làm bằng các tao cáp 7 sợi, đường kính danh định 15,2 mm. Kết cấu bó dây văng được trình bày ở phần chọn tiết diện dây.
- Các tao cáp được bó lại thành từng bó và được neo hai đàu trên đỉnh tháp và dưới dầm chủ.