Đồ án Thiết kế cung cấp điện nội thất cho nhà cao tầng

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân cũng được nâng cao nhanh chóng. Công nghiệp điện lực giữ vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Một lực lượng đông đảo cán bộ kỹ thuật trong ngành điện lực đang tham gia thiết kế, lắp đặt các công trình cấp điện. Việc trang bị những kiến thức về hệ thống cung cấp điện nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, cung cấp điện năng cho các thiết bị của khu vực kinh tế, các khu chế xuất, các xí nghiệp là rất cần thiết. Thiết kế hệ thống cung cấp điện là việc làm khó. Một công trình điện dù nhỏ nhất cũng yêu cầu kiến thức tổng hợp từ hàng loạt chuyên ngành hẹp (cung cấp điện, thiết bị điện, kỹ thuật cao áp, an toàn, ). Ngoài ra, người thiết kế còn phải có sự hiểu biết nhất định về xã hội, về môi trường, về đối tượng cấp điện. Công trình thiết kế quá dư thừa sẽ gây lãng phí đất đai, nguyên vật liệu. Công trình thiết kế sai (hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc do lợi nhuận) sẽ gây ra hậu quả khôn lường: gây sự cố mất điện, gây cháy nổ làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân. Từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài “thiết kế cung cấp điện nội thất cho nhà cao tầng”, với sự hướng dẫn của Đại tá, GVC, ThS Vũ Viết Thông. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em cảm ơn, ghi nhận mọi ý kiến góp ý của tất cả các thầy cô giáo và em chân thành cảm ơn thầy giáo Đại tá, GVC, ThS Vũ Viết Thông đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này

doc95 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cung cấp điện nội thất cho nhà cao tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ HỌ VÀ TÊN: MAI LÂM ĐIỀU KHÓA: 13 HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY (CHUYỂN CẤP) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN NỘI THẤT CHO NHÀ CAO TẦNG NĂM 2012 HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ HỌ VÀ TÊN: MAI LÂM ĐIỀU KHÓA: 13 HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY (CHUYỂN CẤP) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ MÃ SỐ: 20.00 THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN NỘI THẤT CHO NHÀ CAO TẦNG Cán bộ hướng dẫn khoa học: ĐẠI TÁ, GVC, ThS VŨ VIẾT THÔNG NĂM 2012 MỤC LỤC Tên mục Trang LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN NỘI THẤT CHO NHÀ CAO TẦNG 5 1.1/ Giới thiệu chung 5 1.2/ Những yêu cầu chung trong thiết kế một dự án cung cấp điện 5 1.3/ Đặc điểm cấp điện cho nhà cao tầng 6 1.3.1/ Đáp ứng tốt về chất lượng điện 7 1.3.2/ Độ tin cậy cấp điện cao 7 1.3.3/ Đảm bảo an toàn điện 7 1.3.4/ Đảm bảo phù hợp về kinh tế 8 1.4/ Phân loại hộ tiêu thụ điện 8 1.5/ Tổng quan về tòa nhà chung cư cao tầng Chùa Hà – Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. 9 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA TÒA NHÀ 18 2.1/ Phụ tải động lực chung 18 2.1.1/ Hệ thống thang máy 18 2.1.2/ Hệ thống bơm nước 19 2.2/ Phụ tải chiếu sáng chung 21 2.3/ Phụ tải chiếu sáng phòng máy bơm, nhà xe, kho, trạm điện, phòng vệ sinh tầng 1, phòng bảo vệ. 23 2.4/ Phụ tải các tầng căn hộ 25 2.4.1/ Phụ tải các căn hộ tầng 1 26 2.4.2/ Phụ tải các căn hộ tầng 2 32 2.5/ Phụ tải của cả tòa nhà 56 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN 58 3.1/ Thiết lập mặt bằng cấp điện cho các căn hộ 58 3.1.1/ Mục đích thiết kế cấp điện nội thất 58 3.1.2/ Yêu cầu và các bước thiết kế cấp điện nội thất 58 3.2/ Thiết kế sơ đồ nguyên lý của hệ thống cung cấp điện 59 3.3/ Đi dây trong nhà 62 3.4/ Sơ đồ mặt bằng cấp điện các căn hộ 64 3.5/ Chọn công suất của máy phát điện 70 CHƯƠNG 4: TÍNH CHỌN VÀ KIỂM TRA DÂY DẪN, THIẾT BỊ ĐIỆN 71 4.1/ Chọn dây dẫn, dây cáp trong hệ thống cung cấp điện 71 4.1.1/ Chọn tiết diện dây dẫn từ bảng điện chính của từng căn hộ đến từng thiết bị điện 1 pha 71 4.1.2/ Chọn tiết diện dây dẫn từ tủ điện nhóm dẫn đến mỗi căn hộ (bảng điện chính) 71 4.1.3/ Chọn tiết diện dây dẫn tủ điện nhóm đến tủ điện tầng. 71 4.1.4/ Chọn tiết diện dây dẫn từ tủ phân phối trạm điện đến mỗi tầng 72 4.1.5 Chọn tiết diện dây dẫn đến hệ thống thang máy 72 4.1.6/ Chọn tiết diện dây dẫn đến phòng máy bơm 73 4.1.7/ Chọn tiết diện dây dẫn cho mạng chiếu sáng chung 73 4.2/ Chọn Aptomat 74 4.2.1/ Chọn Aptomat tổng 75 4.2.2/ Chọn Aptomat cho mạch động lực 75 4.2.3/ Chọn Aptomat cho mạch sinh hoạt 76 4.2.4/ Chọn Aptomat cho mạch chiếu sáng chung 77 CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN 79 5.1/ Nối đất 79 5.1.1/ Mục đích của việc nối đất 79 5.1.2/ Nối đất bảo vệ 79 5.1.3/ Nối đất hình lưới 80 5.1.4/ Nối đất lặp lại 81 5.1.5/ Tính toán nối đất 81 5.2/ Chống sét 83 5.2.1/ Hiện tượng sét 83 5.2.2/ Hậu quả của phóng điện sét 83 5.2.3/ Chống sét 84 5.3/ Các dụng cụ dùng để sửa chữa thiết bị điện 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân cũng được nâng cao nhanh chóng. Công nghiệp điện lực giữ vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Một lực lượng đông đảo cán bộ kỹ thuật trong ngành điện lực đang tham gia thiết kế, lắp đặt các công trình cấp điện. Việc trang bị những kiến thức về hệ thống cung cấp điện nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, cung cấp điện năng cho các thiết bị của khu vực kinh tế, các khu chế xuất, các xí nghiệp là rất cần thiết. Thiết kế hệ thống cung cấp điện là việc làm khó. Một công trình điện dù nhỏ nhất cũng yêu cầu kiến thức tổng hợp từ hàng loạt chuyên ngành hẹp (cung cấp điện, thiết bị điện, kỹ thuật cao áp, an toàn, … ). Ngoài ra, người thiết kế còn phải có sự hiểu biết nhất định về xã hội, về môi trường, về đối tượng cấp điện. Công trình thiết kế quá dư thừa sẽ gây lãng phí đất đai, nguyên vật liệu. Công trình thiết kế sai (hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc do lợi nhuận) sẽ gây ra hậu quả khôn lường: gây sự cố mất điện, gây cháy nổ làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân. Từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài “thiết kế cung cấp điện nội thất cho nhà cao tầng”, với sự hướng dẫn của Đại tá, GVC, ThS Vũ Viết Thông. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em cảm ơn, ghi nhận mọi ý kiến góp ý của tất cả các thầy cô giáo và em chân thành cảm ơn thầy giáo Đại tá, GVC, ThS Vũ Viết Thông đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Mai L Hà Nội, ngày 5 tháng 03 năm 2012 Sinh viên thực hiện Mai Lâm Điều CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN NỘI THẤT CHO NHÀ CAO TẦNG 1.1/ Giới thiệu chung Trong các đô thị lớn, do có tốc độ đô thị hoá cao, dân số ở đây ngày một tăng nhanh, các công trình giao thông đòi hỏi ngày càng mở rộng diện tích đất đô thị ngày càng bị thu hẹp.Vì vậy việc phát triển nhà ở chung cư cao tầng là một khuynh hướng tất yếu để giải quyết gánh nặng nhà ở cho người dân. Đặc điểm cung cấp điện cho các nhà cao tầng là lắp đặt trong không gian chật hẹp, mật độ phụ tải cao, yêu cầu cao về độ tin cậy, an toàn và mỹ thuật. 1.2/ Những yêu cầu chung trong thiết kế một dự án cung cấp điện Thiết kế hệ thống cung cấp điện như một tổng thể và lựa chọn các phần tử của hệ thống sao cho các phần tử này đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, vận hành an toàn và kinh tế. Trong đó mục tiêu chính là đảm bảo cho hộ tiêu thụ luôn đầy đủ điện năng với chất lượng cao. Trong quá trình thiết kế điện một phuơng án được cho là tối ưu khi nó thoả mãn các yêu cầu sau: Tính khả thi cao; Vốn đầu tư nhỏ; Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tuỳ theo mức độ tính chất phụ tải; Chi phí vận hành hàng năm thấp; Đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị; Thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa; Đảm bảo chất lượng điện, nhất là đảm bảo độ lệch và dao động điện áp nhỏ nhất và nằm trong giới hạn cho phép so với điện áp định mức. Ngoài ra khi thiết kế cũng cần phải chú ý đến các yêu cầu phát triển trong tương lai, giảm ngắn thời gian thi công lắp đặt và tính mỹ quan của công trình. 1.3/ Đặc điểm cấp điện cho nhà cao tầng Hiện nay trên địa bàn các thành phố lớn của nước ta đã xuất hiện các tòa nhà cao tầng dùng làm văn phòng, khách sạn hay các trung tâm thương mại, khu chung cư cao tầng. Các tòa nhà này được thiết kế và thi công theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến. Hệ thống cấp điện nhà cao tầng có các đặc điểm sau: Phụ tải phong phú và đa dạng; Mật độ phụ tải tương đối cao; Lắp đặt trong không gian chật hẹp; Có các hệ thống cấp nguồn dự phòng như ắc quy, máy phát… Không gian lắp đặt hạn chế và thỏa mãn các yêu cầu mỹ thuật trong kiến trúc xây dựng; Yêu cầu cao về chế độ làm việc, an toàn cho người sử dụng và thiết bị; Đối với các tòa nhà cao tầng thì quá trình thiết kế cấp điện luôn định hướng tuân theo những yêu cầu và đặc điểm trên. Thiết kế cấp điện cho tòa nhà chung cư cao tầng là một công việc phức tạp, để đảm bảo đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng điện cũng như những vấn đề liên quan khác, người kỹ sư thiết kế phải được trang bị tốt kiến thức về những yêu cầu sau: 1.3.1/ Đáp ứng tốt về chất lượng điện Khi đời sống kinh tế, văn hóa xã hội ngày càng nâng cao, các thiết bị điện phục vụ nhu cầu giải trí và sinh hoạt của con người ngày càng phong phú, đa dạng và hiện đại dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng lớn. Chất lượng điện được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu là tần số và điện áp. Nhiệm vụ của người thiết kế là tính toán đảm bảo chất lượng điện áp cho các thiết bị dùng điện, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và tuổi thọ của các thiết bị. 1.3.2/ Độ tin cậy cấp điện cao Là một tòa nhà chung cư phục vụ cho nhu cầu ăn ở và sinh hoạt của các hộ dân, mật độ dân số của tòa nhà cao. Nếu xảy ra tình trạng mất điện sẽ gây lộn xộn, mất trật tự, mất vệ sinh, ảnh đến sinh hoạt của các hộ dân trong tòa nhà. Vì vậy, cung cấp điện phải đảm bảo liên tục, tránh tình trạng gián đoạn. Nếu có sự cố mất điện cần phải giải quyết một cách nhanh chóng để rút ngắn nhất thời gian mất điện đảm bảo sinh hoạt của các hộ trong tòa nhà. 1.3.3/ Đảm bảo an toàn điện Hệ thống cung cấp điện phải có tính an toàn cao để bảo vệ người vận hành, người sử dụng và bảo vệ cho các thiết bị điện. Vì vậy, phải chọn sơ đồ, cách đi dây phải rõ ràng để tránh trường hợp vận hành nhầm, tính toán lựa chọn dây dẫn và khí cụ đóng cắt chính xác. Chọn thiết bị đúng tính năng sử dụng, phù hợp với cấp điện áp và dòng điện làm việc. Ngoài việc tính toán chính xác, lựa chọn đúng các thiết bị và khí cụ điện còn phải nắm được các quy định về an toàn điện, hiểu rõ về môi trường và đặc điểm cấp điện, phải có chỉ dẫn, cảnh báo ở những nơi nguy hiểm cao để nâng cao ý thức của người sử dụng. 1.3.4/ Đảm bảo phù hợp về kinh tế Khi thiết kế thường đưa ra nhiều phương án lựa chọn để giải quyết một vấn đề như dẫn điện bằng đường dây trên không hay cáp ngầm, có nên đặt máy phát dự phòng không,… mỗi phương án sẽ có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, thiết kế cung cấp điện sao cho vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng điện lại vừa hợp lý về kinh tế. Đánh giá kinh tế kỹ thuật của phương án cấp điện gồm 2 đại lượng chính: vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Ngoài những yêu cầu trên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng tòa nhà như điều kiện khí hậu tự nhiên, vị trí địa lý, mục đích sử dụng,… người thiết kế cần chú ý đến: tính thẩm mỹ, tính hiện đại, dễ sử dụng, dễ phát triển trong tương lai… 1.4/ Phân loại hộ tiêu thụ điện Hộ tiêu thụ điện là tất cả những thiết bị tiêu thụ điện năng và biến thành dạng năng lượng khác. Theo độ tin cậy cung cấp điện chia làm 3 loại hộ tiêu thụ: - Hộ loại 1: Là những hộ khi có sự cố, nếu ngừng cung cấp điện có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng của con người, thiệt hại về kinh tế dẫn đến hư hỏng thiết bị, có thể ảnh hướng đến chính trị, … ở hộ loại 1 có độ tin cậy cung cấp điện cao, thường dùng 2 nguồn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc mất điện. Thời gian mất điện bằng thời gian tự đóng nguồn 2 (nguồn dự trữ). Ví dụ: Phòng mổ, các phòng điều trị đặc biệt trong bệnh viện, các trung tâm hội nghị quốc gia, quốc tế, các chương trình truyền hình trực tiếp các chương trình lớn, nhà máy hóa chất, sân bay, bến cảng, văn phòng chính phủ, Quốc hội, các lò luyện thép, hệ thống rađa quân sự, … - Hộ loại 2: Là những hộ nếu ngừng cung cấp điện thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế, hỏng sản phẩm, lãng phí sức lao động, … Cung cấp điện ở hộ loại này thường dùng nguồn dự phòng hoặc không có. Điều này còn phụ thuộc vào việc so sánh vốn đầu tư và giá trị thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp điện. Ví dụ: Các phân xưởng cơ khí, xí nghiệp công nghiệp, nhà máy thực phẩm, khách sạn lớn, trạm bơm tưới tiêu, … - Hộ loại 3: Là những hộ còn lại, cho phép cung cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian sửa chữa nhưng không quá 1 ngày đêm. Thông thường hộ loại 3 cung cấp điện từ 1 nguồn. 1.5/ Tổng quan về tòa nhà chung cư cao tầng Chùa Hà – Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Là một tòa nhà chung cư trong khu liên hợp các tòa nhà chung cư cao tầng và các khu dịch vụ. Tòa nhà được xây dựng trên diện tích khoảng 1500m2, gồm có 7 tầng. Tầng 1: Sử dụng với chức năng hỗn hợp bao gồm: 3 sảnh, 6 căn hộ, 3 phòng bảo vệ, 6 phòng vệ sinh chung, hồ nước, nhà xe, trạm điện, phòng máy bơm và nhà kho. + Căn hộ 101: Diện tích 111,6 m2 Gồm: phòng khách, bếp, 2 phòng ngủ, phòng vệ sinh. + Căn hộ 102 ÷ 106: Diện tích 111,6 m2 Gồm: phòng khách, bếp, 2 phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng tắm. + Hồ nước: Diện tích 113,4 m2 + Nhà xe: Diện tích 454,11 m2 + Trạm điện: Diện tích 31,49 m2 + Phòng máy bơm: Diện tích 10,64 m2 + Nhà kho: Diện tích 3,135 m2 + 3 sảnh: Diện tích mỗi sảnh 25,2 m2 + 6 phòng vệ sinh Sơ đồ mặt bằng tầng 1 (hình 1.1) Để tiện cho việc tính toán và thiết kế ta vẽ lại sơ đồ mặt bằng dạng đơn giản để quy định tên các căn hộ (hình 1.2) HÌNH 1.1: SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TẦNG 1 Hành lang Hành lang Hành lang 101 TM P bảo vệ P máy bơm 102 TM P bảo vệ TM P bảo vệ Hồ nước Nhà xe Trạm điện kho Sảnh 1 Sảnh 2 Sảnh 3 WC WC WC TB TB TB 103 104 105 1036 HÌNH 1.2: SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TẦNG 1 Tầng 2 ÷ 7: gồm các căn hộ, cơ bản giống nhau về kiến trúc. Mỗi tầng gồm có 18 căn hộ. + Căn hộ 201, 209, 210 và 218: Diện tích: 100,35 m2 Gồm: phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh và ban công. + Căn hộ 202, 205 và 208: Diện tích: 31,2 m2 Gồm: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng vệ sinh. + Căn hộ 203: Diện tích: 91,8 m2 Gồm: phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh và ban công. + Căn hộ 204 và 215: Diện tích: 91,35 m2 Gồm: phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh và ban công. + Căn hộ 206, 207: Diện tích: 95,04 m2 Gồm: phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh và ban công. + Căn hộ 211, 214 và 217: Diện tích: 40,2 m2 Gồm: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, 1phòng vệ sinh và 1 ban công. + Căn hộ 212 và 213: Diện tích: 83,79 m2 Gồm: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, 1phòng vệ sinh và 1 ban công. + Căn hộ 216: Diện tích: 80,55 m2 Gồm: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, 1phòng vệ sinh và 1 ban công. Sơ đồ mặt bằng tầng 2 ÷ 7 (hình 1.3) Để tiện cho việc tính toán và thiết kế ta vẽ lại sơ đồ mặt bằng dạng đơn giản để quy định tên các căn hộ (hình 1.4) HÌNH 1.3: SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TẦNG 2 ÷ 7 Hành lang Hành lang 218 201 217 202 216 203 TM 214 205 211 208 209 210 Lỗ trống Lỗ trống Lỗ trống 207 212 213 206 204 215 TB TM TB TM TB Hành lang HÌNH 1.4: SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TẦNG 2 ÷ 7 Trong tòa nhà có nhiều phụ tải điện được chia làm 2 nhóm: - Phụ tải chung của tòa nhà: Thang máy, máy bơm nước, đèn chiếu sáng hành lang, chiếu sáng cầu thang bộ và sảnh. - Phụ tải trong các căn hộ: Tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh, máy giặt, quạt điện, đèn chiếu sáng, … Căn cứ vào các loại phụ tải, mức độ thiết yếu sử dụng và phân loại hộ tiêu thụ điện có thể phân loại hộ tiêu thụ điện của tòa nhà như sau: - Hộ loại 1: Là các thiết bị chiếu sáng sự cố như hành lang, cầu thang thoát hiểm. Yêu cầu phải cấp điện liên tục khi có sự cố xảy ra. - Hộ loại 2: Là hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy, trạm bơm, nhà xe. Yêu cầu mức độ cấp điện cao, khi xảy ra sự cố mất điện phải kịp thời khắc phục. - Hộ loại 3: Là các căn hộ, yêu cầu thời gian mất điện không quá 12h. CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA TÒA NHÀ 2.1/ Phụ tải động lực chung Việc xác định phụ tải tính toán giúp ta xác định được tiết diện dây dẫn đến từng tủ động lực, cũng như đến từng thiết bị, giúp ta chọn số lượng cũng như công suất máy biến áp của tòa nhà, tính chọn các thiết bị bảo vệ .. Nguyên tắc chung để xác định phụ tải tính toán của hệ thống là tính từ thiết bị điện ngược trở về nguồn. Các phụ tải động lực trong tòa nhà bao gồm: Hệ thống thang máy Hệ thống bơm nước sinh hoạt và bơm nước cứu hỏa Xác định phụ tải tính toán động lực chung: 2.1.1/ Hệ thống thang máy Công suất đặt của thang máy được xác định theo công thức: Pđ TM = Với: m: là tải trọng thang máy có thể chịu được v: vận tốc của thang máy k: là hệ số lấy từ 40% ÷ 60%, lấy k = 50% e: là hệ số lấy từ 60 % ÷ 70%, lấy e = 65% Ta quy đổi công suất của thang máy về chế độ làm việc dài hạn theo công thức: PTM = Pđ TM . Trong đó: e là hệ số tiếp điện Theo bản vẽ thiết kế có 3 thang máy, mỗi thang máy chịu tải trọng 900 kg, vận tốc 1,5 m/s. Công suất đặt của thang là: Pđ TM = = 10 kW Ta chọn thang máy có công suất 10kW, với hệ số tiếp điện e = 0,8 Công suất của thang máy quy đổi về chế độ làm việc dài hạn: PTM = 10. = 8,94 kW Tổng công suất tính toán của hệ thống thang máy là: SPTM = knc . 3PTM knc: Hệ số nhu cầu Tra bảng 2 - Hệ số nhu cầu với nhà có thang máy Trang 732, sách Cung cấp điện – Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê Chung cư có 7 tầng và số thang máy là 3 => chọn knc = 0,7 SPTM = 0,7.3.8,94 = 18,77 kW 2.1.2/ Hệ thống bơm nước Hệ thống bơm nước bố trí một trạm bơm nước diện tích 10,64 m2 đặt ở tầng 1, đây là trạm bơm đặt chung cho cả máy bơm nước sinh hoạt và máy bơm nước cứu hỏa. Công suất tính toán cho trạm bơm được tính theo công thức: PBN = knc.SPđi Với: knc = ksd + Pđi: công suất đặt của máy bơm thứ i - Bơm nước sinh hoạt cung cấp nước cho 3 bể nước sinh hoạt trên tầng sân thượng với tổng thể tích 75m3. Yêu cầu mỗi ngày bơm 2,5 giờ là đầy bể. Dự kiến đặt 2 máy bơm EBARA của Nhật có công suất đặt PđSH = 5,5 kW Mỗi máy bơm có lưu lượng Q = 15 m3/h và cột áp tối đa H = 63m. Như vậy, trong 2,5 giờ cả 2 máy bơm có thể bơm được lượng nước: V = 2.15.2,5 = 75m3. Như vậy đáp ứng được với chung cư này. - Bơm nước cứu hỏa lên bể tầng thượng với thể tích 30m3, với yêu cầu bơm 1 giờ là đầy bể. Dự kiến đặt 1 máy bơm EBARA của Nhật có công suất đặt PđCH = 11 kW, có thể bơm lên được 33m3 trong 1 giờ, cột áp tối đa 63,5 m. Như vậy đảm bảo được yêu cầu bơm nước cứu hỏa cho tòa nhà. Tra bảng 2-2. Giá trị trung bình ksd và cosφ của các nhóm thiết bị điện Trang 253, sách Thiết kế cấp điện của Ngô Hồng Quang và Vũ Văn Tẩm Chọn ksd = 0,65 Hệ số nhu cầu của trạm bơm là: knc = ksd + = 0,65 + = 0,85 Tổng công suất tính toán trạm bơm bao gồm cả hệ số đồng thời các máy bơm Tra bảng 2-1. Các hệ số tính toán của các nhóm thiết bị điện Trang 616, sách Cung cấp điện điện – Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê Chọn kđt = 0,9 Công suất tính toán của trạm bơm là: PttTrB = knc . kđt . (2PSH + PCH) = 0,85.0,9. (2.5,5 + 11) = 16,83 kW Do các thiết bị điện của phụ tải động lực chung làm việc ở chế độ ngắn hạn ta chọn kđt = 0,85 Tổng công suất của phụ tải tính toán của phụ tải động lực chung: PttĐL = kđt(PttTrB + SPTM) = 0,85.(16,83 + 18,77) = 35,6 kW 2.2/ Phụ tải chiếu sáng chung Phụ tải chiếu sáng chung gồm chiếu sáng cho sảnh chung tầng 1, cầu thang bộ, thang máy và chiếu sáng hành lang. Tra bảng PL I.2 – Suất phụ tải chiếu sáng cho các khu vực Trang 253, sách Thiết kế cấp điện – Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm Ta chọn suất phụ tải chiếu sáng cho hành lang là P0 = 5 W/m2 - Chiếu sáng sảnh: Sảnh tầng 1 gồm 3 sảnh mỗi sảnh diện tích: 25,2 m2 PCS = P0.S = 5.25,2 = 126 W Chọn chiếu sáng sảnh là đèn bán cầu có công suất Pden = 40 W. Vậy số bóng đèn cần lắp đặt ở sảnh là: N = = = 3,15 Vậy số bóng đèn cần lắp đặt ở mỗi sảnh là 3 bóng, công suất tổng của cả 3 sảnh là: PCSsanh = 3.3.40 = 360 W = 0,36 kW - Chiếu sáng cho hành lang: Hành lang tầng 1 ÷ 7: 1 tầng có 3 khu hành lang, diện tích mỗi hành lang là: 28,24 m2 PCS = P0.S = 5.28,24 = 141,2 W Chọn chiếu sáng hành lang là đèn bán cầu có công suất Pden = 40 W. Vậy số bóng đèn cần lắp đặt ở hành lang là: N = = = 3,53 Vậy số bóng đèn cần lắp đặt ở mỗi hành lang là 4 bóng, công suất tổng của cả 3 hành lang mỗi tầng là: PCS = 4.3.40 = 480 W = 0,48 kW Tổng công suất chiếu sáng ở hành lang của cả 7 tầng là: PCS HL = 0,48.7 = 3,36 kW - Chiếu sáng cho cầu thang: Ở 3 buồng thang máy mỗi buồng lắp đặt 1 đèn bán cầu 40W. PCSTM = 3.40 = 120 W = 0,12 kW Ở thang bộ mỗi tầng lắp đặt 1 bóng đèn bán cầu, số đèn bán cầu ở thang bộ là 7.3 = 21 bóng. PCSTB = 3.7.40 = 840 W = 0,84 kW Vậy công suất chiếu sáng cho cầu thang là: PCSCT = 0,12 + 0,84 = 0,96 kW Lấy hệ số đồng thời cho nhóm phụ tải chiếu sáng chung kđt = 0,8 Tổng công suất phụ tải tính toán chiếu sáng chung: PttCSC = 0,8(PCSSanh + PCSCT + PCSHL) = 0,8(0,36 + 0,96 + 3,36) = 3,74 kW 2.3/ Phụ tải chiếu sáng phòng máy bơm, nhà xe, kho, trạm điện, phòng vệ sinh tầng 1, phòng bảo vệ. Tra bảng PL I.2 – Suất phụ tải chiếu sáng cho các khu vực Trang 253, sách Thiết kế cấp điện – Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm Ta chọn suất phụ tải chiếu sáng cho phòng máy bơm, kho, trạm biến áp, phòng bảo vệ là P0 = 7 W/m2 Chọn chiếu sáng bằng đèn ống huỳnh quang dài 1,2m công suất 40W. - Phòng máy bơm: Diện tích: 11,2m