Đồ án Thiết kế mạch đếm sản phẩm bằng nút ấn hiển thị trên led 7 đoạn

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới về mọi mặt, trong đó khoa đó khoa học công nghệ nói chung và ngành công nghệ kỹ thuật điện tử nói riêng có nhiều phát triển vượt bậc, góp phần làm cho thế giới ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm như sự chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ và hoạt động ổn định. Là những yếu tố cần thiết làm cho hoạt động con người đạt hiệu quả cao. Việc sản suất hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn đòi hỏi con người cần có công cụ cần thiết để kiểm soát số lượng sản phẩm. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN”.

docx37 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 7726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạch đếm sản phẩm bằng nút ấn hiển thị trên led 7 đoạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ĐỒ ÁN CƠ SỞ 2 Đề tài: THIẾT KẾ MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN Khoa: CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Giảng viên hướng dẫn : Phan Tròn Sinh viên thực hiện : Trương Quang Thông MSSV: 1411050210 Lớp: 14DTD02 TP. Hồ Chí Minh, KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Đề số: PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN: THIẾT KẾ MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN Họ và tên sinh viên: Trương Quang Thông MSSV: 1411050210 Lớp: 14DTD02 Tên đề tài : THIẾT KẾ MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN Các dữ liệu ban đầu : Sử dụng IC PIC 16F877A, BUTTON, và 2 LED 7 đoạn Nguyên lý sử dụng PIC 16F877A Nguyên lý sử dụng LED 7 đoạn Sơ đô chân PIC 16F877A và LED 7 đoạn Nội dung nhiệm vụ : Nghiên cứu, thiết kế và thi công mạch Đếm Sản Phẩm Sử Dụng nút nhấn hiển thị led 7 đoạn Yêu cầu khi nhấn nút ấn BUTTON giá trị hiển thị của LED 7 đoạn phải nhảy lên một đơn vị có giá trị từ 00 đên 99 Kết quả tối thiểu phải có: 1) Thiết kế sơ đồ nguyên lý vẽ mạch in. 2) Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của mạch. 3) Mạch hoạt động tốt. Ngày giao đề tài: ./../ Ngày nộp báo cáo: ./../ Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) TP. HCM, ngày tháng năm . Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC: Họ và tên SV: MSSV:Lớp: Tuần Nội dung hướng dẫn Nội dung thực hiện Ký tên 1 Ca Ngày 2 Ca Ngày 3 Ca Ngày 4 Ca Ngày 5 Ca Ngày 6 Ca Ngày 7 Ca Ngày 8 Ca Ngày 9 Ca Ngày 10 Ca Ngày LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới về mọi mặt, trong đó khoa đó khoa học công nghệ nói chung và ngành công nghệ kỹ thuật điện tử nói riêng có nhiều phát triển vượt bậc, góp phần làm cho thế giới ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm như sự chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ và hoạt động ổn định. Là những yếu tố cần thiết làm cho hoạt động con người đạt hiệu quả cao. Việc sản suất hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn đòi hỏi con người cần có công cụ cần thiết để kiểm soát số lượng sản phẩm. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN”. Nội dung báo cáo này gồm 5 chương : CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2: CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MÔ HÌNH CHƯƠNG 4: THI CÔNG-KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Mặc dù rất cố gắng hoàn thành bài báo cáo này nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót mong quý thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án có thể hoàn thiện hơn. LỜI CẢM ƠN e&f Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Tròn người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án này để em được hoàn thành với thời gian sớm nhất và hoàn chỉnh nhất. BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (cỡ chữ 14pt, in đậm, viết hoa, đặt ở giữa) Giáo viên hướng dẫn : Phan Tròn Họ và tên sinh viên : Trương Quang Thông Lớp : 14DTD02 MSSV :1411050210 Tên đề tài : THIẾT KẾ MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN Điểm đánh giá : Xếp loại : TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Giáo viên hướng dẫn (ký tên và ghi rõ họ tên) BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (cỡ chữ 14pt, in đậm, viết hoa, đặt ở giữa) Giáo viên phản biện : Họ và tên sinh viên : Trương Quang Thông Lớp : 14DTD02 MSSV : 1411050210 Tên đề tài : THIẾT KẾ MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM BẰNG NÚT ẤN HIỂN THỊ TRÊN LED 7 ĐOẠN Điểm đánh giá : Xếp loại : TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Giáo viên phản biện (ký tên và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử mà trong đó là kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản lí, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin. Do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điện tử nói riêng. Trong quá trình sản xuất thì nhiều khâu được tự động hóa. Một trong những khâu đơn giản trong dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là số lượng sản phẩm làm ra được đếm một cách tự động. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tự động hóa hoàn toàn chưa được áp dụng trong những khâu đếm sản phẩm, đóng bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: Từ những điều đã được thấy đó và khả năng của em, em muốn làm một điều gì nhỏ để góp phần vào giúp người lao động bớt phần mệt nhọc chân tay mà cho phép tăng hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời đảm bảo được độ chính xác cao. Nên em quyết định thiết kế một mạch đếm sản phẩm vì nó rất gần gũi với thực tế và nó thật sự rất có ý nghĩa đối với em vì đã làm được một phần nhỏ đóng góp cho xã hội. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Đề tài được chọn là mạch đếm sản phẩm sữ dụng nút nhất và hiển thị trên LED 7 đoạn. tác dụng là giảm bớt khó khăn khi quản lý số lượng sản phẩm khi sản xuất với số lượng lớn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng các kiến thức đã học ở các môn kỹ thuật số và vi điều khiển điện tử 1 để vẽ sơ đồ nguyên lý. Sử dụng phần mềm protues 8.6 để mô phỏng và thiết kế mạch in. Sử dụng phần mềm CCS để lập trình code cho PIC 16F877A. Sử dùng phần mềm PICKIT2 để nạp code cho PIC 16F877A KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN: Đồ án gồm có 5 chương chính: TỔNG QUANG VỀ ĐỀ TÀI CỞ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN THIẾT KÊT THI CÔNG MÔ HÌNH ( MÔ PHỎNG) KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Vi điều khiển PIC16F877A PIC 16F877A là dòng PIC phổ biến nhất hiện nay (đủ mạnh về tính năng, 40 chân, bộ nhớ đủ cho hầu hết các ứng dụng thông thường). Cấu trúc tổng quát của PIC 16F877A như sau: 8 K Flash ROM. 368 Bytes RAM. 256 Bytes EEPROM. 5 ports (A, B, C, D, E) vào ra với tín hiệu điều khiển độc lập. 2 bộ định thời 8 bits (Timer 0 và Timer 2). Một bộ định thời 16 bits (Timer 1) có thể hoạt động trong chế độ tiết kiệm năng lượng (SLEEP MODE) với nguồn xung Clock ngoài. 2 bô CCP( Capture / Compare/ PWM). 1 bộ biến đổi AD 10 bits, 8 ngõ vào. 2 bộ so sánh tương tự (Compartor). 1 bộ định thời giám sát (WatchDog Timer). Một cổng song song 8 bits với các tín hiệu điều khiển. Một cổng nối tiếp. 15 nguồn ngắt. Nạp chương trình bằng cổng nối tiếp ICSP(In-Circuit Serial Programming) Được chế tạo bằng công nghệ CMOS 35 tập lệnh có độ dài 14 bits. Tần số hoạt động tối đa 20MHz. PIC là một họ vi điều khiển RISC của MICROCHIP PIC: Programmable Intelligent Computer Hình 2.1.2 Sơ đồ cơ cấu PIC16F877A Bảng 2.1 Một số đặc tính của vi điều khiển PIC16F877A Hình 2.1.2 PIC16F877A Điều kiện hoạt động: VDD: 5VDC RESET: tích cực mức thấp Thạch anh 4/8/12/20 MHz Cổng ghi chương trình: JTAG Hình 2.1.3 Điều kiện hoạt động của PIC16F877A Cấu trúc I/O: dòng IL và IH là 25mA Hình 2.1.4 Cấu trúc I/O 2.2. LED 7 Đoạn 2.2.1. Giới thiệu LED 7 đoạn. Có thể hiểu một cách vô cùng đơn giản về LED 7 đoạn như sau: LED 7 đoạn hay LED 7 thanh (Seven Segment display) là 1 linh kiện rất phổ dụng , được dùng như là 1 công cụ hiển thị đơn giản nhất. Trong LED 7 thanh bao gồm ít nhất là 7 con LED mắc lại với nhau , vì vậy mà có tên là LED 7 đoạn là vậy ,7 LED đơn được mắc sao cho nó có thể hiển thị được các số từ 0 - 9 , và 1 vài chữ cái thông dụng, để phân cách thì người ta còn dùng thêm 1 led đơn để hiển thị dấu chấm (dot) . Các led đơn lần lượt được gọi tên theo chữ cái A- B -C-D-E-F-G, và dấu chấm dot (DP). 8 led đơn trên led 7 thanh có Anode (cực +) hoặc Cathode (cực -) được nối chung với nhau vào một điểm và được đưa chân ra ngoài để kết nối với mạch điện. 7 cực còn lại trên mỗi led đơn của led 7 đoạn và 1 cực trên led đơn ở góc dưới, bên phải của led 7 đoạn được đưa thành 8 chân riêng để điều khiển cho led sáng tắt theo ý muốn. Nếu led 7 đoạn có Anode (cực +) chung, đầu chung này được nối với +Vcc, các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này ở mức 0. Nếu led 7 đoạn có Cathode (cực -) chung, đầu chung này được nối xuống Ground (hay Mass), các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này ở mức 1. Hình 2.2. Sơ đồ đơn giản của chân led 7 đoạn 2.2.2. Mã led 7 thanh. Hình 2.3 bảng mã led 7 đoạn Anode chung - Mã LED 7 đoạn có Anode chung, muốn thanh nào sáng ta xuất ra chân Cathode của LED đơn đó mức 0. Từ đó ta có bảng giải mã LED 7 đoạn Anode chung như sau: - Mã LED 7 đoạn Cathode chung, muốn thanh nào sáng ta xuất ra chân Anode của LED đơn đó mức 1. Từ đó ta có bảng giãi mã LED 7 đoạn Cathode chung như sau: Hình 2.5 Sơ đồ chân LED 7 đoạn Hình 2.4 Mã LED 7 đoạn Cathode chung 2.3. Điện trở: Điện trở là linh kiện thụ động có tác dụng cản trở cả dòng và áp. Điện trở được sử dụng rất nhiều trong các mạch điện tử. Trong đó: ρ là điện trở suất của vật liệu S là thiết diện của dây; ℓ là chiều dài của dây. UIĐiện trở là đại lượng vật lí đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó: R = Trong đó: U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V). I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ămpe (A). R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω). Ký hiệu: Giá tri của điện trở là Ohm Ứng dụng: Điện trở được dùng để chế tạo ra dịch mức điện áp giữa hai điểm khác nhau của mạch. 2.4. Thạch anh 8 Mhz: Tạo tần số hoạt động cho Pic 16F877A. Đặc tính vật lý: độ bền cơ học, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và các tác dụng hóa học. Thạch anh có tính chất áp điện, nghĩa là dưới tác dụng của điện trường thì sinh ra dao động. Do đó có thể dùng thạch anh như một khung cộng hưởng. Ký hiệu: Hình 2.6 Hình và kí hiệu thạch anh Giá trị của thạch anh là tần số hz, trong thực tế giá trị Thạch anh thường dùng là Mhz (8Mhz, 12Mhz, 20Mhz) 2.5. Tụ điện Tụ điện là một linh kiện thụ động cấu tạo của tụ điện là hai bản cực bằng kim loại ghép cách nhau một khoảng d ở giữa hai bản tụ là dung dịch hay chất điện môi cách điện có điện dung C. Đặc điểm của tụ là cho dòng điện xoay chiều đi qua, ngăn cản dòng điện một chiều. Ký hiệu: Hình 2.7. ký hiệu tụ điện Giá trị của tụ điện là điện dung Đơn vị của đại lượng điện dung là Fara [F]. Trong thực tế đơn vị Fara là trị số rất lớn, do đó thường dùng các đơn vị đo nhỏ hơn như micro Fara (1µF=10−6F), nano Fara (1nF=10−9F), picoFara (1pF=10−12F). Công thức tính điện dung của tụ: Trong đó: ε là hằng số điện môi S là điện tích bề mặt tụ m2 d là bề giày chất điện môi Tụ điện phẳng gồm hai bàn phẳng kim loại diện tích đặt song song và cách nhau một khoảng d. Cường độ điện trường bên trong tụ có trị số: Trong đó: = 8.86.10-12 C2/ N.m2 là hằng số điện môi của chân không. là hằng số điện môi tương đối của môi trường; đối với chân không = 1, giấy tẩm dầu = 3,6, gốm = 5,5; mica = 4 5 Trong mạch sử dụng 1 loại tụ đó là: Tụ gốm. Tụ gốm được sử dụng cho 30 pF. 2.6. Nút nhấn BUTTON Button là nút bấm, bạn có thể tìm thấy nó ở mọi thứ trong cuộc sống, chẳng hạn như cái nút trong bàn phím của bạn. Hình 2.7. Nút nhấn BUTTON Nút nhấn có hai trạng thái: - Dẫn điện (thường dùng để tạo mức LOW cho vi điều khiển) - Không dẫn (thường dùng để tạo mức HIGHT cho vi điều khiển 2.7. Giới Thiệu Phần mềm lập trinh PIC CCS 2.7.1. CCS 2.7.2. Biên chương trình: Kiểu biên Giá tri • Ý nghĩa intl True hay False ( 0 hay 1) số 1 bit int8 0 đến 255 Số nguyên 1 byte ( 8 bit) int16 0 đến 65,535 Số nguyên 2 byte int32 0 đến 4,294,967,295 Số nguyên 4 byte Char -128 đến 127 Ký tự 8 bit Float 3,4-38 đến 3,438 Số thực 32 bit short Mặc định như kiểu int1 Byte Mặc định như kiểu int8 Int Mặc định như kiểu int8 Long Mặc định như kiểu int16 Lưu ý: có thể sử dụng signed hoặc unsigned trước các kiểu để chỉ cho trường hợp có dấu và không có dấu. 2.7.3. Các phép toán irons CCS: - Cộng (+) - Trừ (-) - Nhân (*) - ChỉaỢ) - Chia lấy phần dư (%) - Đảo(~) - Phép toán logic: AND (&); OR( I) - Dịch trái n bit biến a: a = a«n - Dịch phải n bit biến a: a = a» n (Xem thêm trong HELP: operators) 2.7.4 Các điều kiên losic: - AND (&&) - OR(\\) - EQUAL (==) - Phủ định (!) 2.7.5. Các đinh nghĩa trong CCS: LED PINDO SET= 100 SW1 = 0x86.0 //REO 2.7.6. Các hàm thông dụng trong CCS: 2.7.6.1 Hàm delay: liên quan đến #use delay(clock = tần số thạch anh) - delay_ms(giá trị 2 byte) Ví dụ: delay_ms(1000);// trì hoãn 1000 ms delay_ms(200);// trì hoãn 200 ms delay_us(giá trị 2 byte) delay_us(10);//trì hoãn 10 ựs delay_us(5);//trì hoãn 5 ựs delay_cycles(giá trị 2 byte) Ví dụ: delay_cycles(1): trì hoãn 1 xung clock = 1/(fXTAL/4 ) 2.7.6.2. Hàm I/O: xuất/ nhập một giá trị ra/ từ PIN (bit) hoặc PORT (byte) set_tris_x(byte) Trong đó: x: a, b, c, d, e Byte: xác định ngõ vào hoặc ngõ ra cho các tín hiệu của một PORT bit = 1: tín hiệu tương ứng là ngõ vào bit = 0: tín hiệu tương ứng là ngõ ra Ví dụ: cấu hình PORT D với RD0 và RD1 là ngõ vào, RD7 đến RD2 là ngõ ra Set_tris_d(0x03);// 0x03 = 00000011b Hoặc: cấu hình RC7-RC4 là ngõ vào, RC3-RC0 là ngõ ra Set_tris_c(0b11110000); - output_high(PIN) Ví dụ: Output_high(PIN_C0); // RC0 = 1 - output_low(PIN) Ví dụ: Output_low(PIN_D0); // RD0 = 0 - output_toggle(PIN) Ví dụ: Output_toggle(PIN_C4); // RC4 = ~RC4 - output_x(byte): x là a, b, c,d, hoặc e (port a, b, c,d, hoặc e) Ví dụ: Output_d(0xc0); // PORTD = C0H - input(PIN) Ví dụ 1: State = input(PIN_E0); // State là biến nhị phân (intl State) Ví dụ 2: #define SW1 PIN_D4 #define LED PIN C1 If (!input(SW1)) { output_toggle(LED); delay_ms(300);} - input_x(): x là a, b, c,d, hoặc e (port a, b, c,d, hoặc e) Ví dụ: Unsigned char a; a = input_d(); // đọc 1 byte từ port d và gán vào a Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 3.1 SƠ ĐỒ KHỐI CỦA HỆ THỐNG: KHỐI NGUỒN KHỐI PHÍM NHẤN KHỐI XỬ LÝ KHỐI HIỂN THỊ Hình 2.1 Sơ đồ khối của hệ thống Khối nguồn: có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện một chiều cho mạch. Khối xử lý: IC xử lý tín hiệu theo chương trình đã được nạp sẵn. Khối hiển thị: LED 7 đoạn hiển thị thông tin theo mã code được lập trình trong khối xử lý. 3.2 Sơ đồ nguyên lý: Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý 3.3. Giá trị điện trở hạn dòng led 7 đoạn Trong các mạch thì thường dùng nguồn 5V nên để tránh việc đốt cháy led thì cách đơn giản nhất là mắc thêm trở hạn dòng. Thông số làm việc của LED 7 đoạn là: Điện áp = 2V. Dòng = 20mA. Vậy nếu dùng nguồn 5V , thì áp rơi trên trở = 5 -2 = 3 V. R = U / I = 3/(20*10^-3) = 150 ôm, chọn giá trị điên trở thực tế gần đúng với yêu câu là 220 Ohm 3.4. Sơ đồ luận lý Đúng Sai Bắn Đầu Dem < 100 Dem =0 Dem=Dem + + Xuất ra giá trị Dem Hình 3.2 Sơ đồ luận lý 3.5. Code vi điều khiển #include #FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT, NOLVP, NOCPD, NOWRT #use delay(clock=8000000) int8 array[10]={0xC0,0xF9,0xA4,0xB0,0x99,0x92,0x82,0xF8,0x80,0x90}; #DEFINE SW PIN_C0 void main() { int16 DEM=0; output_b(0xFF); output_d(0xFF); while(TRUE) { if(!input (PIN_C0)) { if(DEM<100) { int16 dv=DEM%10; int16 Ch=DEM/10; output_d(array[dv]); output_b(array[ch]); delay_ms(200); DEM++; }else {DEM=0;} }}} 3.6. Chức năng và nhiệm vụ từng khối 3.6.1. Khối nguồn Tạo ra dòng điện ổn định cung cấp cho toàn mạch. Trong mạch sử dụng nguồn 5V. Hình 3.3 Nguồn Ở đây em dùng nguồn là sạt điện thoại NOKIA 3.6.2. Khối hiển thị Hiển thị số sản phẩm đếm được lên LED 7 Đoạn 3.6.3. Khối VDK PIC 16F877A Mạch sử dụng PIC 16F877A để đếm có nút reset để reset về 0. Khi có tín hiệu từ nút nhấn 1 (Mức 0 tại RC0) ta sẽ code cho pic đếm lên 1 đơn vị và xuất ra LED 7 Đoạn. Bao gồm 3 khối nhỏ: khối điều khiển xung khối đếm khối giải mã 3.6.4. Khối phím nhấn Không này có nhiệm vụ tiếp nhận tinh hiệu từ bên ngoài, thể hiện rỏ là khi nhấn nút phim nhấn sẽ dẫn điện làm điện áp tác dụng vào chân RC0 VDK bị kéo về mức 0 do đó VDK quét được sự thay đổi từ chân RC0 để thực hiện lệnh đếm lên. 3 Khối này được gói gọn trong pic 16F877A, tất cả đề được điều khiển bằng cách nối dây và mã code khi nạp lên Pic. Chương 4. THI CÔNG MÔ HÌNH (hoặc MÔ PHỎNG) 4.1. Mô phỏng bằng Protues 8.6 4.2. Mạch in Ảnh 3d board mạch Thi Công Tiến hành ủi mạch in, rửa mạch và hàn linh kiện. Nạp code: Nạp code bằng mạch nạp Pickit2 Hình 4.4 Nạp code Sản phẩm Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Kết luận Sản phẩm được hoàn thành: Chạy đúng chức năng đặt ra ban đầu Hệ thống ổn định Đối với sinh viên: Làm quen được vi điều khiển và lập trình trong vi điều khiển Tăng thêm kinh nghiệm trong làm mạch và sử dụng các phần mềm CCS, Proteus, Orcad Ưu điểm làm dễ làm không có nhiều saii sót đễ dàng thay đổi code của VDK đễ dàng cho phát triển sau này. Khuyết điểm là: Mạch quá đơn giản nên tích thực tế chưa cao, chưa sử dụng hết bộ nhớ của VDK dẫn đến lãng phí, giá thành PIC 16F877A khác cao. Hướng phát triển đề tài Có thể phát trển CODE của mạch lên để ứng dụng ở một mức cao hơn có tinh chất dễ vào đời sống hàng ngày hơn. Như: Hệ thống kiểm soát khi số lượng sản phẩm quá tải Hệ thống nhận diện phân loại và thống kê sản phẩm. Đếm tần số dao động nhờ vào timer để tinh . Đề tài có thể được phát làm đồng hồ điện tử Đồng hồ bấm giờ Đếm sản phẩm trong công nghiệp khi tich hợp cảm biến TÀI LIỆU THAM KHẢO ThS. Phạm Quốc Phương, Vi Điều Khiển, Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM, 2015