Đồ án Thiết kế kỹ thuật máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở Khánh Hòa năng suất trung bình 2 hecta/giờ

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của cây lúa Cây lúa nước là loại cây lương thực khá quan trọng, nó được loài người trồng cách đây khoảng 3000 năm trước công nguyên. Cho tới nay, có khoảng một nửa dân số trên thế giới dùng lúa gạo như nguồn lương thực chủ yếu. Tổng diện tích trồng lúa ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương chiếm 90% và đạt 92% tổng sản lượg lúa nước trên toàn thế giới. Người ta cho rằng lúa nước bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó lan ra vùng Đông Nam Châu Á, rồi sang Châu Phi, Châu Au và Châu Mỹ. Như vậy, lúa nước có nguồn gốc từ Châu Á, từ xa xưa, người dân việt nam đã biét trồng cây lúa và coi nó như là một loại cây lương thực chính trong đời sống. 1.2. Đặc điểm của cây lúa nước Lúa nước là một loại cây trồng chịu nước, thời gian sinh trưởng cho đến khi thu hoạch trong khoảng 3-4 tháng, tùy vào giống lúa, lúa được trồng bằng cách xạ theo hàng hoặc xạ tự do, mật độ cây lúa từ 400-600 cây trên 1m², cây lúa đẻ nhiều nhánh, chiều cao của cây lúa lúc chín tùy theo cây giống , song nói chung chiều cao cây lúa ở Khánh Hòa dao động trong khoảng 0.5-1m. Cây lúa mang hạt ở đầu bông, do sức nặng của các hạt lúa, bông lúa có xu hướng làm cong thân cây ở phía trên xuống. Cả thân lúa dựa vào nhau lúc lúa bắt đầu chín, vì thế cây lúa không bị đỗ xuống. Các hạt lúa được mọc ra từ gié lúa cấp 1 và gié lúa cấp 2. Khi lúa chín, ta nhận thấy cả lá, thân, hạt đều có màu vàng thì gần như đảm bảo lúa đã chín hoàn toàn, chúng ta có thể tiến hành thu hoạch được.Tuy nhiên trong thực tế, độ chín sinh học trên một bông lúa lại không hoàn toàn giống nhau. Các nhà nông học chia độ chín của hạt ra làm 3 cấp : cấp sữa, cấp sáp, cấp chín hoàn toàn. Từ chín sáp, hạt lúa đã đủ yếu tố chuyển sang chín hoàn toàn mà không cần chất dinh dưỡng cấp từ rễ cây nữa. Trong một bông lúa, các hạt ở gié cấp một thường chí trước, lúc đó lát đát một số hạt ở gié cấp hai còn xanh. Vì vậy, chọn thời điểm để thu hoach lúa không thể chờ các gié chín đều hết được, vì nếu lúa quá chín thì khi thu hoạch, lúa sẽ bị rụng rất nhiều. 1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ của Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây lúa, có vùng đồng bằng ven biển và các vùng đồng bằng ở các thung lũng. Đặc điểm của các vùng đồng bằng ở Khánh Hòa là trũng thấp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, và đặc biệt là đất đai màu mở, ngoài ra còn có hệ thống sông ngòi và hệ thống thủy lợi thuận lợi cho công việc tưới tiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp ở Khánh Hòa, đặc biệt là sự phát triển cây lúa nước. 1.4 Tình hình trồng lúa ở Khánh Hòa Những năm gần đây, kinh tế Khánh Hòa phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi lớn, từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ du lịch, thế mạnh của Khánh Hòa là dịch vụ du lịch, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế khánh hòa.Vì vậy, tỉnh không ngừng đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị góp phần cơ giới hóa nề nông nghiệp khánh hòa. Nông nghiệp Khánh Hòa chủ yếu dựa vào trồng lúa nước. Sản lượng lúa hàng năm vừa đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân vừa có dư để xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Người dân Khánh Hòa có truyền thống trồng lúa từ rất sớm. Lúa được trồng rãi rác khắp các vùng trong tỉnh, trồng ở các vùng đồng bằng trũng thấp ven sông suối, ao hồ để thuận lợi việc tưới tiêu. Thời trước, chưa xây dựng các công trình thủy lợi, diện tích trồng lúa nhỏ, người dân trồng chủ yếu những vùng có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Khi đó, không có những giống lúa cho năng suất cao, về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều hạn chế, gây sâu bệnh, mất mùa, chưa có máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từ khâu làm đất (như máy cày, máy bừa) đến khâu xạ lúa như máy xạ hàng, đến khâu chăm sóc, thu hoạch (như máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt, máy tuốt, máy vận chuyển hạt), cộng với tập quán canh tác không hợp lý mà năng suất lúa hàng năm còn thấp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghành kinh tế khác, nông nghiệp cũng được đầu tư, phát triển mạnh. Nhiều công trình thủy lợi được xây doing, các đập nước như đập Cam Ranh Thượng, Đập Tô Hạp, Đập Đá Bàn . Hệ thống kênh mương tưới tiêu được hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước. Vì vậy, diện tích trồng lúa tăng lên đáng kể, những vùng trước kia thiếu nước canh tác, nay được đưa vào sản xuất, ở những vùng thiếu nước, chỉ sản xuất một vụ trong năm thì đến nay có thể tăng lên hai hoặc ba vụ, do đó năng suất lúa hàng năm tăng lên đáng kể, nghề trồng lúa góp phần tăng trưởng kinh tế cho người nông dân Khánh Hòa. Lúa được trồng hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh. 1.5.Vụ thu hoạch lúa ở Khánh Hòa Mỗi năm, Khánh Hòa có hai vụ lúa chính: vụ Hè – Thu và Đông – Xuân. Một số vùng, có thể có ba vụ do hệ có hệ thống thủy lợi , tập quán canh tác, nhân lực, máy móc. Vụ thu hoạch có thời tiết thuận lợi là vụ Đông – Xuân, thời tiết khô ráo nên việc thu hoạch, phơi khô và bảo quản lúa thuận lợi. Vụ thu hoạch vất vả là vụ Hè – Thu , đây là thời điểm thời tiết mưa nhiều, lúa dễ bị ngã gây khó khăn cho việc thu hoạch, vận chuyển, bảo quản lúa. Do vậy, chi phí lao động cho vụ sản xuất này cao hơn so với vụ mùa khô. 1.6. Cơ giới hóa nông nghiệp trồng lúa ở Khánh Hòa Cơ giới hóa nông nghiệp là ước muốn từ bao đời của người nông dân cả nước nói chung và nông dân Khánh Hòa nói riêng, ước mơ đó đã dần trở thành hiện thực khi ngày càng nhiều máy móc thiết bị được đưa vào phục vụ sản xuất. Đối với người trồng lúa thì sử dụng các máy như : máy cày, máy bừa, máy xạ hàng, máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt, máy tuốt, và các loại máy vận chuyển khác . Việc cơ giới hóa trong canh tác cây lúa đã góp phần giảm đáng kể lực lượng lao động tham gia sản xuất, giảm được chi phí lao động, nâng cao hiệu quả của việc trồng lúa. Vì theo tính toán thì cơ cấu chi phí lao động cho một ha trong một vụ lúa được phân chia như sau: - Làm đất: 15%. - Gieo cấy: 20%. - Chăm sóc: 25%-30%. -Thu hoạch: 35%-40%. Dựa vào cơ cấu chi phí trên mà ta tiến hành cơ giới hóa các khâu cho hợp lý, để mang lại hiệu quả trồng lúa cao nhất. Thực trạng nghề trồng lúa ở Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động, giá lao động cao, làm cho người trồng lúa không có lãi, nên từ khi đưa máy móc vào sản xuất phần nào giải quyết được vấn đề này.

doc110 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế kỹ thuật máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở Khánh Hòa năng suất trung bình 2 hecta/giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYETMINHDOANTOTNGHIEP.doc
  • dwgBANVEDANHSO.dwg
  • dwgBANVELAPBOPHANCAT.dwg
  • dwgBANVELAPBOPHANDAP.dwg
  • dwgBANVENGUYENCONG.dwg
  • dwgBANVEPHOI.dwg
  • dwgBAVECHETAOTRUC.dwg
  • docNHAN XET CBHD.doc
  • docPHIEUNGUYENCONG.Doc
  • dwgSODOKHOIMAYGATDAP.dwg