Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm kem như kem que, kem ly, kem ốc quế
đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng và được ưa chuộng với nhiều khách
hàng ở nhiều lứa tuổi.
Theo người tiêu dùng, hiện nay chỉ có 3 thương hiệu kem được đánh giá chất lượng
cao là: kem Thủy Tạ, kem Wall's (nay đã bán cho Kinh Đô) và kem Vinamilk
(1)
.
50 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3 /ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về ngành chế biến kem ............................................................. 3
1.1.1. Giới thiệu ngành sản xuất kem ................................................................ 3
1.1.2. Nguyên liệu trong sản xuất kem .............................................................. 3
1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất kem .......................................................... 4
1.2. Các nguồn phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất .......................... 6
1.3. Khả năng gây ô nhiễm của nguồn thải ....................................................... 7
1.3.1. Tác động của chất ô nhiễm ...................................................................... 7
1.3.2. Kết luận: ................................................................................................. 8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ................................ 9
2.1. Tổng quan các phương pháp xử lý ............................................................. 9
2.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học.............................................................. 9
2.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý .............................................................. 9
2.1.3. Xử lý bằng phương pháp hóa sinh: .......................................................... 9
2.2. Các công trình xử lý nước thải .................................................................. 13
2.2.1. Phương pháp luận và cơ sở lựa chọn công trình xử lý : ......................... 13
2.2.2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất của công ty cổ phần kem Kinh Đô. 14
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY
SẢN XUẤT KEM ................................................................................................... 17
3.1. Cơ sở lựa chọn công trình xử lý ................................................................ 17
3.1.1. Thành phần nước thải: .......................................................................... 17
3.1.2. Yêu cầu xử lý ........................................................................................ 17
3.2. Đề xuất phương án xử lý ........................................................................... 18
3.3. Lựa chọn và thuyết minh công nghệ: ....................................................... 20
3.3.1. Cơ sở lựa chọn giữa các phương án:...................................................... 20
3.3.2. Thuyết minh công nghệ cho phương án đã lựa chọn. ............................. 21
3.4. Kết luận ...................................................................................................... 22
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ................................................................ 23
4.1. Các thông số thiết kế cho bể Aerotank ..................................................... 23
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
2
4.2. Tính toán kích thước và các thông số cho bể Aerotank. .......................... 24
4.2.1. Xác định BOD5 hòa tan sau bể Aerotank ............................................... 24
4.2.2. Tính kích thước bể ................................................................................ 25
4.2.3. Kiểm tra tải trọng thể tích, thời gian lưu nước và tỉ số F/M ................... 26
4.2.4. Tính lượng bùn tuần hoàn và bùn dư thải ra mỗi ngày ........................... 27
4.2.5. Tính lượng khí cần cung cấp cho bể Aerotank....................................... 28
4.2.6. Tính ống dẫn nước thải và ống dẫn bùn tuần hoàn: ............................... 32
4.2.7. Tính bơm bùn tuần hoàn vào bể Aerotank: ……………………………….……………….. 33
4.2.8. Tính bơm nước thải vào bể Aerotank: …………….………………………….……………….. 34
4.3. Tính toán bể lắng ly tâm đợt 2 .................................................................. 36
4.3.1. Các thông số thiết kế cho bể lắng đợt 2 ................................................. 36
4.3.2. Tính toán kích thước bể lắng 2 .............................................................. 36
4.4. Tính toán chi phí cho bể Aerotank và bể lắng 2 ....................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 49
DANH MỤC PHỤ LỤC, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ........................................ 50
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
3
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về ngành chế biến kem
1.1.1. Giới thiệu ngành sản xuất kem
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm kem như kem que, kem ly, kem ốc quế…
đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng và được ưa chuộng với nhiều khách
hàng ở nhiều lứa tuổi.
Theo người tiêu dùng, hiện nay chỉ có 3 thương hiệu kem được đánh giá chất lượng
cao là: kem Thủy Tạ, kem Wall's (nay đã bán cho Kinh Đô) và kem Vinamilk (1).
1.1.2. Nguyên liệu trong sản xuất kem
Trong sản xuất kem, việc lựa chọn các nguyên liệu phụ thuộc vào sản phẩm kem,
giá thành nguyên liệu và nguồn cung ứng.
Nguyên liệu chủ yếu dùng trong sản xuất kem là:
Đường: Đường được dùng để hiệu chỉnh chất khô và vị ngọt của sản phẩm.
Một số loại đường thường được sử dụng như: đường latose, đường saccaroze,
đường glucose, fructo…
Chỉ tiêu hóa lý quan trọng của đường là độ ẩm, hàm lượng saccaroze, độ
tro, độ màu…
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sản xuất kem, các loại sữa có thể được sử
dụng như sữa tươi, sữa đặc, sữa bột nguyên cream…chất béo từ sữa như cream,
bơ, chất béo khan…
Dầu thực vật: Người ta có thể dùng dầu đậu nành, dầu dừa, dầu hướng dương
hoặc dầu cải để làm nguyên liệu sản xuất một số loại kem.
Chỉ tiêu hóa lý quan trọng của dầu thực vật: chỉ số acid, chỉ số
peroxyc…Hàm lượng dầu thực vật có thể chiếm từ 6 – 10% khối lượng kem
thành phẩm. Dầu thực vật cũng được bảo quản trong những điều kiện phù hợp.
Các chất ổn định: Các chất ổn định trong sản xuất kem là những hợp chất ưa
nước, thường có chứa protein hoặc carbonhydrate. Mục đích là để quá trình
lạnh đông nguyên liệu sản xuất kem, các tinh thể đá xuất hiện sẽ có kích thước
nhỏ, nên kem được đồng nhất.
Các chất nhũ hóa: Chất nhũ hóa thường là những hợp chất có tính ưa nước và
ưa béo.
Trong sữa có chưa một số chất nhũ hóa như lecithine, protein, phosphate… nhưng với
hàm lượng thấp. Lòng đỏ trứng gà cũng là một chất nhũ hóa thông dụng trong ngành
sản xuất kem, nhưng có giá thành cao.
(1) Theo nguồn nghiên cứu thị trường của Công ty Thủy Tạ
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
4
Các chất tạo hương: Người ta sẽ dùng các chất có hương khác nhau như các
loại hoa quả tự nhiên, hạt khô (đậu phộng, hạt điều, nho khô, hạt socola…),
mức quả, nước quả…vanilla, dâu, sầu riêng, socola…
Chất màu: Mục đích của chất màu là làm tăng màu sắc và vẻ hấp dẫn cho
kem.
Có 2 loại chất màu chính: chất màu tự nhiên và chất màu tổng hợp.
Các chất khác: Để bảo quản chất lượng kem, người ta bổ sung thêm một số
loại acid hữu cơ như acid citric, acid tatric… để tạo độ chua cần thiết cho kem
và ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh có trong kem thành phẩm.
1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất kem
a. Quy trình chung để sản xuất kem:
Các khâu chính trong một quy trình sản xuất kem được trình bày như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất kem.
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Nguyên liệu kem được chở về nhà máy, nhập kho, sau đó được bơm vào 3 bể khuấy
trộn, sau đó thêm đường, sữa các loại, tùy theo mẻ kem đang sản xuất, và hương socola.
Nguyên liệu vào
Khuấy trộn
Thanh trùng
Làm lạnh
Thêm hương vị
Làm đông
Thêm hạt, màu, tạo
dáng, đổ khuôn
Thành phẩm
Thêm nước,đường
Tăng nhiệt độ
Nước và amonia
Socola, vanila
Thêm chất màu,
mùi, hạt..
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
5
Sau đó đến khâu thanh trùng, tai đây, tăng nhiệt độ đến mức phù hợp để ức chế vi khuẩn,
dùng thiết bị khuấy trộn để nguyên liệu và các chất phụ trợ được hòa quyện đều vào nhau.
Tiếp theo đến khâu làm lạnh, ta chỉ hạ nhiệt độ đến mức phù hợp, có thêm nước và
Amonia để xúc tác.
Sau khi làm lạnh, bơm tiếp đến 6 bể trộn, lại bổ sung hương vị một lần nữa (như quế,
cacao, café, socola...). Khâu tiếp theo là làm đông. Sau khi qua 3 bể làm đông, khâu cuối
là đổ khuôn kem, tạo các loại phù hợp như mong muốn, như kem cây, ốc quế, hộp…Đồng
thời cũng cho hạt trái cây, hay hạt khô, nước và quả trái cây…và chất tạo màu, mùi vào.
Đến đây, sản phẩm kem đã hoàn tất, được đóng gói thành phầm, chuyển vào kho bảo quản,
hoặc đem đi phân phối tại các đại lý bán lẻ.
b. Quy trình công nghệ sản xuất kem của một số công ty trong thành phố Hồ Chí
Minh.
i. Nhà máy sản xuất kem Thủy Tạ:
Công nghệ của nhà máy sản xuất kem
công nghiệp Thủy Tạ dựa trên công nghệ
hiện đại của Italy. Đây là một dây chuyền
sản xuất hiện đại khép kín - tự động hoàn
toàn từ khâu đầu tới khâu cuối, là sự kết
hợp giữa công nghệ hiện đại của nhà cung
cấp thiết bị hàng đầu Châu Âu, với các
hương vị mang đậm tính truyền thống và
hoa quả nhiệt đới phong phú của Việt Nam.
Công nghệ này có thể sản xuất được các
sản phẩm: Kem cây, kem cốc các loại, kem
ốc quế và các loại kem hộp 500ml, 1 lít, 5
lít.
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất kem của nhà máy Thủy Tạ.
Nguyên liệu chính
Chuẩn bị
Phối trộn
Thanh trùng
Đồng hóa
Ủ chín
Làm đông sơ bộ
Tạo màu, hình dáng
Đóng gói
Phân phối Thành phẩm
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
6
ii. Nhà máy sản xuất kem Kinh Đô (KiDo)
Năm 1996, công ty Unilever Việt Nam
tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất kem
tại Tp Hồ Chí Minh với nhãn hiệu Kem
Wall’s, với tổng diện tích 23.728 m2, tổng
vốn đầu tư là 20 triệu USD, công suất hoạt
động ban đầu là 9 triệu lít/năm. Đây là nhà
máy hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á,
được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Ngày 1-7-2003, tập đoàn Unilever đã
chuyển nhượng toàn bộ nhà xưởng của nhà
máy Kem Wall’s cho Công ty cổ phần Kinh
Đô. Từ đó Công ty cổ phần KIDO ra đời.
Với nhà máy này, KIDO’S có thể đa
dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại:
kem hộp, kem bánh và kem que. Đồng thời
thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
phù hợp với khẩu vị người Việt như: kem
xoài, kem mãng cầu… bên cạnh những khẩu
vị quen thuộc của quốc tế như: kem
chocolate, kem dâu, kem vani…Hiện nay sản
phẩm của công ty KIDO có hơn 40 loại của 2
nhãn chính là kem Merino và KIDO’S
Celano. Gần đây nhất là vào tháng 7/2006,
KIDO’S tung ra thị trường sản phẩm mới
Sữa chua WellYo Kidz dành cho trẻ em
(hương vị dâu và tự nhiên).
1.2. Các nguồn phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất
Mọi quá trình chế biến sản xuất đều phát sinh các loại chất thải như nước thải,
chất thải rắn và khí thải…có tính chất đặc trưng của loại hình sản xuất đó. Chất thải
này được sinh ra từ:
- dây chuyền sản xuất
- hoạt động sinh hoạt của công nhân
- và các máy móc bổ trợ…
Hai nguồn phát sinh phía cuối không nằm trong quy trình sản xuất, và được
kiểm soát, thu gom để xử lý riêng. Dựa vào mức độ ô nhiễm và lưu lượng phát thải
Nguyên liệu
chính
Chuẩn bị
Phối trộn
Thanh trùng
Đồng hóa
Ủ chín
Làm đông
RIA ILF & TUB
Phân phối
Thành phẩm
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất
kem của công ty KiDo
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
7
ta thấy, nước thải từ quy trình sản xuất phát sinh một lượng lớn và thường xuyên
nhất. Vì thế, người ta chủ yếu quan tâm đến tính chất nước thải từ quy trình sản xuất
để thiết kế hệ thống xử lý phù hợp.
Dựa vào quy trình sản xuất, nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn như:
- Nhập và chuẩn bị nguyên liệu, trái cây, hạt khô… gọt vỏ, bỏ hạt, thải bỏ
nguyên liệu hư hỏng…làm phát sinh rác thải rắn. Ngoài ra, khâu đóng gói thành
phẩm, dán bao bì… cũng phát sinh một lượng chất thải lớn như thải bỏ bao bì hỏng,
dán nhãn bị hư, đóng hộp bị lỗi cũng thải bỏ…
- Tẩy rửa các thiết bị khuấy trộn, các bể chứa, máy móc thêm hóa chất… làm
phát sinh nước thải. Đồng thời nước thải này còn dính lại nhiều cặn bã kem, làm
nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều thành phần hữu cơ, vô cơ.
- Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị sau mỗi ca, hoặc sau mỗi ngày làm việc.
- Lưu lượng và thành phần ô nhiễm của nước thải tại nhà máy thay đổi tùy thuộc
vào nguồn nguyên liệu sử dụng, như loại kem, loại sữa, chất béo hay hương vị khác
nhau của từng loại kem, chất tẩy rửa, phụ gia…và tùy vào mùa vụ của nguyên liệu,
như trái cây theo mùa, hàng nhập từ nước ngoài theo đợt…Vì thế, khi khảo sát thành
phần tính chất nước thải, cần theo dõi trong một thời gian dài, lấy mẫu nước thải phải
có tính đại diện cao để thiết kế hệ thống xử lý phù hợp.
1.3. Khả năng gây ô nhiễm của nguồn thải
1.3.1. Tác động của chất ô nhiễm
Chất hữu cơ: hàm lượng hữu cơ cao trong nước sẽ dẫn đến việc suy giảm ôxi hòa
tan trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động sống và phát triển của tôm cá, thủy sinh.
Hơn thế nữa, sự thiếu hụt oxi hòa tan sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch cũa nguồn
nước.
Chất rắn lơ lửng (SS): hàm lượng chất vô cơ cao, SS cao sẽ gây cản trở sự xuyên
thấu của ánh sáng mặt trời, làm giảm sự quang hợp của tảo, rong rêu, làm cản trở sự
phát triển của chúng. Ngoài ra, SS cao còn gây nên độ đục cao, mất vẻ cảm quan của
dòng nước.
Chất dinh dưỡng: Nitơ, phốtpho là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình
phát triển của vi sinh trong các công trình xử lý sinh học và của sinh vật dưới nước
nói chung. Nhưng khi nước thải được thải ra sông suối, vơi hàm lượng N, P quá cao,
chúng sẽ kích thích sự phát triển quá mức của tảo, rong rêu… gây nên hiện tượng phú
dưỡng, làm ô nhiễm thủy vực.
Dầu mỡ: Việc dùng dầu mỡ thực vật trong quy trình sản xuất cũng sinh ra các
ván dầu, dầu mỡ thừa, chất béo, tạo lớp ván nổi trên mặt nước, ngăn cản oxi khuếch
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
8
tán vào nước, phát sinh các mùi khó chịu do phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện
thiếu khí…
1.3.2. Kết luận:
Nguồn gốc của sự biến đổi môi trường trên thế giới đều do các hoạt động kinh
tế, xã hội, do sự phát triển công nghiệp và hoạt động khai thác không bền vững của
con người. Các hoạt động này một mặt đem lại các lợi ích kinh tế, góp phần cải thiện
chất lượng cuộc sống, nhưng mặt khác lại gây khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm và hủy
hoại môi trường sống.
Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch khi tiếp nhận một nguồn thải,
nhờ khả năng tự pha loãng, xáo trộn nguồn nước và hoạt động của các vi sinh vật làm
giảm nồng độ chất ô nhiễm đến một mức độ nhất định. Nhưng khi lưu lượng nguồn
thải quá nhiều, nồng độ quá cao, nguồn nước sẽ mất đi hoặc suy giảm khả năng tự
làm sạch đó. Từ đó gây nên các phản ứng phân hủy, sinh ra các mùi và tạo chất phân
hủy thứ cấp, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh cũng như sức khỏe của con người.
Vì thế, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy để xử lý
nguồn thải trước khi thải vào thủy vực là rất cần thiết.
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
9
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1. Tổng quan các phương pháp xử lý (2)
Theo phân tích thành phần nguồn thải như trên, nước thải sản xuất kem chủ yếu
chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố như ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, rác, cát bụi, dầu
mỡ…
Vì thế các phương pháp được đề xuất để nghiên cứu khả năng xử lý phù hợp với
nguồn thải này là:
- Xử lý bằng phương pháp cơ học.
- Xử lý bằng phương pháp hóa lý.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học.
2.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học được đặt ở đầu hệ thống xử lý, nhằm loại bỏ các chất rắn, vô cơ
và hữu cơ, dầu mỡ, nhựa, tạp chất nổi, rác…
Tùy theo đặc điểm các loại cặn trong rác thải, các công trình xử lý cơ học
thường được sử dụng là:
- Song chắn rác (thô, mịn, tinh…)
- Bể lắng cát, các loại bể lắng: lắng đứng, lắng ngang, lắng ly tâm…
- Bể điều hòa lưu lượng, bể trung hòa (acid hoặc kiềm)
- Bể tách dầu mỡ
Việc lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào kích thước rác, hạt lơ lửng,
tính chất hóa lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và độ sạch cần thiết phải
đạt được theo yêu cầu của nơi tiếp nhận.
2.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý
Bản chất của quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp hoá lí là áp dụng các
quá trình vật lý và hoá học để loại bớt các chất ô nhiễm (các hạt lơ lửng phân tán (rắn
và lỏng), khí tan, chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước thải) ra khỏi nước thải.
Các công trình thích hợp được đề xuất như: bể tuyển nổi, keo tụ, tạo bông…
2.1.3. Xử lý bằng phương pháp hóa sinh:
(2) Nguồn tham khảo: Giáo trình Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp - PGS TS Nguyễn Văn Phước
ĐAMH Kỹ thuật xử lý chất thải GVHD: Th.s DƯ MỸ LỆ
Thiết kế hệ thống xử lý Nước thải chế biến kem CS 500m3/ngày
SVTH: PHẠM THỊ MINH THUẬT | MSSV: 90602411
10
Bản chất của phương pháp này là ứng dụng vi sinh vật (VSV) có trong nước
thải, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng. Chúng sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn, chuyển
hóa chất hữu cơ, chất độc hại thành chất vô cơ, khí đơn giản và nước. Vì thế, phương
pháp này được ứng dụng và đạt hiêu quả cao khi xử lý nước thải có chứa nhiều chất
hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, NH3, Sunfua, Nitrit…
Một số chất hữu cơ có khả năng bị oxi hóa dễ dàng, còn một số chất khác hoàn
toàn không bị oxi hóa hoặc oxi hóa rất chậm. Dựa vào đó người ta có thể chia ra làm
2 loại: chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Để xác định khả năng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, ta thiết lập tỉ
lệ BOD và COD. Nếu BODtp /COD > 0,5 thì nước thải có khả năng được xử lý bằng
phương pháp sinh học. Tuy nhiên, nước thải này không được chứa các chất độc hại
và các tạp chất muối kim loại nặng. Đối với các chất vô cơ, người ta vẫn phải thiết
lập ngưỡng giá trị tối đa để không gây độc cho vi sinh.
Có 2 phương pháp chính để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là hiếu
khí và yếm khí.
- Hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh hiếu khí, VSV được gieo cấy trong bùn hoạt
tính hoặc màng sinh học.
- Yếm khí: là phương pháp xử lý không cần oxi. Chúng còn được áp dụng chủ
yếu để phân hủy cặn.
Các quá trình sinh học còn có thể diễn ra trong điều kiện tự nhiên hay các công
trình nhân tạo.
a. Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên:
o Các cánh đồng tưới
o Cánh đồng lọc
o Ao sinh học
Tuy nhiên, vì diện tích đất xây dựng cho các công trình này thường lớn, mà nhà máy
thường không đáp ứng đủ, nên các công trình tự nhiên này ít được áp dụng.
b. Xử lý nước thải trong công trình nhân tạo.
o Hiếu khí:
Bể Aerotank: nước thải được sục khí và hòa trộn với bùn hoạt tính. Có rất
nhiều dạng bể Aerotank như: 1 bậc không tái sinh và có tái sinh bùn, 2 bậc
không tái sinh và có tái sinh bùn…
Thiết bị lọc sinh học (nhỏ giọt, cao tải, hoặc lọc với vật liệu lọc ngập trong