Đồ án Thiết kế chế tạo khuôn ép nhựa cho chi tiết vỏ mỏ hàn

Ngày nay, nhờ vào những bước phát triển nhảy vọt của khoa học kĩ thuật, đã mang lại cho con người nhiều tiện ích lớn, đặc biệt là sự phát triển của khoa học máy tính, công nghệ thông tin và những chương trình ứng dụng trong thiết kế gia công cơ khí. Ngành đó được gọi chung là công nghệ CAD/CAM. Nhờ công nghệ này mà việc thiết kế đến gia công ra sản phẩm được trở lên chính xác và giảm thiểu nhiều công việc không cần thiết, nhờ đó giảm được thời gian thiêt kế, chế tạo, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm nhựa ngày nay đang chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong kĩ thuật và đời sống như trong các máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, đồ dùng gia dụng. Vì vậy việc sản suất các sản phẩm theo khuôn mẫu công nghệ đúc phun là rất cần thiết. Nhưng vấn đề chính là làm thế nào để nâng cao được chất lượng, độ chính xác, tính thẩm mỹ của sản phẩm nhựa. Theo công nghệ cũ thì việc thiết kế, gia công, lắp ghép là vô cùng khó khăn, nhà sản xuất mất nhiều thời gian và tiền của cho việc sản xuất thử và sửa lại khuôn. Những vấn đề đó ngày nay được khắc phục bằng những phần mềm thiết kế chuyên dụng như Solid eges, Catia .

doc97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10340 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế chế tạo khuôn ép nhựa cho chi tiết vỏ mỏ hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY ----------o0o----------  THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA CHO CHI TIẾT VỎ MỎ HÀN”. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thế Minh. SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Thị Hoa. LỚP : Cơ_ Điện Tử. KHÓA : 46. HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHUÔN 5 1.1. Thực trạng khuôn mẫu trên thế giới và Việt Nam. 5 1.1.1. Thực trạng khuôn mẫu trên thế giới 5 1.1.2. Thực trạng khuôn mẫu ở Việt Nam 6 1.2. Khái niệm chung về khuôn 8 1.2.1. Vật liệu chất dẻo. 8 1.2.1.1. Chất dẻo 8 1.2.1.2. Polymer 9 1.2.1.3. Tính chất, đặc điểm, ứng dụng của chất dẻo. 11 1.2.2. Cơ sở thiết kế khuôn 14 1.2.2.1. Khái niệm về khuôn 14 1.2.2.2. Các bộ phận cơ bản của khuôn 17 1.2.2.3. Các yêu cầu kỹ thuật đối với khuôn ép nhựa 19 1.2.2.4. Hệ thống đẩy 20 1.2.2.5. Hệ thống chốt hồi về 24 1.2.2.6. Hệ thống cấp nhựa 25 1.2.2.7. Lõi mặt bên của khuôn 33 1.2.2.8. Hệ thống làm nguội khuôn 34 1.2.2.9. Vật liệu làm khuôn: 37 1.2.2.10. Phương pháp thiết kế khuôn: 40 1.2.3. Máy ép phun 40 1.2.3.1. Cấu tạo máy ép phun. 40 1.2.3.2. Các công đoạn của máy đúc áp lực: 49 1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài 50 1.3.2. Nhiệm vụ và nội dung thực hiện đề tài 50 Chương II: THIẾT KẾ KHUÔN CHO CHI TIẾT VỎ MỎ HÀN 52 2.1. Phân tích ý tưởng: 52 2.2. Thiết kế khuôn tổng thể 52 2.2.1. Phân tích lòng và lõi: (core and cavity) 52 2.3. Thiết kế kết cấu khuôn cho sản phẩm 55 2.3.1. Tạo bộ khuôn: 55 2.3.2. Tạo mặt phân khuôn cho chi tiết: 56 2.4. Lắp ráp các chi tiết vào khuôn: 58 2.4.1. Lắp trục dẫn hướng: 58 2.4.2. Lắp bạc dẫn hướng : 58 2.4.3. Ta lắp ráp bu lông cho các tấm phần khuôn cố định 59 2.4.4. Lắp các chốt hồi 60 2.4.5. Lắp bạc cuống phun: 61 2.4.6. Lắp bu lông cố định bạc cuống phun 61 2.4.7. Lắp cuống phun: 63 2.4.8. Lắp chốt đấy sản phẩm 63 2.4.9. Lắp bu lông cố định tấm lòng khuôn và miếng ghép 64 Chương III:QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG KHUÔN 67 3.1. Tấm ghép lòng khuôn: 68 3.1.1. Tấm ghép lòng khuôn của vỏ trên 68 3.1.2. Miếng ghép lòng khuôn vỏ dưới. 72 3.2. Tấm ghép lõi khuôn 72 3.2.1. Miếng ghép lõi khuôn của vỏ trên. 72 3.2.2. Miếng ghép lõi khuôn vỏ dưới: 76 3.3. Gia công tấm khuôn trên 77 3.4. Tấm khuôn dưới 82 KẾT LUẬN 89 PHỤ LỤC 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nhờ vào những bước phát triển nhảy vọt của khoa học kĩ thuật, đã mang lại cho con người nhiều tiện ích lớn, đặc biệt là sự phát triển của khoa học máy tính, công nghệ thông tin và những chương trình ứng dụng trong thiết kế gia công cơ khí. Ngành đó được gọi chung là công nghệ CAD/CAM. Nhờ công nghệ này mà việc thiết kế đến gia công ra sản phẩm được trở lên chính xác và giảm thiểu nhiều công việc không cần thiết, nhờ đó giảm được thời gian thiêt kế, chế tạo, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm nhựa ngày nay đang chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong kĩ thuật và đời sống như trong các máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, đồ dùng gia dụng... Vì vậy việc sản suất các sản phẩm theo khuôn mẫu công nghệ đúc phun là rất cần thiết. Nhưng vấn đề chính là làm thế nào để nâng cao được chất lượng, độ chính xác, tính thẩm mỹ của sản phẩm nhựa. Theo công nghệ cũ thì việc thiết kế, gia công, lắp ghép là vô cùng khó khăn, nhà sản xuất mất nhiều thời gian và tiền của cho việc sản xuất thử và sửa lại khuôn. Những vấn đề đó ngày nay được khắc phục bằng những phần mềm thiết kế chuyên dụng như Solid eges, Catia…. Đồ án tốt nghiệp sau đây là đồ án tổng quát về quy trình thiết kế khuôn dập sản phẩm nhựa.Trong quá trình làm thiết kế có sử dụng một số phần mềm thiết kế : CATIA, Mastercam. Trong quá trình làm đồ án này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của thầy ThS.Phạm Thế Minh. Em xin chân thành cảm ơn! Trong quá trình thiết kế, mặc dù em rất cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót, em mong các thầy và các bạn góp ý CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHUÔN 1.1. Thực trạng khuôn mẫu trên thế giới và Việt Nam. 1.1.1. Thực trạng khuôn mẫu trên thế giới Trên thế giới, cuộc cách mạng về máy tính điện tử đã có tác động lớn vào nền sản xuất công nghiệp. Đặc biệt trong ngành chế tạo khuôn mẫu hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng rộng rãi, để nhanh chóng chuyển đổi các quá trình sản xuất theo kiểu truyền thống sang kiểu sản xuất công nghệ cao (CNC); Nhờ đó các giai đoạn thiết kế và chế tạo khuôn mẫu từng bước được tự động hoá. (CAD/CAM – trong đó: CAD là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử; CAM là sản xuất với sự trợ giúp của máy tính điện tử, còn gọi là gia công điều khiển số). Các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...đã hình thành mô hình liên kết tổ hợp, để sản xuất khuôn mẫu chất lượng cao, cho từng lĩnh vực công nghệ khác nhau: + Chuyên thiết kế chế tạo khuôn nhựa, khuôn dập nguội, khuôn dập nóng, khuôn đúc áp lực, khuôn ép chảy, khuôn dập tự động ... + Chuyên thiết kế chế tạo các cụm chi tiết tiêu, chuẩn phục vụ chế tạo khuôn mẫu như: Các bộ đế khuôn tiêu chuẩn, các khối khuôn tiêu chuẩn, trục dẫn hướng, lò xo, cao su ép nhăn, các cơ cấu cấp phôi tự động ... + Chuyên thực hiện cac dịch vụ nhiệt luyện cho các công ty chế tạo khuôn. + Chuyên cung cấp các dụng cụ cắt gọt để gia công khuôn mẫu. + Chuyên cung cấp các phần mềm chuyên dụng CAD/CAM/CIMATRON, CAE... + Chuyên thực hiện các dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng khuôn... Những mô hình trên là những mô hình liên kết mở giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chuyên sâu vào từng lĩnh vực với việc ứng dụng CNC, theo hướng tự động hoá quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phất huy tối đa năng lực các thiết bị của mình. Điển hình là mô hình công nghiệp sản xuất khuôn mẫu (CNSXKM) của Đài Loan. Năm 2002 Đài Loan đã xuất khẩu khuôn mẫu đi các nước: Trung Quốc, Mỹ, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam...với tổng trị giá 18.311.271.000 đài tệ, tương đương 48.726 tấn khuôn mẫu. Khuôn mẫu của Đài Loan được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá thành chỉ bằng 50% giá nhập ngoại, do đã luôn ứng dụng cập nhật những CN mới (CN vật liệu mới, CN tự động hoá, CNTT) vào quá trình sản xuất. 1.1.2. Thực trạng khuôn mẫu ở Việt Nam Tại Việt Nam, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, các doanh nghiệp hiện mới chỉ đáp ứng được một phần sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản phẩm cơ khí tiêu dùng và một phần cho các công ty liên doanh nước ngoài. Với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao (máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết phải nhập bán thành phẩm hoặc nhập khuôn. Một trong những nguyên nhân cần được đề cập đến là các doanh nghiệp SXKM trong nước hiện đa phần hoạt động ở tình trạng tự khép kín, chưa có sự phối hợp, liên kết với nhau để đi vào thiết kế và sản xuất chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng cùng chủng loại; trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở thuộc trình độ công nghệ thấp; hoặc có nơi đã đầu tư thiết bị công nghệ cao nhưng sự đầu tư lại trùng lặp do chưa có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong sản xuất. Bên cạnh đó nguồn nhân lực thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ cũng bị phân tán. Cũng do sản xuất nhỏ lẻ nên ngay cả việc nhập thép hợp kim làm khuôn mẫu cũng phải nhập khẩu với giá thành cao. Những điều này giải thích vì sao chi phí SXKM của các doanh nghiệp Việt Nam luôn lớn, dẫn đến hiệu quả sản xuất bị hạn chế. Quy hoạch phát triển ngành cơ kim khí Hà Nội giai đoạn 2006-2010 đã xác định: Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm: Thiết bị đồng bộ; sản phẩm máy công nghiệp; sản phẩm thiết bị kỹ thuật điện; công nghiệp ô tô - xe máy; sản phẩm cơ kim khí tiêu dùng. Trong số đó, nhóm sản phẩm cơ bản có liên quan đến sử dụng khuôn mẫu là: sản phẩm máy công nghiệp, sản phẩm ô tô - xe máy và một số ngành sản xuất khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic. Kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu khuôn mẫu đến 2010, đơn cử riêng về khuôn dập, của một số Cty như sau: Cty Cơ khí Thăng Long: K.dập là 1.500 bộ; Cty Điện cơ Thống Nhất: K. dập là 75 bộ; Cty chế tạo máy điện VN -HGR: K. dập là 150 bộ; Cty Xích líp Đông Anh: K. dập là 500 bộ; … Cùng với đó là nhu cầu rất lớn về các loại khuôn nhựa, khuôn đúc áp lực… Như vậy, ngay trên sân nhà, nhu cầu của thị trường về các loại khuôn mẫu là rất cao. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước là: cần phải tiến hành công tác quy hoạch để định hướng phát triển CN SXKM; thực hiện công tác tổ chức, điều phối, hợp tác, liên kết sản xuất giữa các cơ sở ra sao, nhằm đầu tư và phát triển CNSXKM đạt hiệu tối đa. Kinh nghiệm của Đài Loan - một quốc gia có ngành CNSXKM phát triển cho thấy, họ luôn cập nhật và ứng dụng những CN vật liệu mới và CN tự động hoá vào quá trình sản xuất. Một điểm quan trọng nữa là: sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất giữa các doanh nghiệp thuộc ngành CNKM. Hiệp hội Khuôn mẫu Đài Loan (TMDIA) đã tập hợp, liên kết hơn 600 Cty; đã hình thành các trung tâm thiết kế, các tổ hợp chế tạo khuôn mẫu cho từng lĩnh vực công nghiệp, như đã nói ở trên. Đây chính là sự phân công và hợp tác lao động ở mức độ cao; giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chuyên sâu vào từng lĩnh vực với việc ứng dụng CNC, theo hướng tự động hoá quá trình sản xuất. Nhờ đó, họ có điều kiện phát huy tối đa năng lực thiết bị của mình, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Cũng chính nhờ sự tập hợp, liên kết này mà các doanh nghiệp tránh được sự đầu tư trùng lặp, giảm tối đa chi phí khấu hao thiết bị trong giá thành sản xuất khuôn mẫu. Vậy nên, trong xu thế hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngành CNSXKM của Việt Nam cũng như Hà Nội cần phải có các giải pháp đúng, phù hợp. Nếu cứ để SXKM trong tình trạng hoạt động khép kín, một đơn vị khó có thể đảm bảo có những sản phẩm khuôn mẫu chất lượng cao, giá thành hạ. Thời gian tới, cần phải thành lập Hiệp hội của ngành SXKM. Đây sẽ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình cũng như tìm kiếm đối tác và liên kết làm ăn. Hiệp hội còn là nơi có quan hệ chặt chẽ với Chính phủ, Bộ ngành; với các viện và trường đại học; với các cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, về cơ chế quản lý, về các công nghệ và thiết bị tiên tiến, về xây dựng thống nhất bộ tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn cho ngành khuôn mẫu… giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mình. Theo kiến nghị của Đề tài “Khảo sát thực trạng công nghệ và sự biến đổi năng lực chế tạo máy trong vùng kinh tế trọng điểm để xây dựng những luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp về liên kết sản xuất các sản phẩm cơ khí chủ lực ”. 1.2. Khái niệm chung về khuôn 1.2.1. Vật liệu chất dẻo. 1.2.1.1. Chất dẻo Định nghĩa: Chất dẻo: Là một loại vật liệu hỗn hợp được tạo thành từ các polymer cùng với các chất phụ gia phù hợp với mục đích sử dụng như: Chất độn, chất gia cường, chất ổn định, chất bôi trơn, chất hoá dẻo, chất chống tĩnh điện, chất tạo mầu. Chất dẻo còn có tên gọi khác rất phổ biến ở nước ta: Nhựa Vật liệu polime (vật liệu cao phân tử): chiếm tỷ lệ lớn. Vật liệu gia cường (Chất độn gia cường): Dùng để làm tăng một số tính chất cơ tính và để tiết kiệm vật liệu Polymer, chiếm từ 20% (30% đối với vật liệu nhiệt dẻo và từ 30%(60% đối với vật liệu nhiệt rắn. Các chất phụ gia cần thiết: Chiếm từ 5%(6% bao gồm. Chất ổn định: ổn định nhiệt, ánh sáng, thời tiết... Chất bôi trơn, dẻo hoá: để gia công được dễ dàng và góp phần vào tính hoàn thiện của vật liệu. Chất chống tĩnh điện. Chất tạo màu: Để tạo mầu cho chi tiết đúc. Định nghĩa chất dẻo (nhựa) có thể minh hoạ bằng sự phân loại ở biểu đồ sau đây:  Hình 1.1:Các loại vật liệu 1.2.1.2. Polymer Định nghĩa: Polyme Là hợp chất hữu cơ mà được hình thành do sự liên kết hoá học bền vững giữa các đơn vị polyme với công thức phân tử hoàn toàn giống nhau. Các đơn vị này nối với nhau thành chuỗi dài( còn gọi là mạch) chứa hàng ngàn đơn vị nên phân tử polyme còn được gọi là cao phân tử. Ví dụ: Các monomer Etylen qua phản ứng trùng hợp để tạo thành polyetylen CH2=CH2  -(CH2-CH2)- các chất dẻo được diều chế từ một nhóm đơn phân tử như nhau chủ yếu do độ dài của mạch phân tử quyết định. Độ lớn của mạch phân tủ được xác định bằng phân tử lượng trung bình (M) hoặc độ trùng hợp trung bình (P). Bằng phương pháp hoá học từ các đơn phân cùng loại hoặc được lấy từ thiên nhiên và qua biến đổi hoá học để tạo thành Polyme. Bản chất của nó là cùng một loại Polyme mà phân tử lượng có tăng thì các chỉ số cơ, lý, hóa chỉ thay đổi chút ít còn không thay đổi về tính chất. Cấu trúc phân tử của các hợp chất có phân tử thấp và các Polymer được mô phỏng trên các hình vẽ sau: Etylen HC Fomandehit O C H Nước O H Tetramatilen- diamin O C H  Mô phỏng cấu trúc phân tử PVC (Polyvinylclorid) Cl H C Vinylchlorid C Cl H Hình 1.2:Cấu trúc phân tử của một số loại hợp chất. 1.2.1.3. Tính chất, đặc điểm, ứng dụng của chất dẻo. a) Tính chất vật lý của chất dẻo Đối với các loại vật liệu có phân tử thấp người ta chia ra các loại vật liệu ở trạng thái rắn, trạng thái lỏng, trạng thái khí. Sự phân chia đó dựa trên cơ sơ ứng xử của các loại vật liệu này khi có tác dụng của lực hoặc môi trường xung quanh. Mối quan hệ giữa năng lượng chuyển động nhiệt và năng lượng tác dụng tương hỗ giữa các phần tử tạo thành vật liệu (nguyên tử, ion, phân tử…) sẽ quyết định trạng thái của chúng. Vật liệu ở thể khí: năng lượng chuyển động nhiệt lớn hơn năng lượng tác dụng tương hỗ. khi tác dụng ngoại lực, chất khí sẽ không giữ được hình dạng và thể tích của chúng. Vật liệu ở thể rắn: Năng lượng tác dụng tương hỗ lớn hơn rất nhiều so với năng lượng chuyển động nhiệt. Vì vậy vị trí tương quan giữa các phần tử tạo nên vật rắn trở nên cố định, tạo ra độ dầy và được sắp xếp chặt chẽ với nhau. Trong trạng thái rắn, các phần tử chỉ giao động quanh vị trí cân bằng được hình thành. Nhờ vậy mà chúng chống lại được lực làm thay đổi thể tích và hình dạng của vật liệu. Vật liệu ở thể lỏng: Chiếm vị trí chung gian giữa các vật liệu ở thể rắn và thể khí. Năng lượng chuyển động nhiệt và năng lượng tác dụng tương hỗ hầu như cùng một độ lớn. Dựa vào sự phân tích ở trên, người ta đưa ra kháiniệm về các pha tinh thể, pha vô định hình, pha khí: + Pha tinh thể: Các phần tử được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, có quy luật và phát triển theo ba chiều. + Pha vô định hình: Có sự sắp xếp gần như ổn định về kích cỡ của các phần tử, song tổ chức của chúng thiếu chặt chẽ, không phát triển dài (có nhiều khoảng trống). + Pha khí: các phần tử có trật tự hỗn độn, sự sắp xếp không ổn định. b) Các tính chất của chất dẻo. Độ bền đứt (k Được xác định khi kéo vật liệu chất dẻo trên máy thử có tốc độ kéo xác định 10(500mm/phút tại thời điểm đứt xác đinh được lực, độ giãn. Độ bền đứt là tỷ số giữa lực kéo và tiết diện ngang nhỏ nhất của mẫu thử lúc chưa kéo, đo bằng N/mm2, còn độ dãn dài được tính theo phần trăm. Độ dãn dài do đứt Là tỷ lệ giữa độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt và độ dãn dài trước khi kéo. Độ bền nén (n[N/mm2] Là tỷ lệ giữa lực nén cần thiết để làm vỡ mẫu thử khi nén và tiết diện ngang của mẫu thử khi chưa nén. Giá trị độ bền nén thường lớn hơn độ bền đứt, nhiều loại chất dẻo có độ bền nén gấp đôi bền đứt. Độ bền uốn (u[N/mm2] Là đặc trưng của vật liệu chống lại biến dạng đàn hồi. Giá trị độ bền uốn thường nằm giữa độ bền kéo và nén. Độ dai va đập Hiện trạng chống lại tải trọng động của chất dẻo có thể kiểm tra qua độ dai va đập. Mô đun đàn hồi E[N/mm2] Mô đun đàn hồi đặc trưng cho độ cứng của vật liệu hay tính chất của vật liệu mà dưới tác dụng của lực thì sự biến dạng của mẫu xảy ra ở mức độ nào. Đối với vật liệu đàn hồi nếu theo định luật Huc thì ứng suất tỷ lệ thuận với độ giãn dài ( = (.E , với chất dẻo sự tỷ lệ thuận như trên chỉ xảy ra khi tải trọng khá nhỏ. Mô đun đàn hồi của chất dẻo thường nhỏ. Độ cứng Là tỷ lệ giữa lực gây ra độ sâu bị lún với mặt phẳng bị ấn lún, có thứ nguyên N/mm2. Đo độ cứng đối với chất dẻo phải thực hiện khi lực đang tác dụng vì chất dẻo là vật dễ bị biến dạng trở lại do đàn hồi khi không có lực tác dụng. Các tính chất phụ thuộc vào thời gian Đối với chất dẻo, có tính chất khác vật liệu khác đó là sự chảy lạnh (sự bò, sự trườn). Sau một thời gian chịu tải trọng không đổi biến dạng xảy ra và tăng lên theo thời gian. Các tính chất nhiệt học Đối với chất dẻo thì nhiệt độ đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến tính chất cơ học và một loạt các tính chất khác nhau. - Độ bền nhiệt: Nhiệt độ của mẫu thử khi mẫu chịu một sự biến dạng nhất đinh dưới tác dụng của tải trọng cơ học. - Độ bền lạnh: Độ bền lạnh rất quan trọng , độ bền lạnh của các loại chất dẻo khác nhau đều có sự khác nhau rất lớn. Để đặc trưng cho độ bền lạnh thường xác định nhiệt độ rạn vỡ. - Độ dãn nở nhiệt: Hế số dãn nở nhiệt tuyến tính của chất dẻo so với thép lớn hơn 7 - 15 lần vì vậy với chất dẻo khi thiết kế các sản phẩm khuôn mẫu luôn luôn phải để ý đến điều này. - Khả năng dẫn nhiệt: Trong một đơn vị thời gian, trên một mặt cắt ngang trên vật liệu có một đơn vị chiều dày, dưới tác dụng của một đơn vị nhiệt độ có khối lượng nhiệt được truyền đi W/mk. - Nhiệt dung: Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ lên 10K cho 1 kg chất dẻo j(kg.K). Nhiệt dung của chất dẻo phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ bền hoá học Là khả năng chống lại sự tác động của các chất hoạt hoá của các chất dẻo. Độ bền hoá học của chất dẻo có thể được xác định bởi các vị trí có thể bị tấn công một cách dễ dàng nhất của các mạch phân tử. Xác định độ bền hoá học bằng cách dùng mẫu thử có kích thước chuẩn cho vào chất hoá học hay ngâm vào dung dịch có độ đậm đặc nhất định với nhiệt độ đã cho. Sau một thời gian nhất định do sự thay đổi về kích thước, khối lượng, sự thay đổi bề ngoài như màu sắc, sự rạn nứt. Các tính chất lão hoá Nếu khi sử dụng ngoài trời thì cần chú ý đến sự lão hoá vì dưới tác dụng đồng thời của độ ẩm không khí, ánh sáng, nhiệt độ, ô xy và các tia năng lượng làm giảm tuổi thọ của sản phẩm chất dẻo. Để giảm lão hoá, thường cho thêm các chất phụ gia ổn định ánh sáng, ngăn cản lão hoá. 1.2.2. Cơ sở thiết kế khuôn 1.2.2.1. Khái niệm về khuôn Khuôn là một cụm gồm nhiều chi tiết lắp với nhau, ở đó nhựa được phun vào, được làm nguội, rồi đẩy sản phẩm ra. Khuôn là một dụng cụ để định hình một loại sản phẩm nhựa, nó được thiết kế sao cho có thể sử dụng cho một số lượng chu trình yêu cầu. Kích thước và kết cấu của khuôn phụ thuộc vào kích thước và hình dáng sản phẩm. Số lượng yêu cầu là yếu tố quan trọng để xem xét, bởi vì yêu cầu sản xuất hàng loạt nhỏ không cần đến khuôn nhiều lòng khuôn hoặc loại khuôn có kết cấu cao cấp. Thân khuôn: Nơi có bố trí lòng khuôn, thân khuôn được phân ra làm hai nửa, một nửa tĩnh tại và một nửa di động. Đế khuôn: Kẹp chặt khuôn vào trong các bàn máy. Hệ thống cấp nhựa: bao gồm cuống phun, kênh nhựa, cổng nhựa. Mục đích của cuống phun, kênh nhựa, và hệ thống cổng nhựa là dẫn vật liệu chảy đều và với áp suất và nhiệt độ tối thiểu giảm dần tới mỗi lòng khuôn, hoặc tới điểm xa hơn tại một lòng khuôn lớn. Hệ thống đẩy sản phẩm: Chức năng của hệ thống đẩy là lấy sản phẩm ra sau khi khuôn mở. Hệ thống làm nguội khuôn *Các dạng khuôn chính: - Khuôn hai tấm: là dạng thông thường nhất, dạng này cuống phun được kéo ra khỏi lỗ phun trong khi khuôn đang mở và cuống phun có thể rơi xuống cùng chi tiết.  Hình 1.3:Cấu tạo khuôn hai tấm [1] 1 - Bạc cuống phun 6 - Tấm khuôn sau 2 - Vòng định vị 7 - Tấm đỡ 3 - Tấm kẹp phía trước 8 - Tấm đẩy 4 - Tấm khuôn trước 9 - Khối đỡ 5 - Chốt dẫn hướng 10 - Bạc dẫn hướng Phương pháp dùng hai tấm rất thông dụng trong hệ thống khuôn. Tuy nhiên, đỗi với sản phẩm loại lớn không bố trí được miệng khuôn ở tâm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh hoa.Sua.doc
  • ppthoa.cdt.ppt
Luận văn liên quan