Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp các phân đoạn trên đà trượt nghiêng

1. Thực trạng của ngành đóng tàu Việt Nam. - Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt Nam. - Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI-VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào ụ sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT. - Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. - Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan đại diện ở các nước Đức, Hà Lan, Ban Lan, Úc, Irắc và Mỹ. - VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2.000T, tàu hút bùn 1.500m3/h xuất khẩu cho Irắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3.500T, tàu chở khí hoá lỏng 2.500T, tàu hàng khô 6.500DWT, ụ nổi 8.500T và các tàu tuần tra cho Hải quan . - Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12.000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13.500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1.016TEU và tàu hút bùn 1.500m3/h. - Với cơ sở vật chất cùng đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao VINASHIN đã và đang cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa với tính năng kỹ thuật và chất lượng cao. Các sản phẩm này đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu. - Sự tăng trưởng của VINASHIN hàng năm đạt xấp xỉ 30%. Mục tiêu phát triển của VINASHIN đến năm 2005 đã được xác định là: VINASHIN sẽ xây dựng 3 trung tâm đóng tàu lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. - Đến năm 2005, công nghiệp tàu thuỷ cùa VINASHIN thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác với nước ngoài có thể đóng tàu có trọng tải đến 80.000T và sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000T, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ. - Đến năm 2007, VINASHIN sẽ tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nâng cao năng lực các nhà máy để đóng được các loại tàu kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí và quốc phòng, sản xuất, lắp ráp các thiết bị thuỷ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá vật tư thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu cho khách hàng trong và ngoài nước. 2. Tương lai của ngành đóng tàu Việt Nam. VINASHIN cho biết, đến thời điểm này tổng giá trị hợp đồng VINASHIN đã ký với các đối tác trong và ngoài nước đã đạt con số khá ấn tượng là 5 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD/năm. Đặc biệt, trong những năm qua, VINASHIN đã đóng thành công nhiều con tàu trọng tải lớn trên 53.000 DWT. Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu ngang bằng với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới 60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác. Nâng mức sản lượng từ 300.000 tấn tàu lên 3 triệu tấn vào năm 2010(Con số này chưa kể liên doanh Hyundai-Vinashin) và chiếm khoảng 6-7% thị phần đóng tàu thế giới (mục tiêu năm 2015 là 5 triệu tấn, chiếm khoảng 10% thị phần). Khi đó, quy mô của VINASHIN bằng ba phần tư quy mô của Hyundai, hãng đóng tàu lớn nhất thế giới hiện nay. VINASHIN cho biết, tập đoàn đang có kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa Việt Nam trở thành cường quốc đứng thứ 4 trên thế giới về đóng tàu.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp các phân đoạn trên đà trượt nghiêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP TÀU 53.000 DWT TRÊN ĐÀ TRƯỢT NGHIÊNG 3.1. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ. 3.1.1. Chuẩn bị đà và các căn kê. 1. Chuẩn bị đà. Đà để đóng con tàu 53.000 DWT là đà 50.000 tấn. Hình 3.1. Hình ảnh đà 50.000 tấn Các thông số cơ bản của đà 50.000 tấn đã được nêu chi tiết ở phần 1.2.2. Trên đà đã xác định trước đường tâm mặt phẳng dọc tâm tàu, xác định một mốc chuẩn độ cao, xác định 2 đường chiều rộng của tàu và các đường thẳng vuông góc với đường tâm mặt phẳng dọc tâm tàu. Cách xác định như sau: Trước hết trên triền chúng ta xác định đường trục đối xứng của triền bằng máy trắc địa. Sai lệch của đường này không quá 2mm. Sau khi xác định được đường đối xứng của đà ta vạch các đường thẳng vuông góc với đường trục đó và khoảng cách giữa các đường vuông góc là 10m. Tiếp đó chúng ta xác định vị trí của mặt phẳng song song với mặt phẳng cơ bản của tàu. Việc xác định vị trí của mặt phẳng này có thể tiến hành bằng máy đo nivô quang học hoặc bằng phương pháp chiếu ánh sang. Theo phương pháp dùng máy nivô chúng ta phải có một số bảng gỗ khoan lỗ nhỏ 1-2mm tùy thuộc vào đường kính của dây thép căng. Bề mặt của các bảng gỗ đó được sơn trắng và kẻ 2 đường vuông góc qua lỗ bằng mục đen nét dày từ 0,25-2mm. Công việc dầu tiên, chúng ta xác định 2 điểm phía đầu và phía cuối nằm trên mặt phẳng cần tìm. Các điểm này nằm trên 1 đường thẳng song song với trục đà 1.000mm sao cho các cột đưng sẽ không ảnh hưởng tới việc đặt các gối đỡ ky. Tại điểm phía cuối đà chúng ta đặt 1 cột, trên đó có đặt 1 tấm định tâm. Tấm này được khoét 1 lỗ tròn rộng hơn ống kính của máy khoảng 1mm. Trên tấm này vạch rõ 1 đường nằm ngang và thẳng đứng. Máy nivô chúng ta đặt ở phía cuối đà ống kính được đưa vào lỗ khoét trên tấm, điều chỉnh sao cho các đường nằm ngang và thẳng đứng của máy trùng với các vạch trên tấm. Sau đó điều chỉnh máy sao cho các đường vuông góc trong ống kính trùng khít với các đường trên bảng phía đầu triền và hãm chặt máy ở vị trí đó. Tiếp đó, đặt các tâm để xác định các điểm trên đường thẳng trên mặt phẳng song song với mặt phẳng cơ bản này. Các điểm của mặt phẳng về phía ngang ta có thẻ xác định bằng ống thủy bình. Dấu của các điểm trên mặt phẳng được vạch trên các gía chuẩn dặt dọc theo hai bên và giữa đà. Các giá này được chôn sâu xuống đà tại các vị trí không làm ảnh hưởng đến việc lắp ráp và hạ thủy tàu trên đà. 2. Chuẩn bị các căn kê. - Căn tự hạ: + Căn cát: Hình 3.2. Căn cát + Căn sỏi: + Căn cơ khí: - Trụ kê cố định và các đệm gỗ: + Trụ kê thấp:  Hình 3.5. Trụ kê thấp + Trụ kê cao:  Hình 3.6. Trụ kê cao 3.1.2. Chuẩn bị các phân đoạn. -Các phân đoạn đã được lắp ráp hoàn chỉnh được đưa ra bãi tập kết để làm sạch và sơn hoàn chỉnh phân đoạn. - Các phân đoạn trước khi tiến hành đấu đà trên triền đã được kiểm tra nghiệm thu kích thước phân đoạn, khoảng cách các cơ cấu, được hoả công, nắn sửa tại những chỗ bị biến dạng do hàn, do lắp ráp, vận chuyển. - Các tai cẩu phân đoạn được kiểm tra kích thước, chiều dài, chiều cao mối hàn, các mã gia cường cho tai cẩu và vị trí lắp ráp tai cẩu. Hình 3.7. Hình ảnh tai cẩu 3.1.3. Chuẩn bị các trang thiết bị khác. - Vị trí đấu đà được lắp đặt bổ sung thêm các bảng điện, vị trí lấy O2 , C2H2 , vị trí lấy khí nén (ngoài những vị trí đã có sẵn). Kiểm tra bảo đảm áp lực khí O2 , C2H2 tại khu vực đấu đà. - Kiểm tra, bảo dưỡng máy hàn, mỏ cắt, kiềm hàn, dây hàn, dây dẫn khí nén đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng khi phải thực hiện các công việc thêm giờ khi cần thiết. Hệ thống đèn chiếu sáng 12V khi làm việc trong hầm két. - Kiểm tra cáp cẩu ma ní, móc cẩu phục vụ việc cẩu đấu đà phân, tổng đoạn. - Chuẩn bị thang treo, dàn giáo phục vụ khi làm việc trên cao, quạt thông gió… - Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ việc đấu đà (máy ngắm, dây thuỷ bình, dây dọi, tăng đơ, mã nêm, mã răng lược, pa lăng xích, kích ..). 3.1.4. Chuẩn bị nhân lực. Nhân lực chuẩn bị để lắp đặt con tàu luôn luôn sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu của công việc phát sinh. Phân xưởng triền đà và phân xưởng vỏ II có nhiệm vụ điều động và bố trí các công nhân một cách hợp lí cho các công việc lắp ráp đấu đà. Nếu có những thắc mắc về mặt kỹ thuật thì có thể liên hệ lên Phòng Kỹ thuật – Công nghệ để hỗ trợ. Mọi người tham gia làm việc trong khi lắp ráp hàn đấu đà phải được trang bị phòng hộ theo quy định của nhà nước và của nhà máy để đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. 3.2. GIỚI THIỆU PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ LẮP RÁP TÀU 53.000 DWT TRÊN ĐÀ TRƯỢT NGHIÊNG. - Việc phân chia phân đoạn cơ bản là dựa trên bản vẽ phân chia phân đoạn. - Thực hiện công việc đấu đà theo phương pháp đấu 2 đảo với 2 phân đoạn chuẩn 315, 415. - Đảo thứ nhất từ phân đoạn 317 về lái, lấy phân đoạn 315 làm chuẩn. - Đảo thứ hai từ phân đoạn 412 về mũi, lấy phân đoạn 415 làm chuẩn. - Phân đoạn 411, 421 sẽ là phân đoạn nối liền 2 đảo. -Khoảng sườn đấu đà là 801 mm. - Để tạo trước biến dạng đảm bảo độ phẳng của đường ky tàu sau khi hàn nằm trong trị số cho phép phía phân đoạn đấu đà sau sẽ lấy thấp hơn phía phân đoạn đấu đà trước, việc lấy thấp này đối với các phân đoạn mạn sẽ tương ứng với các phân đoạn đáy nằm dưới nó (Cụ thể cho mỗi phân đoạn cho trong quy trình lắp ráp các phân đoạn đó). - Tàu được bố trí song song với mặt phẳng triền, sườn số 80 cách mép đầu tanh đà đo trên mặt phẳng tanh đà 132,37m. ( Hình 3.8). - Mặt phẳng cơ bản của đáy song song với mặt phẳng triền và cách mặt phẳng triền là 1.810 mm. - Để tạo được cao độ này cần sử dụng các loại trụ kê thép cao 800, căn cát, căn tự hạ, căn thép, nêm gỗ,…(Xem cụ thể trong bản vẽ bố trí căn kê phân đoạn). - Thứ tự lắp ráp các phân đoạn của tàu trên đà trượt nghiêng được trình bày trong bản vẽ thứ tự lắp ráp các phân đoạn. 3.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP TÀU 53.000 DWT TRÊN ĐÀ TRƯỢT NGHIÊNG. 3.3.1. Quy trình lắp ráp phân đoạn chuẩn trên đà trượt nghiêng. 1. Giới thiệu về phân đoạn chuẩn - Phân đoạn chuẩn là phân đoạn đáy 315 và 415 trong bản vẽ phân chia phân đoạn. - Hình ảnh phân đoạn chuẩn:  - Vị trí của phân đoạn chuẩn: + Phân đoạn 315: Từ sườn 80-200 đến sườn 91-200 + Phân doạn 415: Từ sườn 163-200 đến sườn 174-200 - Kích thước của phân đoạn chuẩn: + Theo chiều dài tàu: Cả 2 phân đoạn đều là 8.800mm. + Theo chiều rộng tàu:Vì cả 2 phân đoạn đều nằm ở giữa tàu nên có chiều rộng lớn nhất bằng chiều rộng tàu là: 32.260mm. + Theo chiều cao: Chiều cao lớn nhất là 5.550mm. - Khối lượng của phân đoạn chuẩn: + Phân đọan 315 là: 195 tấn. + Phân đoạn 415 là: 215 tấn 2. Điều kiện khi lắp đặt phân đoạn chuẩn. Phân đoạn chuẩn là phân đoạn lắp đặt đầu tiên của một con tàu và là phân đoạn làm mốc chuẩn để lắp đặt tòan bộ con tàu. Vì vậy, việc lắp đặt phân đoạn này đòi hỏi phải rất chính xác và đảm bảo chắc chắn. Cho nên, để lắp dặt phân đoạn chuẩn thì phải có các điều kiện sau: - Đà 50.000 tấn dùng để lắp đặt con tàu 53.000 DWT phải được dọn dẹp sạch sẽ để không cản trở việc lắp đặt phân đoạn chuẩn. - Các căn kê dùng cho việc kê phân đoạn chuẩn đã được bố trí sẵn theo sơ đồ căn kê đấu đà. Khoảng cách từ trụ kê tại sống 5.600 cách mặt tanh đà tối thiểu là 220mm để đảm bảo khe hở cho tanh đà và dầm trượt khi hạ thủy.  - Cổng trục và cần trục dùng để lắp đặt toàn tàu nói chung và phân đoạn chuẩn nói riêng cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho việc lắp ráp tàu. - Các trang thiết bị, máy móc khác cũng được chuẩn bị sẵn sàng trước khi tiến hành đấu đà. 3. Quy trình lắp ráp phân đoạn chuẩn. Cả 2 phân đoạn chuẩn 315 và 415 đều nằm ở khu vực giữa tàu và có hình dáng kích thước gần giống nhau nên ở đây chỉ đi phân tích quy trình lắp ráp phân đoạn 315, còn phân đoạn 415 thì tương tự. Công việc chuẩn bị. - Đọc bản vẽ căn kê đấu đà các phân đoạn, kiểm tra lại tai cẩu, vị trí hàn các gia cường chống biến dạng cho khu vực lắp tai cẩu. - Phân đoạn chuẩn 315 trước khi đấu đà được cân chỉnh, vạch lượng dư và cắt hoàn thiện. Để tiện cho việc kiểm tra trên đà, phải vạch trước đường tâm và đường sườn ở giữa trên bề mặt tôn đáy ngoài hoặc tôn đáy trong. - Bố trí căn kê các trụ kê ở phía đáy của phân đoạn. Quy trình lắp ráp. - Cẩu đặt phân đoạn đáy chuẩn 315 vào vị trí điều chỉnh của phân đoạn theo đường tâm của tàu sao cho hàng đế kê ở giữa trùng với mặt phẳng dọc tâm tàu. Dùng con dọi để căn chỉnh chính xác đường dọc tâm tàu dựa vào hàng giá chuẩn được đặt giữa đà tàu. Hình 3.13. Hình ảnh giá chuẩn - Chúng ta cũng dùng con dọi để điều chỉnh phân đoạn theo chiều rộng dựa vào hai hàng giá chuẩn đặt hai bên đà tàu: + Hàn ra phía ngoài mạn tàu một thanh thép và vạch dấu trên đó sao cho từ dấu đó đến mép mạn là 100mm gọi là giá đo. + Dùng con dọi thả từ điểm vạch dấu xuống giá chuẩn rồi cân chỉnh chiều ngang tàu theo mốc trên giá chuẩn.  - Để cân chỉnh chính xác độ cân bằng của phân đoạn chuẩn chúng ta lấy một điểm chuẩn trên phân đoạn (điểm này trên mặt tôn đáy trong, phía mép trên của phân đoạn chuẩn) đã được chỉnh chính xác. Còn lại tất cả các điểm khác đều được căn chỉnh theo điểm chuẩn này. - Cân chỉnh nghiêng ngang phân đoạn chuẩn 315: Dùng ống thủy bình và dựa vào điểm chuẩn có thể cân chỉnh nghiêng ngang như Hình 3.15. - Cân chỉnh nghiêng dọc phân đoạn chuẩn 315 :Vì đà có độ nghiêng 1/20 nên chúng ta có thể dùng ống thủy bình và dựa vào điểm chuẩn để lấy chính xác độ nghiêng của phân đoạn chuẩn bằng cách sau: Vì phân đoạn chuẩn 315 có độ dài là 8,8m và đà có độ nghiêng là 1/20 nên có thể tính được độ chênh lệch về độ cao giữa điểm đầu (điểm chuẩn) và điểm cuối của phân đoạn là:. Điểm chuẩn và điểm cuối của phân đoạn phải nằm trên cùng một đường thẳng song song với mặt phẳng dọc tâm tàu. Hình 3.16  Hình 3.16. Tính toán độ nghiêng của phân đoạn chuẩn Cách tính này áp dụng để tính toán độ nghiêng cho tất cả các phân đoạn về sau. - Dùng kích thủy lực lắp ở trên mặt đà để điều chỉnh độ cao của đáy. - Hàn văng chống cố định phân đoạn 315 xuống đà: Sau khi đã cân chỉnh và kiểm tra chính xác vị trí của phân đoạn thì chúng ta tiến hành hàn văng chống cố định phân đoạn 315 xuống đà. Vì đà có độ đốc 1/20 nên chúng ta phải hàn văng chống cố định để giữ phân đoạn không bị trượt khi tháo cẩu giữ ra. Ngoài ra, vì là phân đoạn chuẩn nên yêu cầu vị trí của nó phải thật chính xác và chắc chắn không xê dịch khi tiến hành lăp ráp các phân đoạn khác. Hình 3.17  - Đóng chặt các nêm gỗ so với đế kê để phân đoạn chuẩn nằm chính xác tại vị trí đã cân chỉnh. Khi đóng các nêm gỗ thì phải đóng chặt và đều tại tất cả các căn kê sao cho khỏang cách giữa mặt tôn đáy ngoài với mặt đà là 1.810mm. Và đảm bảo sau khi cẩu đặt hoàn toàn phân đoạn lên trên căn kê thì phân đoạn vẫn đảm bảo nằm chính xác tại vị trí đã căn chỉnh. Hình 3.18  Yêu cầu lắp ráp: - Sai lệch đường tâm của phân đoạn so với đường tâm tàu đã xác định trên mặt triền < 2 mm. - Độ không phẳng của đáy đôi tại vị trí lắp sống chính tại tâm là (1.5 mm so với mốc chuẩn. - Độ không phẳng của đáy đôi trên cùng một sống phụ hoặc cùng một đà ngang là ( 2 mm so với mốc chuẩn. - Kiểm tra độ nghiêng ngang bằng ống thủy bình với sai số 0,3mm/m. - Kiểm tra độ chúi phân đoạn bằng ống thủy bình với sai số <2mm. - Kiểm tra vị trí của phân đoạn theo chiều dài bằng cách thả dọi xuống dưới các tâm chuẩn trên mặt đà với sai số là (2mm. Khoảng cách từ sườn 80 tới mép đầu tanh đà đo trên mặt phẳng tanh đà 132,37m. Hình 3.8. - Kiểm tra vị trí của phân đoạn theo chiều rộng bằng cách thả dọi từ giao điểm giữa mặt phẳng dọc tâm với các đường sườn ở ngoài cùng phân đoạn xuống các điểm ghi tương ứng trên mặt đà với sai số <2mm (hoặc có thể thả dọi từ vị trí giao của sống hông với tôn đáy xuống các điểm trên mặt đà). - Kiểm tra vị trí của phân đoạn theo chiều cao bằng cách dùng ống thủy bình so sánh với mốc trên cột chuẩn với sai số : (2mm. 3.3.2. Lắp ráp phân đoạn đáy với phân đoạn chuẩn. Khi lắp phân đoạn đáy ta chú ý một số điểm sau: Đọc thật kỹ bản vẽ phân chia phân đoạn sẽ thấy các phân đoạn đáy không phải phân đoạn nào cũng là một khối liền như phân đoạn chuẩn. Các phân đoạn đáy ở vùng mũi và lái như: 501, 502, 211, 212 thì là một khối liền như phân đoạn chuẩn. Còn các phân đoạn đáy ở phần giữa tàu thì chia làm hai phần trái và phải(P/S)- nhìn từ lái về mũi. Hai phân đoạn này không phải được chia đều nhau mà chia lệch sang một bên để tránh sống chính: - Từ sườn 34 đến sườn 66+200 và từ sườn 188-200 đến sườn 219 thì các phân đoạn phải sẽ được chia lệch sang bên trái sống chính 1.220mm. - Còn từ sườn 66+200 đến sườn 188-200 thì các phân đoạn sẽ được chia sang bên phải sống chính 1.175mm. Vì vậy, khi lắp ráp các phân đoạn đáy chia không đều này thì phải chú ý lắp ráp các phân đoạn chứa sống chính trước rồi mới lắp các phân đoạn không chứa sống chính sau (hai phân đoạn trên cùng một khoảng sườn). Ở đây chúng ta chọn phân đoạn đáy 314 liên kết với phân đoạn chuẩn 315 làm mẫu: + Vị trí phân đoạn đáy 314 : từ sườn 66-200 đến sườn 80-200 + Khối lượng phân đoạn đáy 314: Phân đoạn 314P là: 124 tấn Phân đoạn 314S là: 115 tấn  Hình 3.19. Hình ảnh phân đoạn đáy 314P Công việc chuẩn bị lắp ráp phân đoạn 314P: - Sau khi KCS đã kiểm tra việc lắp ráp phân đoạn chuẩn 315 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, thực hiện đấu đà tiếp các phân đoạn 314(P/S). - Đọc bản vẽ căn kê đấu đà các phân đoạn, kiểm tra lại tai cẩu, vị trí hàn các gia cường chống biến dạng cho khu vực lắp tai cẩu. - Phân đoạn 314 trước khi đấu đà được cân chỉnh và vạch lượng dư và cắt hoàn thiện. - Bố trí căn kê các trụ kê ở phía đáy của phân đoạn (Xem bản vẽ bố trí căn kê phân đoạn). Quy trình lắp ráp phân đoạn 314P: - Cẩu đặt phân đoạn đáy 314P vào vị trí điều chỉnh của phân đoạn theo đường tâm của tàu. Dùng cẩu để nâng phân đoạn còn các kỹ sư và công nhân ở dưới đà điều chỉnh thô bằng tay.  Hình 3.20. Sơ đồ mắc cáp cẩu phân đoạn đáy. - Cân chỉnh dọc tâm và chiều rộng phân đoạn 314P: + Phía liên kết với phân đoạn chuẩn 315 thì cân chỉnh theo phân đoạn chuẩn như Hình 3.21  + Phía còn lại thì cân chỉnh dựa và giá chuẩn tương tự như phân đoạn chuẩn 315. Hình 3.22  Hình 3.22. Cân chỉnh chiều rộng phân đoạn 314P. 1. Phân đoạn chuẩn315; 2. Phân đoạn 314P 3. Con dọi; 4. Giá chuẩn giữa đà; 5. Giá chuẩn 2 bên đà - Dùng ống thủy bình, con dọi và thước để cân chỉnh độ nghiêng ngang và nghiêng dọc của phân đoạn tương tự như phân đoạn chuẩn. + Cân chỉnh nghiêng ngang phân đoạn 314P phía phân đoạn chuẩn thì cân chỉnh theo phân đoạn chuẩn. Hình 3.23  Hình 3.23. Cân chỉnh nghiêng ngang phân đoạn 314P theo phân đoạn chuẩn 1. Phân đoạn chuẩn 315; 2. Phân đoạn 314P + Cân chỉnh nghiêng dọc phân đoạn 314P :Vì đà có độ nghiêng 1/20 nên có thể dùng ống thủy bình và dựa vào điểm chuẩn để lấy chính xác độ nghiêng của phân đoạn chuẩn bằng cách sau: Vì phân đoạn chuẩn 314P có độ dài là 11,2m và đà có độ nghiêng là 1/20 nên có thể tính được độ chênh lệch về độ cao giữa điểm đầu (điểm chuẩn) và điểm cuối của phân đoạn là:. Điểm chuẩn và điểm cuối của phân đoạn phải nằm trên cùng một đường thẳng song song với mặt phẳng dọc tâm tàu. Để tạo trước biến dạng đảm bảo độ phẳng của đường ky tàu sau khi hàn nằm trong trị số cho phép. Mép đấu đà của tổng đoạn 314 với 313 được hạ thấp 6mm so với mốc chuẩn. Vì sau khi hàn các phân đoạn lại với nhau thì đầu liên kết với phân đoạn lắp trước thì không đổi còn phân đoạn lắp sau thì sẽ bị co và nâng lên khoảng 6mm. Do đó, để tạo trước biến dạng thì sau khi hàn xong chúng ta sẽ được đường ky phẳng theo yêu cầu. Như vậy, chênh lệch độ cao giữa điểm chuẩn và điểm cuối phân đoạn là: 560 + 6 = 566(mm)  Hình 3.24. Tính toán độ nghiêng của phân đoạn 314P 1 . Phân đoạn 314P; 2. Phân đoạn chuẩn 315; 3. Điểm chuẩn; 4. Ống thủy bình Điểm mới xác định được lấy làm chuẩn để cân chỉnh nghiêng ngang cho phân đoạn 314P. + Phía không liên kết với phân đoạn chuẩn thì dùng ống thủy bình để điều chỉnh. Hình 3.25  Hình 3.25. Cân chỉnh nghiêng ngang phân đoạn 314P 1. Phân đoạn 314P; 2. Phân đoạn 315; 3. Điểm chuẩn; 4. Ống thủy bình; 5. Điểm cần cân chỉnh - Dùng kích thủy lực lắp ở trên mặt đà để điều chỉnh độ cao của đáy. - Vì phân đoạn có lượng dư nên không thể định vị chính xác ngay phân đoạn theo chiều dài. Cho nên, sau khi xác định vị trí theo chiều rộng, chiều cao và độ nghiêng ngang, nghiêng dọc, tiến hành cắt lượng dư: + Dựa vào các dấu kiểm tra trên triền và trên phân đoạn là xác định được độ lệch theo chiều dài của phân đoạn. + Dùng compa vạch mở một khoảng, tỳ một đầu dọc theo mép không có lượng dư (mép của phân đoạn chuẩn) và vạch dọc theo mép hàn. + Cắt bỏ lượng dư bằng mỏ cắt hơi sau đó đánh sạch. Nếu chiều dày tấm đòi hỏi phải vát mép thì chúng ta phải tiến hành vát mép và chuẩn bị mép hàn theo đúng yêu cầu. - Khi điều chỉnh thô phân đoạn tương đối chính xác thì bắt đầu điều chỉnh tinh bằng tăng đơ và kích thủy lực. Tăng đơ được lắp trên mặt tôn đáy trong và trên mặt sàn 5.500 để kéo phân đoạn đáy 314P lại gần với phân đoạn chuẩn (Hình 3.26). Kích thủy lực thì được lắp ở trên mặt đà để điều chỉnh độ cao của đáy.  - Cố định phân đoạn 314P xuống triền, cố định các căn gỗ với các đế kê phân đoạn. Hình 3.27  Đo kiểm tra và ghi vào biên bản các số liệu kiểm tra đã nêu ở trên sau khi đã cố định phân đoạn xuống triền. Trong trường hợp các số liệu kiểm tra sau khi cố định không đảm bảo các trị số nêu trên thực hiện cân chỉnh lại. Yêu cầu lắp ráp phân đoạn 314P: + Sai lệch đường tâm của phân đoạn so với đường tâm tàu đã xác định trên mặt triền < 2 mm. + Độ không phẳng của đáy đôi tại vị trí lắp sống chính tại tâm (1mm so với mốc chuẩn. + Độ không phẳng của đáy đôi trên cùng một sống phụ hoặc cùng một đà ngang ( 2 mm so với mốc chuẩn. + Độ không phẳng của các cơ cấu dọc so với mốc chuẩn là ( 2mm. + Khoảng cách từ tâm tàu tới mép mạn của phân đoạn sai số +0,5(+ 1,5mm. + Khe hở đấu đà 6(8mm (dùng tăng để điều chỉnh). Lắp ráp phân đoạn 314S: - Sau khi đã lắp ráp chính xác phân đoạn 314P chúng ta tiến hành cẩu đặt phân đoạn 314S vào vị trí lắp ráp và thực hiện các bước như đã làm với 314P.  Cố định vị trí phân đoạn 314 bằng liên kết mềm: - Lắp ráp các mã răng lược: Lắp ráp các mã răng lược cho đường đấu đà tôn vỏ và tôn đáy đôi. Kích thước mã cài răng lược: LxBx( = 1.200x120x(8(12) vật liệu làm mã răng lược phải cùng vật liệu tôn hàn mã răng lược vào. Các mã cài răng lược lắp xiên một góc 450 so với đường hàn đấu tổng đoạn, khoảng cách các mã là 500mm, lỗ khoét đường hàn đi qua trên mã r = 20. Chiều dài mối hàn 50(70, khoảng cách 300(350mm, chiều cao mối hàn không cao hơn mặt tôn. - Hàn đính phân đoạn 314 với phân đoạn chuẩn 315:  Hình 3.29. Quy cách mối hàn đính Hàn hoàn chỉnh phân đoạn 314 với 315. - Bố trí 4 thợ hàn đối xứng nhau qua mặt phẳng dọc tâm tàu và phân đoạn 315. - Thực hiện hàn khoá đầu các đà dọc đáy của phân đoạn 315 với 314. - Hàn đường hàn nối các nẹp dọc của phân đoạn 314 với 315 (Hàn các đường hàn leo trước). - Hàn đường hàn nối sống chính đáy với sống chính đáy, sống phụ đáy với sống phụ đáy của phân đoạn 314 với 315. - Hàn tôn đáy trong với tôn đáy trong, tôn đáy ngoài với tôn đáy ngoài, tôn mạn trong với tôn mạn trong, tôn mạn ngoài với tôn mạn ngoài. - Gõ, chải sạch ba via, xỉ hàn, kiểm tra kích thước của mối hàn. Xử lý khắc phục những vị trí đường hàn chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như rỗ khí, ngậm xỉ, cháy chân, cháy cạnh theo các yêu cầu được cho trong bản vẽ công nghệ và bản vẽ thiết kê. - Kiểm tra việc hàn và tiếp tục xử lý các vị trí đường hàn chưa đạt yêu cầu. Chú ý: Thứ tự thực hiện hàn đấu đà các phân đoạn đáy với nhau được thực hiện tương tự. 3.3.3. Lắp ráp phân đoạn chân vách ngang. Ở đây chúng ta chọn phân đoạn chân vách 341P/S để lắp làm mẫu. - Vị trí phân đoạn chân vách ngang 341: từ sườn 71 đến sườn 74 - Khối lượng phân đoạn chân vách ngang 341: + Phân đoạn 341P: 37 tấn + Phân đoạn 341S: 30 tấn Công việc chuẩn bị. - Đọc bản vẽ phân chia phân đoạn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAI_DUYET LAN CUOI2.doc
  • docDE TAI_DUYET LAN CUOI1.doc