1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP N.
Mục tiêu của dự án:
- Hình thành Khu công nghiệp không có khu dân cư trong ranh giới quy hoạch. Trong khu công nghiệp có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
- Quy hoạch mạng lưới hạ tầng khu công nghiệp thuận lợi kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp.
- Định hướng quy hoạch phù hợp hơn với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh QN.
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn của tỉnh QN.
- Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động.
82 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5343 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp N – Tỉnh Quảng ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP N - TỈNH QN
SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP N.
Mục tiêu của dự án:
- Hình thành Khu công nghiệp không có khu dân cư trong ranh giới quy hoạch. Trong khu công nghiệp có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
- Quy hoạch mạng lưới hạ tầng khu công nghiệp thuận lợi kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp.
- Định hướng quy hoạch phù hợp hơn với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh QN.
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn của tỉnh QN.
- Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động.
- Đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
1.2.1. Vị trí địa lý.
Khu công nghiệp N nằm phía Đông Nam
của thành phố ĐN, giáp giới quận N và cách
Trung tâm Thành phố ĐN khoảng 18 km.
Thuộc địa phận xã Đ Huyện B Tỉnh QN.
- Phía Tây giáp đường nhựa nối đến biển.
- Phía Nam giáp với sông VĐ.
- Phía Đông giáp Sông HK. Hình 1.1. Mặt bằng quy hoạch khu công
- Phía Bắc giáp thôn 3 xã N. nghiệp N – tỉnh QN đến năm 2035.
1.2.2. Điều kiện khí hậu.
a. Nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,60C.
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 22,70C.
- Nhiêt độ cao nhất trung bình năm: 29,80C.
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 10,20C.
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40,90C.
b. Độ ẩm không khí.
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 82 – 85%.
- Tháng có độ ẩm không khí nhỏ nhất: Tháng 7 (37%).
- Tháng có độ ẩm không khí lớn nhất: Tháng 12 (86 – 90%).
c. Mưa.
- Lượng mưa trung bình năm: 2580 mm.
- Lượng mưa trung bình thấp nhất: 1374 mm.
- Lượng mưa trung bình cao nhất: 3052 mm.
d. Lượng bốc hơi.
- Lượng bốc hơi trung bình năm: 800 – 1000 mm.
- Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất: 40 – 60 mm (tháng 12).
- Lượng bốc hơi tháng lớn nhất: 100 – 140 mm (tháng 6 – 8).
e. Gió bão.
- Gió hình thành theo hai hướng: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Sức gió trung bình từ 1,5 m/s (tháng 8) đến 2,3 m/s (tháng 11).
- Bão thường xuất hiện vào mùa mưa, các tháng 10, 11, 12 gió mạnh đến cấp 9, 10, các trận bão thường gây mưa to và kéo dài. Kết quả thống kê nhiều năm của Đài khí tượng ĐN cho thấy số cơn bão đổ bộ vào QN-ĐN chiếm 24,4% số cơn bão đổ bộ vào đất liền từ vĩ tuyến 17 trở vào.
* Đánh giá chung:
- Nhìn chung khí hậu QN mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 10, 11, 12) và mùa khô (tháng 1 – 9).
- Do yếu tố địa hình chi phối nên thời kì gió mùa Đông Bắc nhiệt độ không khí không lạnh, ấm áp.
- Đồng bằng và trung du lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2700 mm, ở miền núi lên tới 5000 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.
1.2.3. Địa chất công trình.
Đất đai khu vực lập quy hoạch toàn bộ đất cát nên có khả năng chịu tải tốt. Nền đất chịu tải > 1,5kg/cm2.
1.3. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỄN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP.
1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất.
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng.
STT
Danh mục sử dụng
Diện tích (ha)
1
Đất dân cư
28,50
2
Đất hoa màu
92,90
3
Đất bãi cát trống
179,77
4
Đất công nghiệp
58,98
5
Đường đất
9,90
6
Mương tưới nước
5,95
Tổng cộng
380,00
1.3.2. Các công trình công cộng nằm lân cận khu vực nghiên cứu.
Chợ HA, điểm xăng dầu, bưu điện HA, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhà máy đường, nhà máy chế biến tinh bột sắn.
1.3.3. Hiện trạng các công trình kiến trúc.
- Công trình công cộng: Trong khu vực quy hoạch có một hệ thống mương tưới nước từ trạm bơm C chảy ngang qua ranh giới giữa giai đoạn I và giai đoạn II KCN, phục vụ cho việc tưới nước ở các vùng phía Đông của KCN.
- Nhà ở: 160 nhà – là các công trình nhà dân tự xây, chủ yếu là nhà tạm, tường xây mái lợp tôn có mật độ trung bình.
1.3.4. Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
a. Giao thông.
- Giao thông đối ngoại:
+ Phía Tây KCN có tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam cách khu vực khoảng 3km.
+ Phía Bắc KCN có tuyến đường nối ra quốc lộ 1A đi qua cầu T.
+ Phía Đông có tuyến đường khu đô thị mới N.
- Giao thông trong khu vực:
+ Giai đoạn I đã hình thành hệ thống giao thông KCN theo quy hoạch.
+ Giai đoạn mở rộng – giao thông khu vực chủ yếu là các đường đất nhỏ có chiều rộng khoảng 3m dẫn vào các cụm dân cư.
b. Chuẩn bị kỹ thuật.
- San nền:
+ Phần lớn diện tích khu vực quy hoạch là đất cát và trồng màu.
+ Địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ trung bình toàn khu vực khoảng 6,50m – 7,00m. Hướng dốc chính theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
+ Khu vực có địa hình khá cao, không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
- Thoát nước:
Hiện tại khu đất quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước, nước thoát khu vực chủ yếu tự thấm và thoát theo mương nhỏ tự nhiên ra hướng Tây khu đất quy hoạch.
- Cấp điện:
Trạm biến áp nằm phía Tây Bắc khu vực quy hoạch, công suất trạm 110/22KV – 25MVA. Nguồn được lấy từ trạm 220/110KV C cách 20km.
- Cấp nước:
Nhà máy nước có vị trí nằm trong khu công nghiệp giai đoạn I, công suất 5000 m3/ngđ. Khai thác từ nguồn nước ngầm tại chỗ bằng 3 giếng khoan sâu khoảng 45m.
- Tình hình thu gom và xử lý chất thải:
+ Chất thải rắn: được thu gom ở từng nhà máy để Công ty Môi trường Đô thị QN vận chuyển về nơi tập kết xử lý vì hiện nay KCN chưa có khu xử lý chất thải.
+ Khí thải: tất cả các nhà máy đều bảo đảm mức độ cho phép, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Bưu chính - Viễn thông:
Hiện tại Bưu điện đã có thể đáp ứng các nhu cầu về thông tin cho KCN và khu vực này đã được phủ sóng các mạng điện thoại di động.
1.3.5. Các dự án đầu tư xây dựng có liên quan đến khu vực điều chỉnh quy hoạch.
Hiện tại đã có 10 nhà đầu tư đang đầu tư vào khu công nghiệp với diện tích phủ kín trên 18.78ha chiếm 8.08% diện tích nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch.
1.3.6. Động lực phát triển khu công nghiệp N.
Các cơ sở kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển khu công nghiệp sẽ là: công nghiệp SXSP xuất khẩu, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp nông lâm sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp cơ khí, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng, các ngành công nghiệp nhẹ hiện có.
1.3.7. Quy hoạch sử dụng đất.
Bảng 1.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035.
STT
Hạng mục
Diện tích
1
Đường giao thông
54,50
2
Kênh
11,35
3
Hồ + suối
10,80
4
Đất cây xanh
17,64
5
Đất trung tâm
3,60
6
Công nghiệp giấy (Kí hiệu: A1, A2)
28,48
7
Công nghệp chế biến thủy hải sản (Kí hiệu ô: B1, B2,,B4)
51,49
8
Công nghệp giày da (Kí hiệu ô: C1,C2)
22,93
9
Công nghiệp chế biến nông lâm sản (Kí hiệu ô: D1, D2,, D4)
61,34
10
Công nghiệp điện tử (Kí hiệu ô: E1, E2, E3)
44,91
11
Công nghiệp dệt may (Kí hiêu ô: F1, F2)
28,10
Ghi chú: Kí hiệu các loại hình công nghiệp phụ lục A.
1.3.8. Quy hoạch hệ thống thoát nước đến năm 3035.
- Đối với hệ thống thoát nước mưa: sử dụng hệ thống cống tròn thu gom nước mưa xã ra cống tại Sông VĐ, hồ dự trữ, kênh khu vực quanh khu công nghiệp.
- Đối với hệ thống thoát nước thải: mỗi nhà máy nếu chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn nước trước khi đưa vào trạm xử lý, phải xây dựng hệ thống xử lý đạt tiểu chuẩn trước khi đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung. Trạm xử lý nước thải bên trong các xí nghiệp, nhà máy tuân thủ quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị về khoảng cách ly và vệ sinh môi trường.
1.4. TÍNH CHẤT, THÀNH PHẦN CÁC LOẠI HÌNH NƯỚC THẢI
1.4.1. Nước thải công nghiệp giấy
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây
- Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học, bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao.
- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh
- Nước thải sinh hoạt.
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 30,13 (l/s).
Bảng 1.3. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp giấy.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng
pH
-
6,8 ÷ 7,2
Nhiệt độ
0C
28 ÷ 30
SS
mg/l
300
COD
mg/l
500
BOD
mg/l
250
1.4.2. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
- Nước thải sản xuất: chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu
- Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng...
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 84,02 (l/s).
Bảng 1.4. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng
SS
mg/l
550
BOD
mg/l
750
COD
mg/l
1000
Tổng Nitơ
mg/l
80
Tổng Photpho
mg/l
20
1.4.3. Nước thải công nghiệp giày da.
- Rửa, ngâm (hồi tươi): Nước thải nhiễm BOD, COD, SS,
- Ngâm vôi, tẩy lông, rửa vôi: nước thải có độ kiềm, BOD, sunphit, SS cao.
- Nhuộm ăn dầu: nước thải nhiễm Crom, dầu, màu, BOD,COD, SS.
- Nước thải sinh hoạt.
- Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
- Lưu lượng: Q = 24,67 (l/s).
Bảng 1.5. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp giày da.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng
pH
-
4 ÷ 5
SS
mg/l
400
BOD
mg/l
350
COD
mg/l
600
Độ màu
Pt/Co
100
1.4.4. Nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Hoạt động chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là loại hình sản xuất sử dụng một lượng nước lớn có chứa các thành phần nguy hại (lượng hóa chất bảo quản nông sản vẫn còn tồn đọng lại, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hóa chất sử dụng để tẩy trắng sản phẩm). Ngoài ra, nước thải còn bị nhiễm dầu do rò rỉ, rơi vãi trong quá trình bảo dưỡng thiết bị máy móc, nước rửa sàn.
- Nước thải sinh hoạt.
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 109,66 (l/s).
Bảng 1.6. Tính chất, thành phần nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng
pH
-
4 ÷ 5
Nhiệt độ
0C
28-30
SS
mg/l
200
COD
mg/l
400
BOD
mg/l
100
1.4.5. Nước thải công nghiệp điện tử.
- Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử thường chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý sinh học.
- Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h).
- Lưu lượng: Q = 56,98 (l/s).
Bảng 1.7. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp điện tử.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng
pH
-
6 - 7.2
Nhiệt độ
0C
28 - 30
SS
mg/l
250
COD
mg/l
400
BOD
mg/l
300
1.4.6. Nước thải công nghiệp dệt may.
- Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau có bản chất và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ nhiệt độ, độ màu và COD cao. Nước thải phát sinh từ nhà máy dệt nhuộm thường khó xử lý do cấu tạo phức tạp của thuốc nhuộm cũng như nhiều loại thuốc nhuộm và trợ nhuộm được sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất.
- Nước thải sinh hoạt.
- Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h).
- Lưu lượng: Q = 29,28 (l/s).
Bảng 1.8. Tính chất thành phần nước thải ngành công nghiệp dệt may.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hàm lượng
pH
-
8,6 ÷ 12
Nhiệt độ
0C
36 ÷ 52
SS
mg/l
200
COD
mg/l
2000
BOD
mg/l
800
1.5. YÊU CẦU NƯỚC THẢI TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO TRẠM XỬ LÝ TẬP TRUNG.
- Nếu trạm xử lý nước thải sinh hoạt cùng tiếp nhận và xử lý cả nước thải công nghiệp thì chủ quản lý vận hành phải quy định yêu cầu chất lượng của nước thải thô công nghiệp được dẫn vào trạm xử lý, đồng thời phải tiến hành kiểm tra phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải đó như hàm lượng dầu mỡ, kim loại nặng, xyanua, phenol, sao cho nước thô dẫn vào trạm phù hợp với khả năng xử lý của trạm.
- Trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp nước thải sản xuất của từng nhà máy nếu vượt tiêu chuẩn phải được xử lý sơ bộ. Chất lượng nước thải sau khi xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn của trạm xử lý tập trung. Ta lấy các thông số tính toán cho các công trình xử lý trên cơ sở tham khảo TCVN 5945:2005 như sau:
+ pH = 6 - 9
+ BOD5 : 100 (mg/l).
+ Css : 200 (mg/l).
+ COD : 400 (mg/l).
+ Tổng Ni tơ từ 20 - 40 (mg/l).
+ Tổng phospho từ 7 - 15 (mg/l).
1.6. YÊU CẦU NƯỚC THẢI KHI XẢ THẢI VÀO NGUỒN TIẾP NHẬN.
Nước thải xử lý tại trạm làm sạch tập trung đạt cột B của QCVN 40:2011 (khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích tưới tiêu).
Bảng 1.9. Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (Giới hạn B QCVN 40:2011).
STT
Thông số
Đơn vị
Cột B QCVN 40:2011
1
SS
mg/l
100
2
pH
-
5,5-9
3
BOD5
mg/l
50
4
COD
mg/l
150
Nước thải công nghiệp thải ra các khu vực nước được tính như sau:
Cmax = C Kq Kf (1.1)
Trong đó:
Cmax: Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thải ra sông (mg/l).
C : Giá trị nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm quy định trong QCVN 40:2011.
Kq : Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận, Kq = 0,9 (điều 2.3.3 QCVN 40:2011).
Kf : Hệ số theo lưu lượng nguồn thải, F = 29700 m3/ngđ Kf = 0,9. (điều 2.4 QCVN 40:2011).
Bảng 1.10. Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.
Thông số
Đơn vị
C
Kq
Kf
Cmax
SS
mg/l
100
0,9
0,9
81
pH
-
5,5-9
0,9
0,9
5,5-9
BOD5
mg/l
50
0,9
0,9
40,5
COD
mg/l
150
0,9
0,9
121,5
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
2.1. THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA.
2.1.1. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa.
a. Nguyên tắc vạch tuyến.
Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi KCN một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố. Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nước mưa được xả vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự chảy. Trên các tuyến mương thoát nước mưa ta bố trí hố tách cát và song chắn rác.
- Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa.
- Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và qui trình sản xuất.
- Không xả nước mưa vào những vùng trũng không có khả năng tự thoát, vào các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn.
b. Phương hướng thoát nước mưa KCN N – QN.
Mạng thoát nước mưa gồm những tuyến ống ngắn thoát ra hệ thống kênh mương xung quanh và sông.
2.1.2. Xác định lưu lượng mưa tính toán.
- Lưu lượng nước mưa được xác định theo công thức sau:
Qtt = qv × F×C (l/s) (4.2.1-[1]) (2.1)
Trong đó:
C: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán.
Xác định C dựa vào bảng 5 - [1] như sau:
Bảng 2.1: Thành phần mặt phủ và hệ số mặt phủ.
STT
Loại mặt phủ
Diện tích %
Hệ số dòng chảy
1
Mái nhà và mặt đường bêtông
67,34
0.8
2
Đường nhựa
15,22
0,77
3
Cây xanh
17,44
0,34
Tổng cộng
100
CTB = 0,7
qv: Cường độ mưa tính toán theo thể tích (l/s.ha).
F: Diện tích thu nước tính toán (ha).
- Xác định thời gian mưa tính toán
t = to+ t1+ t2 = 10 + 3 + t2 = 13 + t2 (phút) (4.2.7-[1]) (2.3) Trong đó:
t0: Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rảnh đường, t0 =5÷10 phút.
t1: Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu. (phút) (4.2.8-) (2.4)
Với:
L1: Chiều dài rãnh đường, L1 = 100m
V1: Vận tốc nước chảy ở cuối rãnh đường, V1=0,7m/s.
(phút) (2.5)
t2: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán.
( phút) (4.2.9-) (2.6)
Với:
L2: Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m).
V2: Vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s).
- Cường độ mưa tính toán.
(l/s.ha) (4.2.2-) (2.7)
Trong đó:
A, b, n, C là các thông số lấy theo từng địa phương lấy theo số liệu ĐN. Theo phụ lục B-[1], ta có: A = 2170, C = 0,52, b = 10, n = 0,65.
Chọn chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán cho KCN là P = 5 ( bảng 4 - [1]).
Ghi chú: Kí hiệu ô có lưu lượng mưa bảng 2.2 – phụ lục B và tính lưu lượng nước mưa bảng 2.3 – phụ lục B. Tính toán lưu lượng mưa tuyến phụ bảng 2.4 – phụ lục B.
2.1.3. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa.
- Lưu lượng nước mưa tính theo công thức trên.
- Chiều sâu chộ cống ban đầu bằng H + 0,7m.
- Cống thoát nước mưa có dạng hình hộp chữ nhật và hình tròn.
- Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước – GSTSKH Trần Hửu Uyển” và phần mềm FlowHy.
- Các tuyến mương thoát nước mưa chính: K1- CX1, L1 - CX2, M1 – CX2, O1 - CX4, N1 - CX5, Q1 – CX6, U1 – CX7, R1 – CX8, S1 – CX9, V1 – CX10, L1- CX11, J1– CX12, Z1- CX13, X1- CX14, F1- CX15.
Ghi chú: Tính toán thủy lực các tuyến cống thoát nước mưa ở bảng 2.5 - phụ lục B và tính toán thủy lực các tuyến phụ thoát nước mưa ở bảng 2.6 – phụ lục B.
2.1.4 Khái toán kinh tế phần mạng lưới thoát nước mưa.
a. Khái toán kinh tế phần cống (Phụ lục B- bảng 2.7).
b. Khái toán kinh tế phần giếng thăm (Phụ lục B-bảng 2.8 ).
c. Khái toán kinh tế khối lượng đất đào đắp xây dựng.
- Công tác khảo sát định vị các công trình ngầm coi như đã triển khai.
- Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1 m3 đất đào đắp: 30000 (đồng/m3).
- Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính được thể tích khối đất cần đào đắp theo công thức:
Vđất = L b h = 22212 × 3 × 2,5 = 166590 (m3) (2.8)
- Thi công cơ giới, đào và vận chuyển bằng máy.
- Với tổng chiều dài tuyến cống: L = 22212 m.
- Sơ bộ lấy chiều rộng trung bình đường hào là b = 3m và chiều cao trung bình đường hào là h = 2,5 m.
- Giá thành đào đắp:
Gđất = 166590 × 30000 = 4997,7 (Triệu đồng)
- Vậy tổng chi phí để xây dựng mạng lưới là:
MXD = 51204,8 + 257,6 + 4997,7 = 56460,1 (Triệu đồng)
d. Chi phí quản lý tuyến cống trong một năm.
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý lấy bằng 0,1 – 0,2% của vốn đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước
- Chi tiêu hành chính sự nghiệp cho cơ quan quản lý:
U = 0,2%×MXD ( Triệu đồng) (2.9)
U = 0,002 × 56460,1 = 112,92 (Triệu đồng)
Trong đó:
MXD: Vốn đầu tư để xây dựng mạng lưới.
MXD = S( G đường ống, G giếng thăm, G đào đắp). MXD= 18338,1 (Triệu đồng)
- Chi phí sửa chữa mạng lưới:
S = 5% × MXD = 0,05 × 56460,1 = 2823 (Triệu đồng) (2.10)
- Chi phí khác:
K = 5%× (U + S ) (Triệu đồng)
K = 0,05 × (112,92+ 2823) = 146,8 (Triệu đồng)
- Tổng chi phí quản lý:
P = U + S + K = 112,92 + 2823 + 146,8 = 3082,72 (Triệu đồng)
- Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm:
Kc = 3% ×giá thành xây dựng tuyến cống chính. (2.11)
Kc = 3%×MXD = 3% ×56460,1 = 1693,8 (Triệu đồng)
2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI.
2.2.1. Cơ sở và phương hướng lựa chọn mạng lưới thoát nước thải.
- Nước thải bao gồm lượng nước từ các nhà máy xí nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất và nước sinh hoạt của công nhân. Có loại nước thải chứa chủ yếu là chất vô cơ, có loại chứa chất bẩn chủ yếu là chất hữu cơ, đa số đều chứa các hỗn hợp chất bẩn một số còn chứa các hợp chất độc hại.
- Nước thải sản xuất (nước thải sản xuất bẩn) có thể chứa nhiều loại tạp chất khác nhau phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, trong đó chủ yếu là:
+ Nguyên nhiên liệu và các hoá chất sử dụng trong sản xuất.
+ Dây chuyền công nghệ sản xuất.
+ Chất lượng nước tiêu thụ cho các nhu cầu sản xuất.
+ Điều kiện địa phương.
2.2.2. Lựa chọn hệ thống thoát nước thải.
Từ những đặc điểm trên ta chọn hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn. Gồm hai hệ thống riêng biệt:
- Hệ thống thoát nước bẩn: thu toàn bộ nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt công nhân đến trạm xử lý nước thải.
- Hệ thống thoát nước mưa.
2.2.3. Nguyên tắc vạch tuyến và phương phá