Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý khí thải độc hại cho các lò hơi công suất vừa và nhỏ, bản vẽ và thuyết minh
Trong lịch sử tiến hoá văn minh của mình loài người luôn phải đối đầu với sự khủng hoảng của sinh thái. Vì vậy phấn đấu để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, chống nghèo đói, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đã trở thành đường lối chính trị của toàn nhân loại, mục tiêu đó đã được ghi vào hiến pháp của nhiều nước. Mặc dù ở một số nước phát triển đã cơ bản giải quyết xong nạn nghèo khổ và đói khát nhưng chưa một nước nào giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường một cách trọn vẹn. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề có tính cấp bách, rất thời sự, được quan tâm rất lớn của toàn nhân loại. Đô thị hoá ngày càng nhanh thì dân số đô thị ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số dân ở mỗi nước. Dân sống ở đô thị ngày càng nhiều, công nghiệp phát triển càng mạnh, mức thu nhập càng cao thì chất thải gây ô nhiễm môi trường càng nhiều, tài nguyên thiên nhiên càng cạn kiệt.[1] Các chất thải của đô thị sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nhiệt độ, ô nhiễm tiếng ồn Chúng sẽ tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, sản xuất nông nghiệp và các hệ sinh thái, đặc biệt là các vùng nông thôn xung quanh đô thị. Môi trường không khí thì từ lâu đã bị ô nhiễm và ngày càng ô nhiễm trầm trọng, trong khi đó nó lại có ý nghĩa rất hệ trọng đối với con người, bởi vì người ta có thể nhịn ăn 7-10 ngày, nhịn uống 2-3 ngày nhưng chỉ cần 3-5 phút không hít thở không khí là đã bị tử vong. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nếu không có đầu tư kiểm soát ô nhiễm một cách tương xứng thì sau này sẽ phải chi phí rất lớn cho việc khôi phục môi trường. Theo trính toán của ngân hàng thế giới thì hiện nay, các nước đang phát triển ở châu A cần phải bỏ ra một khoản lớn trong tổng thu nhập quốc dân để chi phí cho vấn đề bảo vệ môi trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hong Nhung-DATN.doc
- Hong Nhung-DATN(tt).doc
- Nhung Bao ve.ppt