Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải xưởng dệt thuỷ lực Weaving II công ty Hualon Corporation Việt Nam công suất 2000 m 3 /ngđ

Việt Nam là nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO được xem là con hổ trẻ đầy năng động của châu Á khiến làn sóng đầu tư vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển kinh tế, hiện với hơn 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và gần 70 khu chế xuất - khu công nghiệp tập trung đã đóng góp một phần rất lớn vào GDP của đất nước. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng không ngừng được củng cố và ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới nhờ những ưu điểm: bền đẹp, tiện dụng, hợp túi tiền vv song bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều những hệ lụy về môi trường đáng kể. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do lượng nước thải của các nhà máy thải ra quá lớn với tải lượng ô nhiễm cao, tuy nhiên hệ thống xử lý hiện tại thường không hoàn thiện lại phải hoạt động trong tình trạng quá tải cần được nâng cấp cải tao mở rộng. Với đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải xưởng dệt thuỷ lực Weaving II công ty Hualon Corporation Việt Nam công suất 2000 m 3 /ngđ” Tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc làm giảm thiểu sự ô nhiễm do nước thải ngành dệt nhuộm gây ra trong thời gian gần đây.

pdf120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải xưởng dệt thuỷ lực Weaving II công ty Hualon Corporation Việt Nam công suất 2000 m 3 /ngđ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế hệ thống xử lý nước thải xưởng dệt thuỷ lực Weaving II công ty Hualon Corporation Việt Nam công suất 2000 m3/ngđ SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn MỞ ĐẦU. 1. Đặt vấn đề. Việt Nam là nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO được xem là con hổ trẻ đầy năng động của châu Á khiến làn sóng đầu tư vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển kinh tế, hiện với hơn 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và gần 70 khu chế xuất - khu công nghiệp tập trung đã đóng góp một phần rất lớn vào GDP của đất nước. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng không ngừng được củng cố và ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới nhờ những ưu điểm: bền đẹp, tiện dụng, hợp túi tiền vv… song bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều những hệ lụy về môi trường đáng kể. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do lượng nước thải của các nhà máy thải ra quá lớn với tải lượng ô nhiễm cao, tuy nhiên hệ thống xử lý hiện tại thường không hoàn thiện lại phải hoạt động trong tình trạng quá tải cần được nâng cấp cải tao mở rộng. Với đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải xưởng dệt thuỷ lực Weaving II công ty Hualon Corporation Việt Nam công suất 2000 m3/ngđ” Tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc làm giảm thiểu sự ô nhiễm do nước thải ngành dệt nhuộm gây ra trong thời gian gần đây. 2. Mục tiêu đồ án. Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho xưởng dệt thuỷ lực weaving II công suất 2000 m3/ngđ trong giai đoạn mở rộng, nhằm làm giảm ô nhiễm môi trườg nhà máy. 3. Nội dung đồ án. - Tổng quan về ngành dệt và ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm. SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm. - Lựa chọn sơ đồ công nghệ cho hệ thống xử lý. - Tính toán thiết kế các công trình đơn vị. 4. Phương pháp thực hiện. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Xử lý nước thải đặc biệt là nước thải ngành dệt nhuộm là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự ô nhiễm, các tài liệu khoa học đều cho thấy phần lớn nước thải dệt nhuộm đều có mức độ ô nhiễm rất cao và chứa nhiều hóa chất độc hại. Có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng và vận hành cả ở trong lẫn ngoài nước và mỗi hệ thống xử lý đều mang những đặc trưng riêng và có những tiêu chuẩn quy cách nhất định. Như hệ thống xử lý nước thải ở nước ta khi thiết kế xây dựng phải dựa trên bộ tiêu chuẩn Việt Nam để phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu trong nước, ngoài ra hệ thống thiết kế phải có giá thành phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như các chi phí vận hành hệ thống. Tính chất nước thải trước khi thải vào môi trường phải đạt mức độ cho phép nhằm đảm bảo nguồn tiếp nhận có khả năng pha loãng nồng độ ô nhiễm đến mức cao nhất và có khả năng nâng cấp cải tạo tới mức cao nhất trong những điều kiện cụ thể. Phương pháp thực tiễn. - Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài liệu, các sơ đồ công nghệ về hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiện có từ đó tìm ra một sơ đồ công nghệ tối ưu nhất cho nhà máy. - Thu thập và phân tích các số liệu, các thông số về mức độ ô nhiễm nước thải của xưởng dệt thông qua biên bản tổng hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án. - Phân tích các đặc trưng mức độ ô nhiễm của dòng thải, dự án xây dựng nhà máy từ đó thiết kế hệ thống xử lý theo yêu cầu đặt ra. 5. Giới hạn đồ án. Đồ án thực hiện trên cơ sở dự án đầu tư xây dựng xưởng dệt thủy lực weaving II công suất 60.000.000 m /năm với lưu lượng nước thải là 2000 m3/ngđ. Hệ thống xử lý SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn nước thải tập trung của nhà máy xây dựng theo quy hoạch có công suất 9000 m3/ngđ hiện đang vận hành với công suất 2500 m3/ngđ đạt chất lượng nước thải theo TCVV 5945: 1995 cột B để tiếp nhận xử lý nước thải từ phân xưởng I và một số hệ thống xả thải khác có khả năng tiếp nhận thêm lưu lượng thải của xưởng dệt II, tuy nhiên trong giai đoạn mở rộng sản xuất sau này xưởng dệt cần phải có hệ thống xử lý nước thải riêng để đảm bảo xử lý tốt hơn nữa lưu lượng cũng như chất lượng dòng thải. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÀ MÁY DỆT NHUỘM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM. SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn 1.1 Tổng quan về các nhà máy dệt nhuộm. 1.1.1 Giới thiệu chung. Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong các ngành công nghiệp lâu đời, có bề dày truyền thống ở Việt Nam và khu vực cũng như trên thế giới. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay ngành dệt nhuộm chiếm một vị trí hết sức quan trọng đáp ứng được một trong những nhu cầu cơ bản của cuộc sống khi dân số đang ngày càng tăng lên, nó đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt hơn nữa nó đã phát triển được lợi thế về nguồn nguyên liệu trong nước phong phú. Dự báo đến năm 2010 ngành dệt nhuộm cả nước sẽ sản xuất 2 tỷ mét vải, xuất khẩu từ 3 ÷ 4 tỷ USD tạo ra 1.8 triệu việc làm với mức tăng trưởng hàng năm là 14 %. Do có một tầm quan trọng to lớn như vậy nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng đã được đặt ra đối với ngành công nghiệp dệt nhuộm. Vì vậy sự tăng trưởng bền vững lành mạnh và sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp dệt nhuộm chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt nhuộm là loại hình công nghiệp đa dạng về chủng loại sản phẩm và có sự thay đổi lớn về nguyên liệu đặc biệt là thuốc nhuộm. Một cách tổng quát ngành công nghiệp dệt nhuộm ở nước ta được chia thành các loại sau: - Dệt và nhuộm vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc thuốc nhuộm trực tiếp được sử dụng ở hầu hết các nhà máy dệt (Công ty dệt may Gia Định, Công ty dệt Sài Gòn…) - Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polyester): thuốc nhuộm phân tán (Công ty dệt Thành Công, Công ty dệt Sài Gòn,…) - Dệt và nhuộm vải peco: thuốc nhuộm hoàn nguyên và phân tán (Công ty dệt Sài Gòn) - Ươm tơ và dệt lụa: đây là dạng công nghiệp mới được phát triển ở nước ta thời gian sau này, với nguyên liệu chủ yếu lấy ở trong nước. SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn 1.1.2 Nguyên liệu dệt nhuộm. a. Nguyên liệu dệt. Nguyên liệu chung cho các nhà máy dệt hiện nay là các loại sợi thuộc 3 nhóm sợi cơ bản sau: - Sợi cotton: được kéo từ sợi bông vải, có đặc tính hút ẩm cao, xốp, bền trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axit. Mặt hàng này thích hợp với mùa hè nóng. Tuy nhiên sợi còn lẫn nhiều tạp chất như sáp, mài bông và dễ nhàu. Do vậy cần xử lý kỹ trước khi nhuộm để loại bỏ tạp chất. - Sợi polyeste: là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình tổng hợp hữu cơ, cứng bền ở trạng thái ướt xơ… Tuy nhiên kém bền với ma sát nên loại vải này thường được trộn chung với các loại xơ khác. Sợi này bền với axit nhưng kém bền với kiềm. - Sợi pha PECO (polyeste và cotton): sợi polyeste là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình tổng hợp hữu cơ, hút ẩm kém, cứng bền ở trạng thái ướt xơ. Tuy nhiên kém bền với ma sát nên loại vải này thường được trộn chung với các loại xơ khác. Sợi này bền với axit nhưng kém bền với kiềm. Sợi pha PECO được pha chế để khắc phục các nhược điểm của sợi polyeste và cotton kể trên. b. Nguyên liệu nhuộm và in hoa. Các loại sản phẩm nhuộm thường được sử dụng bao gồm: - Phẩm nhuộm phân tán: là loại phẩm không tan trong nước nhưng ở trạng thái phân tán và huyền phù trong dung dịch, có thể phân tán trên sợi và mạch phân tử thường nhỏ. Nhóm phẩm nhuộm này có cấu tạo phân tử từ các gốc azo, antraquinon và nhóm amin (NH2, NHR, NR2, NR - OH), dùng chủ yếu để nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi axetet, sợi polyester…). - Phẩm nhuộm trực tiếp: đây là nhóm phẩm nhuộm bắt màu trực tiếp với xơ sợi không qua giai đoạn xử lý trung gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100 % cotton, sợi protein (tơ tằm) và sợi poliamid. Phần lớn phẩm nhuộm trực tiếp có chứa azo (mono, di and poliazo) và một số là dẫn xuất của dioxazin. Ngoài ra, trong phẩm nhuộm trực tiếp SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn còn chứa các nhóm làm tăng độ bắt mầu như triazin và salicilic axit có thể tạo phức với các kim loại để tăng độ bền màu. - Phẩm nhuộm axit: là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác nhau có công thức là R - SO3Na khi tan trong nước phân ly thành nhóm R - SO3 mang màu. Các phẩm nhuộm này thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn suất của antraquinon, triaryl metan… - Phẩm nhuộm lưu huỳnh: là nhóm phẩm nhuộm chứa mạch dị hình như tiazol, tiazin, zin,… trong đó có cầu nối - S - S - dùng để nhuộm các loại sợi cotton và visco. - Phẩm nhuộm hoạt tính: loại phẩm nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư. Các loại phẩm nhuộm thuộc nhóm này có công thức cấu tạo tổng quát là S - F - T - X. Trong đó:  S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan;  F là phần mang màu, thường là các hợp chất azo (- N = N -), antraquinon, axit chứa kim loại hoặc ftaloxiamin;  T là gốc mang nhóm phản ứng;  X là nhóm phản ứng. - Phẩm hoàn nguyên: gồm 2 nhóm chính là nhóm đa vòng có chứa nhân antraquinon và nhóm indigoit có chứa nhân indigo, dùng để nhuộm chỉ, sợi bông, visco, sợi tổng hợp. - Phẩm in, nhuộm pigment: có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng, ftaoxianin, dẫn suất của antraquinon,… Ngoài ra, để có được mặt hàng vải đẹp, bền màu và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bên cạnh phẩm nhuộm còn dùng các chất trợ khác như: chất làm đều màu, chất thấm ướt, chất tải (nhuộm phân tán), chất giặt, chất điện ly (Na2SO4), chất điều chỉnh pH (NaOH, Na2CO3,…), chất hồ chống nước, chất chống loang màu,… 1.1.3 Công nghệ dệt nhuộm. Với mọi loại xơ nguyên liệu thì quy trình sản xuất vải đều có thể tóm tắt thành ba bước chính sau: SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn - Sản xuất sợi. - Dệt vải. - Xử lý hoàn tất vải. Sau khi đã xử lý hoàn tất vải ta chuyển sang bước tiếp theo là nhuộm vải. Sơ đồ tổng quát quá trình nhuộm vải. Vaûi Nöôùc Dòch naáu ñaõ söû duïng Kieàm, chaát trôï Naáu vaø giaûm troïng Hôi Nöôùc thaûi Dòch nhuoäm ñaõ söû duïng Nöôùc, chaát trôï Nhuoäm Thuoác nhuoäm Nöôùc thaûi Dòch in Nöôùc thaûi In hoa Nöôùc Khí thaûi Hoaù chaát Hoaøn thieän Khí thaûi Khí thieân nhieân Vaûi thaønh phaåm a. Sản xuất sợi. Các nguyên tắc chung của sản xuất sợi đều như nhau cho mọi loại xơ, trước tiên xơ sẽ được làm sạch các tạp chất như bụi và các tạp chất khác từ cây cối. Sau đó xơ được pha trộn và kéo ra thành màng xơ sao cho chúng song song với nhau mà không bị SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn xoắn. Tiếp theo là quá trình xe mảnh xơ và tiếp tục trộn bằng cuộn cúi rồi lại được xe tiếp. Sau đó những xơ rất ngắn sẽ bị loại bỏ và đảm bảo các xơ sẽ được sắp xếp theo dạng của con cúi đạt được độ dài giới hạn của tấm vải. Quá trình này gọi là chải thô quá trình tiếp theo các xơ này sẽ được chải kỹ và kéo duỗi kỹ để các xơ song song với nhau. Khi kéo duỗi sẽ đạt tới một giai đoạn mà xơ không thể dính vào nhau được nữa trừ phi phải xoắn chúng lại. Khi đó con cúi được xem như máy kéo sợi thô. Sợi sẽ được xoắn lại để sợi thô đạt được độ bền đủ để tránh đứt gẫy khi kéo sợi. Cuối cùng xơ đồng nhất ở dạng sợi thô sẽ được kéo duỗi và xoắn để tạo thành sợi thành phẩm. b. Dệt vải. Các loại sợi vừa đề cập ở trên sau đó sẽ được đưa đi dệt vải, các kiểu vải được sản xuất và quá trình dệt như sau: - Vải dệt thoi : được làm từ hai lớp sợi: sợi dọc và sợi ngang, sợi kéo đến hết chiều dài của tấm vải là sợi dọc, sợi vắt ngang qua sợi dọc gọi là sợi ngang. Nói chung các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng trong khi dệt. Nếu như sợi dọc đủ bền thì có thể dùng một số sợi thứ cấp để làm sợi ngang vì chúng sẽ được kết lại với nhau bởi các sợi dọc trên mảnh vải. Để tránh bị đứt sợi trong khi dệt, sợi dọc được tăng độ bền bằng cách trước tiên phủ một lớp hồ và sau đó làm khô. Các loại hồ tinh bột thường được sử dụng chủ yếu cho sợi cotton, trong khi các loại hồ khác có chứa các polymer tổng hợp thường được sử dụng cho các loại sợi tổng hợp. Để vải bền chắc và có tính co dãn tương đối, các sợi dọc và sợi ngang cần được đan chéo lại với nhau trên tấm vải. Sự đan chéo hay dệt này được hoàn thành trên một chiếc máy dệt như khung cửi. - Vải dệt kim: dệt kim được thực hiện bằng thủ công hoặc bằng máy, các hàng vòng sợi được tạo thành sao cho mỗi hàng đều dựa vào một hàng ngay phía sau nó. Trong máy dệt kim có một loạt các kim được đặt đều nhau với khoảng cách tương xứng với kích thước của vòng sợi được dệt. Xung quanh mỗi kim là một mắt sợi để trong quá trình dệt sẽ trở thành một vòng sợi. Sợi được mắc vào từng kim và sau đó chuyển động của kim và sợi sẽ được diễn ra theo phương thức mà một vòng sợi được tạo thành từ mắt sợi và tạo thành quanh mỗi kim một mắt sợi mới, sau đó quy trình được lặp đi lặp SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn lại. Các kim được đặt cạnh nhau và chuyển động như thế diễn ra đối với từng kim. Một hàng vòng sợi từ đó được tạo thành với từng vòng hoàn chỉnh và cuối cùng tạo thành một chiều dài liên tục của tấm vải dệt kim. - Vải không dệt: so với các loại vải đã được sản xuất thì vải không dệt là một loại vải hoàn toàn mới, chúng có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng, có thể được sản xuất nhanh và chi phí không đắt, bên cạnh đó đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Để sản xuất vải không dệt, cần có một hỗn hợp các loại xơ khác nhau, một trong các loại xơ này thường được phân bố đều trong các hỗn hợp là một loại xơ đặc biệt mà ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình dệt đều có thể trở thành sợi dính cho phép nó đóng vai trò là chất kết dinh. Hỗn hợp xơ sau đó được tạo thành một lớp hay một màng dày mà khổ của nó phù hợp với khổ của tấm vải sẽ được dệt sau này. Ở giai đoạn cuối cùng, lớp xơ này sẽ được nén ở nhiệt độ cao, để cho loại xơ đặc biệt chảy ra một phần và tạo thành lớp liên kết vững chắc các loại xơ với nhau. Khi bỏ áp lực đi, các loại xơ của tấm vải không dệt sẽ dính lại với nhau bằng những liên kết này. c. Xử lý hoàn tất vải. Vải sau khi dệt thường ở dạng thô và thường được gọi là vải mộc, chạm vào vải này có cảm giác thô và vải chứa các tạp chất do bản chất của xơ hoặc do các chất được đưa thêm vào để hỗ trợ quá trình sản xuất vải. Quá trình hoàn tất được thực hiện nhằm cải thiện hình thức và tăng độ tiện dụng, độ bền cho tấm vải. Quá trình này chủ yếu bao gồm các công đoạn: Tiền xử lý (làm sạch hóa học)  Giũ hồ Các chất hồ sợi được sử dụng trong dây chuyền sản xuất nhằm tăng độ bền và tính năng uốn của sợi trong quá trình dệt vải. Các loại chất hồ sợi bao gồm hồ thiên nhiên, hồ tổng hợp và hồ hỗn hợp. Đối với vải tổng hợp, vải mộc thường có chứa chất hồ tổng hợp hòa tan trong nước và đất như: polyvinyl alcohol (PVA), cacboxyl metyl xenlulo (CMC) và polyacrylite. Quá trình giũ hồ chính là nhằm loại bỏ các tạp hồ còn bám trong tấm vải mộc bằng cách hòa tan. Điều này là cần thiết vì sự có mặt của các SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn tạp hồ này trên vải cản trở sự thẩm thấu các hóa chất khác trong các công đoạn sau đó. Quá trình giũ hồ được tiến hành triệt để trong các công đoạn nấu kiềm và tẩy trắng tiếp sau, tại đó diễn ra quá trình tách loại các chất tạp ngoại lai khác. Trong quá trình giũ hồ đơn giản, người ta thường sử dụng cách giặt lạnh tĩnh hoặc động để tách các tạp chất dễ hòa tan trong nước.  Nấu kiềm - Quá trình này được áp dụng để tách một cách hiệu quả các chất tạp chất ngoại lai mà phần nào đã được loại bỏ ở khâu giũ hồ. Nấu được tiến hành bằng quá trình ngấm thấm/hấp theo mẻ hoặc liên tục hoặc xử lý nhiệt kéo dài ở nhiệt độ và áp suất cao. Quá trình bao gồm các bước:  Ngâm ép dung dịch giặt vào bên trong sợi vải (khử khí, làm ướt và ngấm thấm).  Tách các khoáng chất (hòa tan, tạo phức chất).  Giải phóng và tách các ngoại tạp chất và tạp chất bị phá hủy (phát tán, tạo nhũ tương, chống tạo keo). - Trong quá trình nấu kiềm, sợi vải bị trương lên làm tăng khả năng hấp phụ thuốc nhuộm (bắt màu) của vải trong các công đoạn tiếp sau. Tạp chất dầu mỡ các loại bị thủy phân bởi kiềm, mức độ xà phòng hóa phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian phản ứng.  Tẩy trắng Quá trình tẩy kiềm không hoàn toàn tách hết các ngoại tạp chất khỏi vải. Thực ra, các tạp chất đó mới chỉ được phân hủy hóa học, do vậy phải được phân hủy tiếp bằng sự oxy hóa và thủy phân rồi sau đó được tách hoàn toàn trogn quá trình tẩu trắng tiếp theo. Độ trắng của vải được cải thiện nhờ quá trình phân hủy oxy hóa hoặc khử các tạp chất. Khả năng hấp thụ hóa chất xử lý cũng được nâng cao nhờ quá trình tẩy trắng. Đối với quá trình nhuộm vải màu trung tính và màu đậm, có thể không nhất thiết phải tiến hành tẩy trắng. SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn Nói chung khó có thể đạt được độ trắng tuyệt đối cho vải tổng hợp bởi tẩy trắng chỉ có hiệu quả nhất định đối với loại vải này. Hơn nữa, có một số loại sợi tổng hợp, đặc biệt là những loại sợi thuộc nhóm polyacrilonitrite, vốn có màu hơi vàng nâu hoặc trắng do chúng là sản phẩm cùa các nhà sản xuất xơ tổng hợp. Nhuộm vải Công đoạn nhuộm nhằm tạo cho vải sợi có màu sắc. Quá trình này liên quan đến sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong vải, nhờ đó tạo cho vải màu sắc mong muốn. Trong quá trình nhuộm, các phân tử thuốc nhuộm nhanh chóng tiếp xúc với bề mặt của sợi vải, tạo thành một màng mỏng và dần dần đi từ lớp màng này vào sâu trong lõi xơ sợi. Đây có thể được coi là trường hợp hòa tan một chất rắn vào trong một chất rắn khác. Các phương pháp nhuộm: có hai phương pháp nhuộm cơ bản quan trọng trong nhuộm vải: - Phương pháp gián đoạn(theo mẻ): dịch nhuộm và vật liệu vải được đưa vào trong cùng một thiết bị và thêm vào một lượng thuốc nhuộm cần thiết. - Phương pháp liên tục: thuốc nhuộm được hòa tan và phân tán trong dịch nhuộm, một lượng nhất định dịch nhuộm được ngấm ép trên vật liệu vải. In vải In là quá trình tạo hoa văn trên vải nhiều màu sắc có thể được tạo bằng cách đặt các khuôn in sắc nét có hồ in lên vải trắng hoặc vải đã được nhuộm nền. Hoàn tất Hoàn tất là tên đặt cho các quá trình tác động cuối cùng lên vải trước khi vải được đưa đi bán hoặc làm ra những sản phẩm như quần áo hay đồ đạc, quá trình này nhằm mục đích nâng cao những đặc tính về cảm giác, giá trị và độ mềm của vải, các công đoạn hoàn tất bao gồm: - Sấy: sấy được thực hiện trong máy sấy nhằm loại bỏ lượng ấm còn lại trong vải. SVTH: Chu Đỗ Quyết Trang 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CBHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Ths. Lâm Vĩnh Sơn - Văng khổ: đây là một trong những công đoạn hoàn tất quan trọng nhất vải trong điều kiện méo mó được xử lý để đạt chiều rộng và chiều dài mong muốn trong máy văng khổ. - Cán láng: quá trình này tạo nên lớp bóng láng cho bề mặt vải. Vải ẩm được ép trên bề mặt kim loại nóng và bóng cho đến khi khô. - Làm mềm: sau kh
Luận văn liên quan