Đồ án Thiết kế đạo lưu định hướng xoay cho tàu dịch vụ vùng biển hạn chế cấp III

Trong nghành đóng táu thế giới hiện nay, người ta sử dụng rộng rãi các thiết bị lái xung kích để điều động tàu ở tốc độ nhỏ và ngay tại vị trí đỗ đó là thiết bị đẩy Vs, bánh lái chủ động, thiết bị phu, đạo lưu định hướng xoay. Chúng cho phép tạo ra lực dạt ngay trên vỏ tàu. Trong số các thiết bị trên thì đạo lưu định hướng xoay được sử dụng rộng rãi hơn với ưu điểm rẻ tiền và sử dụng phổ biến với tàu hai chân vịt Đạo lưu địng hướng xoay là vật thể thoát nước có tiết diện theo chiều dọc là các prôfin khí động quay mặt lồi về phía chân vịt. Mép trước của prôfin đạo lưu được làm tròn để tăng diện tích tiết diện cửa vào của đạo lưu. Tác dụng đặc biệt của đạo lưu định hướng xoay so với bánh lái là tạo ra lực thủy động có tác dụng chống lại sự bẻ lái và tăng lực đẩy của hệ chân vịt – đạo lưu. Khi chưa có cánh giữ hướng thì mômen xoắn thủy động M < 0. Để khắc phục hiện tượng này thì người ta đặt thêm cánh giữ hướng tại vị trí mặt phẳng đối xứng phần đuôi sau chân vịt. Cánh giữ hướng là vật thể dạng dạng cánh thẳng đứng có prôfin thủy động đối xứng có chiều cao bằng đường kính ở cửa ra của đạo lưu. Đạo lưu định hướng xoay có nhiệm vụ bảo vệ chân vịt và làm tốt hơn sự làm việc của chân vịt khi tàu làm việc trên sóng. Hiệu suất của đạo lưu phụ thuộc khá lớn vào sự làm việc của chân vịt. Theo số liệu thống kê đạo lưu có ưu thế hơn hẳn so với bánh lái. Đạo lưu định hướng xoay có thể tăng 50% hiệu suất làm việc ở chế độ cập bến và 20%-30% ở chế độ khai thác.

doc44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế đạo lưu định hướng xoay cho tàu dịch vụ vùng biển hạn chế cấp III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên