Khi quyết định xây dựng một kho lạnh phải tính đến rất nhiều yếu tố như khả năng đầu vào của nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, khả năng về mặt bằng xây dựng của nhà máy, khả năng về giao thông, đường xá, điện nước, về lực lượng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, và cuối cùng là khả năng về vốn đầu tư xây dựng.
Theo nhiệm vụ cần thiết kế kho lạnh bảo quản thịt mỡ trong hộp các tông dung tích 3600 tấn tại Bình Định.
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt theo hướng chuyên môn hóa, thay thế dần những hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thành các mô hình trang trại với số vốn đầu tư lớn và thêm vào đó là những cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm được xây dựng một cách có quy hoạch trên quy mô công nghiệp, làm cho sản lượng ngày càng được gia tăng, đồng thời chất lượng cũng được nâng lên rõ rệt tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế. Lợn là giống gia súc chăn nuôi truyền thống, với số vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh lại cho hiệu quả kinh tế cao vì vậy đã được phát triển ở nhiều vùng trong cả nước. Trên thị trường thịt lợn luôn là món ăn được ưa chuộng và chọn lựa vì thịt lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Theo các nhà dinh dưỡng học, mỡ lợn hay còn gọi là chất béo (Lipid) là một nhóm chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần thức ăn hàng ngày. Lipid được coi là cần thiết cho sự sống, trước hết bởi đó là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng (1 gam lipid khi đốt cháy trong cơ thể có thể cho 9 kcal - bằng hơn 2 lần gluxit hoặc protein), do khả năng sinh nhiệt của lipid là tuỳ thuộc lượng oxy chứa trong phân tử chất béo. Chất béo còn là nguồn cung cấp nhiều chất cần thiết khác đối với cơ thể như lecitin, các axit béo chưa no linoleic, arachidonic và linolenic.
Trong cơ thể chứa khoảng 10% chất béo (ở người bình thường) thường tập trung dưới da dự trữ cho cơ thể sử dụng khi cần thiết. Chất lượng và số lượng của chất béo dự trữ tùy thuộc vào số lượng thức ăn có chứa chất béo. Khi lượng chất béo vào cơ thể vượt quá nhu cầu, cơ thể sẽ tích luỹ mỡ. Sự tích lũy này xảy ra ngay cả trong trường hợp ăn quá nhiều gluxit, vì từ nguồn gluxit, cơ thể vẫn có thể chuyển hóa thành lipit.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống lạnh bảo quản mỡ trong hộp các tông dung tích 3600 tấn tại Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học GTVT
Khoa Cơ khí
Bộ môn Kỹ thuật Nhiệt
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ MÔN HỌC
KỸ THUẬT LẠNH ỨNG DỤNG
Họ và tên SV: Đỗ Minh Đức
Lớp: TTB Lạnh – Nhiệt K47
Mã SV: 0303677
Nhiệm vụ được giao: Thiết kế hệ thống lạnh bảo quản mỡ trong hộp các tông dung tích 3600 tấn tại Bình Định.
Những nội dung cơ bản:
1. Giới thiệu về công trình.
2. Lựa chọn thông số tính toán
3. Thiết kế mặt bằng
4. Tính toán cân bằng nhiệt
5. Tính chọn sơ đồ hệ thống lạnh
6. Thuyết minh bố trí mặt bằng, thiết bị.
7. Tính chọn các thiết bị phụ khác
Các bản vẽ cần thiết:
Mặt bằng kho lạnh.
Sơ đồ không gian.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh
Sơ đồ P+I hệ thống lạnh.
Ghi chú: Sau khi tính xong nhiệt của 2 loại kho truyền thống và lắp ghép mới quyết định chọn loại kho nào.
Số trang tối đa của thuyết minh là 50 trang.
Tất cả các bản vẽ khi bảo vệ phải có trong thuyết minh.
Phụ lục nếu có phải đánh số trang, số lượng trang phụ lục không tính vào số trang hạn chế của thuyết minh.
Tờ nhiệm vụ thiết kế này phải được gắn kèm vào trong thuyết minh ở phía sau bìa lót.
Ngày giao: 24 tháng 8 năm 2010
Ngày nạp thuyết minh: 19 tháng 10 năm 2010
GVHD
Nguyễn Mạnh Hùng
LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 70 ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó, đặc biệt là các ngành công nhiệp chế biến thực phẩm, chế biến thịt cá rau quả, đánh bắt và xuất khẩu thủy hải sản… Đối với công nghiệp chế biến thực phẩm thì yêu cầu sử dụng lạnh là tất yếu, vì vậy việc thiết kế hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà máy chế biến thịt lợn.
Được sự phân công của thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng em đã được phân công nhiệm vụ: “Thiết kế kho lạnh bảo quản thịt mỡ trong hộp các tông với dung tích 3600 tấn tại tỉnh Bình Định”.
Trong quá trình thực hiện thiết kế môn học em đã cố gắng thực hiện nhưng kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong sự chỉ dẫn của thầy và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Sinh viên
Đỗ Minh Đức
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀ CHỌN THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
Giới thiệu chung
Khi quyết định xây dựng một kho lạnh phải tính đến rất nhiều yếu tố như khả năng đầu vào của nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, khả năng về mặt bằng xây dựng của nhà máy, khả năng về giao thông, đường xá, điện nước, về lực lượng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, và cuối cùng là khả năng về vốn đầu tư xây dựng.
Theo nhiệm vụ cần thiết kế kho lạnh bảo quản thịt mỡ trong hộp các tông dung tích 3600 tấn tại Bình Định.
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt theo hướng chuyên môn hóa, thay thế dần những hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thành các mô hình trang trại với số vốn đầu tư lớn và thêm vào đó là những cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm được xây dựng một cách có quy hoạch trên quy mô công nghiệp, làm cho sản lượng ngày càng được gia tăng, đồng thời chất lượng cũng được nâng lên rõ rệt tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế. Lợn là giống gia súc chăn nuôi truyền thống, với số vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh lại cho hiệu quả kinh tế cao vì vậy đã được phát triển ở nhiều vùng trong cả nước. Trên thị trường thịt lợn luôn là món ăn được ưa chuộng và chọn lựa vì thịt lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Theo các nhà dinh dưỡng học, mỡ lợn hay còn gọi là chất béo (Lipid) là một nhóm chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần thức ăn hàng ngày. Lipid được coi là cần thiết cho sự sống, trước hết bởi đó là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng (1 gam lipid khi đốt cháy trong cơ thể có thể cho 9 kcal - bằng hơn 2 lần gluxit hoặc protein), do khả năng sinh nhiệt của lipid là tuỳ thuộc lượng oxy chứa trong phân tử chất béo. Chất béo còn là nguồn cung cấp nhiều chất cần thiết khác đối với cơ thể như lecitin, các axit béo chưa no linoleic, arachidonic và linolenic.
Trong cơ thể chứa khoảng 10% chất béo (ở người bình thường) thường tập trung dưới da dự trữ cho cơ thể sử dụng khi cần thiết. Chất lượng và số lượng của chất béo dự trữ tùy thuộc vào số lượng thức ăn có chứa chất béo. Khi lượng chất béo vào cơ thể vượt quá nhu cầu, cơ thể sẽ tích luỹ mỡ. Sự tích lũy này xảy ra ngay cả trong trường hợp ăn quá nhiều gluxit, vì từ nguồn gluxit, cơ thể vẫn có thể chuyển hóa thành lipit.
Thành phần chính của chất béo là các este phức tạp của glyxerin và các axit béo tự do, do đó tính chất của chất béo phụ thuộc rất lớn vào các axit béo này. Ngoài ra còn có mặt của các thành phần các chất sinh học khác như lexitin, xephalin, steroit, một số vitamin…
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108o54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5-8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1-8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000-2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Tình hình giao thông ở Bình Định có:
- Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 118 km, xuyên suốt chiều dài của tỉnh.
- Quốc lộ 1D dài 33 km (19 km trên địa bàn Bình Định) nối thành phố Quy Nhơn với huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên trên tuyến Quốc lộ 1A.
- Quốc lộ 19 tại tỉnh dài 70 km nối liền Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
- Đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan dài 107 km, là con đường du lịch, dịch vụ. - Đang xây dựng tuyến đường phía Tây của tỉnh dài 112 km từ An Nhơn đi Hoài Nhơn. - Toàn tỉnh có hàng trăm km đường tỉnh lộ, phần lớn là bê tông nhựa và xi măng cùng hàng ngàn km đường giao thông nông thôn liên huyện, xã đã bê tông hoá.
- Đường sắt quốc gia qua tỉnh dài 150 km, xuyên suốt chiều dài của tỉnh.
- Có ga Diêu Trì (một trong 10 ga lớn của Việt Nam, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn và cảng biển khoảng 12 km) và các ga thuộc tuyến huyện. Ngoài các đôi tàu của Đường Sắt Việt Nam trên tuyến Bắc Nam còn có đôi tàu chất lượng cao hàng ngày chạy tuyến TP Hồ Chí Minh – Quy Nhơn và ngược lại.
- Cảng quốc tế Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của Việt Nam. Cảng có ưu thế là vùng neo đậu kín gió, mức nước sâu, kho bãi rộng, có thể đón tàu trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn, có độ sâu 8,50 m, thuỷ triều trung bình 1,56 m, luồng rộng 80 m (luồng sẽ mở rộng thành 120 m, nạo vét sâu 11,5 m).
- Năng lực hàng thông qua cảng Quy Nhơn đạt khoảng 4 triệu tấn/năm.
- Cách quốc lộ 1A 10 km, cách cảng Đà Nẵng 175 hải lý, cách cảng Nha Trang 90 hải lý, cách cảng Vũng Tàu 280 hải lý, cách cảng Hải Phòng 455 hải lý. Từ cảng Quy Nhơn có thể đi thẳng các cảng biển lớn trong khu vực Châu Á.
- Cảng Thị Nại nằm gần kề cảng Quy Nhơn, có tổng độ dài cầu tàu là 268 m, mực nước sâu từ 4 – 6 m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn. Năng lực hàng thông qua cảng đạt khoảng 0,8 triệu tấn/năm.
- Cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội công suất 12 triệu tấn đang được xây dựng.
- Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km.
Với những thuận lợi đó, tỉnh đã có nhiều chủ trương, định hướng phát triển kinh tế để khai thác một cách triệt để những lợi thế của mình, ngoài việc mở rộng quy mô sản suất thì vấn đề bảo quản sản phẩm sau khi chế biến cũng là khâu rất quan trọng cần phải tính toán kĩ lưỡng. Do đó xét thấy sự cần thiết phải xây dựng các kho lạnh để bảo quản sản phẩm trước khi đưa đến nơi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau chế biến trong thời gian chờ đợi để đưa ra thị trường. Kho lạnh bảo quản thịt mỡ cũng là nội dung mà em được giao đề tài thiết kế.
Chọn thông số tính toán
Thông số ngoài trời
Chế độ và độ ẩm dùng để tính toán hệ thống lạnh của các địa phương. Trang 8 sách “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi”
TT
Địa phương
Nhiệt độ, 0C
Độ ẩm, %
Trung bình cả năm
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
43
Bình Định
26,7
37,9
17,8
74
82
Theo định hướng trang 6 chương 1 ta lấy nhiệt độ tính toán là 37,9 + 10%.37,9 = 41,690C vậy ta chọn luôn nhiệt độ tính toán là 420C. Độ ẩm tính toán là 82%.
Thông số trong nhà
Để chọn thông số trong nhà chúng ta dựa vào yêu cầu công nghệ bảo quản của sản phẩm, ở đây là thịt mỡ trong hộp các tông, ta có thể lấy theo thông số của “Thịt đóng hộp kín” ở bảng 1-4 về chế độ bảo quản sản phẩm động vật. Trang 14 sách “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi”.
Sản phẩm
Nhiệt độ, 0C
Độ ẩm không khí, %
Chế độ thông gió
Thời gian bảo quản
Thịt mỡ
02
7580
Đóng
1218 tháng
Tuy nhiên để bảo quản sản phẩm với lượng lớn dài ngày, mặt khác sản phẩm của chúng ta là thịt gia súc do đó nhiệt độ càng thấp bảo quản càng lâu, không sợ quá lạnh làm giảm chất lượng sản phẩm. Nên ta chọn nhiệt độ bảo quản là 00C. Ngoài ra độ ẩm của buồng lạnh càng cao càng tốt, để tránh se thịt vì vậy ta chọn độ ẩm không khí là 80%.
CHƯƠNG II: TÍNH VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG KHO LẠNH TRUYỀN THỐNG
Khảo sát sơ đồ mặt bằng kho lạnh
Chọn địa điểm xây dựng kho lạnh
Chọn địa điểm kho lạnh là công tác không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng kho. Khi chọn địa điểm thì ta phải biết được các thông số về khí tượng thuỷ văn, địa lý… Từ đó đề ra các phương án thiết kế và xây dựng kho cho thích hợp để làm cho công trình có giá thành thấp nhất và chất lượng công trình là tốt nhất, cũng tránh được các rủi ro do thiên tai gây ra như thiên tai, lũ lụt… tại địa phương xây dựng kho.
Các thông số khí hậu
Các thông số khí hậu này được thống kê, khi tính toán đảm bảo độ an toàn thì ta phải lấy giá trị cao nhất, tức là giá trị khắc nghiệt nhất để đảm bảo độ an toàn cho máy lạnh và tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.
Các điều kiện bảo quản trong kho
Chế độ bảo quản sản phẩm trong kho cũng chính là điều kiện môi trường trong kho mà ta phải tạo ra để duy trì sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chọn nhiệt độ bảo quản.
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Kho lạnh thường bảo quản thịt mỡ nên thời gian bảo quản thường ít nhất 10 tháng nên chọn nhiệt độ bảo quản là 00C.
Độ ẩm của không khí trong kho lạnh.
Độ ẩm của không khí trong kho ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm khi sử dụng. Bởi vì độ ẩm của không khí trong kho liên quan đến hiện tượng thăng hoa của nước đá trong sản phẩm. Vì vậy tuỳ từng loại sản phẩm mà ta chọn độ ẩm của không khí cho thích hợp.
Sản phẩm của nhà máy chế biến ra đều được đựng trong hộp các tông nên ta chọn độ ẩm không khí trong kho là 80%.
Tốc độ không khí trong kho lạnh.
Không khí chuyển động trong kho có tác dụng lấy đi nhiệt lượng của sản phẩm bảo quản, nhiệt do mở cửa, do cầu nhiệt, do người lao động trong kho. Ngoài ra còn phải đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ, độ ẩm và hạn chế nấm mốc hoạt động.
Móng và cột
Móng làm theo kiểu dầm móng hoặc kiểu từng ô vuông không liên tục, có lỗ để lắp cột chịu lực. Cột để chống đỡ tải trọng của mái, dầm, xà để tạo nên cấu trúc phù hợp.
Tường bao và tường ngăn
Kho lạnh truyền thống có tường bao bằng gạch để chịu lực có hai lớp vữa trát hai phía. Cách nhiệt ở phía trong phòng lạnh. Trước khi cách nhiệt có phủ lên tường một lớp cách ẩm rồi dán cách nhiệt lên. Phía trong cùng là lớp vữa xi măng và lưới thép. Lớp cách nhiệt có thể làm 2 lớp để tránh cầu nhiệt và được cố định vào tường tốt hơn nhờ đinh móc bằng thép, nẹp gỗ và đinh gỗ.
Tường ngăn có thể xây bằng gạch thường có cách nhiệt hoặc bê tông bọt cách nhiệt. Do kho lạnh bảo quản lạnh có nhiệt độ hai phòng cạnh nhau bằng nhau, nêu không cần bố trí thêm lớp cách nhiệt.
Mái
Kho lạnh lớn được thiết kế mái dốc về hai phía và có độ nghiêng 2% để chống đọng ẩm. Mái có cấu tạo phía trên cùng là một lớp phủ mái cùng với cách ẩm. Tiếp đến là một lớp bê tông giằng điền đầy. Tấm cách nhiệt được đặt ở vị trí tiếp theo và dưới cùng là lớp bê tông cốt thép có tác dụng chịu lực chính của kết cấu mái. để chống bức xạ mặt trời, bằng cách phủ lên trên cùng một lớp sỏi trắng.
Nền
Kết cấu nền kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ phòng lạnh, tải trọng của kho hàng bảo quản, dung tích kho…
Với kho lạnh truyền thống cỡ trung bình và lớn, bốc dỡ cơ giới, để chịu được tải trọng của hàng hoá và sự chuyển động của người và phương tiện trong quá trình bốc dỡ, vật liệu cách nhiệt thường là lò xỉ. Tuy nhiên, ở đây ta có thể sử dụng các tấm polistyrol có bố trí các dầm gỗ (cũng có thể là dầm bê tông hoặc dầm xây bằng gạch).
Các lớp của nền bao gồm các lớp theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Nền nhẵn;
Lớp bêtông tăng cường;
Lớp cách nhiệt có dầm gỗ;
Lớp chống ẩm;
Lớp bêtông cốt thép chịu lực có bố trí dây điện trở sưởi ấm;
Lớp bêtông gạch vữa;
Dưới cùng là lớp đẩt nện.
Cửa và màn khí
Kho lạnh có máy nâng hạ, bốc dỡ nên bố trí cửa rộng 3 m, cao 2,3 m. Trên cửa có thiết bị tạo màn khí giảm tổn thất nhiệt. Cửa có bề dày cách nhiệt 150 mm bọt polystirol hoặc polyurethane, hai phía có tấm kim loại, viền xung quanh có dây điện trở tránh đóng băng. Hệ số truyền nhiệt của cửa cách nhiệt k = 0,41 W/m2.K.
Tính kích thước kho lạnh
Dung tích kho lạnh
Được xác định theo công thức
E: Dung tích kho lạnh (tấn), dung tích kho lạnh cho trước là 3600 tấn.
V: Thể tích kho lạnh (m3)
:Tiêu chuẩn chất tải (t/m3), đối với mỡ trong hộp các tông
Diện tích chứa sản phẩm của kho
Được xác định qua thể tích buồng lạnh và diện tích chất tải
Trong đó:
Diện tích chứa sản phẩm (m2)
chiều cao chất tải (m)
Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ thuộc vào bao bì đựng hàng, phương tiện bốc xếp. Chiều cao h tính bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và dỡ hàng.
Kho lạnh thiết kế dự định cao 5 m và chiều cao chất tải dự kiến là h = 4 (m)
Vậy
Thịt mỡ đựng trong hộp các tông có kích thước 440 x 310 x 250. Mỗi chồng xếp cao là ngăn.
Tải trọng của nền và trần
Được tính theo mức chất tải và chiều cao chất tải của nền và giá treo hoặc mắc treo vào trần
Diện tích cần xây dựng
Là mặt bằng cần để xây dựng kho tính luôn các trụ cột và lối đi , khoảng cách giữa các lô hàng nên diện tích cần xây dựng luôn lớn hơn diện tích chứa sản phẩm và được xác định theo công thức:
Trong đó :
Diện tích chất tải.
Diện tích cần xây dựng.
Hệ số sử dụng diện tích của kho lạnh hay tỷ số giữa chất tải và diện tích kho lạnh cần xây dựng.
Tra bảng 2-5 trang 34 “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi” ta có:
.
Số lượng buồng lạnh cần xây dựng
- diện tích buồng lạnh quy chuẩn đã chọn xác định qua hàng cột kho, m2, = 6.12 = 72 (m2).
Chọn số buồng lạnh là 20 buồng lạnh với kích thước 6 x 12 (m). Kích thước cuối cùng của kho lạnh sẽ phụ thuộc vào các phòng phụ trợ: hành lang, phòng bố trí máy…
Dung tích thực tế của kho lạnh
Trong đó: - Số buồng lạnh thực tế được xây dựng;
- Dung tích thực tế của buồng, tấn.
Suy ra : (tấn)
Bố trí mặt bằng kho lạnh
Mặt bằng kho có tổng diện tích là 72,5 x 28 m, bao gồm các phòng sau:
20 buồng lạnh 1, 2, 3, 4, … mỗi buồng có kích thước 12 x 6m.
1 buồng máy kích thước 12 x 6 m.
1 hành lang kích thước 3 x 60 m.
Hiên ôtô có diện tích là 264 m2.
Tường bao ngoài có bề dày 0,5 m.
Ta chọn hướng kho lạnh như hình trên. Vì mặt trời chiếu sáng ở hướng đông và hướng tây nhiều nhất nên để tránh tổn thất lạnh cho kho lạnh bởi bức xạ nhiều ta bố trí diện tích của kho lạnh về hướng đông và hướng tây là nhỏ nhất.
Tính cách nhiệt, cách ẩm cho kho lạnh truyền thống
Lựa chọn kết cấu vật liệu cách nhiệt, cách ẩm
Kho lạnh bảo quản là nơi lưu trữ sản phẩm sau khi cấp lạnh nên cần phải duy trì nhiệt độ cần bảo quản. Không khí bên ngoài có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp do đó luôn có sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa bên trong và bên ngoài kho lạnh. Vì vậy các dòng nhiệt và dòng ẩm luôn luôn có khuynh hướng xâm nhập từ bên ngoài vào môi trường phòng lạnh.
Vì vậy cấu trúc kho lạnh, vật liệu cách nhiệt và cách ẩm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hệ số dẫn nhiệt nhỏ.
- Khối lượng riêng nhỏ.
- Độ thấm hơi nhỏ.
- Độ bền cơ học cao.
- Không ăn mòn, không phản ứng với vật liệu tiếp xúc, chịu được nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao.
- Không có mùi lạ, không cháy, không độc hại với con người và với sản phẩm bảo quản.
- Dễ mua, rẻ, dễ gia công, vận chuyển, lắp đặt và không cần bảo dưỡng cao.
Vậy vật liệu chủ yếu để cách nhiệt là bông thuỷ tinh, cách ẩm là bitum.
Tính cách nhiệt, cách ẩm
Chiều dày lớp cách nhiệt được tính theo công thức:
[ m ]
Trong đó:
- k: hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che ( W/m2K ).
- : Hệ số toả nhiệt từ không khí đến bề mặt ngoài của tường ( W/m2K ).
- : Hệ số toả nhiệt từ bề mặt trong của tường tới đến không khí trong buồng ( W/m2K ).
- : Chiều dày của lớp cách nhiệt và các lớp tường, (m).
- : Hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt và các lớp tường, (W/m.K).
Cấu trúc tường bao kho lạnh được thể hiện ở hình dưới
Trong đó ta có:
1. Lớp vữa xi măng dày 20 (mm).
2. Lớp cách ẩm Bitum dày 4 (mm).
3. Tường gạch chịu lực 380 (mm).
4. Lớp cách ẩm Bitum dày 5 (mm).
5. Hai lớp cách nhiệt bố trí so le.
6. Lớp vữa trát có lưới thép dày 20 (mm).
Tính chiều dày lớp cách nhiệt và cách ẩm giữa phòng bảo quản lạnh và không khí bên ngoài
Theo bảng 3-1 và 3-2 trang 81 và 83 sách “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi” ta được:
Bảng số liệu tính toán
Thông số
, m
, W/m.K
, g/m.h.MPa
Lớp vữa xi măng
0,02
0,88
90
Lớp cách ẩm Bitum
0,004
0,18
90
Lớp gạch đỏ
0,38
0,82
105
Lớp cách ẩm Bitum
0,005
0,18
0,86
Lớp cách nhiệt polystirol
0,047
7,5
Lớp vữa trát có lưới thép
0,02
0,88
90
Theo bảng 3-3 trang 84 sách “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi” tra được hệ số truyền nhiệt qua vách từ ngoài không khí vào phòng bảo quản lạnh (0°C) là:
k = 0,3 ( W/m2.K ).
Theo bảng 3-7 trang 86 sách “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi” ta tra được hệ số toả nhiệt từ không khí đến bề mặt ngoài của tường ( W/m2K ).
Hệ số toả nhiệt từ bề mặt trong của tường tới đến không khí trong buồng lạnh (bề mặt trong buồng lưu thông không khí cưỡng bức vừa phải để bảo quản lạnh) là:
+ Chiều dày lớp cách nhiệt là:
Chọn = 0,125 (m)
+ Hệ số truyền nhiệt thực tế : =
- Kiểm tra đọng sương:
Nhiệt độ tính toán tại Bình Định có t = 420C độ ẩm là 82% tra trên đồ thị i-d ta được:
ts = 38,250C
Theo biểu thức 3-7 trang 87 sách “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – Nguyễn Đức Lợi” ta có:
(W/m2.K)