Hội An một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ đối với người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Tháng 12 năm 2009 Phố Cổ Hội An ( thuộc tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cùng với sự dầu tư của các cấp chính quyền để phát triển du lịch và đưa Hội An từng bước trở thành thành phố sinh thái- văn hóa-du lịch trong tương lại. Điều này làm tăng sự phát triển du lịch của vùng kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân nơi đây.
Sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với những thách thức lớn về môi trường, trong đó vấn nạn về việc thu gom xử lý rác thải đang của thành phố chưa đúng cách, tỷ lệ rác thải được thu gom còn thấp, biện pháp xử lý rác chưa hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sự phát triển du lịch.
Đồ án “Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An” sẽ giải quyết phần nào về vấn nạn trên.
168 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5650 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An (Bản vẽ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
GiỚI THIỆU CHUNG
Lời nói đầu
Hội An một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ đối với người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Tháng 12 năm 2009 Phố Cổ Hội An ( thuộc tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cùng với sự dầu tư của các cấp chính quyền để phát triển du lịch và đưa Hội An từng bước trở thành thành phố sinh thái- văn hóa-du lịch trong tương lại. Điều này làm tăng sự phát triển du lịch của vùng kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân nơi đây.
Sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với những thách thức lớn về môi trường, trong đó vấn nạn về việc thu gom xử lý rác thải đang của thành phố chưa đúng cách, tỷ lệ rác thải được thu gom còn thấp, biện pháp xử lý rác chưa hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sự phát triển du lịch.
Đồ án “Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An” sẽ giải quyết phần nào về vấn nạn trên.
Mục đích đồ án
Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An quy hoạch đến năm 2030.
Nội dung thực hiện
Khảo sát, thu thập tài liệu về kinh tế đời sống xã hội, dân số, điều kiện tự nhiên, giao thông…
Xác định nguồn phát thải, khối lượng và thành phần, quy trình thu gom và xử lý hiện tại của Hội An.
Đưa ra các phương pháp mới về việc quản lý tại nguồn (theo 2 loại rác chính), thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý rác thải.
Tính toán thiết kế cho các phương pháp đã chọn.
Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cho hệ thống quản lý. Quyết định chọn phương án tối ưu nhất để đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An.
Thể hiện các công trình trên bản vẽ kĩ thuật.
Viết báo cáo, thuyết minh đồ án môn học.
Giới hạn khu vực thiết kế
Đồ án này chỉ thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu dân cư.
Cấu trúc bài thuyết trình
Mục lục:
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Lựa chọn phương án cho việc quản lý chất thải rắn cho Hội An.
Chương 3: Tính toán thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn tại nguồn.
Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác.
Chương 5: Tính toán thiết kế trạm xử lý, tái chế rác thải tập trung, vạch tuyến thu gom.
Chương 6: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Chương 7: Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cho toàn hệ thống quản lý chất thải rắn.
Chương 8: Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
GIỚI THIỆU KHU VỰC THIẾT KẾ
Vị trí dịa lý
Thành phố Hội An nằm ven biển, ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam và cách Tam Kỳ 50 km về phía Bắc.
Hội An nằm ở toạ độ 15°12’26” ¸ 15°50’15” vĩ độ Bắc và từ 108°17’08” ¸ 108°23’10” kinh độ Đông. Vị trí địa lý của thành phố:
Phía Tây Bắc và Bắc giáp huyện Điện Bàn;
Phía Đông Nam và phía Nam, giáp huyện Duy Xuyên;
Phía Đông Bắc và Đông giáp biển Đông;
Phía Tây giáp huyện Điện Bàn.(1)
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Quảng Nam nói chung và TP.Hội An nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, khu vực Hội An còn mang những tính chất riêng do tác động của điều kiện địa lý, địa hình, hoàn lưu khí quyển.
Báo cáo đầu tư điều chỉnh dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường Hội An- 2009
Nhiệt độ không khí
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Hội An có nền nhiệt độ khá cao, mùa đông ít lạnh. Nhiệt độ trung bình năm đạt 25oC, trong mùa đông có một số ngày nhiệt độ xuống dưới 20oC.
Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ của một số địa phương
Đơn vị: oC
Địa
Danh
Nhiệt
độ
Đà Nẵng
Điện Nam
Thanh Hà
Minh An
Cẩm Kim
Cửa
Đại
Cù Lao Chàm
Tam Kỳ
Trung bình năm
25,8
25,7
26,1
26,3
25,9
25,8
26,1
25,6
Cao nhất tuyệt đối
40,5
40,4
40,9
40,2
39,9
38,7
38,8
40,1
Thấp nhất tuyệt đối
8,0
7,4
8,2
9,0
8,5
9,0
9,3
12,0
Nguồn: Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An - Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam - 2009
b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình ở Hội An là (78 – 84)%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 12 với độ ẩm trung bình là (88 – 89)%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7 với độ ẩm trung bình từ (76 – 77)%. Trong năm, hầu hết các tháng đều có ngày độ ẩm thấp dưới 45%. Đặc biệt, mùa khô khi có sự hoạt động của gió Tây Nam khô nóng mạnh thì độ ẩm không khí có thể xuống 25 – 35 %.(2)
c) Chế độ mưa
Chế độ mưa của Hội An mang những đặc điểm chung cơ bản của vùng đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ. Số ngày có mưa trung bình năm là 140 – 185 ngày. Tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 3 (trung bình có 6 ngày mưa), tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 10 (trung bình có 21 ngày mưa).(3)
(2); (3) Báo cáo ĐTM dự án ĐTXD Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Hội An- 2009
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình tháng, năm ở các địa phương
Đơn vị: mm
Địa danh
Tháng
Đà Nẵng
Hội An
Câu Lâu
Tam Kỳ
1
79,0
66,1
55,8
102,4
2
25,7
37,0
26,6
48,5
3
22,8
21,5
21,1
41,7
4
36,9
38,1
35,9
52,0
5
110,6
94,2
85,0
108,0
6
111,6
97,6
101,1
107,6
7
68,1
57,6
69,2
68,9
8
134,6
123,6
135,3
112,1
9
313,8
299,6
25,7
310,5
10
662,0
631,6
605,0
730,8
11
470,1
503,3
452,5
610,4
12
224,3
260,7
225,3
388,7
Cả năm
2.259,6
2.230,8
2.069,7
2.681,7
Nguồn: Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An - Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam - 2009
d) Chế độ gió
Do cơ chế hoàn lưu và địa hình nên chế độ gió tại Hội An chia theo hai mùa rõ rệt:
- Từ tháng 5 đến tháng 9: gió thịnh hành thiên về thành phần Tây hướng chính là hướng Tây Nam, ngoài ra còn xen vào gió Đông, Đông Nam làm cho thời tiết trở nên mát dịu sau những ngày nắng nóng với những đợt gió Tây Nam khô nóng.
- Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: hướng gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc.
Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4, tháng 5, tháng 9) và một số tháng mùa khô, ở Hội An có thể xuất hiện các cơn giông gây ra gió giật kèm theo mưa rào mạnh, tuy nhiên thời gian tồn tại của những hiện tượng khí tượng này thường ngắn (khoảng từ vài chục phút đến vài giờ).
Tốc độ gió trung bình năm từ (1,4 - 1,8) m/s, trong mùa mưa tốc độ gió sẽ lớn hơn mùa khô.(*)
(*) Các số liệu lấy theo Niên Giám của Tỉnh Quảng Nam
e) Thời tiết nguy hiểm
* Bão, áp thấp nhiệt đới:
Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Mức độ thiên tai ảnh hưởng đến vùng ven biển Quảng Nam tập trung từ tháng 7 đến tháng 11.
Khu vực Trung và Nam Trung Bộ chịu sự chi phối chung về sự hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới, chỉ khác về tần suất ảnh hưởng.
* Gió mùa Đông Bắc:
Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (từ tháng 9 đến tháng 12): Giai đoạn này thường gây ra những đợt mưa vừa, mưa to và lạnh. Một số đợt xuất hiện cùng các nhiễu động Nam biển Đông tạo nên những đợt mưa lớn và kéo dài gây nên những đợt lũ lụt lớn.
- Giai đoạn sau (từ tháng 01 đến tháng 5): Giai đoạn này lượng mưa giảm hơn. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau thường gây mưa phùn, rét lạnh, trời âm u. Tháng 4, tháng 5 có gió mùa Đông Bắc thường gây ra mưa rào, giông sét.
* Gió Tây Nam khô nóng
Hàng năm, Hội An thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8, năm xuất hiện sớm bắt đầu từ tháng 02 và năm kết thúc muộn có thể tới tháng 9. Trung bình mỗi đợt gió Tây Nam khô nóng kéo dài từ 3 – 4 ngày, dài nhất có thể đến 20 – 21 ngày.
* Sương mù
Tại Hội An, khi có không khí lạnh từ phía Bắc xâm nhập xuống gặp điều kiện phù hợp về độ ẩm, độ dày của mây, nhiệt độ và sức gió sẽ gây nên sương mù bình lưu. Trong năm, các tháng có sương mù là tháng 01 đến tháng 4 và cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12.
* Giông tố, lốc
Tại Quảng Nam, thời gian xuất hiện giông nhiều nhất là các tháng mùa hè, đáng chú ý trong các chuyển mùa tháng 5, tháng 9. Trong cơn giông thường kèm theo gió mạnh, đôi khi có tố lốc xảy ra.
* Lũ lụt
Hội An nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn bởi mưa lũ. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các cơn lũ có tính lịch sử vào những năm 1998, 1999, đặc biệt là cơn lũ đầu tháng 11 năm 2007 và tháng 9 năm 2009 làm cho các huyện đồng bằng như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An chìm trong biển nước, gây ách tắc giao thông trên toàn khu vực miền Trung trong vài ngày liền, thiệt hại về người và tài sản không thể thống kê đầy đủ.
* Động đất, sóng thần
Theo Viện Vật lý địa cầu, Hội An nằm trong vùng ven biển Trung Bộ, thuộc một trong 4 vùng tiềm ẩn nguy cơ động đất ở nước ta. Tuy nhiên, quan sát trên bản đồ chấn động cực đại do Viện Vật lý địa cầu tạo lập, vùng ven biển Trung và Nam Trung Bộ là vùng có khả năng chịu ảnh hưởng ở mức độ nhỏ nên có thể gây hư hại nhẹ đối với các công trình xây dựng.
f) Thủy văn
Hệ thống sông của Hội An gồm có sông Hội An và sông Đế Võng. Sông Hội An là đoạn cuối của sông Thu Bồn, chảy ra biển Đông ở Cửa Đại. Sông Đế Võng xuất phát từ xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, chạy dọc từ Tây sang Đông ở phía Bắc thành phố Hội An.
B) Địa hình – Địa chất – Giao thông
Địa hình
Hội An hình thành trên dải cồn cát cửa sông, địa hình toàn vùng có khá bằng phẳng, độ dốc trung bình khoảng 0,015.
Trong phạm vi khu vực dự án của thành phố Hội An có cao độ trung bình khoảng +3,0 m, cao độ cao nhất là +6,5m và thấp nhất là +0,65m.
Địa chất công trình - Địa chất thuỷ văn
Thành phố Hội An hiện nay chưa có một điều tra tổng thể về điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn nên các số liệu thu thập được chưa có tính tổng quát và đầy đủ. Tuy nhiên, theo số liệu của các mũi khoan thăm dò địa chất của một số công trình đã và đang xây dựng trong phạm vi thành phố, bao gồm cả những mũi khoan đã được thực hiện trong phạm vi dự án này thì có thể đánh giá sơ bộ một số đặc điểm của địa chất thành phố Hội An như sau:
Nền đất chịu tải yếu, cường độ chịu tải từ 0,5 - 1,2 kg/cm2
Địa chất khá đồng nhất với tầng cát và cát pha có độ dày lớn
Theo số liệu khoan thăm dò địa chất thuỷ văn để khai thác nước ngầm của Công ty Cấp nước QNĐN và theo số liệu một số lỗ khoan của các công trình xây dựng mới, sơ bộ đánh giá địa chất thuỷ văn như sau: Vùng ven sông có nước ngầm mạch nông và thường bị nhiễm mặn, các vùng dọc trục đường đi Đà Nẵng (TL 607) thường có nước ngầm mạch sâu.
Giao thông
Đường bộ: Giao thông chủ yếu là các tỉnh lộ sau
Tỉnh lộ 603 từ Đà Nẵng đi ngã tư Điện Ngọc -Tứ Câu (QL1A) dài 6km, nền rộng 9m, mặt đường rộng 6m kết cấu bằng bê tông nhựa.
Tỉnh lộ 607 từ ngã tư Điện Ngọc đi thành phố Hội An dài 13,4km, nền rộng 7,5m - 9m, mặt đường rộng 5m- 6m kết cấu bằng bê tông nhựa.
Tỉnh lộ 607B chạy ở phía Tây Bắc thành phố Hội An theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ ngã ba Lai Nghi đến bãi biển Hà My dài 13km nền đường rộng 7,5m ÷ 9m, mặt đường rộng 5m ÷ 6m bằng bê tông nhựa.
Tỉnh lộ ĐT 608: Từ thị trấn Vĩnh Điện đến ngã ba Lai Nghi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thành phố Hội An đi Cửa Đại dài 14,5km nền 9m, mặt 6m bằng bê tông nhựa.
Bến xe: Bến xe ô tô đối ngoại nằm ở phía Tây thành phố tại Ngã ba Tin Lành với diện tích bến 1.280m2 có phòng bán vé 130m2 khối lượng vận tải hành khách trung bình 45 triệu HK/km/năm.
Đường thủy:
Ngày nay Hội An chỉ có bến thuyền nhỏ, phục vụ cho khu vực thành phố và vùng lân cận. Bến thuyền Hội An diện tích 230 m2, gồm gần 20 thuyền khách với 150 chỗ, 34 thuyền nhỏ chở hàng hóa (1 ÷ 5 tấn).
Hội An không có cảng biển chỉ có 2 cảng cá tại Cửa Đại và tại cầu Cẩm Nam, các thuyền cá cập bến, phục vụ cho chợ Hội An.
Hiện nay, ở Hội An không có đường hàng không, và đường thuỷ.
Giao thông nội thị:
Mạng lưới: Thành phố Hội An có mạng lưới đường nhỏ, hẹp, hệ ô bàn cờ theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây Nam - Đông Bắc.
Đường 607A kéo dài từ ngã tư Thương Tín đến công viên văn hoá Nguyễn Duy Hiệu.
Đường 608 kéo dài từ ngã ba Lai Nghi đến ngã ba Tin Lành.
Đường Nhị Trưng.
Đường du lịch sinh thái ven biển (đường Thanh Niên).
Tuyến đường đi bộ:
Các tuyến đường đi bộ trong khu vực phố Cổ như: Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học.
Dân số và diện tích( năm 2010)
Tổng dân số: 85,076 người.(năm 2008)
Tổng dân số năm 2010 là : N = No x (1 + r)n = 85076 x (1 + 1,51%)2 = 87662 người .
( với r là tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm r = 1,51% số liệu lấy theo công ty môi trường đô thị thành phố Hội An).
Diện tích: 61, 71 Km2.
Tổng số phường, xã trên địa bàn: 9 phường, 4 xã. (**)
Kinh tế và quy hoạch
Các ngành hoạt động kinh tế chính của Hội An
Du lịch, dịch vụ, tiểu thủ cổng nghiệp: Tổng số hộ kinh doanh dịch vụ là 392 hộ, tăng 34 hộ so với năm 2007, giải quyết việc làm cho hơn 68 lao động. Đưa chợ Bầu Ốc Hạ đi vào hoạt động theo đúng quy chế đề ra. Tổng thu nhập từ các ngành này đạt 9,3 tỷ đồng, tăng hơn cùng kỳ năm 2007 là 0,1 tỷ đồng và đạt 51,6 % kế hoạch cả năm.
Ngư nghiệp, thủy sản: Tổng diện tích mặt nước thả tôm gống là 24,1 ha, năng suất thu hoạch đợt I đạt 0,9 tấn/ha. (4)
Nông nghiệp
- Diện tích trồng lúa:
Diện tích lúa nước vụ Đông Xuân là 64 ha, năng suất bình quân 59 tạ/ha, sản lượng thu được là 377,6 tấn và giảm hơn 6,4 tấn so với cùng kỳ năm trước.
- Diện tích trồng ngô:
Diện tích trồng ngô là 25,5 ha, năng suất bình quân là 14,5 tạ/ha, sản lượng thu được là 36,9 tấn, tăng 1,2 tấn so với cùng kỳ năm trước.
- Diện tích trồng rau, đậu:
Tổng diện tích trồng rau đậu các loại là 47,5 ha, trong đó diện tích rau Trà Quế là 15 ha, sản lượng thu được là 128 tấn rau đậu các loại.
- Kinh tế vườn:
Kinh tế vườn trong địa bàn xã Cẩm Hà chủ yếu trồng quật để phục vụ cho nhu cầu người dân trong dịp tết. Theo thống kê của xã hiện có 48.200 chậu quật và 12.000 cây giống hoa các loại đang phát triển tốt. Thu nhập từ hoa và cây cảnh các loại có khả năng tăng so với năm trước, ước tính thu nhập từ kinh tế vườn đạt khoảng 9,5 tỷ đồng, đạt 60,5% kế hoạch năm.
- Chăn nuôi:
Cho đến thời điểm thống kê, toàn xã có tổng đoàn gia súc là 1.061 con Trong đó có 436 con bò, 19 con lợn nái giống siêu nạc được hỗ trợ từ Trạm Khuyến nông thành phố, số gia cầm là 5.349 con. Công tác phòng dịch cho đàn gia súc và gia cầm được quan tâm đúng mức. (5)
(**) Số Liệu do Sở Tài Nguyên Môi Trường Hội An cung cấp
(4),(5),(6) Báo cáo ĐTM dự án ĐTXD nhà máy xử lý chất thải rắn TP. Hội An
Trong 5 năm gần đây ( 2005-2009) kinh tế thành phố Hội An đã có bước phát triển nhanh và vượt bậc. Năm 2008, tổng giá trị tăng thêm theo giá cố định toàn TP Hội An đạt 1.070,403 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP đạt 9,84%, thu nhập GDP bình quân đầu người/năm đạt 17.260.000 đồng.
Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hội An, đặc biệt việc tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống hoạt động hiệu quả đã được đưa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương. Tuy nhiên hiện nay ở Hội An vẫn còn 975 hộ nghèo (chiếm 5,08%) và 748 hộ cận nghèo (chiếm 3,9%) so với số hộ dân. Sự đồng lòng trong lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền thành phố, đặc biệt trong giải quyết, tạo công ăn việc làm đang là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu.(6)
Quy hoạch
Hiện trạng sử dụng đất khu dự án
Khu quy hoạch xây dựng dự án có diện tích thu hồi là 41.550 m2, trong đó đất của cá nhân hộ gia đình là 26.753,1 m2, đất do UBND xã Cẩm Hà quản lý là 14,796,9 m2.
* Thành phần các loại đất bị ảnh hưởng được thống kê ở bảng sau:
Bảng 1.3 Thống kê diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án
TT
Loại đất
Diện tích (m2)
1
Đất của cá nhân hộ gia đình
26.753,1
- Đất trồng lúa
10.067,9
- Đất trồng cây hằng năm
8.824,1
- Đất rừng trồng
7.661,1
2
Đất do UBND xã Cẩm Hà quản lý
14,796,9
- Đất bằng chưa sử dụng
327,2
- Đất trồng cây hằng năm
2.509,7
- Đất trồng rừng
2.944,7
- Đất mặt nước chuyên dùng
3.380
- Đất giao thông
5.405
Tổng cộng
41.550
* Thực trạng dân cư bị ảnh hưởng
- Có tổng cộng 37 hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp với tổng số 222 nhân khẩu trong đó có 172 lao động nông nghiệp.
- Chỉ có 01 hộ dân bị giải tỏa phải di dời nhà ở là hộ gia đình nhà ông Nguyễn Minh Công và bà Nguyễn Thị Lựu (gia đình có 07 nhân khẩu), ngôi nhà này được làm trên đất trồng rừng.
- Có tổng cộng 15 ngôi mộ cần di dời, trong đó có 13 mộ đất không bia, 01 mộ đất có bia và 01 mộ tập thể (với 20 hài cốt).
Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn ở Hội An
Những vấn đề chung
Thành phố Hội An đã có hệ thống thu gom chất thải rắn từ các hộ dân, các khu thương mại, bệnh viện,… Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hội An đã thực hiện phân loại rác tại nguồn theo nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng). Song quá trình thực hiện chưa được đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, do phương tiện thu gom còn hạn chế nên công tác thu gom rác chưa thật hiệu quả. Phần chất thải rắn không được thu gom của thành phố gây ô nhiễm môi trường, làm tắc các mương thoát nước và ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan thành phố.
Rác đường phố
Rác sinh hoạt
Rác bệnh viện
Rác công nghiệp
Xe đẩy tay
Xe ép rác 2,5 tấn
Xe ép rác 5 tấn
Xe hút cống
Bể xí
Bãi rác tự nhiên không kiểm tra
Hình 1.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn hiện tại của thành phố Hội An( Báo cáo ĐTM cho dự án ĐTXD xử lý chất thải rắn TP. Hội An – 2009).
Chất thải rắn được thu gom được vận chuyển tập kết tại bãi rác và chưa có biện pháp xử lý hợp vệ sinh.
Hiện trạng thu gom rác thải đô thị
Việc tổ chức thu gom chất thải rắn trong thành phố do đội vệ sinh môi trường thuộc công ty Công trình công cộng thành phố Hội An thực hiện. Việc thu gom rác thải và vệ sinh môi trường được công ty Công trình công cộng Hội An quản lý và được tổ chức như sau:
- Rác thải sinh hoạt: Mỗi gia đình tự thu gom rác thải của gia đình mình cho vào bao hoặc thùng đựng rác để đúng nơi quy định. Hằng ngày vào các giờ nhất định xe thu gom cơ giới chạy trên tuyến đường đó, công nhân Công ty đổ rác vào xe thu gom.
- Rác các nhà hàng, khách sạn: Công ty tổ chức thu gom hơn 64 khách sạn hiện có, đảm bảo các yêu cầu phục vụ, thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng đối với các doanh nghiệp.
- Trong các đường hẻm, công tác thu gom rác được thực hiện bằng các xe thu gom đẩy tay. Sau đó sẽ tập trung rác đến các điểm quy định trên các trục lộ chính mà xe ép rác đi ngang để đổ rác vào xe.
- Đường phố: công tác quét dọn được thực hiện bao gồm: Quét rác ban ngày, quét rác ban đêm. Ngoài các đường phố, công tác quét dọn vệ sinh còn được thực hiện trong các kiệt, hẽm để đảm bảo sạch đẹp cho đường làng, ngõ xóm.( Các xe đẩy tay sẽ tập trung tại điểm cố định như Đường Nguyễn Trường Tộ đối diện trại trẻ Mồ Côi, đường Thái Phiên gần Công viên củ, gần ngã ba Lý Thường Kiệt – Phạm Hồng Thái, Cổng chính nhà hát Hội An đường Hai bà Trưng nôi dài).
- Dọc theo sông Hoài, những rác trôi trên sông đến từ đầu nguồn cũng được thu gom bởi đội công nhân thu gom và vớt rác trên sông.
- Tại các khu chợ, do lượng chất thải rắn phát sinh liên tục nên Công ty bố trí các thùng rác 240lít.
- Tại các khu vực công cộng, ven các trục đường trung tâm, Công ty bố trí các thùng rác dung tích 25 lít để phục vụ khách tham quan.
- Chất thải rắn y tế của thành phố Hội An được Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom và xử lý.
- Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về bãi rác xã Cẩm Hà để xử lý.
Bảng 1.4 Thống kê tình hình thu gom rác tại thành phố Hội An
STT
Đơn vị
Khối lượng
(Tấn/ngày)
Khối lượng
(Tấn/năm)
1
Phường Minh An
4,95
1.801
2
Phường Cẩm Phô
5,4
1.965
3
Phường Tân An
3,09
1.123
4
Phường Sơn Phong
2,7
982,8
5
Phường Cẩm Châu
6,8
2.480
6
Phường Cẩm An
2,31
842,4
7
Phường Cửa Đại
4,05
1.474
8
Phường Cẩm Nam
2,12
775
9
Xã Cẩm Hà
0,77
280
10
Xã Cẩm Thanh
0,9
327
11
Xã Cẩm Kim
1,16
421
12
Phường Thanh Hà
2,89
1.053
13
Xã đảo Tân Hiệp
0,77
280
14
Nhà hàng, Khách Sạn
8,1
2.948
15
Trường học
0,578
210,6
16
Rác quét đ