Đồ án Thiết kế ô tô khách 50 chỗ ngồi trên ô tô sát xi DHZ1120KR3

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đất nước ta đang trong thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, đời sống con người ngày một nâng cao. Phương tiện đi lại là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của nhân dân. Yêu cầu về tính tiện nghi và độ an toàn của phương tiện cũng được quan tâm nhiều hơn. Để đáp ứng lại vấn đề này, ngành ôtô nói chung và ôtô chuyên chở hành khách nói riêng phải ngày càng hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất ôtô khách ở nước ta còn non trẻ. Việc nhập khẩu các xe khách từ nước ngoài giá thành quá cao. Một số cơ sở đã đóng mới xe khách từ xe tải nguyên thuỷ, do đó tính tiện nghi và độ an toàn không cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tai nạn giao thông ở nước ta trở nên nghiêm trọng. Do đó, việc đóng mới xe khách đảm bảo vừa giá thành, tính tiện nghi và độ an toàn cao là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Đây là lí do em chọn đề tài “Thiết kế Ôtô khách 50 chỗ ngồi trên ôtô sát xi DHZ1120KR3” làm đề tài tốt nghiệp. Đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực đối với nước ta hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hành khách giữa các vùng, miền. Thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô non trẻ của nước ta phát triển kịp với các nước trong khu vực. 2. GIỚI THIỆU ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. Ôtô sát xi DHZ1120KR3 (Hình 2.1) do Trung Quốc sản xuất vào tháng 10 năm 2003, được nhập vào Việt Nam ở dạng ôtô sát xi khung gầm. Đây là loại ôtô sát xi dùng để đóng xe khách có kích thước cũng như khả năng chịu tải phù hợp cho việc đóng mới xe khách từ 50 chỗ ngồi trở lên. Ôtô sát xi DHZ1120KR3 (Hình 2.1) có động cơ và hệ thống truyền lực được bố trí ở phía sau, bố trí như vậy có ưu nhược điểm sau: + Ưu điểm: - Cách nhiệt, cách âm, giảm ồn, giảm rung động rất tốt. - Phân bố trọng lượng lên các cầu hợp lý. - Dễ dàng tháo lắp khi sửa chữa và bảo dưỡng. - Không gây ô nhiễm, đảm bảo sức khoẻ cho hành khách. - Truyền động các đăng đến cầu chủ động đặt sau ngắn. + Nhược điểm: - Lái xe không phát hiện kịp thời các hư hỏng. - Hệ thống điều khiển phức tạp, cồng kềnh. - Không tận dụng được sức gió để làm mát động cơ.

doc100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế ô tô khách 50 chỗ ngồi trên ô tô sát xi DHZ1120KR3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 4 2. GIỚI THIỆU ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. 5 2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. 7 2.2. CÁC TỔNG THÀNH VÀ HỆ THỐNG CỦA ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. 8 2.2.1. Động cơ. 8 2.2.2. Giới thiệu các hệ thống trên ôtô sát xi DHZ1120KR3. 8 3. THIẾT KẾ ÔTÔ KHÁCH 50 CHỖ NGỒI. 9 3.1. NHỮNG YÊU CẦU TỔNG QUÁT. 9 3.2. LỰA CHỌN HÌNH DÁNG CỦA ÔTÔ KHÁCH THIẾT KẾ. 10 3.2.1. Yêu cầu thiết kế hình dáng ôtô khách. 10 3.2.2. Phân tích chọn hình dáng của ôtô thiết kế. 11 3.3. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KHUNG VỎ ÔTÔ KHÁCH. 12 3.3.1. Bố trí dầm ngang sàn ôtô khách. 12 3.3.2. Bố trí khung, vòm ôtô khách. 14 3.4. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CỬA CHÍNH. 19 3.5. THIẾT KẾ, BỐ TRÍ BÊN TRONG XE KHÁCH. 21 3.5.1. Thiết kế khoảng không gian buồng lái. 21 3.5.2. Thiết kế, bố trí ghế ngồi. 25 3.5.3. Thiết kế khoang chứa hàng, giá để hành lý. 28 3.4.5. Kích thước các bậc lên xuống tại cửa ra vào. 29 3.6. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO. 31 4. CÁC TÍNH TOÁN CƠ BẢN. 37 4.1. XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG BẢN THÂN VÀ TRỌNG LƯỢNG TOÀN BỘ CỦA ÔTÔ THIẾT KẾ. 37 4.2. XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ TRỌNG LƯỢNG ÔTÔ LÊN CÁC CẦU. 45 4.2.1. Phân bố trọng lượng lên các cầu khi ôtô không tải. 45 4.2.2. Phân bố trọng lượng lên các cầu khi xe đầy tải. 50 5. KIỂM TRA BỀN KHUNG XƯƠNG. 52 5.1. KIỂM TRA BỀN DẦM DỌC THEO UỐN. 52 5.1.1. Mô men uốn dầm dọc do trọng lượng khung vỏ, hành khách, hành lý và hàng hoá. 54 5.1.2 Mômen uốn do trọng lượng các tổng thành được treo của ôtô cơ sở. 62 5.1.3. Vẽ biểu đồ mômen uốn của dầm dọc. 64 5.2. KIỂM TRA BỀN KHUNG THÙNG XE THEO XOẮN. 67 5.2.1. Xác định mômen xoắn tác dụng lên khung và thùng xe. 67 5.2.2. Tính xoắn thùng xe khách. 70 5.2.3. Kiểm tra độ chuyển vị. 80 6. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ÔTÔ KHÁCH THIẾT KẾ. 81 6.1. XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ TRỌNG TÂM ÔTÔ THIẾT KẾ. 81 6.2. TÍNH TOÁN ỔN DỊNH DỌC ÔTÔ. 84 5.3. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH NGANG ÔTÔ KHÁCH. 85 6.4. KIỂM TRA ĐỘNG HỌC QUAY VÒNG CỦA ÔTÔ. 87 6.5. XÁC ĐỊNH HÀNH LANG QUAY VÒNG CỦA ÔTÔ. 89 7. TÍNH TOÁN SỨC KÉO Ô TÔ KHÁCH THIẾT KẾ. 93 7.1. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN. 93 7.2. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG LỰC HỌC Ô TÔ. 93 7.3. LẬP CÁC ĐỒ THỊ ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC. 95 7.3.1. Lập đồ thị đặc tính ngoài của động cơ. 95 7.3.2. Lập đồ thị đặc tính kéo của ô tô. 98 8. KẾT LUẬN. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Việc đi lại giữa các vùng, miền là nhu cầu không thể thiếu được. Thế nhưng các nhà máy đóng ôtô chuyên chở hành khách của chúng ta chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng nên phần lớn lượng xe khách hiện nay phải nhập từ nước ngoài. Là một sinh viên ngành động lực trước khi kết thúc khoá học em được nhận đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế ôtô khách 50 chỗ ngồi trên ôtô sát xi DHZ1120KR3”. Đây là đề tài mang tính tổng hợp kiến thức cơ sở và chuyên ngành mà em đã được học và cũng rất thiết thực đối với đất nước ta hiện nay, nhằm giải quyết nhu cầu về phương tiện vận chuyển hành khách. Qua đề tài này sẽ giúp cho em hiểu sâu hơn và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Vì kiến thức có hạn, tài liệu còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít, khối lượng công việc tính toán lớn nên đồ án không tránh khỏi sai sót mong thầy cô và các bạn đóng gop ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khí Giao Thông đã tận tình hướng dẫn để cho em hoàn thành tốt đồ án này. Đà Nẵng, ngày 30 tháng 05 năm 2007 SVTH: Lê Thanh Tuấn 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đất nước ta đang trong thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, đời sống con người ngày một nâng cao. Phương tiện đi lại là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của nhân dân. Yêu cầu về tính tiện nghi và độ an toàn của phương tiện cũng được quan tâm nhiều hơn. Để đáp ứng lại vấn đề này, ngành ôtô nói chung và ôtô chuyên chở hành khách nói riêng phải ngày càng hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất ôtô khách ở nước ta còn non trẻ. Việc nhập khẩu các xe khách từ nước ngoài giá thành quá cao. Một số cơ sở đã đóng mới xe khách từ xe tải nguyên thuỷ, do đó tính tiện nghi và độ an toàn không cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tai nạn giao thông ở nước ta trở nên nghiêm trọng. Do đó, việc đóng mới xe khách đảm bảo vừa giá thành, tính tiện nghi và độ an toàn cao là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Đây là lí do em chọn đề tài “Thiết kế Ôtô khách 50 chỗ ngồi trên ôtô sát xi DHZ1120KR3” làm đề tài tốt nghiệp. Đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực đối với nước ta hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hành khách giữa các vùng, miền. Thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô non trẻ của nước ta phát triển kịp với các nước trong khu vực. 2. GIỚI THIỆU ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. Ôtô sát xi DHZ1120KR3 (Hình 2.1) do Trung Quốc sản xuất vào tháng 10 năm 2003, được nhập vào Việt Nam ở dạng ôtô sát xi khung gầm. Đây là loại ôtô sát xi dùng để đóng xe khách có kích thước cũng như khả năng chịu tải phù hợp cho việc đóng mới xe khách từ 50 chỗ ngồi trở lên. Ôtô sát xi DHZ1120KR3 (Hình 2.1) có động cơ và hệ thống truyền lực được bố trí ở phía sau, bố trí như vậy có ưu nhược điểm sau: + Ưu điểm: - Cách nhiệt, cách âm, giảm ồn, giảm rung động rất tốt. - Phân bố trọng lượng lên các cầu hợp lý. - Dễ dàng tháo lắp khi sửa chữa và bảo dưỡng. - Không gây ô nhiễm, đảm bảo sức khoẻ cho hành khách. - Truyền động các đăng đến cầu chủ động đặt sau ngắn. + Nhược điểm: - Lái xe không phát hiện kịp thời các hư hỏng. - Hệ thống điều khiển phức tạp, cồng kềnh. - Không tận dụng được sức gió để làm mát động cơ.  2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. Ôtô sát xi DHZ1120KR3 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Ôtô Hàng Châu - Đông Phong - Trung Quốc sản xuất ở dạng khung gầm có gắn động cơ và nhập vào Việt Nam với các thông số kỹ thuật chính như sau. Bảng 2.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của Ôtô sát xi DHZ1120KR3. [1] TT  Thông số kỹ thuật  Ký hiệu  Giá trị  Đơn vị   1  Chiều dài toàn bộ  La  10150  mm   2  Chiều rộng toàn bộ  Ba  2400  mm   3  Chiều cao toàn bộ  Ha  1842  mm   4  Chiều dài cơ sở  L  5300  mm   5  Vết bánh xe trước / sau   1900/1800  mm   6  Trọng lượng ôtô sát xi: - Phân bố lên cầu trước - Phân bố lên cầu sau  G0 G01 G02  4180 1670 2510  KG KG KG   7  Trọng lượng toàn bộ cho phép: - Phân bố lên cầu trước. - Phân bố lên cầu sau.  Ga Ga1 Ga2  12500 4300 8200  KG KG KG   8  Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh trước phía ngoài.  Rb  9,5  m   9  Khoảng sáng gầm xe.   260  mm   10  Cỡ lốp.   10.00 - 20 -16PR  inch   11  Góc dốc lớn nhất có thể vượt được.   ( 20  %   12  Động cơ.  YC6108ZQB     13  Ly hợp.  Kiểu khô.  Tấm đơn.    14  Tỷ số truyền hộp số: - Số 1 - Số 2 - Số 3 - Số 4 - Số 5 - Số 6 - Số lùi  ih 1 ih 2 ih 3 ih 4 ih 5 ih 6 il  6,540 3,780 2,167 1,440 1,000 0,810 6,530    15  Tỷ số truyền lực chính  i0  4,857    2.2. CÁC TỔNG THÀNH VÀ HỆ THỐNG CỦA ÔTÔ SÁT XI DHZ1120KR3. 2.2.1. Động cơ. Động cơ gắn trên ôtô sát xi DHZ1120KR3 mang ký hiệu YC6108ZQB bố trí phía sau, có các thông số được ghi trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ YC6108ZQB. [1] TT  Thông số kỹ thuật của động cơ  Ký hiệu  Giá trị  Đơn vị   1  Ký hiệu động cơ.  YC6108ZQB     2  Loại nhiên liệu.  Diesel   3  Số xi lanh.   6    4  Đường kính xi lanh.  D  108  mm   5  Hành trình piston.  S  132  mm   6  Công suất cực đại / ở số vòng quay.  Ne max/ n  155/2400  KW/(vg/ph)   7  Dung tích xi lanh.  Vh  7255  cm3   8  Khối lượng động cơ.  Gđc  650  Kg   9  Mô men động cơ.  690/1500-1700   Nm/(v/p)   10  Tỷ số nén.  e  17,5:1    2.2.2. Giới thiệu các hệ thống trên ôtô sát xi DHZ1120KR3. - Hệ thống truyền lực: Đây là hệ thống truyền lực cơ khí có cấp, truyền động cầu sau và bao gồm các tổng thành sau: + Ly hợp : Loại ly hợp một đĩa ma sát khô, dẫn động bằng thuỷ lực trợ lực bằng khí nén. + Hộp số: Hộp số điều khiển cơ khí, sáu số tiến và một số lùi, có đồng tốc từ số 2 đến số 6. + Truyền động các đăng một trục dạng ổ bi kim và chốt chữ thập, có chiều dài 520 (mm). + Truyền lực chính đơn, kiểu bánh răng côn xoắn hypoid 1 cấp. Tỷ số truyền i0 = 4,857. - Hệ thống phanh: Loại phanh khí nén dẫn động phanh hai đường, cơ cấu phanh kiểu tang trống đặt ở tất cả các vị trí của bánh xe. Máy nén khí kiểu piston được làm mát bằng nước. - Hệ thống lái: Kiểu hộp lái trục vít, tay lái thuận, cầu trước dẫn hướng cầu sau chủ động, hình thang lái đặt sau trục trước, trợ lực lái bằng thủy lực. - Hệ thống treo: Hệ thống treo phụ thuộc, phần tử đàn hồi là các lá nhíp nửa elíp lắp đối xứng, có các ụ cao su để hạn chế hành trình động. Giảm chấn ống lồng tác dụng hai chiều lắp ở các vị trí bánh xe. - Bánh xe và lốp: + Bánh trước: Đơn; Lốp: 10.00 - 20 - 16PR. + Bánh sau: Kép; Lốp: 10.00 - 20 - 16PR. 3. THIẾT KẾ ÔTÔ KHÁCH 50 CHỖ NGỒI. 3.1. NHỮNG YÊU CẦU TỔNG QUÁT. Đường bao ngoài xe có dạng khí động học tốt. Có hình dáng đẹp, hiện đại. Các hệ thống như: Chiếu sáng, tín hiệu phải đầy đủ, và bố trí hợp lý. Phân bố trọng lượng hợp lý, tận dụng tốt diện tích sàn xe. Đảm bảo kích thước phủ bì nằm trong phạm vi giới hạn cho phép: [5] + Chiều dài đầu xe: Lđầu ( 30(45%Lo. + Chiều dài đuôi xe: Lđuôi ( 50(65%Lo. Phù hợp với yêu cầu vật tư và công nghệ trong điều kiện Việt Nam. Đảm bảo các thông số về ghế (dài ( rộng ( cao), khoảng cách từ sàn đến trần xe Hmax ( 3300mm. [5] Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và yêu cầu sử dụng của ôtô. 3.2. LỰA CHỌN HÌNH DÁNG CỦA ÔTÔ KHÁCH THIẾT KẾ. 3.2.1. Yêu cầu thiết kế hình dáng ôtô khách. Hình dáng các loại ôtô khách trong và ngoài nước hiện nay rất đa dạng. Có hình dáng đẹp và tiện nghi hiện đại. Do đó để chọn hình dáng cho xe thiết kế ta cần tham khảo các xe khách tương đương, các mẫu xe phù hợp với công nghệ sản xuất của nhiều cơ sở trong nước. Để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, yêu cầu đặt ra là: - Thùng xe phải có dạng khí động học tốt để giảm sức cản của không khí khi xe chuyển động tốc độ cao. Tầm quan sát của người lái và hành khách thông thoáng, hành khách lên xuống dễ dàng. - Có độ cứng vững đủ lớn để khi biến dạng không làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc bình thường của các cụm chi tiết và các cơ cấu lắp đặt trên nó, không gây kẹt, vênh các cánh cửa và vỡ kính. - Hình dạng, kích thước thích hợp. Đảm bảo tháo lắp các cụm chi tiết dễ dàng, hạ thấp chiều cao trọng tâm của xe, chiều cao chất tải thấp. - Có hình dáng đẹp, bố trí trang thiết bị hợp lý, tiện nghi hiện đại phù hợp với công nghệ sản suất của các cơ sở trong nước. 3.2.2. Phân tích chọn hình dáng của ôtô thiết kế. Hình dạng, kích thước thùng xe ảnh hưởng đến tính cản khí động học của ôtô. Theo [5] sức cản khí động học tổng cộng của ôtô khi chuyển động bao gồm các thành phần sau: - Sức cản do hình dạng thùng xe chiếm 57 %, phát sinh chủ yếu do hình thành áp lực của không khí đối với một ôtô chuyển động. Phía đuôi xe hình thành vùng xoáy quẩn. Độ chênh lệch áp suất phía trước và phía sau xe quyết định mức cản hình dáng của xe. Để giảm bớt thành phần cản này ta phải chú ý đến các góc lượn, phần chuyển tiếp của phía trước, phía sau, kính bên, giá để hàng trên mui... - Sức cản phụ chiếm 15 %, phát sinh do các phần nhô ra của ôtô: Gương chiếu hậu, các đèn, thanh chống va, ăngten, bảng số, tay khóa cửa ... - Sức cản bên trong chiếm 12 %, hình thành bởi dòng không khí luồn lách bên trong xe làm nhiệm vụ thông gió bên trong thùng và làm mát động cơ. - Sức cản ma sát bề mặt chiếm 9 %, phụ thuộc vào độ nhẵn bề mặt ngoài của xe, độ bám bụi và mật độ không khí tiếp xúc với thân xe. - Sức cản hiệu ứng chiếm 7 %, phát sinh do tác động lực nâng (do chênh lệch áp suất mặt trên và mặt dưới của xe). Việc thiết kế thùng xe ta phải chọn phương án tốt nhất để giảm các thành phần lực cản trên đây, trước tiên là thành phần lực cản do hình dáng hình học của ôtô gọi tắt là tuyến hình của ôtô. Hiện nay trong nước có các loại xe khách điển hình tương tự xe thiết kế đang lưu hành như xe: AM - 937; HUYNDAI / 8T - K49; COMTRANCO 50.... Mẫu mã các loại xe này phù hợp với tiêu chuẩn xe khách liên tỉnh của Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành. Vì vậy ta có thể tham khảo hình dáng của các loại ôtô khách này. - Dựa vào các tiêu chuẩn của Bộ giao thông vận tải Việt Nam ban hành năm 2003 cho loại xe khách, ta chọn các kích thước của ôtô khách thiết kế như sau:. + Kích thước bao (dài( rộng( cao) : 10800 ( 2500 ( 3260 [mm] Theo tiêu chuẩn: Lđuôi ( 65 ( L; Lđầu ( 45 ( L Với: L- Chiều dài cơ sở của ôtô. - Lđuôi ( 0,65.5300 = 3445 [mm] Ta chọn Lđuôi = 3220 [mm] - Lđầu ( 0,45. 5300 = 2385 [mm] Ta chọn Lđầu = 2280 [mm] - La = 3220 + 5300 + 2280 = 10800 [mm] + Góc thoát trước / sau: 120 / 100 + Kính phía trước và phía sau là loại kính an toàn (loại kính hai lớp ở giữa có lớp nhựa). + Xe có lắp đặt máy lạnh, nhãn hiệu MANDO do Hàn Quốc sản xuất. Sử dụng ga lạnh R-134a, đây là loại ga ít gây ô nhiễm đến môi trường và không phá hủy tầng ôzon. 3.3. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KHUNG VỎ ÔTÔ KHÁCH. Dựa vào các xe tham khảo ở trên ta có thể chọn phương án bố trí các dầm và khung xương của ôtô thiết kế như sau. 3.3.1. Bố trí dầm ngang sàn ôtô khách. Các dầm ngang được bố trí như hình 3.1. - 18 dầm bằng thép hình [120 ( 60 ( 4,8. - 14 dầm bằng thép hình [65( 36 ( 4,4. - 4 dầm bằng thép hình L50 ( 50 ( 3. - 2 dầm bằng thép hình L30 ( 30 ( 2, các dầm này được ngàm cứng vào dầm dọc của sát xi và gia cường bằng các êke. Vật liệu chế tạo khung xương là thép CT3.  3.3.2. Bố trí khung, vòm ôtô khách. Khung vòm ôtô gồm có các mảng: Mảng trước, mảng sau, mảng trái, mảng phải và mảng nóc. Khung xương các mảng được chế tạo bằng thép CT3 và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau : - Liên kết các thanh của mảng khung xương bằng hàn điện CO2, chiều cao mối hàn ( 2 (mm), các mối hàn liên kết đảm bảo ngấu đều, không nứt rỗ. - Khi hàn khung xương phải đảm bảo kích thước hình học, dung sai cho phép < 3 (mm). - Tẩy sạch gỉ hàn, sơn chống gỉ. Sau đây ta lần lượt xét từng mảng khung xương. - Khung xương mảng trước, mảng sau (Hình 3.2) gồm có: 6 thanh thép hình [80(40(4,5; 24 thanh thép hình [65(36(4,4; 2 thanh thép [50(25(2; 24 tấm tôn gia cường dày d = 4 (mm). Hinh 3.2. Khung xương mảng trước, sau. 1 - Vật liệu làm bằng thép [80(40(4,5; 2 - Vật liệu làm bằng thép [65(36(4,4; 3 - Vật liệu làm bằng tôn dày 4 (mm); 4 - Vật liệu bằng thép [50(25(2. - Khung xương mảng trái (hình 3.3), gồm có: 9 thanh trụ đứng thép hình [80(40(4,5; 5 thanh thép hình [65(36(4,4; 17 thanh thép hình [50(25(2; 4 thanh viền thép L40(40(2; 37 tấm gia cường tôn dày d = 4 (mm); 2 thanh thép L20(20(2 . Hình 3.3. Khung xương mảng trái. 1- Trụ đứng làm bằng thép [80(40(4,5; 2- Thanh giằng dọc làm bằng thép [65(36(4,4; 3- Thanh giằng chéo làm bằng thép [50(25(2; 4- Tôn dày 3mm; 5- Thép L20(20(2; 6- Thanh viền chân thép L40(40(2. - Khung xương mảng phải (Hình 3.4) gồm có: 9 thanh trụ đứng thép hình [80(40(4,5; 7 thanh thép hình [65(36(4,4; 16 thanh thép hình [50(25(2; 4 thanh viền thép L40(40(2; 35 tấm gia cường tôn dày d = 4 (mm); 2 thanh thép L20(20(2. Hình 3.4. Khung xương mảng phải. 1- Trụ đứng làm bằng thép [ 80(40(4,5; 2- Thanh giằng dọc làm bằng thép [65(36(4,4; 3- Thanh giằng chéo làm bằng thép [ 50(25(2; 4- Tôn dày 3mm; 5- Thép L20(20(2; 6- Thanh viền chân thép L40(40(2. - Khung xương mảng nóc (Hình 3.5) gồm có: 36 thanh thép hình [65(36(4,4; 0 thanh thép hình [50(25(2; 92 tấm gia cường tôn dày d = 4 (mm). Hình 3.5. Khung xương mảng nóc. 1- Thép hình [65(36(4,4; 2- Thép hình [50(25(2; 3- Tấm gia cường tôn dày 4 (mm). - Khung xương tổng thể (Hình 3.6). Sau khi gia công các mảng khung xương xong ta tiến hành bố trí liên kết các mảng khung xương lại với nhau.  3.4. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CỬA CHÍNH. Hiện nay, ôtô khách có các phương án bố trí cửa như hình 3.8.  Hình 3.7. Các phương án bố trí cửa hành khách. Theo qui định của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, số lượng cửa tối thiểu đối với xe khách được cho trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Số lượng cửa hành khách tối thiểu. Số hành khách  Số cửa hành khách tối thiểu   17 ( 45  1   46 ( 90  2   > 90  3   Xe thiết kế có 50 chỗ ngồi và động cơ đặt phía sau nên ta chọn phương án bố trí cửa ở vị trí như sau:  + Cửa trước (Hình 3.8a) có kích thước 2015 ( 1010 (mm), dạng cửa kép. + Cửa sau (Hình 3.8b) kích thước 2015 ( 965 (mm). Khung xương cửa thép [ 25( 25( 2,5 (mm), bên ngoài phủ tôn dày 1 (mm), phần trên có lắp kính, xung quanh cạnh cửa bọc Gioăng cao su.  a) b) Hình 3.8. Cửa hành khách a - Cửa trước; b - Cửa sau 3.5. THIẾT KẾ, BỐ TRÍ BÊN TRONG XE KHÁCH. 3.5.1. Thiết kế khoảng không gian buồng lái. Một số yêu cầu trong buồng lái: - Kính chắn gió phía trước buồng lái phải là loại kính an toàn (hai lớp kính, ở giửa có lớp nhựa hoặc loại kính khi vỡ mảnh vụn, không có cạnh sắc). - Cột kính ở góc không được quá lớn làm giảm tầm nhìn của người lái. - Phải có tấm chắn che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng, tấm này phải có khả năng điều chỉnh được vị trí. Theo qui định của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam ban hành năm 2003 về các chỉ tiêu đánh giá tầm nhìn của người lái như sau: Bảng 3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá tầm nhìn của người lái. TT  Thông số  Ký hiệu  Giá trị[m]   1  Chiều dài phần không nhìn thấy.  L1  ( 3   2  Phần giới hạn bên trái mép trước phần đường do cột che khuất.  L2  ( 5   3  Khoảng cách hình chiếu đầu xe và hình chiếu điểm K trên mặt đường (điểm K nằm trên tia giới hạn nhìn thấy phía trên cách mặt đường 5 m).  L3  ( 10   - Khoảng không gian buồng lái là phần không gian dành riêng cho người lái và các bộ phận điều khiển (bảng đồng hồ, vô lăng, các bàn đạp ga, ly hợp, phanh chân, phanh tay, ...). Khoảng không gian buồng lái ảnh hưởng đến tính linh hoạt và tính hiệu quả của người điều khiển. Do đó cần phân tích và bố trí một cách hợp lý. Hiện nay có năm phương án ngăn khoảng không gian buồng lái như hình 3.9. + Sơ đồ 1: Ngăn hẳn buồng lái, người lái ra vào bằng cửa riêng và liên hệ với người phụ (người bán vé) bằng micrôphôn, tín hiệu còi hoặc qua cửa phía sau vách ngăn. Phương án này đảm bảo an toàn cho người lái nhưng hạn chế quan sát và thông thoáng cho người lái và hành khách. + Sơ đồ 2: Vách phía sau cố định, có cửa ra vào để qua lại giữa buồng lái và hành khách. Có thể có hoặc không có cửa dành cho người lái nằm ở bên trái buồng lái. Loại này phổ biến trên các loại xe buýt. + Sơ đồ 3: Vách phía sau người lái ngăn lửng, người lái lên xuống bằng cửa phía bên phải buồng lái. + Sơ đồ 4: Ngăn bằng thanh chắn và tấm ngăn di động được. Loại này thường được áp dụng trên các loại xe khách nội tỉnh, xe buýt thành phố. + Sơ đồ 5: Không ngăn hẳn, chỉ bằng một thanh chắn phía sau buồng lái. Năm sơ đồ trên mỗi sơ đồ có ưu nhược điểm riêng, ta chọn Sơ đồ 5 để ngăn khoảng không gian buồng lái. Vì phương án này có ưu điểm là tạo khoảng không gian lớn, người lái dễ quan sát phía trong ngoài xe nhờ các gương chiếu hậu. Do đó tạo độ thoải mái cho người lái khi làm việc và đảm bảo tận dụng được nhiều diện tích sàn xe. Theo các tiêu chuẩn trên ta thiết kế bên trong buồng lái (Hình 3.10) đạt được tầm nhìn của người lái như sau: - Chiều dài phần không nhìn thấy: L1= 2900 [mm] - Giới hạn bên trái mép đường do cột che khuất: L2= 4800 [mm] - Khoảng cách hình chiếu đầu xe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet minh DATN Tuan.doc
  • dwg50CH MSAU1 - DIEU HOA.dwg
  • rarA3.rar
  • dwgBo tri dam.dwg
  • dwgBO TRI GHE.dwg
  • dwgCua chinh.dwg
  • dwgDac tinh dong luc hoc.dwg
  • dwgDac tinh quay vong.dwg
  • xlsDanh gia.xls
  • docDe cuong DATN - Tuan 02C4.doc
  • dwgHAECO50SRB-DHOA.dwg
  • rarHinh chen.rar
  • dwgKhung xuong TONG THE.dwg
  • docMau giay.doc
  • dwgmomen uon dam doc.dwg
  • docNhiem vu.doc
  • dwgOto sat xi.dwg
  • pptPP.ppt
  • docQTCN1.doc
  • dwgQUAY VONG.dwg
  • dwgTONG THE OTO KHACH.dwg
  • docTheo doi.doc
  • docThuyet minh DATN Tuan 1.doc
  • docThuyet minh DATN Tuan 2.doc
  • docThuyet minh DATN Tuan 3.doc