Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong nước. Đặc biệt nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. được xây dựng. Đồng thời để nâng cao mức sống, tiện nghi sinh hoạt của người dân thì việc xây dựng các khu chung cư mới để phục vụ nhu cầu cuộc sống là hết sức cần thiết. Vì vậy việc thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các khu chung cư là một vấn đề đang được ngành điện quan tâm đúng mức, bởi vì mỗi đề tài thiết kế, mỗi nội dung tính toán đều vạch ra cho chúng ta những phương án, những hạn chế và những điểm mạnh của từng công trình. Trong đó nổi bật lên hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật.
* Về kinh tế:
- Tiết kiệm vốn đầu tư.
- Sử dụng ít nhất kim loại màu.
- Đảm bảo chi phí vận hành nhỏ nhất.
* Về kỹ thuật:
- Phải đảm bảo chất lượng điện năng.
- Cung cấp điện phải liên tục và an toàn.
- Phải linh hoạt dễ dàng trong vận hành và không gây nhầm lẫn khi sử dụng, khi sự cố.
- Phải chú ý điều kiện phát triển trong tương lai.
* Nội dung của đồ án tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm các số liệu thực tế của khu nhà chung cư CT-06 của khu đô thị Văn Khuê -Thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội
Để quá trình thiết kế tính toán và trình bày trình tự chặt chẽ về nội dung ta chia ra các chương như sau:
Chương I: Giới thiệu phụ tải khu nhà cao tầng.
Chương II: Xác định phụ tải tính toán cho toàn khu nhà.
Chương III: Chọn phương án cung cấp điện, trạm biến áp cho tòa nhà.
Chương IV: Chọn dây dẫn và thiết bị bảo vệ cho tòa nhà.
Chương V: Thiết kế cung cấp điện cho một đơn nguyên của khu nhà.
Chương VI: Thiết kế chiếu sáng cho tầng 10 của tòa nhà.
Chương VII: Tính toán nối đất, chống sét cho tòa nhà.
Chương VIII: Hệ thống báo cháy.
Trải qua quá trình tính toán thiết kế đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Lưu Mỹ thuận. Tuy nhiên do trình độ và khả năng có hạn, vì vậy nội dung của đồ án tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót sai lầm, kính mong các thầy cô chỉ bảo thêm để đồ án tốt nghiệp được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kỹ thuật và công nghệ trường đại học Quy Nhơn, đặc biệt cô Lưu Mỹ Thuận đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
97 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8148 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế Cung cấp điện nhà cao tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong nước. Đặc biệt nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất... được xây dựng. Đồng thời để nâng cao mức sống, tiện nghi sinh hoạt của người dân thì việc xây dựng các khu chung cư mới để phục vụ nhu cầu cuộc sống là hết sức cần thiết. Vì vậy việc thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các khu chung cư là một vấn đề đang được ngành điện quan tâm đúng mức, bởi vì mỗi đề tài thiết kế, mỗi nội dung tính toán đều vạch ra cho chúng ta những phương án, những hạn chế và những điểm mạnh của từng công trình. Trong đó nổi bật lên hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật.
* Về kinh tế:
- Tiết kiệm vốn đầu tư.
- Sử dụng ít nhất kim loại màu.
- Đảm bảo chi phí vận hành nhỏ nhất.
* Về kỹ thuật:
- Phải đảm bảo chất lượng điện năng.
- Cung cấp điện phải liên tục và an toàn.
- Phải linh hoạt dễ dàng trong vận hành và không gây nhầm lẫn khi sử dụng, khi sự cố.
- Phải chú ý điều kiện phát triển trong tương lai.
* Nội dung của đồ án tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm các số liệu thực tế của khu nhà chung cư CT-06 của khu đô thị Văn Khuê -Thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội
Để quá trình thiết kế tính toán và trình bày trình tự chặt chẽ về nội dung ta chia ra các chương như sau:
Chương I: Giới thiệu phụ tải khu nhà cao tầng.
Chương II: Xác định phụ tải tính toán cho toàn khu nhà.
Chương III: Chọn phương án cung cấp điện, trạm biến áp cho tòa nhà.
Chương IV: Chọn dây dẫn và thiết bị bảo vệ cho tòa nhà.
Chương V: Thiết kế cung cấp điện cho một đơn nguyên của khu nhà.
Chương VI: Thiết kế chiếu sáng cho tầng 10 của tòa nhà.
Chương VII: Tính toán nối đất, chống sét cho tòa nhà.
Chương VIII: Hệ thống báo cháy.
Trải qua quá trình tính toán thiết kế đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Lưu Mỹ thuận. Tuy nhiên do trình độ và khả năng có hạn, vì vậy nội dung của đồ án tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót sai lầm, kính mong các thầy cô chỉ bảo thêm để đồ án tốt nghiệp được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kỹ thuật và công nghệ trường đại học Quy Nhơn, đặc biệt cô Lưu Mỹ Thuận đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU PHỤ TẢI CHUNG CƯ CAO TẦNG
I - Giới thiệu chung:
Khu nhà cao tầng của khu đô thị mới Văn Khuê là một trong những khu chung cư cao cấp, vì vậy vấn đề cung cấp điện cũng rất quan trọng, vì vậy việc cung cấp điện an toàn và tin cậy sẽ góp phần vào công việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân.
Do đó, khi thiết kế phải tính toán được tổng công suất tiêu thụ điện của toàn khu chung cư, từ đó ta lựa chọn được dung lượng của máy biến áp, máy phát điện và các thiết bị đóng cắt bảo vệ hợp lý. Trong công tác thiết kế cung cấp điện việc đầu tiên của người thiết kế là phải thống kê các số liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình tính toán. Đối với khu chung cư CT-06 ta khảo sát các số liệu cụ thể của từng phòng, từ đó ta xác định được phụ tải tính toán của từng tầng, phụ tải tính toán của tòa nhà. Từ đó ta lựa chọn phương án cung cấp điện hợp lý và lựa chọn công suất máy biến áp, tính toán tiết diện dây dẫn cũng như các thiết bị đóng cắt bảo vệ sao cho đảm bảo kỹ thuật, an toàn, mỹ quan và kinh tế. Sau đây tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp điện cho khu nhà cao tầng.
II - Giới thiệu tổng quan nhà cao tầng: ( Bản vẽ mặt bằng )
Nhà cao tầng là khu chung cư cao cấp với 2 đơn nguyên A và B giống nhau, có tổng diện tích 1 tầng là 3000 m2.
Đơn nguyên A: bao gồm 21 tầng với diện tích 1 tầng là 1500 m2, trong đó có các tầng như:
Tầng hầm là khu vực để xe.
Tầng 1 là khu vực siêu thị.
Tầng 2 đến tầng 21 là khu ở, mỗi tầng có 9 căn hộ.
CHƯƠNG II:
XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO TOÀN KHU NHÀ
A. Phương pháp xác định phụ tải tính toán.
I. Đặt vấn đề:
Khi thiết kế cung cấp điện cho một công trình nào đó thì nhiệm vụ đầu tiên là xác định phụ tải điện của nó. Tùy theo qui mô của công trình mà phụ tải điện được xác định theo phụ tải thực tế hoặc còn kể đến khả năng phát triển của công trình trong tương lai 5 năm, 10 năm, hoặc hơn nữa. Như vậy xác định phụ tải điện là giải bài toán dựa vào phụ tải ngắn hạn hoặc dài hạn.
Người thiết kế chỉ quan tâm những phương pháp dự báo phụ tải ngắn hạn, còn về dự báo phụ tải dài hạn đó là một vấn đề lớn, rất phức tạp. Vì vậy ta thường không quan tâm hoặc nếu có thì chỉ đề cập tới một số phương pháp chính mà thôi.
Dự báo phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải của công trình ngay sau khi công trình đi vào vận hành. Lấy phụ tải đó làm phụ tải tính toán.
Phụ tải tính toán được sử dụng để lựa chọn và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ,… tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp; lựa chọn dung lượng bù công suất phản kháng,… Phụ tải tính toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất, số lượng, chế độ làm việc của các thiết bị điện, trình độ và phương pháp vận hành hệ thống,… Nếu phụ tải tính toán xác định được nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện, có khả năng dẫn đến sự cố, cháy nổ,… Ngược lại, nếu phụ tải được tính toán lớn hơn phụ tải thực tế, thì các thiết bị được lựa chọn sẽ dư thừa công suất làm ứ đọng vốn đầu tư… Cũng vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu và phương pháp xác định phụ tải tính toán, song cho đến nay vẫn chưa có được phương pháp nào thật hoàn thiện. Những phương pháp cho kết quả đủ tin cậy thì quá phức tạp, khối lượng tính toán và những thông tin ban đầu đòi hỏi quá lớn và ngược lại, những phương pháp đơn giản, khối lượng tính toán ít hơn thì chỉ cho kết quả gần đúng. Có thể đưa ra đây một số phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả để xác định phụ tải tính toán khi quy hoạch và thiết kế các hệ thống cung cấp điện.
Các phương pháp tính phụ tải điện dùng trong thiết kế hệ thống cung cấp điện như sau:
II. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán:
1. Phương pháp xác định phụ tải tính toán (PTTT) theo công suất đặt và hệ số nhu cầu:
Ptt = knc. Pđ
Trong đó:
knc : Hệ số nhu cầu, tra trong sổ tay kĩ thuật.
Pđ : công suất đặt của thiết bị.
2. Phương pháp xác định PTTT theo hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải và công suất trung bình:
Ptt = khd. Ptb
Trong đó:
khd: hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải phụ tải, tra trong sổ tay kĩ thuật.
Ptb: công suất trung bình của thiết bị hoặc nhóm thiết bị, (KW)
3. Phương pháp xác định PTTT theo công suất trung bình và độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình:
Ptt = Ptb ± βσ
Trong đó:
Ptb: công suất trung bình của thiết bị hoặc nhóm thiết bị, (KW).
σ: độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi giá trị trung bình.
β: hệ số tán xạ của σ
4. Phương pháp xác định PTTT theo công suất trung bình và hệ số cực đại:
Ptt = kmax. Ptb = ksd. Pđ
Trong đó:
Ptb: công suất trung bình của thiết bị hoặc nhóm thiết bị, (KW)
kmax: hệ số cực đại, tra trong sổ tay kĩ thuật theo quan hệ kmax = f(nhq, ksd)
ksd: hệ số sử dụng, tra trong sổ tay kĩ thuật.
nhq: số thiết bị dùng điện hiệu quả.
Pđ: công suất đặt của thiết bị, (KW)
5. Phương pháp xác định PTTT theo công suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm:
Trong đó:
a0: suất chi phí điện năng cho một đơn vị sản phẩm, (KWh/đvsp).
M: số sản phẩm sản xuất được trong một năm.
Tmax: thời gian sử dụng công suất lớn nhất, (h).
6. Phương pháp xác định PTTT theo công suất chiếu sáng trên đơn vị diện tích:
Ptt = p0. F
Trong đó:
P0: suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích, (W/m2).
F: diện tích bố trí thiết bị, (m2)
7. Phương pháp tính trực tiếp:
Trong các phương pháp trên, các phương pháp 1, 5 và 6 dựa trên kinh nghiệm thiết kế và vận hành để xác định PTTT nên chỉ cho các kết quả gần đúng tuy nhiên chúng khá đơn giản và tiện lợi. Các phương pháp còn lại được xây dựng trên cơ sở lí thuyết xác suất thống kê có xét đến nhiều yếu tố do đó có kết quả chính xác hơn nhưng khối lượng tính toán phức tạp.
Tùy theo yêu cầu tính toán và những thông tin có thể có được về phụ tải, người thiết kế có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp để xác định PTTT.
Trong đồ án này với khu nhà cao tầng gồm 2 đơn nguyên giống nhau nên chỉ cần xác định PTTT của đơn nguyên A, trên cơ sở mặt bằng kiến trúc, thiết bị sử dụng của căn hộ, xác định được phụ tải tính toán của tòa nhà.
Với công trình nhà ở cao tầng có các công thức tính phụ tải:
7.1. Phụ tải tính toán của toàn bộ các căn hộ trong nhà ở PCH tính theo công thức: PCH = Pch. n
Trong đó:
Pch: suất phụ tải tính toán (KW/1hộ) cho mỗi căn hộ xác định theo bảng 2.1
n: số căn hộ trong tòa nhà.
Bảng 2.1. Suất phụ tải tính toán của căn hộ. Pch(KW/1hộ)
đặc điểm căn hộ
suất phụ tải tính toán (KW) khi số căn hộ
1 đên 3
5
10
20
30
40
60
100 trở lên
Có bếp điện
4
2,48
1,88
1,6
1,4
1,32
1,2
1,12
Có các loại bếp khác
2,5
1,75
1,55
1,55
1,12
1,07
1,05
1,02
7.2. Phụ tải tính toán cho nhà ở (gồm phụ tải tính toán các căn hộ và các thiết bị điện lực) PNO tính theo công thức:
PNO = PCH + 0,9PĐL
Trong đó: PĐL - phụ tải tính toán của các thiết bị điện lực trong nhà, (KW)
7.3. Phụ tải tính toán của các thiết bị điện lực được tính như sau:
a) Với các động cơ điện như máy bơm, các thiết bị thông gió, cấp nhiệt và các thiết bị vệ sinh khác, lấy tổng công suất đặt tính với hệ số công suất bằng 0,85 và hệ số yêu cầu như sau:
1 – khi số động cơ điện từ 1 đến 3
0,8 – khi số động cơ điện lớn hơn 3
b) Với các thang máy tính theo công thức sau:
Trong đó:
PT: phụ tải tính toán của các thang máy (KW)
nT: số lượng các thang máy
Pni: công suất đặt của các động cơ điện của thang máy (KW).
Pgi: công suất lực hãm điện từ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong thang máy.
Pv: hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lịch máy.
Kc: hệ số yêu cầu, với nhà ở xác định theo bảng 2.3, với công trình công cộng bảng 2.2
Bảng 2.2. Hệ số yêu cầu với công trình công cộng.
Số thang máy đặt trong nhà
Hệ số kc
Từ 1 đến 2
Từ 3 đến 4
Từ 4 trở lên
1
0,9
0,8 ÷ 0,6
Bảng 2.3: hệ số yêu cầu với nhà có thang máy.
Số tầng
Hệ số yêu cầu khi số thang máy
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6 đến 7
8 – 9
10 – 11
12 – 13
14 – 15
1
1
-
-
-
0,85
0,90
0,95
1
1
0,70
0,75
0,80
0,85
0,97
0,55
0,65
0,70
0,73
0,85
0,55
0,60
0,63
0,65
0,75
0,45
0,55
0,56
0,58
0,70
0,45
0,50
0,52
0,55
0.66
0,42
0,45
0,48
0,50
0,60
0,40
0,42
0,45
0,47
0,58
0,38
0,40
0,42
0,44
0,56
c) Khi xác định phụ tải tính toán không tính công suất của các động cơ điện dự phòng. Khi xác định phụ tải tính toán của các động cơ điện của thiết bị chữa cháy lấy hệ số yêu cầu bằng 1 với số lượng động cơ bất kì.
7.4. Hệ số đồng thời tính toán lưới điện nhà ở lấy bằng 0,80 ÷ 0,85.
7.5. Khi thiết kế lưới điện nhóm chiếu sáng công trình công cộng như:
Khách sạn, kí túc xá, các phòng sử dụng chung cho ngôi nhà ( gian cầu thang, tầng hầm, tầng giáp mái,...) cũng như các phòng không dùng để ở như các cửa hàng, gian hàng, kho, xưởng, các xí nghiệp dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống, các phòng hành chính quản trị... phải lấy phụ tải tính toán theo tính toán kĩ thuật chiếu sáng với hệ số yêu cầu bằng 1.
7.6. Phụ tải tính toán của lưới điện cung cấp cho các ổ cắm điện:
PÔC ( khi không có số liệu về các thiết bị điện được cấp điện cho các ổ cắm này) với mạng điện 2 nhóm trở lên ( nhóm chiếu sáng, nhóm ổ cắm), tính theo công thức sau:
PÔC = 300. n (W)
Trong đó: n là số lượng ổ cắm điện.
B. Xác định phụ tải tính toán cho toàn khu nhà:
Phụ tải tính toán đơn nguyên A khu nhà cao tầng được phân thành 2 phần chính:
Phụ tải ưu tiên.
Phụ tải không ưu tiên.
I. Xác định phụ tải ưu tiên.
Phụ tải ưu tiên gồm có: Thang máy, bơm cứu hoả, bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải, chiếu sáng hành lang, cầu thang các tầng, cấp điện tầng hầm và tầng 1 khu dịch vụ.
Phụ tải này ngoài nguồn điện nối từ lưới điện còn có nguồn dự phòng. Nguồn dự phòng ở đây sử dụng máy phát điện dự phòng.
Công suất, số lượng của thang máy và các loại bơm của phụ tải ưu tiên được cho trước ở dạng công suất đặt.
Phụ tải tính toán của các thiết bị:
a) Công suất tác dụng tính toán của thang máy là:
PTM = PT. KNC. n
Trong đó:
PT _ công suất đặt của một thang máy. PT = 15 ( KW )
KNC _ hệ số nhu cầu ( lấy KNC = 0,8 )
n _ số thang máy
PTM = PT. KNC. n = 15. 0,8. 5 = 60 ( KW )
Công suất tính toán phản kháng của thang máy là:
QTM = PTM. tgφ
Tra PL1.2. TL1 chọn cosφ = 0,85
Vậy QTM = PTM. tg = 60. 0,62 = 37,2 ( KVAr )
Công suất tính toán toàn phần của thang máy:
STM = ( KVA )
b) Công suất tính toán tác dụng của hệ thống máy bơm là:
Trong tòa nhà có: máy bơm nước cứu hỏa, máy bơm nước sinh hoạt, máy bơm nước thải.
PB = KNC. ( PBCH. n1 + PBSH. n2 + PBNT. n3 )
Trong đó:
PBCH, PBSH, PBNT: là công suất đặt của máy bơm các loại
KNC: hệ số nhu cầu ( lấy KNC = 0,8 )
n1, n2, n3: số máy bơm
PB = 0,8. ( 9.3 + 4,5. 3 + 7. 3 ) = 49,2 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của hệ thống máy bơm là:
QB = PB. tgφ
Với cosφ = 0,85 → tagφ = 0,62
Vậy QB = PB. tgφ = 49,2. 0,62 = 30,5 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của hệ thống máy bơm là:
1.2. Phụ tải chiếu sáng khu vực cầu thang và hành lang:
Hành lang khu ở có diện tích 156,45 m2 / 1 tầng.
Tổng diện tích của hành lang ( 20 tầng ) là 156,45. 20 = 3129m2
Dùng đèn compact để chiếu sáng hành lang.
Chọn suất phụ tải P0 = 10 W/m2
Sử dụng phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích:
Ptt = P0. F
Trong đó: P0 : suất phụ tải trên một m2 diện tích, ( W/m2 )
F: diện tích hành lang, ( m2 )
PHL = 10. 3129 = 31290 ( W ) = 31,3 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của hệ thống chiếu sáng hành lang là:
QHL = PHL.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy QHL = PHL.tgφ = 31,3. 0,62 = 19,4 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của hệ thống chiếu sáng hành lang là:
SHL = ( KVA )
٭ Phụ tải chiếu sáng cầu thang:
Hệ thống chiếu sáng hành lang đặt bóng compact có công suất Pb = 20 W/bóng, tòa nhà có 2 cầu thang bộ. Tổng số bóng đèn cần lắp đặt cho chiếu sáng cầu thang là n = 80 (bóng).
PCT = Pb. n = 20. 80 = 1600 (W) = 1,6 (KW)
• Công suất tính toán phản kháng của hệ thống chiếu sáng cầu thang là:
QCT = PCT.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy QCT = PCT.tgφ = 1,6. 0,62 = 1 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của hệ thống chiếu sáng cầu thang là:
SCT = ( KVA )
1.3. Phụ tải tính toán của tầng hầm:
Mặt bằng tầng hầm như trên hình vẽ bao gồm các chức năng như: khu vực gara, phòng trực, phòng kĩ thuật điện, phòng kĩ thuật nước. Sau đây ta xác định phụ tải tính toán của tầng hầm bảng 2.4
Bảng 2.4 thống kê thiết bị điện tầng hầm
stt
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Công suất ( W )
Knc
Công suất từng nhóm (W)
1
Đèn huỳnh quang 1,2m- 2 bóng
cái
70
80
0,9
5040
2
Đèn huỳnh quang 1,2m- 1 bóng
cái
20
40
0,9
720
3
Đèn huỳnh quang vòng ốp trần
cái
6
32
0,9
172,8
4
Đèn sự cố duy trì 3 h
cái
16
40
0,3
192
5
ổ cắm
cái
15
300
0,3
1350
Tổng công suất tính toán tầng hầm
7474,8
• Công suất tính toán tác dụng của tầng hầm là: PTH = 7,5 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của tầng hầm là:
QTH = PTH.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy QTH = PTH.tgφ = 7,5. 0,62 = 4,65 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của tầng hầm là:
STH = ( KVA )
1.4. Phụ tải tính toán của tầng 1:
Tầng 1 của tòa nhà là khu thương mại dịch vụ, khu vực này có diện tích 1015 m2. Ngoài ra tầng này còn có các phòng chức năng khác như: phòng trực, phòng quản lí. Căn cứ vào mặt bằng bố trí thiết bị điện ta xác định công suất tính toán của tầng 1 bảng 2.5
Bảng 2.5 thống kê thiết bị điện tầng 1
stt
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Công suất (W)
Knc
Công suất từng nhóm (W)
1
Đèn huỳnh quang 1,2m- 3 bóng
cái
75
120
0,9
8100
2
Đèn huỳnh quang 1,2m- 1 bóng
cái
2
40
0,9
72
3
Đèn huỳnh quang vòng ốp trần
cái
5
32
0,9
144
4
Đèn dowlight D150
cái
148
18
0,9
2397,6
5
Đèn dowlight D110
cái
7
11
0,9
69,3
6
ổ cắm
cái
60
300
0,3
5400
7
Điều hòa
( diện tích S = 1015 m2)
70W/m2
0,7
49735
Tổng công suất tính toán tầng 1
65917,9
• Công suất tính toán tác dụng của tầng 1 là: P1 = 65,92 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của tầng 1 là:
Q1 = P1.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy Q1 = P1.tgφ = 65,92. 0,62 = 40,87 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của tầng 1 là:
ST1 = ( KVA )
1.5. Tổng công suất nguồn ưu tiên:
Phụ tải ưu tiên gồm có: Thang máy, bơm cứu hoả, bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải, chiếu sáng hành lang, cầu thang các tầng, cấp điện tầng hầm và tầng 1 khu dịch vụ.
• Công suất tính toán tác dụng của nguồn ưu tiên là:
PƯT = PTM + PB + PHL + PCT + PTH + PT1
PƯT = 60 + 49,2 + 31,3 + 1,6 + 7,5 + 65,92 = 215,52 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của nguồn ưu tiên là:
QƯT = PƯT.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy QƯT = PƯT.tgφ = 215,52. 0,62 = 133,62 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của nguồn ưu tiên là:
SƯT = ( KVA )
II. Xác định phụ tải không ưu tiên:
Phụ tải không ưu tiên bao gồm các thiết bị điện dùng trong các căn hộ chung cư như: chiếu sáng, bếp điện, bàn là, ấm đun nước, tủ lạnh, quạt, máy giặc, bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ, tivi, đài,…
Từ tầng 2 đến tầng 21 của khu nhà có mặt bằng giống nhau nên ta chỉ cần tính điển hình tầng 2. Tầng 2 có 9 căn hộ cao cấp, do đó để xác định công suất tính toán, ta cần xác định được công suất của từng căn hộ. Căn cứ vào mặt bằng bố trí thiết bị điện, ta xác định được công suất tính toán của từng căn hộ:
2.1 Phụ tải tính toán căn hộ A:
Bảng 2.6 thống kê thiết bị điện căn hộ A
stt
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Công suất (W)
Knc
Công suất từng nhóm (W)
1
Đèn huỳnh quang 1,2m- 2 bóng
cái
3
80
0,9
216
2
Đèn huỳnh quang 1,2m- 1 bóng
cái
3
40
0,9
108
3
Đèn huỳnh quang vòng ốp trần
cái
3
32
0,9
86,4
4
Đèn ốp tường
cái
5
40
0,9
180
5
Đèn dowlight D110
cái
4
11
0,9
39,6
6
ổ cắm
cái
16
300
0,3
1440
7
Điều hòa
cái
3
1500
0,7
3150
8
Đèn chùm
cái
1
500
0,7
350
9
Đèn thả bàn ăn
cái
1
40
0,7
28
10
Chuông cửa
cái
1
25
0,3
7,5
11
Bình nóng lạnh
cái
3
1500
0,6
2700
Tổng công suất tính toán căn hộ A
8413.5
• Công suất tính toán tác dụng của căn hộ A là: PCH-A = 8,4 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của căn hộ A là:
QCH-A = PCH-A.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy QCH-A = PCH-A.tgφ = 8,4. 0,62 = 5,2 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của căn hộ A là:
SCH-A = ( KVA )
2.2 Phụ tải tính toán căn hộ B:
Bảng 2.7 thống kê thiết bị điện căn hộ B
stt
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Công suất ( W )
Knc
Công suất từng nhóm (W)
1
Đèn huỳnh quang 1,2m- 2 bóng
cái
2
80
0,9
144
2
Đèn huỳnh quang 1,2m- 1 bóng
cái
3
40
0,9
108
3
Đèn huỳnh quang vòng ốp trần
cái
2
32
0,9
57,6
4
Đèn ốp tường
cái
5
40
0,9
180
5
Đèn dowlight D110
cái
2
11
0,9
19,8
6
ổ cắm
cái
14
300
0,3
1260
7
Điều hòa
cái
3
1500
0,7
3150
8
Đèn chùm
cái
1
500
0,7
350
9
Đèn thả bàn ăn
cái
1
40
0,7
28
10
Chuông cửa
cái
1
25
0,3
7,5
11
Bình nóng lạnh
cái
3
1500
0,6
2700
Tổng công suất tính toán căn hộ B
8076,9
• Công suất tính toán tác dụng của căn hộ B là: PCH-B = 8,08 ( KW )
• Công suất tính toán phản kháng của căn hộ B là:
QCH-B = PCH-B.tgφ
Với cosφ = 0,85 → tgφ = 0,62
Vậy QCH-B = PCH-B.tgφ = 8,08. 0,62 = 5,01 ( KVAr )
• Công suất tính toán toàn phần của căn hộ B là:
SCH-B = ( KVA )
2.3 Phụ tải tính toán căn hộ C:
Bảng 2.8 thống kê thiết bị điện căn hộ C
stt
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Công suất ( W )
Knc
Công suất từng nhóm ( W )
1
Đèn huỳnh quang 1,2m- 2 bóng
Cái
3
80
0,9
216
2
Đèn huỳnh quang 1,2m- 1 bóng
Cái
3
40
0,9
108
3
Đèn huỳnh quang vòng ốp trần
Cái
1
32
0,9
28,8
4
Đèn ốp tường
Cái
6
40
0,9
216
5
Đèn dowlight D110
Cá