Đồ án Thiết kế chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ

Trong những năm gần đây, công tác sửa chữa máy điện ở nước ta đang ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Sự phát triển đó được đánh dấu bằng việc cho ra đời hàng loạt thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa máy điện, không ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu phục hồi khả năng làm việc như ban đầu của máy điện. Để làm được điều đó, người thợ cần phải hoàn thiện tất cả các khâu trong việc sửa chữa. Một trong những khâu có ý nghĩa rất quan trọng đó là quấn mới (hay quấn lại) các bối dây, trong đó việc san lô dây là một khâu đã làm tốn rất nhiều thời gian của người thợ. Chính vì vậy việc có một máy quấn dây sử dụng trong sửa chữa máy điện vừa an toàn vừa dễ sử dụng là điều rất cần thiết cho công tác sửa chữa máy điện. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết đó, chúng em đã tiến hành nghiên cứu và thiết kế một sa bàn thực tập, với mong muốn góp phần làm giảm thời gian cũng như công sức của con người khi tham gia sửa chữa máy điện. Với lòng say mê tìm hiểu và ham học hỏi chúng em đã cố gắng tận dụng tất cả những kiến thức đã học được từ thầy cô, bạn bè trong những năm tháng học tập vừa qua, mong hoàn thành tốt đề tài này. Những sản phẩm, những kết quả đạt được ngày hôm nay chưa phải lớn lao nhưng lại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng em. Bởi nó đánh dấu thành quả trong suốt một thời gian dài học tập và nhiên cứu của chúng em. Cuối cùng sau hai tháng miệt mài cố gắng, chúng em đã thiết kế, chế tạo được một máy quấn dây đáp ứng được yêu cầu của đề tài như sau: • San được dây với khối lượng tối đa là 5kG. • Tự động ngắt khi có hiện tượng ngắn mạch huặc quá tải. • Thuận tiện trong sử dụng và bảo quản sửa chữa. • Sản phẩm đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật. Cùng với sản phẩm chúng em đã hoàn thành quển thuyết minh với hy vọng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên nghành kỹ thuật điện.

docx94 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Khoa Điện - Điện Tử ------------***-----------  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------***-----------   ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên thực hiện: 1. Bùi Thị Thuý 2. Lưu Quang Trung Khoá học : 2003 – 2006 Nghành đào tạo : Kỹ thuật Điện Tên đề tài: Thiết kế chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ 3 pha. * Số liệu cho trước: - Các tài liệu, giáo trình chuyên môn. - Trang thiết bị, máy móc tại xưởng thực tập. * Nội dung cần hoàn thành: 1. Giới thiệu chung về công tác sửa chữa máy điện. 2. Phương pháp tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn stato động cơ không đồng bộ 3 pha thông dụng. 3. Lập quy trình sửa chữa bộ dây quấn stato động cơ không đồng bộ. 4. Thiết kế, chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ 3 pha, bộ dây quấn kiểu xếp kép. 5. Sản phẩm của đề tài đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, có thể sử dụng làm phương tiện dạy học và tài liệu nhiên cứu cho sinh viên chuyên nghành. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ngày giao đề:………………. 1. Trần Quang Phú Ngày hoàn thành:………….. 2. Nguyễn Văn Thắng Ngày tháng năm 2006 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1 …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2006 Giáo viên hướng dẫn 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2 …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… Hưng Yên, ngày… tháng… năm 2006 Giáo viên hướng dẫn 2 LỜI CẢM ƠN Qua một quá trình thực hiện đến nay đề tài: “Thiết kế, chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ 3 pha” đã được hoàn thành.Trong thời gian hoàn thành đề tài, chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của cá nhân và tập thể trong và ngoài trường. Với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô khoa Điện- Điện Tử đã tạo điều kiện cho chúng em sử dụng các thiết bị thực tập trong xưởng, đến nay đề tài đã hoàn thành đúng thời hạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Quang Phú và thầy Nguyễn Văn Thắng là giáo viên khoa Điện - Điện Tử đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dạy bảo chúng em trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã động viên, góp ý và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài một cách tốt đẹp. Hưng Yên, ngày tháng năm 2006 Nhóm sinh viên thực hiện Bùi Thị Thuý Lưu Quang Trung Lời nói đầu Trong những năm gần đây, công tác sửa chữa máy điện ở nước ta đang ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Sự phát triển đó được đánh dấu bằng việc cho ra đời hàng loạt thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa máy điện, không ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu phục hồi khả năng làm việc như ban đầu của máy điện. Để làm được điều đó, người thợ cần phải hoàn thiện tất cả các khâu trong việc sửa chữa. Một trong những khâu có ý nghĩa rất quan trọng đó là quấn mới (hay quấn lại) các bối dây, trong đó việc san lô dây là một khâu đã làm tốn rất nhiều thời gian của người thợ. Chính vì vậy việc có một máy quấn dây sử dụng trong sửa chữa máy điện vừa an toàn vừa dễ sử dụng là điều rất cần thiết cho công tác sửa chữa máy điện. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết đó, chúng em đã tiến hành nghiên cứu và thiết kế một sa bàn thực tập, với mong muốn góp phần làm giảm thời gian cũng như công sức của con người khi tham gia sửa chữa máy điện. Với lòng say mê tìm hiểu và ham học hỏi chúng em đã cố gắng tận dụng tất cả những kiến thức đã học được từ thầy cô, bạn bè trong những năm tháng học tập vừa qua, mong hoàn thành tốt đề tài này. Những sản phẩm, những kết quả đạt được ngày hôm nay chưa phải lớn lao nhưng lại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng em. Bởi nó đánh dấu thành quả trong suốt một thời gian dài học tập và nhiên cứu của chúng em. Cuối cùng sau hai tháng miệt mài cố gắng, chúng em đã thiết kế, chế tạo được một máy quấn dây đáp ứng được yêu cầu của đề tài như sau: • San được dây với khối lượng tối đa là 5kG. • Tự động ngắt khi có hiện tượng ngắn mạch huặc quá tải. • Thuận tiện trong sử dụng và bảo quản sửa chữa. • Sản phẩm đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật. Cùng với sản phẩm chúng em đã hoàn thành quển thuyết minh với hy vọng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên nghành kỹ thuật điện. MỤC LỤC Nội dung  Trang   Lời nói đầu    Phần dẫn nhập    1- Lý do chọn đề tài    2- Mục đích    3.- Đối tượng và phạm vi nhiên cứu    Chương I: Giới thiệu chung về công tác sửa chữa máy điện.    1.1- Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của công tác sửa chữa máy điện    1.2- Hiện trạng ngành công nghiệp sửa chữa máy điện ở Việt Nam    1.3- Quy trình công nghệ sửa chữa máy điện    1.3.1- Khái quát về quy trình    1.3.2- Quy trình tháo lắp động cơ điện    1.3.3- Một số dạng sai hỏng về điện và cách khắc phục    1.3.3.1- Động cơ điện không khởi động được khi không tải    1.3.3.2- Động cơ quay khi không tải, nhưng khi có tải thì dừng lại    1.3.3.3- Động cơ quay được nhưng tốc độ bị giảm không đạt trị số định mức    1.3.3.4- Động cơ không có đà để đưa tốc độ đến định mức và kêu vang    1.3.3.5- Động cơ ruột quấn quay khi rôto hở mạch    1.3.3.6- Động cơ bị quá nóng không cho phép    1.3.3.7- Động cơ có tiếng kêu không bình thường    1.3.3.8- Động cơ bị hư hỏng cách điện    1.3.4- Một số dạng sai hỏng về cơ và cách khắc phục    1.3.4.1- Động cơ bị hỏng ổ bạc, hỏng ổ bi, mòn trục    1.3.4.2- Động cơ bị cong trục    1.3.4.3- Động cơ bị bó cứng do mất đồng tâm    1.3.4.4- Tải không cân bằng    1.3.4.5- Có bavia ở lõi thép    1.3.4.6- Rôto không cân bằng    1.3.5- Kết luận    Chương II: Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn stato động cơ không đồng bộ ba pha.    2.1- Các yêu cầu cơ bản đối với cuộn dây ba pha    2.2- Các thông số cơ bản để thành lập sơ đồ dây quấn    2.3- Các khái niệm dây quấn cơ bản của máy điện xoay chiều    2.4- Đặc điểm và cách vẽ bộ dây quấn Stato động cơ điện xoay chiều ba pha kiểu đồng tâm xếp đơn.    2.4.1- Đặc điểm bộ dây quấn STATO động cơ điện xoay chiều ba pha kiểu đồng tâm xếp đơn.    2.4.2- Phương pháp tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn STATO động cơ điện xoay chiều ba pha kiểu đồng tâm xếp đơn.    2.5- Đặc điểm và cách vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn Stato động cơ điện ba pha kiểu đồng khuôn xếp đơn.    2.5.1- Đặc điểm bộ dây quấn STATO động cơ điện không đồng bộ 3 pha kiểu đồng khuôn xếp đơn.    2.5.2- Phương pháp tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn STATO kiểu đồng khuôn đơn    2.6- Đặc điểm và cách vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn Stato động cơ điện ba pha kiểy đồng khuôn xếp kép.    2.6.1- Đặc điểm bộ dây quấn động cơ điện không đồng bộ 3 pha kiểu đồng khuôn xếp kép    2.6.2- Phương pháp tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn STATO động cơ không đồng bộ ba pha kiểu đồng khuôn xếp kép.    Chương III: Quy trình sửa chữa bộ dây quấn stato động cơ không đồng bộ ba pha thông dụng    3.1- Đặc điểm chung của cuộn dây ba pha    3.2- Quy trình sửa chữa bộ dây quấn    3.2.1- Khảo sát ống dây    3.2.2- Tháo gỡ ống dây và lấy số liệu    3.2.3- Làm khuôn quấn dây    3.2.4- Quấn bối dây    3.2.5- Làm giấy lót    3.2.6- Lồng đấu dây    3.2.7- Cột bó vận hành chạy thử    3.2.8- Tẩm, sấy ống dây    Chương IV: Thiết kế, chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha, bộ dây quấn kiểu xếp kép    4.1- Mục đích    4.2- Yêu cầu    4.3- Hình thức    4.4- Mô hình    4.5. Cách thức đấu nối    PHẦN DẪN NHẬP 1- Lý do chọn đề tài. Trong quá trình học phần thực tập sửa chữa máy điện việc hướng dẫn của giáo viện về đấu dây động cơ gặp rất nhiều khó khăn. Do thời gian có hạn nên không thể đấu nối động cơ một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn bằng lý thuyết, do vậy việc quan sát và thực tập của sinh viên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế đó, nhóm đồ án chúng em đã chọn đề tài: “Thiết kế, chế tạo sa bàn thực tập đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha bộ dây quấn kiểu xếp kép’’ với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công việc dạy và học chung ở khoa. 2- Mục đích. Chúng em thiết kế, chế tạo ra sa bàn quấn dây với mong muốn: Làm phương tiện dạy học cho giáo viên dạy bộ môn máy điện. Giúp học sinh có thể quan sát trực tiếp khi thầy làm mẫu, và có thể thực hành đấu nối trực tiếp trên sa bàn để động cơ hoạt động. 3- Phạm vi nhiên cứu. Các tài liệu, giáo trình viết về máy điện rất phong phú và đa dạng nhưng do thời gian có hạn nên chúng em chỉ mới nhiên cứu ở trong phạm vi hẹp chủ yếu về: - Một số phương pháp tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây quấn stato của một số động cơ không đồng bộ ba pha thông dụng. - Quy trình căn bản để sửa chữa bộ dây quấn stato động cơ không đồng bộ. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình  Tên hình  Trang   1.1  Cách tìm chỗ đứt mạch phía lưới (1.1a) và phía cuộn dây pha (1.1b) của cuộn dây stato bằng vôn kế    1.2  Cách tìm chỗ đứt phía lưới (1.2a) và trong cuộn dây pha stato (1.2b) bằng mêgôm kế    1.3  Cách tìm tổ bối dây đứt bằng vôn kế    1.4  Cách đấu đúng và không đúng cuộn dây stato ba pha hình sao    1.5  Cách đấu đúng và không đúng cuộn dây stato ba pha hình tam giác    1.6  Phương pháp xác định các đầu đầu, đầu cuối của từng pha dùng nguồn điện một chiều hoặc dùng nguồn xoay chiều    1.7  Dùng nguồn xoay chiều để xác đínhơ đồ đấu dây    1.8  Cách xác định chạm chập vòng dây trong một pha    1.9  Tổ bối dây trong bốn tổ bối dây nối tiếp của một pha    1.10  Cách tìm chỗ chạm pha với vỏ    1.11  Cách tìm bối dây chạm mát    1.12  Dùng rônha để kiểm tra chạm chập vòng dây    2.1  Các đoạn thẳng mô tả rãnh của lõi thép    2.2  Mô tả các bước thực hiện từ bước 1 đến bước 4    2.3  Sơ đồ dây quấn đồng tâm một lớp động cơ điện 3 pha kiểu đồng tâm phân tán (một mặt phẳng) với Z = 24, 2P = 4    2.4  Sơ đồ dây quấn đồng tâm một lớp động cơ điện 3 pha kiểu đồng tâm phân tán (hai mặt phẳng) với Z = 24, 2P = 4    2.5  Sơ đồ dây quấn đồng tâm một lớp động cơ điện 3 pha kiểu đồng tâm phân tán (ba mặt phẳng) với Z = 24, 2P = 4    2.6  Sơ đồ dây quấn kiểu đồng tâm xếp đơn của động cơ điện 3 pha với Z = 24, 2P = 4    2.7  Trình tự thực hiện từ bước 1 đến bước 4 của động cơ điện 3 pha    2.8  Sơ đồ trải động cơ không đồng bộ 3 pha kiểu dây quấn đồng khuôn một lớp (kiểu hoa sen) có Z = 24, 2P = 4    2.9  Sơ đồ dây quấn kiểu đồng khuôn mắt xích với Z = 24, 2P = 4    2.10  Sơ đồ dây quấn kiểu đồng khuôn phân tán đơn giản với Z = 24, 2P = 4    2.11  Sơ đồ dây quấn kiểu đồng khuôn xếp kép (bước đủ) với Z = 24, 2P = 4    2.12  Sơ đồ dây quấn kiểu đồng khuôn xếp kép (bước ngắn) với Z = 24, 2P = 4    3.1  Phương pháp xác định kích thước cho chu vi khuôn quấn dây    3.2  Giấy cách điện lót rãnh stato    3.3  Dùng tre để đẩy giấy cách điện vào sát vách rãnh    3.4  Stato đã lót hoàn chỉnh giấy cách điện rãnh    3.5  Nắn lại bối dây bị phình    3.6  Sử dụng que tre để lùa dây    3.7  Dùng giấy cách điện lót cạnh dây chờ, chưa lồng vào rãnh    3.8  Quay bối dây 1800 để chuẩn bị lồng dâyvào rãnh stato    3.9  Căng cạnh tác dụng để giữ song song các vòng dây khi lồng dây    3.10  Thao tác lồng dây vào rãnh    3.11  Thao tác xếp song song các cạnh dây trong rãnh dùng dao tre    3.12  Thao tác kéo thẳng dao tre để xếp dây song song    3.13  Đưa giấy nêm miệng rãnh từ một phía vào rãnh    3.14  Đẩy từ từ giấy nêm vào rãnh    3.15  Chuẩn bị đưa bối dây kế tiếp vào rãnh stato    3.16  Quay 1800 đưa bối dây vào lòng trong stato    3.17  Cách điện giữa các nhóm bối dây và dây đai đầu nối    3.18  Dây quấn stato sau khi lồng đấu hoàn chỉnh    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN 1.1- Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của công tác sửa chữa máy điện. Mục đích của công tác sửa chữa thiết bị điện nói chung là phục hồi khả năng làm việc của nó với đầy đủ các đặc tính mong muốn và đảm bảo thời gian phục vụ như hoặc gần như sản phẩm mới chế tạo. Nếu đạt được mục đích trên, có nghĩa là một sản phẩm sau được sửa chữa cần có các tính năng, chất lượng cũng như hình thức hoàn toàn giống như một sản phẩm chế tạo mới. Các tính năng ở đây được hiểu là các thông số kỹ thuật đã được ghi trong lý lịch hoặc nhãn máy (thí dụ: một động cơ điện sau khi được sửa chữa phải đảm bảo không làm thay đổi hiệu suất, hệ số công suất , độ tăng nhiệt, bội số mở máy, mômen cực đại, hệ số trượt định mức, cấp cách điện, cấp bảo vệ... và cuối cùng là không được thiếu bất kỳ một chi tiết nào dù nhỏ. Nếu trước khi sửa chữa thiết bị đã thiếu một số chi tiết nhỏ nhất như hộp đầu dây, gioăng đệm, cánh quạt gió... thì ta phải khắc phục bằng cách thay mới hoặc chế tạo. Tất cả các chi tiết tuy không hỏng nhưng cần được kiểm tra và hiệu chỉnh. Các chi tiết đã gần như đến lúc phải thay thế như ổ bi, bạc... cầc được thay thế luôn khi sửa chữa để đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động, không để tình trạng sự hoạt động kém của một số chi tiết dẫn đến làm hư hỏng các chi tiết khác. Sau khi sửa chữa xong thiết bị phải được sơn lại, đầu trục các máy điện quay cần phải được bọc mới bảo quản trong giấy nến hoặc ống nhựa. Máy điện sau khi sửa chữa cần được bổ xung hoặc làm lại lý lịch máy (hồ sơ kỹ thuật) để tiện cho việc vận hành và sửa chữa lần sau. Nếu đạt được các yêu cầu trên thì việc sửa chữa có ý nghĩa rất lớn, vì trong máy điện có một số chi tiết hầu như không bao giờ hư hỏng, chẳng hạn như trục, thân máy, lõi thép... Nếu trong quá trình vận chuyển, tháo lắp không để dơ hoặc làm sai quy trình quy phạm thì không bao giờ hư hỏng. Trong khi đó ta cũng biết rằng giá thành của các chi tiết đó chiếm tới 65% đến 70% tổng giá thành của máy. Nói chung đối với tất cả các quốc gia con số thống kê cho thấy trung bình cứ sau 8 năm số máy điện quay cần được sủa chữa bằng tổng sản lượng chế tạo của ngành chế tạo máy điện trong 1 năm, đấy là chưa kể con số máy điện nhập khẩu theo con đường nhập thiết bị toàn bộ nếu chúng ta tổ chức tốt việc sửa chữa có thể làm lợi cho đất nước một khoản tiền rất lớn. Đối với những cơ sở sản xuất có vốn đầu tư không lớn thì việc sửa chữa máy điện với chất lượng cao càng có ý nghĩa vì giảm được đầu tư vào thiết bị, tăng vốn lưu động cho sản xuất. Tất nhiên cũng cần phải nhắc lại sửa chữa chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế khi chất lượng sửa chữa đạt được các yêu cầu trên và giá thành sửa chữa phải được hạ xuống một cách hợp lý. Công nghiệp sửa chữa thường có những đặc điểm sau: - Thiết bị dụng cụ và máy công nghệ phải có tính vạn năng cao, có thể sử dụng để sửa chữa các máy có công suất, kích thước nằm trong phạm vi rộng rãi. - Thiết bị dụng cụ và máy công nghệ có tính chuyên dùng đặc biệt chỉ sử dụng riêng cho bộ máy nào đó, chẳng hạn vam móc ngoài, tủ sấy chân không, khuân tạc hình bối dây phân tử cứng.... Việc bổ xung các chi tiết nhỏ như hộp cực, nắp gió, vít nâng gặp nhiều khó khăn vì phải sản xuất đơn chiếc trong điều kiện không có khuôn mẫu... làm cho giá thành sửa chữa tăng vì vậy mà ít người chấp nhận. Trình độ sử dụng và vốn đầu tư của người sử dụng thấp nên việc sửa chữa bị mang tính chất của nền sản xuất nhỏ, thủ công và không thể sản xuất hàng lọat hoặc chuyên môn hoá, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiếu vào trình độ, ý thức của người thợ. Sửa chữa mang tính thời vụ, phần lớn các đơn đặt hàng sửa chữa rơi vào mùa nóng, mùa mưa hoặc cuối năm. Thời gian sửa chữa thường yêu cầu gấp để phục vụ sản xuất liên tục. Những đặc điểm của công tác sửa chữa nêu trên thể hiện rõ trên sản phẩm chiếu đồng bộ, hình thức xấu, tính năng và các đặc tính kỹ thuật không đảm bảo, thời gian phục vụ sau sửa chữa ngắn ... việc sửa chữa mang nặng tính khắc phục, tạm bợ. Chính vì thế nhiều cơ sở sản xuất không đặt vấn đề sửa chữa mà mua mới thay thế, gây tốn kém không cần thiết. 1.2- Hiện trạng ngành công nghiệp sửa chữa máy điện ở Việt Nam. Hiện nay ở các nước cũng như Việt Nam 90% các máy điện bị sự cố đều được sửa chữa tại chỗ do phân xưởng cơ điện của xí nghiệp hoặc nhà máy đảm nhiệm một số lượng không nhỏ các thiết bị được sửa chữa tại các cơ sở sửa chữa dịch vụ tư nhân. Khoảng 10% số máy điện hỏng được sửa chữa tại các nhà máy chế tạo máy điện hoặc các trung tâm sửa chữa máy điện lớn. ở nước ta hiện không có nhà máy chuyên sửa chữa thiết bị điện. Tất cả các máy điện hỏng hóc được sửa chữa tại chỗ hoặc các cơ sở dịch vụ. Việc sửa chữa ở đây như đã nói mang nặng tính chất khắc phục tạm thời, hỏng đâu chữa đấy không đồng bộ, thiết bị sau khi sửa chữa có tuổi thọ rất thấp gây lãng phí lớn. Tất cả các cơ sở sửa chữa hầu như không có thiết bị tẩm ngâm, cấp cách điện thường bị hạ 1 đến 2 cấp, nhiều trường hợp bị giảm công suất, thay đổi thông số kỹ thuật (nóng hơn, khó khởi động hơn, kêu hơn, đánh lửa nhiều hơn, quay chậm hơn...). Các nhà máy chế tạo thường dành 1 phân xưởng để sửa chữa, bảo hành hoặc sửa chữa dịch vụ, tuy vậy cũng không đảm bảo chất lượng thiết bị sau sửa chữa tương đương với sản phẩm mới. Đối với máy biến áp điện lực, hiện nay chủ yếu được sửa chữa tại các xưổng điện lực của các tỉnh, nói chung sản phẩm sửa chữa đều bị giảm chất lượng nhiều, các tiêu chuẩn như: P0 , I0, Pn, Un.... thường không đạt. 1.3- Quy trình công nghệ sửa chữa máy điện 1.3.1- Khái quát về quy trình. Sửa chữa máy điện là công việc phục hồi khả năng làm việc của nó với đầy đủ các tính năng mong muốn, đảm bảo thời gian quy định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công tác sửa chữa máy điện được tiến hành theo một quy trình nhất định song phải tuỳ theo quy hoạch sửa chữa lớn hay nhỏ mà lập thành tổ, phân xưởng hay một nhà máy chuyên môn sửa chữa máy điện. Từ đó đi đến bố trí lực lượng sửa chữa nhiều hay ít và cần trang bị những dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho việc sửa chữa quy mô lớn hay bé. Tuỳ theo khối lượng sửa chữa và mức độ hư hỏng của máy điện nà tổ chức dây truyền công nghệ sửa chữa cho hợp lí, nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi không cần thiết. 1.3.2- Quy trình tháo lắp động cơ điện. Máy điện hỏng cần sửa chữa phải được tháo ra khỏi nguồn điện, tháo đầu dây tiếp đất, tháo rời khỏi bộ máy đưa về nơi sửa chữa. Tháo puli ở bộ phận dây truyền lực ra khỏi trục động cơ bằng