Động cơ HYUNDAI D4FA lắp trên xe Hyundai Getz, Hyundai Accent, đây là các loại xe của Hyundai, một hãng sản xuất xe của Hàn Quốc. Động cơ HYUNDAI D4FA là động cơ 4 xi lanh được bố trí thẳng hàng, cơ cấu phân phối khí sử dụng trục cam kép đặt trên nắp máy (DOHC) với 16 xupap, gồm bốn xupap cho mỗi xylanh, hai xupap nạp và hai xupap thải. Đây là loại động cơ điesel tăng áp sử dụng hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp dùng ống dẫn chung Commonrail điều khiển bởi ECU. Động cơ có tổng dung tích xilanh 1.5l, công suất cực đại là 81kw ở vòng tua máy 4000v/ph.
24 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2860 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế động cơ đốt trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DESCRIPTION
1.1D(D3FA)
1.5D(D4FA)
DISPLACEMENT(cc)
1,120
1,493
BORE X STROKE(mm)
75X84.5
75X84.5
MAX. POWER (ps/rpm)
75/4,000
110/4,000
MAX. TORQUE (kg.m/rpm)
15.5/2,000
24/2,000
DIMENSION (mm)
LENGTH
394
479
WIDTH
587
587
HEIGHT
644
634
WEIGHT IN DRY(kg)
140.4
157
CYCLE
4
4
NO. OF CYLINDER
3
4
CYLINDER ARRANGEMENT
IN-LINE
IN-LINE
FIRING ORDER
1-3-4-2
1-3-4-2
COMPRESSION RATIO
17.8
17.8
ASPIRATION
VGT
VGT
ALTERNATOR(V-A)
12-90
12-90
STARTER MOTOR(V-kw)
12-2.0
12-2.0
BSM(balance shaft module)
IN OIL PAN
Non
ETC(electronic throttle control)
ECU
ECU
TIMING TRAIN
CHAIN
CHAIN
2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ CHON THAM KHẢO.
Dựa vào thông số kỹ thuật của động cơ đề cho, qua thời gian tìm kiếm và tra cứu thông số kỹ thuật của nhiều động cơ, em tìm được động cơ HYUNDAI D4FA có thông số kỹ thuật gần giống với động cơ đề yêu cầu. Các thông số kỹ thuật của động cơ HYUNDAI D4FA được thể hiện trong bảng dưới đây.
2.1. THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ CHỌN TƯƠNG ĐƯƠNG.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
KÝ HIỆU
YÊU CẦU
CHỌN HYUNDAI D4FA
Nhiên liệu
Diesel
Diesel
Số xilanh/ Số kỳ/ Cách bố trí
i/ τ /
4/ 4/ In-line
4/ 4/ In-line
Thứ tự làm việc
1-3-4-2
1-3-4-2
Tỷ số nén
17.5
17.8
Đường kính x hành trình piston (mm x mm)
D x S
84 x 89.5
75x 84.5
Công suất cưc đại/ Số vòng quay (kW/vg/ph)
Ne / n
80/ 4400
81/4000
Góc phối khí (độ)
Mở sớm xupap nạp
α1
12
6
Đóng muộn xupap nạp
α2
53
34
Mở sớm xupap thải
α3
42
46
Đóng muộn xupap thải
α4
10
4
Hệ thống nhiên liệu
CRDI
CRDI
Hệ thống bôi trơn
Cưỡng bức cácte ướt
Cưỡng bức cácte ướt
Hệ thống làm mát
Cưỡng bức, sử dụng môi chất lỏng
Cưỡng bức, sử dụng môi chất lỏng
Hệ thống nạp
Turbo Charger Intercooler
Turbo Charger Intercooler
Hệ thống phối khí
16valve -,DOHC
16valve -,DOHC
Động cơ HYUNDAI D4FA lắp trên xe Hyundai Getz, Hyundai Accent, đây là các loại xe của Hyundai, một hãng sản xuất xe của Hàn Quốc. Động cơ HYUNDAI D4FA là động cơ 4 xi lanh được bố trí thẳng hàng, cơ cấu phân phối khí sử dụng trục cam kép đặt trên nắp máy (DOHC) với 16 xupap, gồm bốn xupap cho mỗi xylanh, hai xupap nạp và hai xupap thải. Đây là loại động cơ điesel tăng áp sử dụng hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp dùng ống dẫn chung Commonrail điều khiển bởi ECU. Động cơ có tổng dung tích xilanh 1.5l, công suất cực đại là 81kw ở vòng tua máy 4000v/ph.
Hình 2.1. Cấu tạo chung động cơ HYUNDAI D4FA
1-Vòi phun; 2-Giá kẹp vòi phun; 3-Nắp đậy; 4-Roan làm kín; 5-Máy phát điện;
6-Puly bơm nước; 7-Giá đở động cơ; 8-Căng đai; 9-Puly trục khuỷu ; 10-Then puly; 11-Cátte; 12-Lọc dầu bôi trơn; 13-Bơm nước làm mát;
14-Bơm cao áp; 15-Vỏ đậy xích cam
2.2. CÁC CƠ CẤU CỦA ĐỘNG CƠ HYUNDAI D4FA.
2.2.1. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ.
Cơ cấu phân phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí. Thải sạch khí thải khỏi xilanh và nạp đầy khí hỗn hợp hoặc không khí mới vào xilanh để động cơ làm việc liên tục. Để đảm bảo công suất cực đại của động cơ, cần phải hút càng nhiều hỗn hợp không khí - nhiên liệu vào xilanh và thải ra càng sạch khí cháy càng tốt. Vì thế, hỗn hợp không khí - nhiên liệu và quán tính khí cháy được tính đến trong quá trình thiết kế tăng tối đa thời gian mở xupap.
Động cơ D4FA sử dụng cơ cấu phân phối khi kiểu DOHC gồm có 2 trục cam nằm trên nắp máy và được dẫn động từ trục khuỷu thông qua xích và bánh răng để điều khiển việc đóng mở xu páp nạp và xu páp xả.
Hình 2.2. Cơ cấu phân phối khí
1-Nắp cổ trục cam; 2-Truc cam; 3-Bánh răng trục cam; 4-Cò mổ; 5-Móng ngựa;
6-Chén chặn trên; 7-Lò xo xupap; 8- Chén chặn dưới; 9-Xupap;
10-Con đội; 11-Đường nạp; 12- Roan làm kín
4
1
2
3
51
2.2.2. PISTON - THANH TRUYỀN.
Hình 2.3. Piston thanh truyền HYUNDAI D4FA
1. Piston; 2.Thanh truyền; 3.Bạc lót đầu to thanh truyền;
4.Nắp đầu to; 5.Bu lông đầu to
2.2.2.1. NHÓM PISTON
Piston là một chi tiết quan trọng của động cơ đốt trong. Trong quá trình làm việc, ngoài chức năng dẫn hướng, piston là chi tiết trực tiếp tiếp nhận lực khí thể sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, làm việc trong môi trường có nhiệt độ rất cao và ma sát mài mòn lớn, lực tác dụng và nhiệt độ cao do khí thể và lực quán tính sinh ra gây nên ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt trong piston, do làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao nên piston dễ bị mài mòn do không được bôi trơn đầy đủ. Piston có nhiệm vụ quan trọng như sau:
Tiếp nhận lực khí thể và truyền cho thanh truyền (trong quá trình cháy và giản nở), để làm quay trục khuỷu nén khí trong quá trình nén, đẩy khí thải ra khỏi xilanh trong quá trình thải và hút khí nạp mới vào buồng cháy trong quá trình nạp. Trong động cơ hai kỳ, piston có tác dụng như một van trượt làm nhiệm vụ đóng mở lỗ lỗ quét và lỗ thải. Ngoài ra, piston còn có chức năng dẫn hướng chuyển động trong xylanh.
Trên piston còn có các xéc măng, nhiệm vụ chính của các xéc măng này là đảm bảo bao kín buồng cháy, giữ không cho khí cháy trong buồng cháy lọt xuống các te và ngăn không cho dầu nhờn từ các te sục lên buồng cháy.
Khe hở cho phép của các secmăng cho dưới bảng:
Secmăng
Điều kiện tiêu chuẩn
số 1
0,20 đến 0,35mm
số 2
0,35 đến 0,50mm
dầu
0,20 đến 0,40mm
Dưới đây là cấu tạo piston của động cơ Hyundai D4FA
1
3
2
Hình 2. 4. Piston động cơ HYUNDAI D4FA
Xéc măng khí 2.Xéc măng dầu 3.Piston
Piston được làm bằng hợp kim nhôm có kết cấu đặc biệt đỉnh piston lõm. Piston có 3 rãnh xéc măng gồm 2 xéc măng khí và 1 xéc măng dầu. Trên đỉnh piston có đánh đấu để khỏi nhầm lẫn trong quá trình lắp ráp.
2.2.2.2. THANH TRUYỀN.
Thanh truyền là chi tiết nối piston với trục khuỷu, nó có tác dụng truyền lực tác dụng trên piston xuống trục khuỷu, để làm quay trục khuỷu. Khi động cơ làm việc thanh truyền chịu tác dụng của các lực sau: Lực khí thể trong xi lanh, lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston, lực quán tính của thanh truyền. ở trên là chức năng của một thanh truyền nói chung. Còn dưới đây là thanh truyền của động cơ Hyundai D4FA.
Thanh truyền của động cơ D4FA được chế tạo bằng thép các bon và thép hợp kim thép các bon. Tiết diện của thanh truyền có dạng chữ I, trên đầu nhỏ thanh truyền có khoan lỗ dầu để bôi trơn xilanh và chốt piston, đầu to thanh truyền chế tạo hai nửa lắp ghép lại với nhau. Nắp đầu to thanh truyền lắp với thanh truyền nhờ hai bu lông.
1
2
3
4
Hình 2.5. Kết cấu thanh truyền.
1-Đầu nhỏ thanh truyền; 2-Thân thanh truyền; 3-Đầu to; 4-Bạc lót đầu to
2.2.3.TRỤC KHUỶU- BÁNH ĐÀ
6
1
2
4
3
5
5
Hình 2.6. Kết cấu trục khuỷu bánh đà
1-Chốt khuỷu; 2-Lỗ dầu; 3-Má khuỷu; 4-Cổ trục chính;5-Bánh đà; 6-Bạc lót cổ trục
Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, thường được gọi là cốt máy. Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên piston truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu để đưa công suất ra ngoài .Trạng thái làm việc của trục khuỷu là rất nặng. Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính (quán tính chuyển động tịnh tiến và quán tính chuyển động quay) những lực này có trị số rất lớn thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính chất va đập rất mạnh. Việc cân bằng trục khuỷu cũng rất quan trọng. Ngoài ra các lực tác dụng nói trên còn gây ra hao mòn lớn trên các bề mặt ma sát của cổ trục và chốt khuỷu.
Trục khuỷu động cơ D4FA là trục khuỷu được chế tạo liền truc, là dạng trục khuỷu đủ với 5 cổ trục chính, 4 cổ khuỷu, 8 má khuỷu. Kết cấu của một trục khuỷu gồm có : Cổ trục khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu, đối trọng. Ngoài ra trên trục khuỷu còn có đường ống dẫn dầu bôi trơn, chốt định vị, các bánh răng dẫn động trục cam, bơm đầu bôi trơn và puly dẫn động quạt gió, máy nén khí.
Đầu trục khuỷu được lắp bộ giảm dao động xoắn và các bánh răng dẫn động bơm dầu bôi trơn, bơm cao áp và puly dẫn động các cơ cấu phụ như quạt gió, máy nén. Bộ giảm dao động xoắn có tác dụng thu năng lượng sinh ra do các mômen kích thích trong hệ trục khuỷu do đó dập tắt dao động gây ra bởi các mômen đó.
Chốt khuỷu là bộ phận dùng để nối với đầu to thanh truyền. Để giảm độ mài mòn, tăng tuổi thọ cho chốt khuỷu người ta dùng bạc khi lắp chốt khuỷu với đầu to thanh truyền.
Cổ trục khuỷu dùng để lắp trục khuỷu trên thân máy và cho phép trục khuỷu chuyển động quay. Khi lắp cổ trục vào hộp trục khuỷu người ta dùng bạc lót để giảm mài mòn.
Má khuỷu là bộ phận nối liền cổ trục chính và chốt khuỷu. Trên má khuỷu người ta có gắn các đối trọng có tác dụng cân bằng mômen quán tính cho trục khuỷu.
Đuôi trục khuỷu được lắp với bánh đà. Để tránh dầu bôi trơn trong cácte động cơ rò ra ngoài ở đầu và đuôi trục khuỷu người ta có lắp các phớt chặn dầu.
Bạc trục khuỷu được doa tinh sẽ đạt được khe hở dầu tối ưu. Do đó cải thiện được trạng thái khởi động lạnh và giảm được rung động của động cơ. Nửa bạc trên có rãnh dầu dọc theo lòng chu vi.
2.3. CÁC HỆ THỐNG CỦA ĐỘNG CƠ D4FA
2.3.1. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG.
Hệ thống khởi động bằng điện với phương pháp điều khiển gián tiếp bằng rơle điện từ .Để tránh khả năng không kịp tách bánh răng ra khi động cơ đã nổ, người ta làm kiểu truyền động một chiều bằng khớp truyền động hành trình tự do loại cơ cấu cóc.
Khi người lái đóng khóa điện, dòng điện sẽ đi vào cuộn đẩy mà lõi thép của nó được nối với cần gạt. Cuộn dây có điện trở thành nam châm hút lõi thép sang phải, đồng thời làm quay cần gạt dịch chuyển bánh răng truyền động vào ăn khớp với bánh đà. Khi bánh răng của khớp truyền động đã vào ăn khớp với bánh đà, thì vành tiếp điểm cũng nối các tiếp điểm, đưa dòng điện vào các cuộn dây của máy khởi động. Máy khởi động quay, kéo trục khuỷu của động cơ quay theo. Khi động cơ đã nổ thì người lái nhả khóa điện, các chi tiết trở về trạng thái ban đầu dưới tác dụng của lò xo hồi vị
2
1
Hình 2.7. Kết cấu máy khởi động
1-Moto khởi động; 2-Rơle khởi động
1
3
2
4
Hình 2.8. Kết cấu bên trong máy khởi động
1-cuộn solenoid ; 2-Bộ góp; 3-Lõi thép;4-Khớp li hợp.
2.3.2. HỆ THỐNG LÀM MÁT ĐỘNG CƠ D4FA
Động cơ D4FA có hệ thống làm mát bằng nước kiểu một vòng kín.Tuần hoàn cưỡng bức bao gồm: Áo nước xi lanh, nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió và các đường ống dẫn nước. Hệ thống làm mát sử dụng nước nguyên chất có pha chất phụ gia chống gỉ. Két làm mát lắp trên phía đầu xe, két làm mát có đường nước vào từ van hằng nhiệt và có đường nước ra đến bơm, trên két nước có các giàn ống dẫn nước gắn cánh tản nhiệt.
Bơm nước kiểu ly tâm được dẫn động bằng dây đai từ trục khuỷu. Quạt gió được dẫn động bằng động cơ điên riêng.
11
10
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống làm mát động cơ D4FA
1.Thùng chứa nước mát; 2.Lưới tản nhiệt; 3.Giá lắp lưới tản nhiệt;
4. Ống nước trên; 5. Ống nước dướ; 6.Ống đầu làm mát ;7.Quạt làm mát;
8.Giá gắng quạt; 9.Mô tơ quạt làm mát; 10-Bơm nước; 11-Puly bơm
2.3.3. HỆ THỐNG XẢ.
Khí xả được thải ra ngoài môi trường qua ống xả.
Hệ thống xả gồm: ống góp xả và ống xả nối với nhau bằng khớp cầu. Trên ống xả có các bộ trung hòa khí xả để làm cho các chất độc hại CO (cacbon oxit), HC (Hiđrô cacbon) và NOx (Nitơ ôxit) phản ứng với các chất vô hại (H2O, CO2, N2) khi luồng khí xả đi qua, với các chất xúc tác platin, pladini, iridi, rodi. Để khí xả ra ngoài môi trường không độc hại đối với sức khỏe con người.
Hình 2.10. Sơ đồ hệ thống xả động cơ D4FA
1-Đường dẫn khí xả ra ngoài ; 2-Bộ giảm âm; 3-Bộ chuyển đổi khí thải.
2.3.4. HỆ THỐNG BÔI TRƠN.
Hệ thống bôi trơn cung cấp dầu bôi trơn đến các chi tiết chuyển động quay và trượt của động cơ sao cho chúng có thể làm việc êm dịu, tránh mài mòn. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm mát.
Hệ thống bôi trơn gồm có: bơm dầu, bầu lọc dầu, cácte dầu, các đường ống... dầu sẽ từ cácte được hút bằng bơm dầu, qua lọc dầu, vào các đường dầu dọc thân máy vào trục khuỷu, lên trục cam, từ trục khuỷu vào các bạc biên, theo các lỗ phun lên thành xylanh, từ trục cam vào các bạc trục cam, rồi theo các đường dẫn dầu tự chảy về cácte.
Hình 2.11. Hệ thống bôi trơn động cơ D4FA
1-Nắp lọc dầu; 2-Lưới lọc ;3-Thân bầu lọc; 4-Đường dầu bôi trơn;
5- Catte chứa dầu bôi trơn ; 6- Cụm ống dẫn dầu và lưới lọc thô
2.3.5. HỆ THỐNG NHIÊN LIÊU.
Hệ thống nhiên liệu của động cơ DIESEL trong động cơ đốt trong có nhiệm vụ như sau: Cung cấp nhiên liệu vào xilanh động cơ đúng lúc theo một quy luật đã định. Phun tơi và phân bố đều hơi nhiên liệu trong thể tích buồng cháy. Đó là dùng chung cho động cơ đốt trong nói chung. Còn với hệ thống nhiên liệu của động cơ D4FA của xe HYUNDAI thì được trình bày như sau:
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ D4FA CHỨA NHIÊN LIỆU DỰ TRỮ ĐẢM BẢO CHO ĐỘNG CƠ HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC TRONG KHOẢNG THỜI GIAN QUY ĐỊNH, LỌC SẠCH NƯỚC VÀ TẠP CHẤT CƠ HỌC LẪN TRONG NHIÊN LIỆU, CUNG CẤP LƯỢNG NHIÊN LIỆU CẦN THIẾT CHO MỖI CHU TRÌNH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC QUI ĐỊNH CỦA ĐỘNG CƠ, CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỒNG ĐỀU VÀO CÁC XY LANH THEO TRÌNH TỰ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ VÀ CUNG CẤP VÀO CÁC XY LANH ĐỘNG CƠ ĐÚNG LÚC THEO MỘT QUY LUẬT ĐÃ ĐỊNH. ĐỂ ĐẢM BẢO ĐƯỢC CHỨC NĂNG TRÊN ĐỘNG CƠ D4FA SỬ DỤNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU HIỆN ĐẠI CRDI LÀ HỆ THỐNG PHUN NHIÊN LIÊU TRỰC TIẾP DÙNG ỐNG DẪN CHUNG VÀ ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN BỞI ECU.
Hình 2.12. Hệ thống nhiên liệu.
1-Ống phân phối; 2-Đường dầu đến vòi phun; 3-Vòi phun; 4-Đường dầu hồi;
5-Đường dầu đến bơm; 6-Thùng dầu; 7-Lọc dầu thô; 8-Nắp thùng dầu;
9-Van kiểm tra; 10-Lọc tinh;11- Van 1 chiều; 12-Bơm cao áp.
3. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN.
3.1. Yêu cầu, công dụng và phân loại:
3.1.1. Công dụng:
Hệ thống bôi trơn của dộng cơ đốt trong có nhiệm vụ đưa dầu đến các bề mặt ổ trục ma sát, đồng thời lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các bề mặt ma sát và làm mát dầu nhờn để bảo đảm tính năng lý hoá của nó.
3.1.2. Yêu cầu:
-Phải cung cấp đủ lượng dầu bôi trơn tới các bề mặt làm việc với áp suất cao nhằm đảm bảo quá trình bôi trơn ma sát ướt các bề mặt làm việc cần thiết.
-Phải có thiết bị lọc nhằm lọc sach dầu nhờn khỏi bụi bẩn và các hạt mài kim loại.
-Phải có thiết bị làm mát dầu nhờn nhằm giữ nhiệt độ dầu nhờn ở nhiệt độ quy định.
-Hệ thống bôi trơn làm việc an toàn, hiệu quả cao.
-Công suất tiêu hao cho hệ thống bôi trơn nhỏ.
-Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, có độ bền cao, dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
-Tính kinh tế cao.
3.1.3. Phân loại hệ thống:
+Dựa vào phương pháp bôi trơn ta có các loại sau:
-Bôi trơn bằng phương pháp vung té: phương pháp này thường dùng trong các động cơ một xi lanh nằm ngang hoặc thẳng đứng kết hợp bôi trơn bằng phương pháp bôi trơn cưỡng bức. Để có thể vung té dầu nhờn được thường trên má khuỷu người ta chế tạo đối trọng kiểu như một thìa múc dầu. Trong mỗi vòng quay của trục khuỷu thì múc dầu đồng thời nhờ lực li tâm của chuyển động quay vung té dầu nhờn tới các bề mặt làm việc. Các hạt dầu vung té bên trong không gian của các te và rơi tự do xuống các bề mặt ma sát của ổ trục. Để đảm bảo cho các ổ trục không bị thiếu dầu, trên các vách ngăn bên trên ổ trục thường có các gân hứng dầu. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản nhưng không bảo đảm được lưu lượng dầu bôi trơn của các ổ trục nên rất ít dùng.
-Phương pháp bôi trơn cưỡng bức: ngày nay được sử dụng ở hầu hết trên các loại động cơ. Dầu trong hệ thống bôi trơn được bơm dầu đẩy đến các bề mặt ma sát dưới một áp suất dầu nhất định, do đó hoàn toàn đảm bảo yêu cầu bôi trơn, làm mát và tẩy rửa các bề mặt ma sát của ổ trục.
-Phương pháp bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu: phương pháp này chỉ được áp dụng ở động cơ xăng cỡ nhỏ loại động cơ xăng hai kì. Vì loại động cơ này sử dụng các te làm buồng quét khí. Hỗn hợp dầu và xăng sau khi qua bộ chế hoà khí được xé thành các hạt nhỏ cùng với không khí tạo thành hỗn hợp. Khí hỗn hợp này được nạp vào cácte của động cơ rồi theo lỗ quét đi vào xi lanh. Trong quá trình này các hạt dầu nhờn lẫn trong khí hỗn hợp ngưng đọng và bám lên bề mặt chi tiết máy để bôi trơn các bề mặt ma sát.
+ Dựa theo lượng dầu bôi trơn chứa trong cácte ta có các loại sau:
-Hệ thống bôi trơn cácte ướt.
-Hệ thống bôi trơn cácte khô.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức cácte ướt:
Nguyên lý làm việc:
Dầu nhờn chứa trong cácte 9 được bơm dầu 11 hút qua phao lọc 10 đến bầu lọc thô 13 rồi theo đường dầu chính 2 để đi bôi trơn các ổ trục khuỷu, trục cam.... Khi dầu qua bầu lọc thô 13 thì dầu được lọc sạch sơ bộ các chất cặn bẩn có kích thước hạt lớn. Một phần dầu (khoảng 15÷ 20%) lượng dầu bôi trơn do bơm cung cấp đi qua bầu lọc tinh 5 rồi trở về lại cácte.
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức cácte ướt.
1- Đồng hồ áp suất; 2- Đường dầu chính; 3- Đường dầu lên chốt khuỷu;
4- Trục khuỷu; 5- Bầu lọc tinh; 6- Két làm mát dầu nhờn; 7- Van hằng nhiệt;
8- Đồng hồ đo nhiệt độ dầu; 9- Cácte; 10- Phao hút dầu; 11- Bơm dầu;
12- Van an toàn của bơm; 13- Bầu lọc thô;
14- Van an toàn của hệ thống bôi trơn.
3.2. Công dụng của dầu nhờn:
Trong hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong sử dụng dầu nhờn để giảm ma sát cho các ổ trục, tải nhiệt lượng do ma sát sinh ra khỏi ổ trục, bảo vệ các bề mặt chi tiết trong động cơ không bị gỉ, làm kín các bề mặt chi tiết nhất là bề mặt piston xi lanh, tẩy rửa các bề mặt khỏi các hạt mài kim loại.
-Bôi trơn các bề mặt chi tiết, làm giảm tổn thất ma sát: dầu nhờn đóng vai trò chất liệu trung gian đệm giữa các bề mặt ma sát có chuyển động tương đối với nhau, làm cho các bề mặt ma sát không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Trong động cơ đốt trong thường tồn tại bốn loại ma sát sau:
-Ma sát khô: xảy ra giữa hai bề mặt ma sát hoàn toàn không có dầu nhờn, các bề mặt ma sát tiếp xúc trực tiếp với nhau như phần đỉnh piston với xi lanh.
-Ma sát nửa khô: xảy ra khi dầu nhờn ngăn cách giữa các bề mặt ma sát bị phá hoại. Các bề mặt ma sát tiếp xúc trực tiếp cục bộ với nhau ở những vùng màng dầu bị phá hoại như phần dầu piston tiếp xúc với xi lanh.
-Ma sát tới hạn: là trạng thái trung gian giữa ma sát khô và ma sát ướt. Khi xảy ra ma sát tới hạn, trên bề mặt ma sát tồn tại một màng dầu rất mỏng, màng dầu này chịu lực tác dụng của các phần tử bề mặt kim loại nên bám chặt trên các bề mặt kim loại mất khả năng lưu động.
-Trong quá trình thực tế ma sát ổ trục thường có thể tồn tại đồng thời ba loại ma sát: ma sát khô, ma sát ướt, ma sát nửa khô và ma sát tới hạn.
-Làm mát ổ trục: trong quá trình làm việc công do tổn thất ma sát biến thành nhiệt năng làm cho nhiệt độ ổ trục tăng lên rất cao. Nếu không có dầu nhờn, các bề mặt ma sát bị nóng quá rồi xảy ra hư hỏng. Trong trường hợp này dầu nhờn đóng vai trò làm mát ổ trục, tải nhiệt lượng do ma sát sinh ra khỏi ổ trục, đảm bảo nhiệt độ làm việc bình thường của các ổ trục.
-Tẩy rửa bề mặt ma sát: trong quá trình làm việc các bề mặt ma sát cọ sát vào nhau nên gây mài mòn mặt kim loại rơi ra bám trên bề mặt ma sát. Khi dầu nhờn chảy qua các bề mặt ma sát nó cuốn theo các tạp chất. Vì vậy đảm bảo bề mặt ma sát luôn luôn sạch tránh được hiện tượng mài mòn do các tạp chất cơ học.
-Bao kín khe hở giữa piston xécmăng và xi lanh làm cho quá trình lọt khí qua khe hở gữa chúng giảm xuống.
-Bảo vệ các bề mặt ma sát khỏi bị ô xi hoá: trong qúa trình làm việc dầu nhờn có tác dụng bao kín các bề mặt của chi tiết khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với không khí và hơi nước, tránh được hiện tượng bị gỉ các bề mặt do ô xi hoá.
3.3. Bầu lọc dầu nhờn:
3.3.1. Bầu lọc thấm:
3.3.1.1. Kết cấu
Hình 3.2: Bầu lọc thấm
vỏ bầu lọc; 2- đường dầu ra; 3- phần tử lọc; 4- trục bầu lọc; 5- đệm làm kín; 6- lò xo ép; 7- nắp bầu lọc; 8- đường dầu ra; 9 – vít xả cặn.
Vỏ bầu lọc 1 được lắp với thân máy bằng các bulon, nắp vỏ 7 được cố định trên vỏ 1 bằng bulon số 4. Bu lon số 4 đồng thời làm làm trục bầu lọc cố định lõi lọc số 3, để làm kín không gian phía trong lơi lọc, ngăn cách không gian phía trong và phía ngoài lơi lọc, người ta sử dụng các đệm làm kín số 5. Vít xã cặn số 9 có công dụng các cặn bẩn và nước đọng lại phía dưới trong quá tŕnh làm việc. Lò xo ép số 6 ép lưới lọc trên vỏ của nó, đồng thời tránh được sự rung xóc trong quá tŕnh làm việc. Phần tử lọc số 3 là một ống hình dạng gấp nếp được gia công lỗ lọc dầu kích thước lỗ không lớ