Thịgiác máy là một lĩnh vực đã và đang rất phát triển. Khái niệm thị giác
máy – Computer vision có liên quan tới nhiều ngành học và hướng nghiên
cứu khác nhau. Từnhững năm 1970 khi mà năng lực tính toán của máy tính
ngày càng trởnên mạnh mẽ hơn, các máy tính lúc này có thểxử lý được
những tập dữliệu lớn như các hình ảnh, các đoạn phim thì khái niệm và kỹ
thuật vềthị giác máy ngày càng được nhắc đến và nghiên cứu nhiềuhơn cho
tới ngày nay.
Thị giác máy bao gồm lý thuyết và các kỹthuật liên quan nhằm mục đích
tạo ra một hệthống nhân tạo có thểtiếp nhận thông tin từcác hình ảnh thu
được hoặc các tập dữliệu đa chiều.
Ngày nay, ứng dụng của thị giác máy đã trởnên rất rộng lớn và đa dạng,
len lỏi vào mọi lĩnh vực từquân sự, khoa học, vũ trụ, cho đến y học, sản xuất,
và tự động hóa tòa nhà.
84 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý ảnh số trên nền FPGA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.ngohaibac.net
1
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN – BỘMÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ ẢNH SỐ TRÊN
NỀN FPGA
Nhóm sinh viên thực hiện: Ngô Hải Bắc
Đỗ Trung Hiếu
Lớp Điều khiển tự động 1 – K48
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lưu Hồng Việt
HÀ NỘI - 2008
www.ngohaibac.net
2
Lời cảm ơn
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Lưu
Hồng Việt, người đã giúp đỡ rất nhiều về định hướng nghiên cứu, thiết bị thí
nghiệm phục vụ cho nghiên cứu.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng
em, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Điều khiển tự động – Khoa
Điện, TS. Phạm Ngọc Nam – Phó Trưởng bộ môn Điện tử - Tin học – Khoa
Điện tử Viễn Thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Dave Vanden Bout, kĩ sư của công ty XESS
Corporation đã trả lời tận tình những thắc mắc của chúng em về KIT XSA-
3S1000 và XST-3.0.
Và cuối cùng, chúng em xin dành tất cả lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc
nhất tới bố mẹ chúng em, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng em
nên người, đã lo lắng, chỉ bảo từ những việc nhỏ nhất, đã tạo mọi điều kiện
cho chúng em được sống và học tập một cách tốt nhất để vươn tới những ước
mơ và hoài bão của mình.
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này,
song chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong được
sự chỉ bảo của thầy cô giáo để đề tài tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.
www.ngohaibac.net
3
Mục lục
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................. 2
Mục lục ....................................................................................................................................................... 3
Danh mục các hình vẽ trong đồ án tốt nghiệp...................................................................................... 6
Mở đầu........................................................................................................................................................ 8
Phần 1 : Cơ sở lý thuyết xử lý ảnh số ................................................................................................... 10
1.1. Khái quát về hệ thống Thị giác máy tính và Cảm biến thị giác........................................ 10
1.3. Các thành phần của hệ thống xử lý ảnh: ............................................................................. 16
1.3.1. Thành phần thu thập ảnh, Camera và vấn đề định dạng ảnh.................................. 16
1.3.2. Thành phần xử lý ảnh .................................................................................................... 17
1.3.2.1. Các khái niệm cơ bản của xử lý ảnh số ................................................................ 17
1.3.2.2. Các thuật toán xử lý ảnh số ................................................................................... 18
1.4. Một số giải pháp phần cứng cho hệ thống thị giác máy ................................................... 28
FPGA ................................................................................................................................................ 28
DSP Processor ................................................................................................................................. 28
Mainboard, laptop ......................................................................................................................... 29
Phần 2 : Khái quát về FPGA và mạch phát triển XST 3S1000 của XESS...................................... 31
2.1. Giới thiệu chung về FPGA và ngôn ngữ VHDL .............................................................. 31
2.1.1. Khái niệm và ứng dụng FPGA .................................................................................... 31
2.1.2. Kiến trúc FPGA............................................................................................................... 32
2.1.2.1. Kiến trúc chung FPGA .......................................................................................... 32
Configurable Logic Blocks (CLBs)...................................................................................... 33
Configurable I/O Blocks ....................................................................................................... 34
Programmable Interconnect................................................................................................. 34
Mạch đồng hồ (Clock Circuitry )......................................................................................... 35
2.1.2.2. So sánh giữa cấu trúc nhỏ và cấu trúc lớn ......................................................... 36
2.1.2.3. So sánh giữa SDRAM Programming và Anti-fuse programming ................ 36
2.1.2.4. Cấu trúc FPGA của Spartan 3............................................................................... 37
2.1.3. Trình tự thiết kếmột chip ............................................................................................ 38
www.ngohaibac.net
4
Ghi các đặc điểm kĩ thuật ..................................................................................................... 39
Chọn công nghệ...................................................................................................................... 40
Chọn một hướng tiếp cận thiết kế ...................................................................................... 40
Chọn công cụ tổng hợp ......................................................................................................... 40
Thiết kế chip ........................................................................................................................... 41
Mô phỏng – cái nhìn tổng quan về thiết kế ...................................................................... 41
Tổng hợp.................................................................................................................................. 41
Place and Route ...................................................................................................................... 41
Mô phỏng lại – tổng quan cuối cùng.................................................................................. 42
Kiểm tra.................................................................................................................................... 42
2.1.4. Ngôn ngữmô tả phần cứng VHDL............................................................................. 42
Trình tự thiết kếmột chíp dựa trên VHDL........................................................................... 43
2.2. Giới thiệu mạch phát triển XST 3S 1000 của hãng XESS................................................ 44
2.2.1. XSA-3S1000...................................................................................................................... 45
2.2.2. XST-3.0 (XStend Board)................................................................................................. 46
2.3. Giới thiệu hãng Xilinx và các công cụ lập trình: .............................................................. 49
Hãng Xilinx ..................................................................................................................................... 49
ISE 9.2 ............................................................................................................................................... 49
LogicCore 9.2 ................................................................................................................................... 49
EDK 9.2............................................................................................................................................. 50
System Generator 9.2..................................................................................................................... 50
Phần 3 : Xây dựng hệ thống xử lí ảnh động trên nền FPGA .......................................................... 51
3.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống xử lí ảnh động ............................................................................. 51
3.2. Xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý và hiển thị ảnh .......................................... 53
3.2.1. Thành phần thu thập ảnh Framegrabber................................................................... 53
3.2.2. Lưu dữ liệu từ Framegrabber vào SDRAM .............................................................. 55
3.2.3. Các cơ chế ghi đọc SDRAM: SDRAM Controller, Dual Port SDRAM................ 55
SDRAM Controller .................................................................................................................... 55
Pipeline Read Operation ...................................................................................................... 56
Pipeline Write Operation ..................................................................................................... 56
Dualport Module for the SDRAM Controller ...................................................................... 58
www.ngohaibac.net
5
3.2.4. Image Processing core ................................................................................................... 60
3.2.5. Hiển thị ảnh lên VGA: VGA Generator .................................................................... 67
VGA Color Signals .................................................................................................................... 67
VGA Signal Timing................................................................................................................... 68
Nguyên tắc hoạt động của VGA Generator .......................................................................... 69
3.2.6. Picoblaze và hệ thống điều khiển trung tâm ............................................................ 71
3.2.6.1. Khái quát PicoBlaze ............................................................................................... 71
KCPSM3 Module ................................................................................................................... 73
Kết nối với bộ nhớ ROM chương trình.............................................................................. 73
3.2.6.2. Sơ đồ cấu trúc của khối xử lý trung tâm ............................................................ 75
Thuật toán của chương trình ................................................................................................. 75
3.3. Thiết kế giao diện điều khiển hệ thống............................................................................. 76
Chức năng .................................................................................................................................... 77
3.4. Mô phỏng và kết quả............................................................................................................. 77
Phương án mô phỏng ..................................................................................................................... 77
Kết quả.............................................................................................................................................. 78
Kết luận .................................................................................................................................................... 79
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 82
www.ngohaibac.net
6
Danh mục các hình vẽ trong đồ án tốt nghiệp
Hình 1.1 Một tay máy thực hiện gắp đối tượng với sự trợ giúp của hệ thống thị giác
máy tính
Hình 1.2 Các bước cơ bản của xử lý ảnh số.
Hình 1.3 Những kiểu liên kết giữa các điểm ảnh.
Hình 1.4 Những kiểu đường liên kết giữa các điểm ảnh.
Hình 1.5 Kết quả của phép lọc Gaussian với cửa sổ 3x3.
Hình 1.6 Kết quả thuật toán dò biên.
Hình 1.7 Phân ngưỡng theo lược đồ xám.
Hình 1.8 Loại bỏ nhiễu và khôi phục đối tượng bằng quá trình làm mảnh-làm đầy.
Hình 1.9 Sơ đồ thuật toán gán nhãn đối tượng.
Hình 2.1 Kiến trúc chung của FPGA.
Hình 2.2 Một Logic Block điển hình.
Hình 2.3 Configurable Logic Blocks.
Hình 2.4 Programmable Interconnect.
Hình 2.5 Cấu trúc các thành phần của Spartan 3A.
Hình 2.6 Design Flow.
Hình 2.7 Qui trình thiết kế chip dựa trên VHDL.
Hình 2.8 KIT XSA-3S1000.
Hình 2.9 Sơ đồ cấu trúc của XSA-3S1000.
Hình 2.10 XST-3.0 Board.
Hình 2.11 XST-3S1000.
Hình 3.1 Một ảnh cần được xử lý.
Hình 3.2 Sơ đồ chung của hệ thống.
Hình 3.3 Pixel stream waveform.
Hình 3.4 Framegrabber state machine.
Hình 3.5 Pipelined Read Operation timing waveforms.
Hình 3.6 Pipelined Write Operation timing waveforms.
Hình 3.7 Ghép nối với SDRAM Controller.
Hình 3.8 Ghép nối dualport với SDRAM Controller.
Hình 3.9 Xây dựng 4 ports SDRAM interface.
Hình 3.10 Sơ đồ khối xử lý ảnh.
Hình 3.11 Khối ghi dữ liệu từ read_fifo vào Buffer.
www.ngohaibac.net
7
Hình 3.12 Khối thuật toán xử lý ảnh.
Hình 3.13 Cơ chế ghi và đọc buffer.
Hình 3.14 Khối đọc dữ liệu từ buffer.
Hình 3.15 Sơ đồ khối thanh ghi dịch Pixel register
Hình 3.16 Cấu trúc nhân chập.
Hình 3.17 Cấu trúc bộ xử lý đồng cấu ảnh nhị phân.
Hình 3.18 Khối gán nhãn đối tượng.
Hình 3.19 VGA Connection.
Hình 3.20 8 màu cơ bản.
Hình 3.21 CRT Display Timing Example.
Hình 3.22 640 x 480 Mode VGA Control Timing.
Hình 3.23 Sơ đồ khối cấu trúc của VGA Generator.
Hình 3.24 Sơ đồ khối cấu trúc của PicoBlaze.
Hình 3.25 Sơ đồ cấu trúc PicoBlaze Microcontroller.
Hình 3.26 Sơ đồ khối điều khiển trung tâm và giao tiếp UART.
Hình 3.27 Giao diện điều khiển.
www.ngohaibac.net
8
Mở đầu
Thị giác máy là một lĩnh vực đã và đang rất phát triển. Khái niệm thị giác
máy – Computer vision có liên quan tới nhiều ngành học và hướng nghiên
cứu khác nhau. Từ những năm 1970 khi mà năng lực tính toán của máy tính
ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, các máy tính lúc này có thể xử lý được
những tập dữ liệu lớn như các hình ảnh, các đoạn phim thì khái niệm và kỹ
thuật về thị giác máy ngày càng được nhắc đến và nghiên cứu nhiều hơn cho
tới ngày nay.
Thị giác máy bao gồm lý thuyết và các kỹ thuật liên quan nhằm mục đích
tạo ra một hệ thống nhân tạo có thể tiếp nhận thông tin từ các hình ảnh thu
được hoặc các tập dữ liệu đa chiều.
Ngày nay, ứng dụng của thị giác máy đã trở nên rất rộng lớn và đa dạng,
len lỏi vào mọi lĩnh vực từ quân sự, khoa học, vũ trụ, cho đến y học, sản xuất,
và tự động hóa tòa nhà.
Mục đích của đồ án này là nghiên cứu các khái niệm cơ bản của Thị giác
máy tính và xử lý ảnh số. Đồng thời trên cơ sở đó, chúng em xây dựng một
hệ thống cảm biến thị giác trên nền phần cứng vi mạch khả trình FPGA. Cảm
biến này thực hiện các chức năng cơ sở của một cảm biến thị giác : đó là tiếp
nhận thông tin từ hình ảnh thu được để xử lý và phục vụ cho các quá trình
phân tích cao hơn.
www.ngohaibac.net
9
Trong phần 1 của đồ án, chúng em đề cập đến những các khái niệm của hệ
thống thị giác máy tính, những ứng dụng và các thành phần của nó. Đồng
thời chúng em trình bày cơ sở kiến thức xử lý ảnh số sẽ được dùng trong việc
xây dựng hệ thống cảm biến thị giác.
Trong phần 2, chúng em trình bày những khái niệm cơ bản về chip khả
trình FPGA, hãng Xilinx và những công cụ lập trình và phát triển hệ thống
với FPGA. Chúng em cũng đề cập đến vi mạch tích hợp XST 3S 1000 của
hãng XESS, được sử dụng trong đồ án này.
Phần 3, chúng em trình bày phương án thực thi hệ thống thị giác máy trên
nền FPGA. Việc xây dựng các thành phần thu thập ảnh, lưu trữ ảnh, xử lý
ảnh và hiện thị ảnh trên mạch tích hợp XST 3S 1000 được đề cập chi tiết trong
phần này. Trong phần này, chúng em cũng trình bày phương án chạy mô
phỏng kiểm tra hoạt động của hệ thống.
Và cuối cùng, chúng em tổng kết những kết quả đạt được, những ưu
điểm, nhược điểm của giải pháp, hiệu quả của giải pháp và những hướng
phát triển.
www.ngohaibac.net
10
Phần 1 : Cơ sở lý thuyết xử lý ảnh số
1.1. Khái quát về hệ thống Thị giác máy tính và Cảm biến thị giác
Theo định nghĩa từ [1] : Hệ thống thị giác - bao gồm cả thị giác máy
(machine vision) và thị giác máy tính (computer vision)- là những hệ thống
tiếp nhận thông tin từ các cảm biến thị giác (vision sensor) với mục đích cho
phép máy móc đưa ra những quyết định thông minh.
Thị giác máy tính là một ngành khoa học mới phát triển. Mặc dù đã có
những ứng dụng của xử lý ảnh số trong những thập niên đầu của thế kỉ XX
vào một số lĩnh vực, nhưng phải đến những năm 1970, những nghiên cứu về
lĩnh vực này mới được bắt đầu khi máy tính đã có thể quản lý các quá trình
xử lý một lượng lớn dữ liệu như các ảnh số.
Lĩnh vực nghiên cứu của thị giác máy rất rộng, và đặc điểm chung là các
bài toán về thị giác máy tính đều không có một đề bài chung và cách giải duy
nhất. Mỗi giải pháp giải quyết vấn đều được một kết quả nhất định cho
những trường hợp cụ thể. Ta có thể thấy sự tương quan giữa Computer
vision với các lĩnh vực khác như sau:
www.ngohaibac.net
11
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy thị giác máy tính và thị giác máy có liên
quan đến rất nhiều ngành như tự động điều khiển, xử lý ảnh số, quang học,
sinh học, toán học, máy học. và Trí tuệ nhân tạo. Sự kết hợp của những
ngành này tạo cho Thị giác máy tính một khả năng ứng dụng hết sức rộng
lớn trong mọi lĩnh vực của khoa học, sản xuất và đời sống. Có thể liệt kê một
số ứng dụng của thị giác máy tính như sau :
Điều khiển tiến trình (ví dụ: trong các robot công nghiệp, hay các thiết bị,
xe tự hành).
Phát hiện sự kiện (ví dụ: các thiết bị giám sát)
Tự động hóa tòa nhà.
Mô hình hoá đối tượng (ví dụ: quá trình kiểm tra trong môi trường công
nghiệp, xử lý ảnh trong y học).
Tương tác (đóng vai trò làm đầu vào cho thiết bị trong quá trình tương
tác giữa người và máy).
Nhận dạng
Quân sự.
Trong lĩnh vực điều khiển tiến trình, thị giác máy tính đóng vai trò đặc
biệt quan trọng như một cảm biến vị trí cho robot công nghiệp hoặc xe tự
hành.
Trong hệ thống máy CNC, hoặc các dây chuyền công nghệ, các cảm biến
thị giác thu thập dữ liệu ảnh về đối tượng công nghiệp, xử lý và tách đối
tượng ra khỏi ảnh. Sau khi tách đối tượng, hệ thống thị giác máy tính toán
các đặc trưng của đối tượng, như vị trí, hướng, để giúp cánh tay máy của
robot công nghiệp thao tác chính xác việc gắp hoặc gia công đối tượng.
Với những hệ thống thị giác được tích hợp các camera có độ phân giải lớn,
được lập trình chính xác, có thể điều khiển tay máy để thao tác với những vi
mạch nhỏ đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối.
www.ngohaibac.net
12
Hình 1.1: Một tay máy thực hiện gắp đối tượng với sự trợ giúp của hệ thống thị giác
máy tính
Cũng như vậy, với xe tự hành đi trong môi trường phức tạp, nhiều vật
cản, hệ thống thị giác máy giúp cho xe phát hiện ra những đối tượng, vị trí và
khoảng cách của chúng đối với xe. Trong trường hợp này, hệ thống thị giác
máy không chỉ đóng vai trò như môt cảm biến thị giác, mà còn thực hiện việc
vẽ bản đồ đối tượng, cho phép xe tự hành chọn được đường đi thích hợp
nhất.
Hệ thống thị giác máy còn được ứng dụng trong những lĩnh vực công
nghiệp với vai trò như một cảm biến kiểm soát lỗi bề mặt sản phẩm. Camera
thu thập hình ảnh về bềmặt sản phẩm, sẽ truyền dữ liệu vào cho hệ thống xử
lý để tìm ra lỗi trên sản phẩm, vị trí lỗi và kích thước lỗi. Với những hệ thống
thị giác sử dụng camera hồng ngoại, ta còn có thể đo nhiệt độ sản phẩm và sự
phân bố nhiệt độ trên sản phẩm.
Như vậy, có thể nói, trong lĩnh vực công nghiệp, thị giác máy và cảm biến
thị giác có thể thay thế một lượng lớn các cảm biến ví trí thông thường, vốn
cần rất nhiều trong một dây chuyền sản xuất hoặc CNC, giúp giảm thiểu chi
phí và công sức lắp đặt cảm biến, và quan trọng nhất là tạo nên một hệ thống
xử lý thống nhất những thông tin về quá trình và đối tượng công nghiệp.
Trong lĩnh vực tự động hó