Đồ án Thiết kế hệ thống dây chuyền sản xuất thức ăn nuôi tôm

- Trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm thì khâu phân loại hỗn hợp hạt, hỗn hợp các thành phần thức ăn co tôm , hỗn hợp các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được coi là khâu cơ bản. - Trong nguyên liệu đưa vào nhà máy luôn có lẫn các giống hạt khác, hạt dại, tạp chất khoáng và tạp chất hữu cơ. Mục đích của sự phân loại hỗn hợp hạt là thu được khối đồng nhất các hạt cần đưa vào dây chuyền sản xuất chính. Quá trình phân loại trong các xí nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm gồm hai phần : + Loại tạp chất ra khỏi khối hạt. + Phân chia khối hạt thành những hợp phần có chất lượng khác nhau để chế biến riêng.

doc107 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5261 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống dây chuyền sản xuất thức ăn nuôi tôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy việc nghiên cứu và chế tạo các dây chuyền và thiết bị hiện đại là một việc rất cần thiết. Việc nâng cao công nghệ nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất, tạo điều kiện làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời đuổi kịp với nền công nghiệp hiện đại của thế giới. Để thực hiện được những công việc trên, chúng ta không ngừng học hỏi mà còn phải vận dụng sáng tạo những điều đã học vào thực tế một cách có hiệu quả. Đồ án tốt nghiệp là bước khởi đầu cho các sinh viên làm quen với việc thiết kế và tác phong của một người cán bộ kỹ thuật, tìm hiểu và đi sâu với các máy móc thiết bị trong thực tiễn. Đây thực sự không phải là một công việc đơn giản vì là vấn đề mới mẻ và chưa có kinh nghiệm trong quá trình thiết kế nên khong tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý và thông cảm của các thầy. Để hoàn thành được công việc thiết kế này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Mạnh Lực và sự giúp đỡ của các bạn bè. Sinh viên thực hiện KIM NGỌC SÁU Chương 1 TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI TÔM PHÂN LOẠI HỖN HỢP HẠT LƯƠNG THỰC - Trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm thì khâu phân loại hỗn hợp hạt, hỗn hợp các thành phần thức ăn co tôm , hỗn hợp các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được coi là khâu cơ bản. - Trong nguyên liệu đưa vào nhà máy luôn có lẫn các giống hạt khác, hạt dại, tạp chất khoáng và tạp chất hữu cơ. Mục đích của sự phân loại hỗn hợp hạt là thu được khối đồng nhất các hạt cần đưa vào dây chuyền sản xuất chính. Quá trình phân loại trong các xí nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm gồm hai phần : + Loại tạp chất ra khỏi khối hạt. + Phân chia khối hạt thành những hợp phần có chất lượng khác nhau để chế biến riêng. 1.2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI TÔM Để tạo ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn và đúng yêu cầu về chất lượng, qui trình sản xuất thức ăn nuôi tôm cần có những công đoạn sau. 1.2.1 Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu - Việc chuẩn bị nguyên liệu trước khi đưa vào máy nghiền là rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm. - Tính chất của hạt ngũ cốc được đặc trưng bởi cấu tạo thành phần hoá học, tính chất cơ lý và tính chất hoá sinh của hạt. - Tính chất của hạt có ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất. 1.2.2 Công đoạn 2 : Nghiền các loại hạt - Nghiền hạt là một quá trình biến vật thể thành các phần tử nhỏ hơn nhờ lực phá vỡ lớn hơn lực liên kết của các phần tử bột. Có hai hình thức nghiền : nghiền đơn giản và nghiền phức tạp. + Nghiền đơn giản : là qúa trình biến vật thể thành các phần tử có kích thứơc xác định, các phần tử này là sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiền. + Nghiền phức tạp : là quá trình biến vật thể rắn thành những phần tử có kích thước nhỏ hơn, nhưng sau mỗi lần nghiền có phân loại và các phần tử có kích thước khác nhau được đưa vào các hệ nghiền khác nhau để tiếp tục nghiền cho nhỏ hơn. - Trong dây chuyền sản xuất bột cùng loại có thể áp dụng hình thức nghiền đơn giản hoặc nghiền phức tạp. Nhưng trong sản xuất bột phân loại thì nhất thiết phải áp dụng phương pháp nghiền phức tạp. Tỷ lệ lấy bột (phần trăm bột lấy được từ hạt) cũng như chất lượng bột thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ hoàn thiện của quá trình nghiền hạt. Năng lượng tiêu hao của quá trình nghiền thường chiếm khoảng 50 - 80% tổng số năng lượng tiêu hao của toàn bộ dây chuyền sản xuất của các nhà máy. 1.2.3 Công đoạn 3 : Định lượng nguyên liệu - Trong các dây chuyền sản xuất cần thiết phải định lượng nguyên liệu sản phẩm và các bán thành phẩm ở các công đoạn chế biến trung gian. Nếu thành phẩm gồm nhiều nguyên liệu thì khâu định lượng để đảm bảo đúng tỷ lệ thành phần và khâu trộn để đảm bảo tính đồng đều là cần thiết. Đặc biệt số xí nghiệp chế biến thức ăn hỗn hợp, thức ăn gia súc thì các máy định lượng, máy trộn và máy tạo viên là rất quan trọng. - Thông thường các máy định lượng được lắp ngay dưới boong khe dưới đặt trước các máy. Dụng cụ định lượng thường là cân gián đoạn theo mẻ, dựa vào nguyên tắc định lượng. Nhưng đồng thời đã có các máy định lượng làm việc liên tục theo nguyên tắc trọng lượng và thể tích. - Các máy định lượng theo thể tích thường dùng các loại vật liệu có độ tơi, khối lượng riêng ít thay đổi để có sai số nhỏ như các loại hạt, loại bột, .... 1.2.4 Công đoạn 4 : Trộn khô các loại bột - Nguyên liệu để trộn bao gồm : 1. Bột gạo 4. Bột cá 2. Bột ngô 5. Bột đậu phộng 3. Bột đậu nành 6. Bột tấm - Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp phục vụ cho nuôi tôm phải đảm bảo các thành phần được phân bố đều trong toàn khối thức ăn, nghĩa là thức ăn phải thống nhất về giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt là những thành phần có hoạt động sinh lý cao nếu không phân bố đều thì sẽ gây tác hại đến kết quả chăn nuôi. Để các thành phần trong hỗn hợp thức ăn phân bố đều ta tiến hành trộn làm cho hỗn hợp thức ăn thành một khối thống nhất. Hệ số đồng đều  của hỗn hợp  (5. 2)[3] Trong đó : x là giá trị trung bình của các thành phần trong mẫu (%) x1 là giá trị của mẫu kiểm tra nào đó (%) n là số lưộng mẫu kiểm tra - Nếu trộn đều thì x1 gần bằng x lúc đó Vc ( 0, điều này chứng tỏ hiệu suất trộn rất cao, ngược lại giá trị Vc càng lớn thì hiệu suất trộn càng thấp. - Quá trình trộn thực hiện trong máy trộn gián đoạn hay máy trộn liên tục. Công đoạn 5 : Trộn bột nhão -Sau khi hỗn hợp bột khô được trộn đều thi ta cho nước vào hỗn hợp bột để tạo sự dính kết để ta ép viên. Ép viên - Tạo viên thức ăn chăn nuôi là định hình các hỗn hợp thức ăn sau khi trộn. Mục đích tạo viên là làm chặt các khối hỗn hợp, tăng khối lượng riêng và khối lượng thể tích (tới 1000 ( 1300 kg/m3 ), làm giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng. Nhờ đó, hỗn hợp thức ăn bảo quản được lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, đặc biệt đối với chăn nuôi gia cầm và cá, tôm, việc phân phát và cho ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và độ đồng đều, tạo điều kiện để cơ khí hoá phân phát thức ăn ... Chỉ số độ chặt của sản phẩm ép được biểu diễn bằng hệ số nén (  V và V1 - thể tích của hỗn hợp trước và sau khi ép (m3 ) 1.2.7 Công đoạn 7 : Sấy sản phẩm - Sau công đoạn ép sản phẩm ở dạng ướt nên để sản phẩm được đảm bảo lâu dài thì phải sấy. Sản phẩm sau khi sấy có một độ ẩm nhất định ( 5 ( 7% ) - Trong lĩnh vực chế biến thức ăn cho chăn nuôi thì tính chất nguyên liệu còn đa dạng nhiều, cho nên người ta sử dụng nhiều dạng máy sấy chuyên dùng với các chế độ sấy nghiêm ngặt. 1.2.8 Công đoạn 8 : Sàng phân loại - Sàng phân loại là dựa vào sự khác nhau về kích thước của hai thành phần cần chia. Có thể dùng sàng cố định hoặc sàng lắc ngang. - Tùy theo năng suất của nhà máy lớn hay nhỏ và sự khác nhau về tính chất của các thành phần trong hỗn hợp mà tổ hợp sàng gồm một số sàng nhất định. 1.2.9 Công đoạn 9 : Cân và đóng bao Sau khi sàng phân loại xong sản phẩm được đưa qua khâu cân và đóng bao. 1.3 SƠ ĐỒ CHUNG CỦA CẢ DÂY CHUYỀN Từ những yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ chế biến thức ăn cho chăn nuôi, ta phải xây dựng một dây chuyền sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi để đáp ứng các nhu cầu trên. Qua quá trình tiếp cận và tham khảo tài liệu ta có thể thiết lập một dây chuyền chế biến thức ăn như sau :  Hình 1.1 Sơ đồ qui trình công nghệ Chương 2 CÁC THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 2.1. Máy trộn : 2.1.1. Đặt vấn đề : Trong dây chuyền chế biến thức ăn nói chung , đặc biệt trong các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc và nuôi tôm thường sử dụng máy trộn để thu được hỗn hợp sản phẩm gồm nhiều thành phần có tỷ lệ nhất định trộn lẫn với nhau và phân bố đều. Thành phần các chất dù được định lượng chính xác nhưng nếu không được đưa qua máy trộn làm việc có hiệu quả thì chưa chắc đã thu được sản phẩm mà khi thành các liều nhỏ lại chứa đủ các thành phần các chất theo tỷ lệ định trước. 2.1.2. Các loại máy trộn : a) Loại 1 : Máy trộn kiểu dùng cánh đảo Hình 2.1. Sơ đồ máy trộn kiểu cánh đảo 1. Động cơ điện 5. Cặp bánh răng nón 2. Cánh đảo trộn 6. Hộp giảm tốc 3. Trục cánh đảo 7. Đế máy 4. Thùng chứa liệu 8. Cửa tháo liệu Nguyên lý làm việc: các loại nguyên liệu thành phẩm được đưa vào máy trong thùng chứa 4. Động cơ 1 quay truyền qua hộp giảm tốc 6 và cặp bánh răng nón 5 làm quay trục canh đảo. Nguyên liệu được trộn đều trong thùng chứa rồi xả cho công đoạn tiếp theo qua cửa tháo liệu 8. Việc điều chỉnh thời gian trộn dài hay ngắn tuỳ theo tính chất nguyên liệu và yêu cầu công nghệ. b) Loại 2 : Máy trộn vít xoắn nằm nghiêng  Hình 2.2: Sơ đồ máy trộn vít xoắn kiểu nằm nghiêng  Nguyên lý làm việc: Máy trộn có vít nằm nghiêng làm việc gián đoạn, gồm : thùng trộn hình nón 5, bên trong thùng đặt vít tải nằm nghiêng 8. Vít xoắn đặt nghiêng theo độ nghiêng của đường sinh thùng trộn. Ngoài ra phía trên của vít xoắn còn nối với cần 7 do môtơ 6 quay để quay vít 8 quanh trục thẳng đứng của thùng 5, nhằm đạt được khả năng đảo trộn đồng đều nguyên liệu trong thùng trộn. Vít xoắn 8 được truyền động từ động cơ 1 qua hộp giảm tốc 3 tới khớp các đăng 9. Sau thời gian đảo trộn đạt yêu cầu, mở van chắn của ống tháo sản phẩm 4 để thu hồi sản phẩm bột hỗn hợp. c) Loại 3 : Máy trộn kiểu cánh đảo có thùng chứa nằm ngang :   Hình 2.3: Sơ đồ máy trộn kiểu vít ngang 1. Động cơ 5. Cửa nạp liệu 2. Hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục 6. Trục trộn 3. Bộ truyền xích 7. Vỏ thùng trộn 4. Cánh trộn 8. Cửa xả 2.2.Máy ép viên : 2.2.1. Đặt vấn đề : Trong chế biến thức ăn gia súc máy ép đóng một vai trò rất quan trọng vì nó làm sản phẩm có hình dạng xác định, cải tiến được điều kiện vận chuyển, bảo quản một cách dễ dàng. 2.2.2. Các loại máy ép viên : a) Loại 1: Máy ép kiểu vít tải Hình 2.4: Sơ đồ máy ép viên kiểu vít tải 1. Động cơ 5. Thùng máy 2. Hộp giảm tốc 6. Khuôn ép 3. Trục vít tải 7. Đế máy 4. Phểu chứa liệu Nguyên lý làm việc : Nguyên liệu được đưa từ máy trộn vào phểu chứa liệu 4. Động cơ 1 quay làm trục vít tải 3 quay, nguyên liệu theo chiều quay của vít tải tới khuôn ép. b) Loại 2 : Máy ép kiểu trục cán có khuôn trụ Hình 2.5: Nguyên lý cấu tạo máy ép viên kiểu trục cán có khuôn trụ 2.3. Máy nghiền : 2.3.1. Đặt vấn đề : Để tăng khả năng tiêu hoá của tôm và các loài gia súc và gia cầm nói chung , các nguyên liệu được dùng làm thức ăn chăn nuôi cần được sấy khô, nghiền mịn vàg trộn đều với nhau . Nếu tôm và các loại gia súc, gia cầm ăn các loại hạt không nghiền sẽ dẫn đến lãng phí thức ăn vì một số thức ăn chưa tiêu hoá đã theo phân ra ngoài , mặt khác phải tiêu tốn năng lượng cho việc nhai thức ăn nên ảnh hưởng đến việc sinh trởng và phát triển của chúng . Chính vì vậy mà việc nghiền nguyên liệu là rất cần thiết và quan trọng . 2.3.2. Các loại máy nghiền : Loại 1 : Máy nghiền răng hai trục : Thường dùng để nghiền các loại thức ăn từ củ , quả . Các máy này nghiền nguyên liệu theo nguyên lý chặt, cắt , xé, bẻ  Hình 2.6 :Máy nghiền răng một trục 1.Phểu nạp liệu;2.Gối đỡ 3. Máng thải liệu ; 4.Động cơ b) Loại 2 : Máy nghiền răng hai trục dạng đĩa sao  Hình 2.7: Máy nghiền răng hai trục (răng dạng đĩa sao) 2.4. Máy cắt : 2.4.1. Đặt vấn đề : Cắt giống như một trong những phương pháp nghiền được thực hiện bằng lưỡi dao, bằng dao thanh răng hay bằng lưỡi cưa mà trong đó dụng cụ cắt bị nêm chặt vào sản phẩm nghiền gây nên ứng suất tiếp xúc đủ để khắc phục tất cả các lực cán sinh ra trong đó ở thời điểm phá huỷ 2.4.2. Sơ đồ nguyên lý chung : 2.5. Máy sàng : 2.5.1.Máy sàng PL-4 : Dùng để phân loại khối hạt ra những thành phần to , nhỏ khác nhau tạo điều kiện cho quá trình xay xát được dễ dàng  Hình 2.8 : Sơ đồ cấu tạo của máy sàng PL-4 2.6. Máy sấy : 2.6.1. Máy sấy sàn tĩnh Máy gồm có lò đốt , quạt gió và tấm sàn ngang có lỗ để cho tác nhân sấy đi qua .  2.6.2. Máy sấy buồng  2.7. Máy làm lạnh : Trong dây chuyền chế biến thức ăn nuôi tôm và cung như một số loài khác cần trang bị máy làm lạnh nhằm mục đích làm nguội sản phẩm sau khi ra khỏi lò sấy để có thể đóng gói ngay sau đó 2.8. Hệ thống cung cấp nước : Hỗn hợp bột sau khi được trộn để ép được thanh viên thì cần phải thêm vào hỗn hợp bột một lưộng nước vừa đủ để tạo sự dính kết cho việc ép định hình . Trong dây chuyền thì nước được cung cấp bằng một hệ thống riêng . 2.9. Sơ đồ chung của cả hệ thống :   Chương 3 THIẾT KẾ MÁY TRỘN NGANG 3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC . 3.1.1 Mục đích : Máy trộn nhằm để trộn sản phẩm sau khi đã xay tinh . Việc trộn những sản phẩm rời nhằm mục đích có được những khối lượng đồng nhất trong quá trình sản xuất sản phẩm thực phẩm. Hiệu quả của máy trộn sản phẩm thực phẩm rời được xác định bằng thời gian cần thiết để nhận được độ trộn yêu cầu. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trộn gồm có một số nhân tố sau : - Khối lượng riêng của các vật liệu trộn - Độ ẩm của sản phẩm trộn - Dạng hạt ........ Trong các nhân tố trên thì sự khác nhau về khối lượng riêng và kích thước tạo ra sự khó khăn để đạt được độ trộn cần thiết và nhiều thời gian để trộn. 3.1.2 Nội dung : Vì sản phẩm trộn được hình thành từ việc trộn vật liệu khô với vật liệu có độ ẩm không lớn nên ta chọn máy trộn dùng cánh đảo được lắp chặt trên trục trộn nằm ngang bằng mối ghép bulông. Máy trộn kiểu này làm việc liên tục và sản phẩm chủ yếu được trộn bằng cánh hướng tâm còn cánh hướng trục chủ yếu làm nhiệm vụ dịch chuyển vật liệu vào vị trí làm việc của cánh hướng tâm theo hướng dọc trục. 3.2. Lựa chọn phương án thiết kế . - Đối với máy trộn có 3 phương án + Phương án 1 : Dùng cánh quạt để trộn nên chủ yếu dùng để trộn thức ăn khô và rời nhưng chiếm không gian lớn và hệ thống dẫn động thiết kế phức tạp . + Phương án 2 : Đây là phương án có công suất dẫn động hệ thống tiết kiệm nhất nhưng máy trộn kiểu vít nghiêng này chiếm một không gian lớn nên rất trở ngại trong việc vận chuyển vật liệu đến thùng trộn. Ngoài ra việc lắp đặt hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn. + Phương án 3 : Nguyên liệu trong thùng có thể trộn được liên tục từ cửa nạp liệu tới cửa xả, đảm bảo độ trộn đều. Máy trộn kiểu này trộn được hỗn hợp khô hoặc ẩm. Lựa chọn phương án này là phù hợp với điều kiện thiết kế và dây chuyền thiết bị . 3.3.THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC 3.3.1. KÍCH THƯỚC THÙNG TRỘN a) Thiết kế vỏ thùng trộn + Số liệu ban đầu : Năng suất 300 kg/h + Năng suất của máy trộn : Được xác định bằng năng suất của cánh trộn Gọi tcr : thời gian trộn được xác định bằng năng suất của cánh trộn (giờ ) V : thể tích của sản phẩm trong thùng chứa của máy trộn đó ( m3 ) Q : năng suất cánh trộn của máy trộn (m3 /h ) Ta có   ( XI-38)[1] tcr được xác định theo thực nghiệm, tcr = 45 phút V = tcr . Q = x300= 225 (kg ) = 0,225 ( m3 ) (2-1) Gọi L : chiều dài thùng trộn (mm) S : diện tích mặt cắt ngang sản phẩm trong thùng trộn (mm2 ) Ta có : V = L.S (2-2) Vì vật liệu là dạng khô, rời nên mức sản phẩm trong thùng trộn ở ngang chiều cao lớn nhất của cánh trộn. Ta tính được : S = .R2 Với R là bán kính cong của thùng trộn (mm ) Chọn R = 300 mm Ta có : S = . 0,32 = 0,1413 (m2 ) Thay vào (2-2), ta có : 0,225 = L . 0,1413 Suy ra L = 1,6 (m) = 1600 (mm) Chọn L = 1600 (mm) Vậy ta có kích thước của thùng trộn theo hình  Hình 3.1: Kích thước vỏ thùng trộn Vỏ thùng trộn được làm từ thép dày 6 mm b) Thiết kế cánh trộn : Có 8 cánh trộn hướng tâm làm bằng thép dày 8 mm hình chữ nhật với các kích thước như hình sau : Hình 3.2 . Kích thước của cánh hướng tâm Cả hai loại cánh trộn nằm ngang và thẳng đứng được lắp với trục trộn bằng mối ghép bulông trên các cánh đỡ trung gian hàn trên trục. 3.3.2. Xác định tốc độ của cánh trộn : Các cánh hướng tâm của máy trộn nghiêng một góc  với trục quay , do kết quả tác dụng của những cánh ấy, sản phẩm được dịch chuyển hướng tâm và hướng trục  Hình 3.3. Hướng chuyển động của nguyên liệu Gọi :  -Tốc độ hướng tâm của những điểm đặt hợp lực các lực cản của sản phẩm tác dụng lên cánh thẳng đứng nhúng chìm trong sản phẩm (m/s) - Tốc độ chiều trục của điểm đó (m/s)  Hình 3.4. Sơ đồ tính toán cho các cánh hướng tâm ều trục của điểm ấy  Hình 3.5 : Sơ đồ tính toán dùng để xác định tốc độ chuyển động của sản phẩm dưới tác dụng của cánh hướng tâm -Để xác định tốc độ hướng tâm  của điểm đặt hợp lực các llực cản của sản phẩm tác dụng lên cánh hướng tâm , ta nghiên cứu mặt cắt của cánh trộn dùng cánh đảo theo mặt phẳng vuông góc với đường trục quay . Như ta thấy ở hình vẽ trên trên cánh hướng tâm tác dụng những lực cản rất nhỏ, đại lượng của những lực cản ấy tăng theo định luật đường thẳng, phụ thuộc vào độ nhúng chìm của các đoạn cánh vào trong sản phẩm. Vì dạng biểu đồ của những lực rất nhỏ tác dụng lên sản phẩm là hình tam giác nên điểm đặt hợp lực của những lực ấy đặt trên một đoạn là a/3 kể từ đầumút cánh . Nếu ta ký hiệu a là chiều dài phần nhúng chìm của cánh trong sản phẩm . Đại lượng a này là một biến số phụ thuộc vào độ nhúng chìm của cánh hướng tâm vào trong sản phẩm, có nghĩa là phụ thuộc vào góc quay của cánh  Tốc độ hướng tâm trùng với lực . Đại lượng tốc độ  được xác định bằng , trong đó bán kính r là khoảng cách từ đường trục quay đến trọng tâm của cánh nhúng chìm trong sản phẩm , Đại lượng r biến đổi và phụ thuộc vào đại lượng a , nghĩa là . Trên hình vẽ ta thấy rằng :  Với l : Chiều dài cánh (m) , l = 0.19 (m ) ( : Góc quay của cánh (đô ) , ( = 22,50 b : Khoảng cách từ đường trục quay đến mức sản phẩm (m ) , b = 0 (m) ( : Tốc độ quay của cánh (rad/s )  +Với cánh C1 ta có :  (XI-55) [1] ( 2- 9 ) Với l = 0.19 (m ); b = 0 (m) ; ( = 22,50  Thay các số vào công thức (2- 9) ta được :    = 0,66x cos450 . sin450 = 0.33(m/s) + Với cánh C3 ta có : Tương tự với cánh  ta cũng có   Và = 0,66x cos450 . sin450 = 0.33(m/s) - xác định tốc độ chiều trục của điểm đặt hợp lực các lực cản của sản phẩm tác dụng lên cánh hướng tâm , ta kháo sát tốc độ của một điểm trên cánh vẽ trên . Phân tích tốc độ của sản phẩm  ra tốc độ theo  và tốc độ tương đối  Biết tôc độ  có thể xác định tốc độ hướng trục  sẽ bằng :  -Tốc độ vòng quay của cánh nằm ngang (m/s)  ( 2 - 5) Đối với sản phẩm rời, theo thực nghiệm ta chọn n = 50 ( vòng/phút ) Và R = 0.29 ( m ) Thay vào ( 2 -5 ) ta được :  + Trong quá trình trộn nguyên liệu sẽ vung toé về phía cửa nạp liệu .Để nguyên liệu trộn được đảm bảo trộn một cách tuần hoàn thì vít xoắn phải đảm bảo cho nguyên liệu được đưa trở lại buồng trộn .Vì vậy ta phải xác định góc xoắn của đường vít sao cho đảm bảo nguyên liệu được đưa trở lại với cùng một lượng như vậy Ta xét một phần tử nguyên liệu bất kỳ  Hinh 3.6 : Sơ đồ xác định góc xoắn  Gọi: - Là vận tốc có hướng tiếp tuyến với cánh xoắn (m/s) - Vận tốc có hướng vuông góc với đường xoắn (m/s) - Vận tốc theo hướng dọc trục (m/s) - Vận tốc vòng (m/s) Ta có : = 0,33(m/s) Mật khác  3.3.3. THIẾT KẾ HỘP GIẢM TỐC . a) Tính chọn động cơ điện : Khi chọn động cơ điện ta chọn theo chỉ tiêu về công suất Công suất của động cơ điện :  (2 - 11) Với Nct : Công suất cần thiết ( : Hiệu suất của các động cơ truyền động Ta có : ( = .(2BR.(X. .( k .(3ol (2 - 12) Tra bảng (2-1) [ 2 ] ta có : (BR = 0,97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyeminh.doc
  • dwgbv cacnguyencong-iiiiiiiIN.dwg
  • dwgCad - Word.dwg
  • dwgCHETAO & QTCNSX.DWG
  • dwgDIEN A0.dwg
  • dwgHE THONG DIEN.dwg
  • dwgHinhchieudung.DWG
  • dwgHopgiamtoc.dwg
  • dwgKetcaumayep.dwg
  • dwgMAY EP.DWG
  • dwgMAY TRON.dwg
  • dwgPhuongan1.dwg
  • dwgPhuongan2.dwg
  • dwgSodochung.dwg
  • dwgSodochung2.dwg
  • dwgSododong.dwg