Theo thống kê hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường. [6]
Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất, các nhà máy chế biến đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000m3/ngày. Thách thức đặt ra là tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước với lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thuỷ sản bị chết, thối rữa ., và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trường nuôi trồng thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành. [6]
49 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với năng suất 10 tấn sản phẩm/ngày, chất lượng nước thải đạt loại A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Theo thống kê hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường. [6]
Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất, các nhà máy chế biến đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000m3/ngày. Thách thức đặt ra là tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước với lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thuỷ sản bị chết, thối rữa ., và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trường nuôi trồng thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành. [6]
Do tính khá nghiêm trọng như thế, sau đây là đề tài “Thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với năng suất 10 tấn sản phẩm / ngày. Chất lượng nước thải đạt loại A” để góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, người lao động và môi trường xung quanh.
Chương 1: TỔNG QUAN
Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải
Quy trình sản xuất của nhà máy
Lạnh đông
Nước không cần xử lý
Nước
Ra khuôn
Đóng gói
Trữ đông
Nước thải
Nước
Phân loại
Xử lý
Rửa sạch
Làm ráo
Xếp khuôn
Nước thải
Loại bỏ nội trạng và các phần không cần thiết
Nước
Nguyên liệu
Tiếp nhận và bảo quản
Rửa sơ bộ
Nước thải
Nước thải
Nước
Tùy thuộc vào các loại nguyên liệu mà công nghệ sản xuất sẽ có nhiều công đoạn xử lý riêng biệt. Sau đây là quy trình chế biến chung trong công ty thủy sản đông lạnh:
Nguồn gốc phát sinh nước thải
Qua dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy thủy sản đông lạnh, ta nhận thấy nước thải tạo ra qua các công đoạn sau:
Công đoạn tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu: lượng nước thải chảy ra từ công đoạn này do lượng đá ướp nguyên liệu chảy ra.
Công đoạn rửa sơ bộ.
Cồng đoạn rửa, làm ráo nguyên liệu sau khi cắt bỏ nội tạng và những phần không cần thiết.
Công đoạn lạnh đông sản phẩm: lượng nước thải từ quá trình này do làm mát và phá băng. Lượng nước này không chứa nhiều chất bẩn do đó không cần xử lý.
Công đoạn ra khuôn sản phẩm sau khi đông lạnh: lượng nước thải sỉnh ra do quá tách sản phẩm ra khỏi khuôn sau khi làm lạnh.
Ngoài ra nước thải còn tạo ra từ các quá trình khác:
Từ quá trình rửa thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ chứa nguyên liệu và sản phẩm.
Từ quá trình làm nguội máy móc và phá băng ở các dàn lạnh.
Nước thải sinh hoạt trong nhà máy.
Thành phần và tính chất nước thải [5]
Tính chất của nước thải
Nước thải từ quá trình tiếp nhận và chế biến sản phẩm thường có màu nâu xám do sự phân hủy của các nucleoprotein, lipit, photphat với mùi đặc trưng của quá trình thối rửa, do các loại vi khuẩn yếm khí ký sinh sống ở trong cơ thể và các loài vi khuẩn hiếu khí sống ở da và mang cá phân giải các loại axit amin thành các chất gây mùi như H2S, CH4, NH3 Tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm mà mùi có thể dao động từ mùi nhẹ đến nặng. Đặc biệt là nước thải từ các quá trình chế biến như tôm, mực và bạch tuộc có mùi rất nặng.
Màu sắc của nước thải thay đổi theo sản phẩm chính chế biến trong ngày. Màu nước thải từ ít màu đến màu rất đậm. Riêng nước thải tại các bể tập trung thường có màu xám đến đen do quá trình tự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi các nhóm men như: proteaza, lipaza, polipeptid và các aminoaxit. Nên nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.
Thành phần của nước thải
Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo Khi xả vào trong nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong riêu Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông cản trở sự lưu thông nước và tàu bè.
Chất dinh dưỡng
Nồng độ các chất nito, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ánh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.
Amoniac rất độc cho tôm, cá dù ở nông độ rất nhỏ. Nông độ làm chết tôm, cá từ 1,2 – 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ amoniac không vượt quá 1mg/l.
Vi sinh vật
Các vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
Bảng 1.1. Thành phần nước thải chế biến thủy sản đông lạnh
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
pH
---
5,9 – 9
SS
mg/l
100 – 300
COD
mgO2/l
694 – 2070
BOD5
mgO2/l
391 – 1539
Ntổng
mg/l
30 – 100
Ptổng
mg/l
3 – 50
Dầu và mỡ
mg/l
2,4 – 100
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009
Các phương pháp xử lý nước thải [5]
Phương pháp cơ học
Xử lý cơ học nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan như rác, cát, nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi ra khỏi nước thải, điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
Các công trình xử lý cơ học nước thải thủy sản thông dụng như: song chắn rác, lưới lọc, bể lắng, bể điều hòa.
Phương pháp hóa lí
Cơ sở của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dưới dạng hòa tan không độc hại.
Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng để xử lý nước thải chế biến thủy sản là quá trình keo tụ, trung hòa kết tủa cặn , oxy hóa khử, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi
Phương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lí sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hóa các liên kết hữu cơ dạng hòa tan và không tan của vi sinh vật. Chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Phương pháp này được sử dụng để xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải. Các phần xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã được xử lý sơ bộ qua các quá trình xử lý cơ học, hóa lý.
Các phương pháp sinh học có thể được phân chia dựa trên các cơ sở khác nhau, nhưng chúng ta có thể chia thành hai loại chính như sau:
Xử lý sinh học hiếu khí là biện pháp xử lý nước thải sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 – 40oC.
Xử lý sinh học yếm khí là biện pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí để loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải.
Ngoài ra còn có các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên như: hồ sinh học, hệ thống xử lý bằng thực vật nước, cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, đất ngập nước
Bản thông số và nồng độ các chất trong nước thải loại A
Bảng 1.2. Bảng giá trị một số thông số và nồng độ các chất trong nước thải loại A
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị tới hạn
Ph
---
5,9 – 9
Mùi
---
Không khó chịu
SS
mg/l
50
COD
mgO2/l
50
BOD5
mgO2/l
30
Ntổng
mg/l
15
Ptổng
mg/l
4
Dầu và mỡ
mg/l
5
Nguồn: TCVN 5945:2005
Chương 2: LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ
2.1. Lựa chọn phương pháp xử lý
Việc lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt loại A, thành phần, tính chất nước thải đầu vào, diện tích mặt bằng, vốn đầu tư Căn cứ vào các yếu tố đó chúng ta có thể lựa chọn hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học kết hợp với phương pháp xử lý bằng sinh học và khử trùng, trong đó phương pháp sinh học đóng vai trò quan trọng.
Bể UASB
Bể lắng ly tâm 1
Bể Aeroten
Bể lắng ly tâm 2
Khử Clo
Nước đã xử lý
Phân vi sinh
Máy ép bùn
Nước thải
Song chắn rác
Bể tập trung
Bể lắng cát
Bể điều hòa
Rác
Bãi rác
Sân phơi cát
Cát đem san lấp đường
Bùn dư dư
Bùn dư dư
Tuần hoàn bùn
2.2. Dây chuyền công nghệ
2.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ [1]
Nước thải từ các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất cùng với nước thải sinh hoạt theo đường ống dẫn chung được đưa vào hệ thống xử lý. Tại đây nước thải được xử lý lần lượt qua các công trình đơn vị như sau:
2.3.1. Song chắn rác
Mục địch:
Được sử dụng để giữ lại các cặn bẩn có kích thước lớn có trong nước thải chủ yếu là rác nhằm tránh hiện tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn hoặc làm hư hỏng bơm. Khi lượng rác giữ lại đã nhiều thì dùng cào để cào rác lên rồi tập trung lại đưa đến bãi rác để xử lý.
Cấu tạo:
Hình 2.1. Song chắn rác
Song chắn rác tự động được chế tạo hoàn toàn bằng thép không gỉ, chịu được sự ăn mòn hóa chất. Bao gồm các thanh kim loại xếp song song nhau có tiết diện tròn hay hình chữ nhật, và thường có hình chữ nhật. Song chắc rác thường dễ dàng trược lên xuống dọc theo 2 khe ở thành mương dẫn và đặt nghiêng so với hướng dòng chảy một góc 45 – 60o để tăng hiệu quả và tiện lợi khi làm vệ sinh.
2.3.2. Bể tập trung
Để thuận tiện cho việc phân phối nước thải cho hệ thống xử lý tiếp theo, người ta thường thiết kế bể tập trung sau song chắn rác. Từ bể tập trung nước thải sẽ được bơm bơm đến bể lắng cát.
2.3.3. Bể lắng cát
Mục đích:
Bể lắng cát dùng để loại bỏ các tạp chất vô cơ không hoà tan như: cát, sỏi, sạn và các vật liệu rắn khác có vận tốc lắng lớn hơn các chất hữu cơ có thể phân huỷ trong nước thải. Việc tách các tạp chất này ra khỏi nước thải nhằm bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, bảo vệ bơm
Cấu tạo:
Hình 2.2. Sơ đồ bể lắng cát
Bể có cấu tạo giống bể chứa hình chữ nhật, dọc một phía tường của bể đặt một hệ thống ống sục khí nằm cao hơn đáy bể 45 - 60 cm. Dưới dàn ống sục khí là máng thu cát. Độ dốc ngang của đáy bể i = 0,2 - 0,4 dốc nghiêng về phía máng thu để cát trược theo đáy vào máng.
Tại bể lắng cát không khí được đưa vào đáy bể, kết hợp với dòng nước chảy thẳng tạo thành quỹ đạo vòng của chất lỏng và tạo dòng ngang có tốc độ không đổi ở đáy bể. Do tốc độ tổng hợp của các chuyển động đó mà các chất hữu cơ lơ lững không lắng xuống nên trong thành phần cặn lắng chủ yếu là cát đến 90 - 95% và ít bị thối rữa.
Nhưng cần phải kiểm soát tốc độ thổi khí để đảm bảo tốc độ dòng chảy đủ chậm để hạt cát lắng được, đồng thời dễ dàng tách cặn hữu cơ bám trên hạt và đủ lớn không cho các cặn hữu cơ lắng. Cát sau khi tách sẻ được chuyển đến sân phơi cát.
2.3.4. Bể điều hòa
Hình 2.3. Cấu tạo bể điều hòa
1. Nước vào, 2. Máng phân phối nước, 3. Nước ra, 4. Ống cấp khí, 5. Ống phân phối khí có lỗ.
Điều hòa là quá trình kiểm soát để giảm thiểu các biến động về đặc tính của nước thải nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý tiếp theo. Quá trình điều hòa được tiến hành bằng cách trữ nước thải trong một bể lớn, sau đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.
Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và phụ thuộc vào loại nước thải của từng công đoạn nên bể điều hòa có tác dụng điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong ngày, tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn trong các bể xử lý sinh học, kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học, hóa học sau đó, giúp làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải.
Chọn bể điều hoà có thổi khí nén. Mục đích của việc thổi khí là:
Tạo nên sự xáo trộn cần thiết để tránh hiện tượng lắng cặn và phát sinh mùi hôi.
Làm cho các chất ô nhiễm dễ bay hơi đi một phần hay toàn bộ.
Tạo điều kiện tốt cho quá trình xử lý sau đó như tăng lượng oxy hoà tan trong nước thải, tăng hiệu suất lắng nước thải ở các công đoạn sau.
2.3.5. Bể UASB
Hình 2.4. Cấu tạo bể UASB
Bể xử lý kị khí sẽ phân hủy sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải trong điều kiện không có oxy để tạo ra các sản phẩm cuối cùng là khí metan và khí cacbonic. Ta dùng bể UASB vì vận hành đơn giản, phù hợp với loại nước thải có COD cao và có thể đạt được tải trọng cao, sử dụng bể UASB có tính kinh tế hơn và những hạn chế trong quá trình vận hành có thể dễ dàng khắc phục bằng các phương pháp xử lý sơ bộ. Nước thải được đưa trực tiếp vào dưới đáy bể và được phân phối đồng điều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học và các chất hữu cơ được tiêu thụ ở đó, các bọt khí mêtan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẫn ra khỏi bể. Nước thải sẽ diễn ra sự phân tách hai pha là lỏng và rắn. Pha rắn thì hồi lưu lại lớp bông bùn, pha lỏng được dẫn ra khỏi bề.
2.3.6. Bể lắng ly tâm đợt 1
Hình 2.5. Cấu tạo bể lắng ly tâm đợt 1
1. Ống dẫn nước thải vào. 2. Hệ thống thanh gạt cặn. 3. Hành lan công tác. 4. Tấm chắn hướng dòng. 5. Động cơ. 6. Máng thu nước. 7. Ống xả cặn.
Quá trình lắng được áp dụng khác nhau về tỷ trọng nước, chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm có trong nước thải để loại chúng ra khỏi nước thải. Bể lắng thường có dạng hình tròn hay hình chữ nhật. Trong quá trình lắng có thể bổ sung chất trợ lắng để tăng hiệu suất lắng.
Nước thải chảy vào ống trung tâm qua múi phân phối và vào bể. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào tấm chắn hướng dòng và thay đổi hướng đi xuống, sau đó sang ngang và dâng lên thân bể. Nước đã lắng trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và được dẫn ra ngoài. Khi nước thải dâng lên thân bể và đi ra ngoài thì cặn thực hiện chu trình ngược lại. Cặn được hệ thống thanh gạt cặn gom lại và đưa xuống giếng cặn. Bể lắng ly tâm đợt 1 có thể loại bỏ được 50 ÷ 70% chất rắn lơ lững và 25 ÷ 50% BOD5.
Bùn cặn sau khi ra khỏi bể lắng 1 thì được máy bơm đến sân phơi bùn, còn nước thải đưa đến bể Aerotank.
2.3.7. Bể Aerotank
Hình 2.6. Cấu tạo bể Aeroten
1. Ống dẫn nước thải vào, 2. Ống dẫn bùn tuần hoàn , 3. Ống dẫn khí chính , 4. Ống dẫn khí nhánh, 5. Đĩa phân phối khí, 6. Ống dẫn nước thải ra
Aerotank là công trình bê tông cốt thép có dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn, thông dụng nhất hiện nay là các Aerotank hình bể khối chữ nhật. Tại bể Aerotank nước thải chảy qua suốt chiều dài của bể và được sục khí từ dưới đáy bể lên nhằm tăng cường lượng oxy hoà tan, tăng khả năng khuấy trộn môi trường và tăng hiệu quả quá trình oxy hoá chất bẩn hữu cơ có trong nước thải bởi vi sinh vật.
Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu nước trong bể Aeroten không đủ để giảm nhanh hàm lượng các chất bẩn hữu cơ, do đó phải hoàn lưu bùn hoạt tính đã lắng ở bể lắng 2 vào đầu bể nhằm duy truỳ nồng độ đủ của vi sinh vật.
2.3.8. Bể lắng ly tâm đợt 2
Bể lắng ly tâm đợt 2 có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động tương tự như bể lắng ly tâm đợt 1. Bể lắng ly tâm đợt 2 có nhiệm vụ chắn giữ các bông bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aeroten và các thành phần chất không hoà tan chưa được giữ lại ở bể lắng 1. Bùn cặn sau khi ra khỏi bể lắng 2 thì một phần được tuần hoàn lại bể Aeroten, phần bùn dư sẽ đưa đến bể nén bùn, còn nước thải sẽ đưa đến bể tiếp xúc Clo.
2.3.9. Bể khử trùng
Hình 2.7. Bể khử trùng
Bể tiếp xúc clo dùng để khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh chưa được hoặc không thể khử bỏ ở các công đoạn xử lý trước. Để thực hiện khử trùng nước thải, có thể sử dụng các biện pháp như: clo hoá, ozon, khử trùng bằng tia hồng ngoại UV. Ở đây chỉ đề cập đến phương pháp khử trùng bằng clo vì phương pháp này tương đối đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả chấp nhận được.
Nước thải vào bể sẽ chảy theo đường dích dắc qua các ngăn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa clo với nước thải, khi đó sẽ xảy ra phản ứng như sau:
Cl2 + H2O HCl + HOCl
Axit hypocloric HOCl rất yếu, không bền và dễ dàng phân hủy thành HCl và oxy nguyên tử:
HOCl HCl + O
Hoặc có thể phân ly thành H+ và OCl- :
HOCl H+ + OCl-
OCl- và oxy nguyên tử là các chất oxy hoá mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
2.3.10. Máy ép bùn
Hình 2.8. Cấu tạo máy ép bùn
1. Thùng định lượng và phân phối. 2. Trục ép. 3. Bùn vào. 4. Nước ra. 5. Bánh bùn sau khi tách nước.
Máy ép bùn dây đai dùng để loại nước ra khỏi bùn. Đầu tiên cặn bùn từ thùng định lượng sẽ được phân phối vào đoạn đầu của băng tải, ở đoạn này nước được lọc qua dây đai theo nguyên tắc trọng lực, sau đó cặn bùn di chuyển theo dây đai qua các con lăn thì nước của cặn bùn cũng được tách do lực ép giữa con lăn với dây đai, cuối cùng cặn bùn đi qua trục ép thì nước được tách ra bằng lực ép và lực cắt. Nước tách ra được đưa trở lại bể điều hòa để xử lý tiếp, còn bánh bùn có thể làm phân vi sinh.
2.3.11. Sân phơi cát
Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo của sân phơi cát
1. Ống phân phối cát, 2. Ống thu nước, 3. Đê bao
Cát lấy ra từ bể lắng cát còn chứa nhiều nước nên cần phải làm ráo nước ở sân phơi cát nhằm đem lại sự thuận lợi cho sự vận chuyển và dùng cho các mục đích khác. Nước tách ra được đưa trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Chương 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Các thông số ban đầu:
Năng suất nhà máy: 10 tấn sản phẩm/ngày.
Từ bảng 1.1. ta có:
BOD5 = 391 – 1539 mg/l. Chọn BOD5 = 1000 mg/l
COD = 694 – 2070 mg/l. Chọn COD = 1500 mg/l
SS = 100 – 300 mg/l. Chọn SS = 200 mg/l
Nhà máy làm việc 3 ca trong mỗi ngày (24/24) nên lưu lượng bơm bằng lưu lượng giờ trung bình.
3.1. Xác định lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước thải của nhà máy thuỷ sản tính cho 1 tấn sản phẩm thường từ 30 ÷ 80 m3, chọn lưu lượng là 80m3. [1, tr 407]
Lưu lượng nước thải trung bình theo ngày:
= 80 × 10 = 800 (m3/ngày)
Lưu lượng nước thải trung bình theo giờ:
= = 33,33 (m3/h)
Lưu lượng nước thải trung bình theo giây:
= = 0,00926 (m3/s) = 9,26 (l/s)
Với = 9,26 l/s thì k = 2,5 ÷ 3 [Bảng 3.2 – 1, tr 99]
k: hệ số không điều hoà chung của nước thải. Chọn k = 2,8
Lưu lượng nước thải lớn nhất theo ngày:
= k × = 2,8 × 800 = 2240 (m3/ngày)
Lưu lượng nước thải lớn nhất theo giờ:
= k × = 2,8 × 33,33 = 93,324(m3/h)
Lưu lượng nước thải lớn nhất theo giây:
= k × = 2,8 × 0,00926 = 0,0259 (m3/s) = 25,928 (l/s)
3.2. Tính toán các công trình đơn vị
3.2.1. Song chắn rác
Kích thước mương đặt song chắn[1, tr 409]:
Chọn tốc độ dòng chảy trong mương n = 0,3 m/s.
Chọn chiều rộng mương B = 0,35 m.
Giả sử độ sâu đáy ống cuối cùng của mạng lưới thoát nước là: H = 0,7 m.
Suy ra kích thước mương: rộng × sâu = B × H = 0,35 m × 0,7 m.
Vậy chiều cao lớp nước trong mương là: [1, tr 410]
(m)
Chọn kích thước thanh: rộng × dày = b × d = 5 mm × 25 mm và khe hở giữa các thanh là w = 25 mm. [Bảng 9.3 - 1,