Vị trí xây dựng khách sạn Grand nằm trên
đường Đồng Khởi-một tuyến đường thương
mại và mua sắm nổi tiếng tại trung tâm Sài
Gòn,chỉ cần đi bộ một đoạn là đến sông Sài
Gòn.Khách sạn cách:sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất (8km),sông Sài Gòn(100m),chợ Bến
Thành (1km), nhà thờ Đức Bà(800m),nhà hát
thành phố(500m),Dinh Độc Lập(2km)
106 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế khách sạn Grand, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU.
• Với mục đích chính của đợt thực tập tốt nghiệp
là nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện xâm
nhập với các công việc kỹ thuật trong lĩnh vực
chuyên môn xây dựng. Với việc củng cố, bổ
sung và cập nhật các kiến thức chuyên môn
qua các hoạt dộng thực tiễn ở cơ sở nơi thực
tập, tích cực chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt
nghiệp cuối khóa học.
Được sự giúp đỡ của trường và
khoa xây dựng cùng với giáo viên
hướng dẫn em xin vào thực tập ở
công trình khách sạn Grand.Công
trình này đều là những công trình
cao tầng với quy mô lớn và kiến
trúc độc đáo đáo được xây dựng ở
Tp HCM.
• Dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn là thầy Khổng Trọng Toàn ,
cùng sự chỉ bảo tận tình và trách nhiệm của
các cán bộ nhân viên công ty cổ phần xây
dựng số 14 đã giúp em hoàn thành tốt đợt
thực tập. Vì đặc tính của công ty là chuyên
thi công các công trình nhà cao tầng nên em
cũng thu thập được khá nhiều kiến thức
trong lĩnh vực này.
• Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại công
trình, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm
thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em
chưa được biết.
• Đồng thời trong quá trình thực tập em đã tổng
hợp được các nội dung đã được học và nghiên
cứu trong trường, và thu thập tài liệu tìm hiểu
thêm các dự án thi công trong lĩnh vực nhà cao
tầng và xây dựng các công trình dân dụng.
• Em xin chân thành cảm ơn thầy Khổng Trọng
Toàn và các cán bộ nhân viên Công Ty cổ phần
xây dựng số 14 đã giúp đỡ em trong đợt thực
tập vừa qua.
.
B./ PHƯƠNG ÁN THIẾT
KẾ:
1./TỔNG QUAN VỀ CÔNG
TRÌNH
• Phối cảnh khách sạn grand
.Vị trí xây dựng khách sạn Grand nằm trên
đường Đồng Khởi-một tuyến đường thương
mại và mua sắm nổi tiếng tại trung tâm Sài
Gòn,chỉ cần đi bộ một đoạn là đến sông Sài
Gòn.Khách sạn cách:sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất (8km),sông Sài Gòn(100m),chợ Bến
Thành (1km), nhà thờ Đức Bà(800m),nhà hát
thành phố(500m),Dinh Độc Lập(2km).
.Công trình khách sạn Grand tọa lạc ngay trung tâm
quận 1, Tp Hồ Chí Minh ,nằm trong ba con đuờng
Đồng Khởi – Ngô Đức Kế và Hồ Tùng Mậu với trang
thiết bị ,dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao do
thương hiệu Saigontourist điều hành và quản lý, sẽ
góp phần vào việc đón tiếp,phục vụ khách du lịch, đặc
biệt dòng khách cao cấp khi chọn thành phố Hồ Chí
Minh làm điểm đến.khách sạn Grand luôn là một sự
lựa chọn lý tưởng với vị trí đẹp , kiểu kiến trúc cổ điển
và lòng nhiệt tình , hiếu khách của người dân địa
phương.
2.PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC
• Công trình cải tạo và mở rộng khách sạn
Grand với tổng diện tích đất 2627,5 m2,
tổng diện tích sàn xây dựng – cải tạo
23890,5 m2, gồm 20 tầng và 3 tầng hầm ,
tổng số phòng ngủ 233 phòng, trong đó
gồm 170 phòng xây dựng mới và 63
phòng cải tạo.
3./PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU
• Đất yếu ở khu vực này là một trong những
thách thức lớn cho việc thiết kế cho công trình
này, vì khu vực này nằm trong vùng đất bồi đáp
của sông sài gòn nên việc tính toán móng cho
công trình này rất phức tạp.Với chiều cao 68.9m
với kết cấu hình dạng khá phức tạp. vì vậy dao
động gió và phương án móng là mối quan têm
lớn để thiết kế kết cấu cho công trình này. Đồng
thời hình dạng trái quy tắc là làm hẹp lại chu của
tòa nhà thấp hơn 20 tầng củng ành hưởng tới
độ rộng và ổn định của kết cấu.
• Công trình được xây dựng với 3 tầng
hầm, tường vây được thiết kế dày 800 sâu
17.5m.Phương pháp thi công tầng hầm sử
dụng phương pháp thông thường, sau khi
thi công đào hầm và vừa làm hệ giằng để
ổn định phía trên của tường vây giúp cho
tường ko bị chuyển vị ngang.Việc thi công
bằng phương pháp này không làm nhanh
tiến độ nhưng chác chắn.
ĐANG ĐỔ BÊ TÔNG RAM DỐC TẦNG HẦM
PHẦN II:PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
PHẦN THÂN
A:TỔ CHỨC THI CÔNG
I./TỔ CHỨC MẶT BẰNG,THIẾT
BỊ THI CÔNG VÀ VẬT TƯ TẠI
CÔNG TRÌNH
a)CẦN TRỤC THÁP
• Tại công trình bố trí cần trục tháp để phục
vụ cho công tác cẩu vận chuyển vật liệu
thi công được bố trí ở khu vực có tầm với
và bán kính hoạt động bao hết khu đất xây
dựng. Cẩu một được đặt trước cổng số 1
gần cổng bảo vệ và bải vật liệu mục đích
để vận chuyển vật liệu và thiết bị thi công
từ dưới đất lên trên các tầng để thi công
tòa tháp chính với sức cẩu là 18 tấn
CẦN TRỤC THÁP
b)NGUỒN ĐIỆN PHỤC VỤ THI
CÔNG:
• Lắp đặt trạm điện thi công cùng trạm biến
áp phục vụ cho công tác thi công, nguồn
điện thi công do chủ đầu tư cung cấp
• Lắp đạt trạm điện thi công cùng trạm biến
áp phục vụ cho công tac thi công, nguồn
điện thi công do chủ đầu tư cung cấp
MÁY PHÁT ĐIỆN
C)NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ THI
CÔNG
• Sử dụng nguồn nước hiện có của khu
vực. Ngoài ra sử dụng thêm 2 giếng
khoan để phục vụ công tác vệ sinh xe, vệ
sinh công trường
d)HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THI CÔNG:
• Thu nước tại các hố móng khi thi công đào đất: bố trí
các rãnh thu nước và các hố bơm nước. Sơ đồ bố trí
các rãnh thu nước và các hố thu nước sẽ tùy thuộc vào
đặc tính nước ngầm cụ thể. Tùy theo lưu lượng nước
ngầm (nếu có) chúng tôi bố trí trên tại hiện trường các
máy bơm bùn & máy bơm nước có công suất 15m3/h
đến 60 m3/giờ để bơm nước ngầm đảm bảo mặt hố
móng luôn được khô ráo. Nước từ máy bơm sẽ được
dẫn trong ống nhựa ra một hố ga bồ trí trong công
trường và sau khi được sử lý lắng nước sẽ được thoát
vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Hệ thống
thoát nước trên sẽ bảo đảm cho mặt bằng công trình
luôn khô ráo, đáp ứng tốt yêu cầu thi công và vệ sinh
môi trường
e)HỆ THỐNG VỆ SINH XE TRƯỚC KHI RA KHỎI
CÔNG TRƯỜNG
• Các xe vận chuyển đất, xe bê tông và các
xe tải chở vật tư thiết bị trước khi ra khỏi
công trình phải được vệ sinh sạch sẽ mới
được ra khỏi công trường để không làm
ảnh hưởng đến môi trường chung của khu
dân cư & thành phố. Công tác vệ sinh sẽ
sử dụng 02 máy bơm áp lực cao. Ngoài ra
bố trí cầu rửa xe và các hố ga thu nước tại
cổng công trình.
f)MẶT BẰNG BỐ TRÍ VĂN PHÒNG TẠM
• Văn phòng làm việc của công ty quản lý
dự án, giám sát và các Ban điều hành thi
công & ban chỉ huy công trường của các
nhà thầu được bố trí tại vị trí có tầm quan
sát tổng thể công trình và thuận lợi trong
việc điều hành chung của Ban chỉ huy
công trường với các tổ đội. Bố trí gần 10
container 20 feet , hai container nhà vệ
sinh cho bộ phận cán bộ kỹ thuật và 02
nhà vệ sinh cho công nhân.
g)HÀNG RÀO TẠM, TRẠM BẢO VỆ,HỆ
THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG
TRƯỜNG
• Hàng rào tạm bao che công trường với kết
cấu là cột I đã nhà thầu thi công. Trên dọc
tuyến hàng rào tạm đã được bố trí các
đèn cao áp 250W với khoảng cách từ 20 -
30 m/1 đèn để chiếu sáng toàn bộ công
trường phục vụ công tác bảo vệ vào ban
đêm.
Quá trình đổ bê tông được tiến
hành như sau:
• Dùng ống Tremic khi thổi rửa để đổ bê
tông, ta tháo đầu ống thổi rửa và hút ống
dẫn khí nén, lắp phễu đổ bê tông vào ống
Tremic.
• Thu hồi đường ống cấp Bentonit và lắp hệ
thống bơm thu hồi Bentonit.
• Gắn vào cổ phễu nút hãm.
• Vì vậy bê tông cần phải có độ linh động
lớn để phần bê tông rơi từ phễu xuống có
thể gây ra áp lực đẩy được cột bê tông lên
trên. Như vậy, chỉ có một lớp bê tông trên
cùng tiếp xúc với nước được đẩy lên trên
và phá bỏ sau này. Phần bê tông còn lại
vẫn giữ nguyên chất lượng như khi chế
tạo.
• Trong quá trình đổ bê tông, phần dung
dịch Bentonit tràn ra ngoài (ra khỏi lòng
cọc), nhờ có áo bao mà không chảy tràn
lan ta dùng bơm hút đưa về lọc cát để
dùng lại.
• Bê tông được đổ từ xe chuyên dụng vào máy
bơm và bơm lên phễu. Bê tông đẩy nút hãm đi
tận đáy hố. Nhấc ỗng dẫn lên để nút hãm và bê
tông tháo ra ngoài lập tức hạ ống dẫn xuống để
đoạn mũi ống dẫn ngập vào phần bê tông vừa
mới tháo ra. Tiếp tục bơm bê tông vào phễu và
được đỏ liên tục. Bê tông được đưa xuống sâu
trong lòng khối bê tông đổ trước, qua miệng ống
tràn ra xung quanh để nâng phần bê tông lúc
đầu lên. Bê tông được đổ liên tục đồng thời ống
dẫn cũng cùng được rút lên dần với yêu cầu ống
dẫn luôn chìm vào trong bê tông khoảng 2-3m.
• Trong quá trình đổ bê tông, bê tông sẽ
bám vào thành phễu, và ống đổ, để tránh
hiện tượng tắc ống thỉng thoảng ống đổ
được rút lên hạ xuống nhiều lần nhưng
vẫn đảm bảo độ ngập trong bê tông.
• Các ống đổ bê tông được nâng dần và
tháo đần, sau khi tháo rời cần được rửa
sạch ngay để tránh bê tông bám vào ống.
• Các thao tác nâng ống dẫn và tháo ngắn
ống dẫn phải được thực hiện nhuần
nhuyễn để rút ngắn thời gian đổ bê tông
cọc.
• Cao độ đổ bê tông cuối cùng phải cao hơn
cao độ cắt cọc tối thiểu là 1m để đảm bảo
chất lượng bê tông đầu cọc, sau đó phá
bỏ đi.
I./CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI
CÔNG:
• CẦN TRỤC THÁP
• (Máy tạo ren và chồn đầu cốt thép)
• (Máy uốn cốt thép)
• (Máy cắt thép lớn)
• (Máy cắt thép cầm tay )
• (Bãi chừa và gia công sắt thép)
• (Máy đầm dùi)
2)CÔNG TÁC CỐP PHA:
a) CỐP PHA SÀN
• Các tấm cốp pha sàn Fuvi và được định hình
nên rất chắc và nhẹ nên công nhân thao tác
nhanh.
• Các tấm có kích thước 500x1000 mm, Các tấm
cốt pha được liên kết bằng chốt nêm.
• Hệ thống chông đỡ cốp pha sàn bằng cây chống
đơn 3.6m chịu lực tương đương 1.2t/m2, chịu
lực phá hoại 6t/m2.Khoảng cách hai cây chống
là dọc là 1m, khoảng cách hai cây chống ngang
là 0.6m.
Trình tự lắp dựng cốp pha sàn:
• Sau khi Lõi cứng tầng trên đã được tháo cốp
pha người ta tiến hành dựng cốp pha sàn. Cốt
pha sàn được dựng từ bên trong lõi tiến dần
ra.Lắp các tấm cốp pha cùng với các cây chống
cùng lúc, dùng búa đóng chốt liên kết các tấm
cốp pha lại với nhau sau đó vặn tăng đơ cây
chống tạm. Sau đó lắp dụng hệ giằng ngang, hệ
giằng ngang được bố trí để chống chuyển vị
ngang khi đổ bê tông được bố trí nằm giữa các
các cây chống tạm và dùng cùm liên kết chúng
lại với nhau
C) CỐP PHA CỘT
• Cốp pha cột là cốt pha định hình bằng sắt chế tao sẵn từ
2 tấm ghép lại với nhau.Cốp pha cột có các đường kính
1.4m, 1.2m, 1m
• Trước khi lắp dựng cốp pha cột phải lắp dựng xong cốt
thép cột. Trước tiên trắc đạt bắn 4 điểm định vị cốp pha
cột, sau đó dùng cẩu cẩu 2 tấm cốp pha cột lên sau đó
dùng chốt liên kết 2 tấm lại. Trắc đạt viên sẽ dùng máy
kiểm tra lại vị trí của cốp pha, sau đó dùng con dọi để
kiểm tra độ xiên.Vì hệ thống cột có những cây cột xiên
nên công tác định vị đo đạc được kiểm tra phải chính
xác.
• Khi lắp dựng cốt pha xong dùng những cây chống đỡ và
dùng các giây cáp giằng cốp pha cột lại.
• Biện pháp neo cốp pha cột
• cốp pha cột
C) CỐP PHA DẦM
• .
CỐP PHA DẦM
d) CỐP PHA TƯỜNG
• Các tấm cốp pha tường,lõi cứng được là hệ thống cốp
pha leo được làm bằng thép gia công chế tạo sẵng,và
được đánh số ký hiệu sẵng. Trên mổi tấm cốp pha
tường có hệ thống giàn giáo công tác để công nhân đi
lại và được neo vào trong lõi bê tông bởi những ty giằng.
• Phương pháp lắp dựng cốp pha: Sau khi bê tông đạt
cường độ cho phép người ta tiến hành kéo những tấm
cốp pha( form) lên trên lúc này trong bê tông đã chờ
sẵng những ty giằng, và người ta bắt các ty giằng này
vào các form sau đó cố định lại. Lắp dựng cốt pha đầu
tiên sau đó các tấm còn lại dùng cần trục tháp kéo lên và
liên kết vào tấm trước. Sau đó trắc đạt dùng máy thủy
bình và con dọi để kiểm tra chiều cao của form và độ
thẳng. Sau đó mới dùng máy toàn đạt định vị lại các
điểm tại góc của những tấm form và điều chỉnh chính
xác vị trí lần cuối trước khi đổ bê tông.
• Cốt pha tường hồ nước: Được ghép lại
với nhau từ những tấm cấp pha định hình
có các kich thước 600x1200mm,
300x1200mm. Khoảng cách các sườn
ngang đỡ tấm cốp pha tường là 600,
khoảng cách sườn dọc là 600mm.Khoảng
cách giữa hai cây chống ngang là
600.Ngaòi ra trong tường còn đặt những
tấm nhựa kích thước 600x600 để làm
công tác chống thấm cho hồ nước.
• CỐP PHA CẦU THANG
• CHI TIẾT SƯỜN ĐỠ BẢN CHIẾU NGHỈ CẦU THANG
• CHI TIẾT HỆ GIẰNG ĐỠ ĐỒNG THỜI CHỪA LỐI ĐI QUA LẠI
3) CÔNG TÁC CỐT THÉP
• Cốt thép được gia công tại xưởng ở công trường theo
yêu cầu thiết kế bằng máy cắt uốn liên hợp.
• Khi thi công lắp dựng cốt thép phải lưu ý khoảng cách
các thanh giữa lớp trên và lớp dưới, đúng vị trí chịu lực
của cốt thép, vị trí thép tới cốp pha.
• Cốt thép cột được nối bằng ren và gia công tai công
trình.
• Cốt thép sàn được buộc thành các lưới thép theo kích
thước phù hợp với thiết kế và nối thép theo qui phạm.
• Các thanh thép được nối bằng ống ren trườc tiên được
chồn đầu bằng máy sau đó qua máy tạo ren và gia công
tại bãi gia công.
a) CỐT THÉP CỘT
• Cốt thép cột sử dụng Ø32 được nối
bằng ống ren, chiều dài một thanh là
3,6m, quy tắc nối thép là 2 thanh thép
cạnh nhau không nối cùng một mặt
cắt.Vị trí nối thép là tại chân cột, ống
ren vặn chiều dài 7cm vặn mổi đầu la
3.5cm và được làm bằng thép cường
độ cao.
• Dựng cốt thép cột
b) CỐT THÉP SÀN
• Sàn được thiết kế là sàn phẳng dày 250mm
được bố trí 2 lớp thép, lớp dưới f14@150 và
f12@150 , lớp trên f10@200 , các đoạn thép gia
cường giữa sàn và lõi lưới thép f10@150 và gia
cường tại vị trí cột và sàn là f12@200
• Công tác lắp dựng cốt thép: Sau khi lắp cốt pha
sàn xong ta tiến hành lắp dựng cốt thép, trước
tiên tiến hành nối thép giữa sàn và lõi cứng
bằng túp lơ được chờ trước trong lõi, nếu như
dầu túp lơ bị hư hoặc chìm trong bê tông lõi
không thấy người ta dùng dung dịch ramset cấy
sắt vào trong lõi sau đó nối với thép sàn.
• CÔNG NHÂN ĐANG RẢI CỐT THÉP SÀN
• Một góc sàn đã được canh thép
• CỐT THÉP CỦA LÕI CỨNG
• CỐT THÉP CỦA LÕI CỨNG
• CHUẨN BỊ CẤY THÉP CHỜ CHO VÁCH CỨNG
• PHẦN CẤY THÉP LÀM VÁCH CỨNG THÔNG QUA DẦM CHUYỂN ĐỔI
(2000x2400).
• THÉP CHỜ CHO VÁCH CỨNG TRÊN DẦM CHUYỂN ĐỔI
4) CÔNG TÁC BÊ TÔNG
• - Nhà thầu sẽ lên kế hoạch đổ bê tông tối
thiểu trước 2 ngày để trạm trộn kịp lên kế
hoạch vận chuyển cung cấp tới công
trường.
• - Phương án cung cấp bê tông của nhà
cung cấp là sử dụng xe tự đảo 6m3 để
vận chuyển tới vị trí đổ. Thời gian vận
chuyển từ nhà đến mặt bằng công trường
không quá 60 phút.
• - Kiểm tra độ sụt và đúc mẫu bê tông đối với
mỗi một mẻ trộn (150 m3) Mỗi
mẫu thí nghiệm bao gồm sáu khối lăng trụ
đường kính 150x300mm. Khối một thí nghiệm
sau thời gian là 7 ngày. Khối 2 thí nghiệm sau
thời gian là 14 ngày. Khối 3 và 4 thí nghiệm sau
thời gian 28 ngày. Nhà thầu sẽ bố trí một phòng
làm việc cho cán bộ thí nghiệm lấy mẫu và một
bể nước thí nghiệm để bảo dưỡng mẫu bê tông.
• - Đổ bê tông đối với cột, vách, thang .... đổ bê
tông bằng cần trục bơm bê tông tự động được
bơm từ dưới lên trên sàn thi công
• - Phải tiến hành nghiệm thu cốt thép, ván khuôn
trước khi đổ bê tông .
• - Trước khi đổ bê tông phải vệ sinh và rửa sạch
sàn bằng nước hoặc dùng máy nén khí. (Nhà
thầu sẽ bố trí căng bạt chống bụi để khỏi ảnh
hưởng đến môi trường sinh hoạt của các khu
vực lân cận. Kiểm tra lại các con kê, bố trí ba ca
đổ bê tông liên tục tránh hiện tượng nghỉ giữa
ca làm bê tông không liền khối. Trường hợp trời
nắng và khô cần bảo dưỡng ngay khi bê tông se
mặt tránh trường hợp nứt mặt bê tông.
• - Trước khi đổ bê tông các cấu kiện cần bôi dầu
chống dĩnh bề mặt cốp pha.
-Khi thi công bê tông nhà thầu sẽ theo dõi và
ghi nhật ký các nội dung sau:
– Thời gian bắt đầu và kết thúc đổ bê
tông bộ phận kết cấu.
– Mác bê tông, độ sụt.
– Khối lượng bê tông đã đổ theo phân
đoạn
– Biên bản kiểm tra thí nghiệm mẫu bê
tông.
– Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ
BT
– Nhiệt độ bê tông khi đổ.
• - Chỉ khi bê tông đạt cường độ từ 25
Kg/cm2 trở lên mới cho phép người đi lại
trên các kết cấu để tiến hành các công
việc tiếp theo.
• - Trong quá trình đổ bê tông, luôn bố trí
hai máy kinh vĩ để khống chế kích thước
của các chi tiết.
b) Vận chuyển bêtông cho thi
công :
• .Tần suất hoạt động của xe là 9-10 phút / xe
• Các xe bê tông khi chở bê tông tới công trường
, bê tông đều được kiểm tra độ sụt.
• Bê tông trước khi đổ phải được kiểm tra độ sụt
và nhiệt độ đạt yêu cầu thì mới cho đổ, sau đó
lấy 3 mẩu thử hình trụ tròn để kiểm tra cường
độ.
• Nếu bê tông không đạt yêu cầu về độ sụt , xe bê
tông sẽ bị trả lại.
• Đo độ sụt của bê tông
5) LẮP CỐP PHA VÁCH
• Cốp pha vách được vận chuyển từ tầng dưới
lên tầng trên đối với tấm cốp pha vách biên, các
tấm còn lại sau khi thi công xong tầng dưới sẽ
được vận chuyển xuống đất và được vận
chuyển để thi công tiếp tầng trên . Các công việc
này đều được thực hiện bằng cần trục tháp.
• Cốp pha váh cũng là tấm làm bằng tre ép có
kích thước lớn , dày 3mm, dược ghép với nhau
thành những tấm có kích thước phù hợp với cấu
kiện . Cốp pha vách gồm 2 phần , mỗi phần gồm
2 tấm ván vuông góc nhau , được gia công từ
dưới đất .
• Để lắp tấm ván biên hoặc mặt trong của vách
lồng thang máy, trước khi lắp ván , công nhân
khoan trước trong vách một số lỗ để đặt các
thanh thép nhằm đỡ các tấm ván này.
• Các thao tác lắp cốp pha vách , điều chỉnh đọ
thẳng đứng của vách được thực hiện tương tự
như lắp cốp pha cột. Tuy nhiên do vách có kích
thước lớn , để neo giữ vách , ngoài gông ,tăng
đơ và các thanh giằng , công nhân còn dùng các
ti thép để gia cường cho cốp pha vách
• Đối với các tấm vách cạnh nha , công nhân còn
sử dụng thêm các kích đâ6ù để chống giữa 2
vách
• Cốp pha vách
6) CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG CỘT, VÁCH
• Để đổ bê tông côt, trên công trường công nhân đã sử
dụng cần trục tháp nâng phễu đổ bê tông , dung tích mỗi
phễu từ 0,8-0,9 m3. Bê tông được trút qua cửa xả , theo
ống dẫn bằng cao su vào máng đổ bê tông trước khi vào
cột.
• Việc đầm bê tông được thực hiện bằng đầm dùi sau mỗi
đợt đổ bê tông, thời gian đầm từ từ 25-30’’, tuy nhiên
chiều sâu cắm đầm dùi không lớn trong khi chiều cao
mỗi đợt đổ bê tông không nhỏ hơn 0,9m. Sở dĩ làm như
vậy bê tông trước khi được bơm vào cột đã được cho
thêm nước từ dưới đất. Nhưng làm như vậy chất lượng
bê tông đã giảm đi đáng kể.
7) THÁO CỐP PHA CỘT, VÁCH
• Cốp pha cột , vách được tháo 1 ngày sau khi đổ bê tông.
Nguyên nhân là ván khuôn cần được luan chuyển nhanh
để thi công các tầng tiếp theo. Hơn nữa bê tông sử dụng
là bê tông cường độ cao có sử dụng phụ gia đông cứng
nhanh nên sau 1 ngày , cường đọ bê tông đã đủ để tháo
dỡ cốp pha. Để tháo cốp pha , công nhân sẽ tháo dần
các dụng cụ neo giữ , tháo các chốt rồi gỡ rời từng tấm
cốp pha . Đối với các tấm vách biên , cốp pha sẽ được
để nguyên, nó chỉ được tháo dỡ khi cần thi công tần tiếp
theo. Cốp pha cột, vách sau khi thi cong xong đều được
trở xuống mặt đất để gia công lại trước khi thi công các
tầng tiếp theo.
8) THI CÔNG BÊ TÔNG SÀN
– Trước khi đổ bê tông sàn cần tiến hành kiểm
tra tổng thể mặt bằng để khẳng định rằng cốp
pha, đà giáo, cốt thép, thép và các chi tiết đặt
sẵn, các vị trí đường ống, đường dây kỹ thuật
khác đã được lắp đặt chính xác.
– Đổ bê tông sàn bằng cần trục bơm điều khiển
tự động.
– Khi thi công bê tông sàn tuân thủ theo nguyên
tắc: thi công bê tông từ xa về gần. Hướng thi
công bê tông sàn xem Bản vẽ thi công bê
tông sàn.
– Bê tông sàn được đổ liên tục cho từng khối
sàn theo thiết kế. Mỗi sàn bố trí 1 mạch
ngừng thi công.
– Dùng máy để xoa nền bê tông
– Sử dụng máy đầm, cũng như việc đi lại của
công nhân trong quá trình đổ bê tông phải
đảm bảo không được thay đổi vị trí của các
chi tiết đặt trước.
– Khi đầm bê tông phải cho đầu dùi ngập sâu
vào bê tông tối thiểu đến lớp thép dưới. Đầm
tối thiểu 3 lần trên 1 điểm.
9)ĐẦM BÊ TÔNG
• Đổ bê tông đến đâu san bằng và đầm ngay đến
đấy, không đổ thành đống cao, để tránh hiện
tượng các hạt to của cốt liệu rơi dồn xuống chân
đống. Trong khi đổ và đầm, nếu thấy cốt liệu to
tập chung lại một chỗ thì cào ra và trộn lại cho
đều không được dùng vữa lấp phủ lên trên.
Không dùng đầm để san bê tông. Không đổ bê
tông vào chỗ bê tông chưa được đầm chặt.
• Bê tông phải được đầm trong suốt quá trình đổ,
cần đầm kỹ tất cả các góc của ván khuôn.
Phương pháp đầm
* Đầm chấn động trong (đầm dùi)
• Đầm luôn phải để vuông g