Đồ án Thiết kế thang nâng hàng

Đối với nhiều ngành trong trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, sau khi học xong phần lý thuyết sinh viên sẽ bước qua giai đoạn thiết kế đồ án môn học. Đối với môn học Thiết Kế Máy cũng vậy. Thiết kế chi tiết máy là một bước ngoặc cho việc nghiên cứu cơ sở tính toán và thiết kế các bộ truyền động cơ cơ khí cũng như các chi tiết máy. Đây là đề tài thiết kế chính xác đầu tiên đối với mỗi sinh viên theo học bộ môn này. Nhiệm vụ chung là thiết kế hệ thống dẫn động từ động cơ điện đến cơ cấu chấp hành. “Tên đề tài: Thiết kế thang nâng hàng” Khi thiết kế đồ án Cơ sở Thiết Kế Máy sinh viên lần đầu tiên bắt tay vào một công việc mới mẽ, rèn luyện, vận dụng nhiều kiến thức và lý thuyết để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tế. Đồ án này là sản phẩm thiết kế đầu tay tuy còn mang nặng tính lý thuyết nhưng có tính chất đào sâu chuyên ngành giúp cho mỗi sinh viên có ý thức sâu sắc về công việc cũng như nghiên cứu và tính toán.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế thang nâng hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên đề tài: Thiết kế thang nâng hàng Số liệu ban đầu: Tải nâng: 300kg Vnâng=0,4m/s Nội dung thuyết minh: Tìm hiểu quá trình vận hàng hóa. Giới thiệu nguyên lý làm việc thang nâng hàng. Chọn phương án động học cho thang nâng hàng. Thiết kế hộp giảm tốc. Bản vẽ: 01 bản vẽ sơ đồ động của hệ thống (A1). 01 bản vẽ lắp hộp giảm tốc (A0). MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH VẬN HÀNG HÓA 8 1.1 GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH VẬN HÀNG HÓA 8 1.1.1 Khái niệm 8 1.1.2 Phân loại máy nâng chuyển 8 1.1.2.1. Máy vận chuyển theo chu kỳ 8 a. Đặc điểm: 8 b. Phân loại: 8 1.1.2.2. Máy vận chuyển liên tục 9 a. Đặc điểm: 9 b. Phân loại: 9 1.2 CÁC CƠ PHẬN CHỦ YẾU CỦA THIẾT BỊ MANG TẢI 10 1.2.1 Khái niệm chung 10 1.2.2 Móc 11 1.2.2.1 Cấu tạo và phân loại 11 a. Cấu tạo 11 b. Phân loại 12 1.2.2.2 Móc đơn và sơ lược về đặc điểm tính toán móc đơn 12 a. Cấu tạo: 12 b. Yêu cầu: 12 1.2.2.3 Khung treo móc 13 1.2.3 Một số cơ cấu tải chuyên dùng 14 1.2.3.1 Kìm cặp 14 1.2.3.2 Vòng treo 15 1.2.3.3 Gàu ngoạm 15 1.2.3.4 Nam châm điện từ 17 1.2.4 Dây cáp 17 1.2.4.1 Cấu tạo và phân loại 17 a. Cấu tạo: 17 b. Phân loại: 17 1.2.5 Xích 20 1.2.5.1 Xích hàn 20 1.2.5.2 Xích bản lề 20 1.2.6 Các chi tiết quấn cáp và xích 21 1.2.6.1 Puli cáp 21 1.2.6.2 Tang quấn cáp 21 a. Cấu tạo 21 b. Phân loại 22 c. Các kích thước cơ bản của tang 23 1.2.6.3 Puli xích (ròng rọc xích) 23 1.2.6.4 Đĩa xích 23 a. Đĩa xích xích hàn 23 b. Đĩa xích xích bản lề 24 1.2.6.5 Tang quấn xích 24 CHƯƠNG 2: 26 GIỚI THIỆU NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC THANG NÂNG HÀNG 26 2.1 THANG NÂNG HÀNG 26 2.2 CÁC CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG 26 2.2.1 Bộ truyền động bánh vít – trục vít 26 2.2.1.1 Cấu tạo : 26 a. Ưu điểm : 27 b. Khuyết điểm 27 2.2.2 Bộ truyền bánh răng thẳng 27 2.2.2.1 Cấu tạo 27 2.2.3 Dây cáp 28 2.3 MỘT SỐ LOẠI THANG NÂNG HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG 28 CHƯƠNG 3: 31 CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN VÀ PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN 31 3.1 CHỌN ĐỘNG CƠ 31 3.2 PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN 32 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỘP GIẢM TỐC 34 4.1 TÍNH BỘ TRUYỀN CẤP NHANH 34 4.1.1 Tính vận tốc sơ bộ 34 4.1.2 Định ứng suất cho phép của bánh răng vít 34 4.1.3 Tính tỷ số truyền I và chọn số mối ren trục vít và số răng bánh vít 34 4.1.4 Sơ bộ chọn trị số hiệu suất  và hệ số tải trọng K 35 4.1.5 Định m và q 35 4.1.6 Kiểm nghiệm vận tốc trượt, hiệu suất và hệ số tải trọng 35 4.1.7 Kiểm nghiệm ứng suất uốn của răng bánh vít 36 4.1.8 Định các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền 36 4.1.9 Tính lực tác dụng 38 4.2 TÍNH BỘ TRUYỀN CẤP CHẬM (bộ truyền bánh răng nghiêng) 38 4.2.1 Chọn vật liệu làm bánh răng 38 4.2.2 Định ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép 39 4.2.2.1 Ứng suất tiếp xúc cho phép 39 4.2.2.2 Ứng suất uốn cho phép 39 4.2.3 Sơ bộ lấy hệ số tải trọng 40 4.2.4 Chọn hệ số chiều rộng bánh răng 40 4.2.5 Xác định khoảng cách trục A 40 4.2.6 Tính vận tốc vòng của bánh răng và chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng 40 4.2.7 Định chính xác hệ số tải trọng K 40 4.2.8 Xác định Mođun, số răng và góc nghiêng của răng 41 4.2.9 Kiếm nghiệm sức bền uốn của răng 42 4.2.10 Kiểm nghiệm sức bền của răng khi chịu quá tải đột ngột trong thời gian ngắn. 42 4.2.11 Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng 43 4.2.12 Tính lực tác dụng lên trục 44 4.3 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ TRỤC 44 4.3.1 Tính sơ bộ trục 44 4.3.2 Tính gần đúng 45 4.3.2.1 Trục I: 46 4.3.2.2 Trục II: 48 4.3.2.3 Trục III 49 4.3.3 Tính chính xác trục 51 4.3.4 Kết cấu trục 53 4.3.5. Tính then 54 4.3.5.1 Đối với trục I 55 4.3.5.2 Đối với trục II 56 4.3.5.3 Đối với trục III 56 4.4 THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC 57 4.4.1 Chọn ổ lăn 57 4.4.1.1 Sơ đồ chọn ổ cho trục I 57 4.4.1.2 Sơ đồ chọn ổ cho trục II: 59 4.4.1.3. Sơ đồ chọn ổ cho trục III 61 4.1.2 Các phương pháp cố định ổ trên trục và trong vỏ hộp 62 4.1.2.1 Cố định ổ trên trục: 62 a. Đối với trục I: 62 b. Đối với trục II: 62 c. Đối với trục III: 63 4.1.2.2 Cố định ổ trong vỏ hộp 63 a. Đối với trục I: 63 b. Đối với trục II: 63 c. Đối với trục III: 64 4.1.2.3 Chọn kiểu lắp và cấu tạo chổ lắp: 64 a. Chọn kiểu lắp: 64 b. Cấu tạo chổ lắp ổ: 64 4.1.2.4 Cố định trục theo phương dọc trục 65 4.1.2.5 Bôi trơn ổ lăn 66 4.5 THIẾT KẾ CẤU TẠO CÁC CHI TIẾT MÁY BÔI TRƠN VÀ LẮP GHÉP HỘP GIẢM TỐC 67 4.5.1 Vỏ hộp giảm tốc: 67 4.5.2 Ghép nắp và thân hộp: 69 4.5.3 Bánh răng 70 a. Bánh răng 1: 70 b. Bánh răng 2: 71 4.5.4 Bánh vít 71 4.5.5 Trục vít 71 4.5.6 Những vấn đề khác của cấu tạo vỏ hộp 72 4.5.6.1 Bulông vòng 72 4.5.7 Bôi trơn hộp giảm tốc 73 4.5.7.1 Bôi trơn bộ phận ổ 73 4.5.7.2 Bôi trơn hộp giảm tốc 74 4.6 CHỌN KIỂU LẮP VÀ DUNG SAI LẮP GHÉP 74 4.6.1 Ghép có độ hở 74 4.6.2 Ghép trung gian 74 4.6.3 Ghép có độ dôi 75 LỜI NÓI ĐẦU Đối với nhiều ngành trong trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, sau khi học xong phần lý thuyết sinh viên sẽ bước qua giai đoạn thiết kế đồ án môn học. Đối với môn học Thiết Kế Máy cũng vậy. Thiết kế chi tiết máy là một bước ngoặc cho việc nghiên cứu cơ sở tính toán và thiết kế các bộ truyền động cơ cơ khí cũng như các chi tiết máy. Đây là đề tài thiết kế chính xác đầu tiên đối với mỗi sinh viên theo học bộ môn này. Nhiệm vụ chung là thiết kế hệ thống dẫn động từ động cơ điện đến cơ cấu chấp hành. “Tên đề tài: Thiết kế thang nâng hàng” Khi thiết kế đồ án Cơ sở Thiết Kế Máy sinh viên lần đầu tiên bắt tay vào một công việc mới mẽ, rèn luyện, vận dụng nhiều kiến thức và lý thuyết để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tế. Đồ án này là sản phẩm thiết kế đầu tay tuy còn mang nặng tính lý thuyết nhưng có tính chất đào sâu chuyên ngành giúp cho mỗi sinh viên có ý thức sâu sắc về công việc cũng như nghiên cứu và tính toán. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong đồ án vấn đề sai sót là không thể tránh khỏi, kính mong quý thầy, cô tận tình chỉ bảo để giúp em bổ sung những khuyết điểm, những khúc mắc còn tồn tại và có thêm kiến thức để tiếp tục thực hiện các đề tài sau này. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đắc Lực cùng quý thầy, cô khoa Cơ khí đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thành đồ án này. Đà Nẵng, ngày 1 tháng 12 năm 2009 Sinh viên thiết kế Trần Thái Quốc CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH VẬN HÀNG HÓA 1.1 GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH VẬN HÀNG HÓA 1.1.1 Khái niệm Máy nâng chuyển là tên gọi chung của các máy công tác dùng để thay đổi vị trí các vật nặng dạng khối hoặc các vật phẩm rời vụn với khối lượng lớn nhờ các thiết bị mang vật trực tiếp như móc treo, gầu ngoạm, ... hoặc gián tiếp như băng tải, xích tải, con lăn, đường ống, ... 1.1.2 Phân loại máy nâng chuyển 1.1.2.1. Máy vận chuyển theo chu kỳ a. Đặc điểm: - Hoạt động có tính chất chu kỳ (luôn phiên giữa thời kỳ làm việc và thời kỳ nghỉ) của cơ cấu và máy; - Phần chủ yếu của máy vận chuyển theo chu kỳ là máy trục - Vận chuyển các vật nặng theo hướng thẳng đứng và một số chuyển động khác trong mặt phẳng ngang, trong đó cơ cấu nâng là cơ cấu chủ yếu; - Chúng có thể làm việc trong nhà hoặc ngoài trời b. Phân loại: Theo công dụng máy trục được chia thành 3 nhóm lớn: - Máy trục đơn giản: là các loại máy có một chuyển động chủ yếu là nâng hạ (kích, tời, palăng…); - Máy trục thông dụng: là các loại máy có từ hai chuyển động trở lên (cầu trục, cần cẩu, cần trục…); - Máy trục đặc chủng: là các loại máy đặc biệt dùng riêng theo yêu cầu nào đó (thang máy, máy trục bến cảng…).  Hình 1-1: Ví dụ về cầu trục với các thông số chủ yếu của nó  Hình 1-2: Phân loại máy trục theo đặc tính di chuyển của nó 1.1.2.2. Máy vận chuyển liên tục a. Đặc điểm: - Vật phẩm được di chuyển thành dòng liên tục và ổn định; - Có thể bốc dỡ tải ngay trong quá trình vận chuyển. b. Phân loại: - Máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo: băng tải, xích tải… - Máy vận chuyển liên tục không có bộ phận kéo: vít tải, hệ thống đường lăn, ống dẫn…  Hình 1-3  Hình 1-4 1.2 CÁC CƠ PHẬN CHỦ YẾU CỦA THIẾT BỊ MANG TẢI 1.2.1 Khái niệm chung Bộ phận mang giữ tải (đồ mang): được dùng để treo vật phẩm vào cơ cấu nâng, gồm hai loại: + Đồ mang vạn năng: vận chuyển các vật phẩm khác nhau về kích thước, khối lượng. Điển hình của loại này là móc treo; + Đồ mang chuyên dùng: vận chuyển một số chủng loại vật phẩm nhất định, giống nhau hoặc về kích thước, hoặc về tính chất, như: kìm kẹp, vòng treo, gầu ngoạm, nam châm điện từ… - Dây: + Loại dây: chủ yếu dùng dây cáp và xích (xích hàn và xích con lăn) + Mục đích: dùng để nâng tải hoặc chằng, néo, buộc, riêng xích còn được dùng để truyền chuyển động. + Yêu cầu: chúng phải có khả năng uốn cong và quấn được ít nhất trong mặt phẳng để quấn qua puli hoặc quấn vào tang - Chi tiết quấn dây: + Chủ yếu dùng tang và puli. + Mục đích: biến chuyển động quay của tang thành chuyển động tịnh tiến của bộ phận mang vật - Các yêu cầu cơ bản đối với thiết bị mang vật: + Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá; + Thời gian xếp dỡ ngắn, tốn ít sức lao động của công nhân + Trọng lượng cơ cấu nhỏ gọn + Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ. - Kết luận: - Trong khi nâng hạ vật phẩm, tang và các puli dẫn hướng, puli cân bằng chuyển động quanh trục cố định; - Hệ thống đồ mang, puli động, dây cáp hoặc xích vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay quanh trục của nó. 1.2.2 Móc 1.2.2.1 Cấu tạo và phân loại a. Cấu tạo  Hình 1-5: Móc đơn - Vật liệu chế tạo móc là thép 20, đạt độ cứng 95 ÷ 135HB; các loại thép nhiều cacbon, gang và đúc không được phép dùng vì nó có khả năng gẫy đột ngột. - Hình dạng và kết cấu như hình vẽ - Các loại móc nâng hàng đều được tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo trọng lượng, kích thước nhỏ nhất với sức bền đều ở hầu hết các tiết diện. b. Phân loại Theo hình dáng: - Móc đơn: chỉ có một ngạnh treo vật; - Móc kép: có hai ngạnh treo vật Theo phương pháp chế tạo: - Móc đúc: ít dùng; - Móc rèn dập: dùng phổ biến hơn cả; - Móc tấm ghép: gồm những mảnh thép tấm ghép lại bằng đinh tán (dùng khi có những yêu cầu đặc biệt về chiều dài móc, như ở các thùng chứa kim loại lỏng, hoá chất lỏng…).   Hình 1-6: Móc kép 1.2.2.2 Móc đơn và sơ lược về đặc điểm tính toán móc đơn a. Cấu tạo: Gồm: miệng móc; thân móc và cuống móc. b. Yêu cầu: - Kích thước nhỏ gọn nhất; - Trọng lượng bản thân nhẹ nhất; - Có sức bền đều ở hầu hết các tiết diện; - Đơn giản, dễ chế tạo.  Hình 1-7  Hình 1-8: Sơ đồ tính toán móc đơn 1.2.2.3 Khung treo móc  a- khung dài b- khung ngắn Hình 1-9 - Cáp hoặc xích thường không trực tiếp buộc vào móc mà thông qua kết cấu khung. Gồm: + Khung đơn giản + Khung phức tạp + Loại khung dài + Loại khung ngắn  Hình 1-10  Hình 1-11: Khung đơn giản 1.2.3 Một số cơ cấu tải chuyên dùng 1.2.3.1 Kìm cặp - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng thỏi, dạng khối (như thỏi thép, hòm, thùng…) - Thời gian buộc, chằng giảm, do đó tăng được năng suất và có thể mang vật phẩm đang ở nhiệt độ cao - Vật phẩm được giữ bằng lực ma sát tiếp xúc: Phân loại + Kìm cặp đối xứng + Kìm cặp không đối xứng + Kìm cặp lệch tâm  Kìm ôm Hình 1-12 Kìm ma sát 1.2.3.2 Vòng treo - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng thanh dài bằng cách cho vật phẩm chui vào vòng hoặc treo bằng cáp; thường vật nâng có trọng lượng lớn trên 25 tấn; - Vòng treo thường chế tạo từ thép 20, dạng vòng nguyên hoặc vòng chắp. - Ưu điểm: gọn, nhẹ hơn móc treo có cùng tải trọng nâng song không được tiện lợi trong sử dụng do luôn phải dùng dây treo luồn qua nó. 1.2.3.3 Gàu ngoạm - Gầu ngoạm là loại thùng chứa tự xúc và tự đổ vật phẩm rời như cát, sỏi, than... - Không tốn thời gian chất và dỡ tải  Hình 1-13: Vòng treo a- vòng nguyên b-vòng chắp Theo kết cấu chia gầu ngoạm thành hai loại: + Gầu ngoạm hai cánh: dùng để vận chuyển vật phẩm loại nhỏ hạt; + Gầu ngoạm nhiều cánh: dùng để vận chuyển vật phẩm loại cục lớn. Theo sơ đồ điều chỉnh lại chia thành hai loại: + Gầu ngoạm một dây (hình 3-10): có thể treo vào móc cầu trục thông dụng để làm việc, năng suất thấp; + Gầu ngoạm hai dây (hình 3-11): phải có cơ cấu trục gầu ngoạm hay cơ cấu nâng riêng. + Gầu ngoạm truyền động bằng máy (dẫn động riêng).   Hình 1-14: Gầu ngoạm 1 dây Hình1-15: Gầu ngoạm 2 dây Gầu ngoạm xúc được vật liệu nhờ trọng lượng bản thân. G = ψ.γ.V (tấn) trong đó: ψ là hệ số đầy gầu; V: dung tích gầu, m3; γ: khối lượng riêng vật liệu, tấn/m3.  Hình 1-16:Gầu ngoạm có dẫn động riêng 1.2.3.4 Nam châm điện từ - Dùng để vận chuyển các vật liệu rời có từ tính như sắt thép phế; - Ưu điểm: chất tải, dỡ tải nhanh chóng và hình thù vật phẩm khá đa dạng; - Sử dụng nhiều trong nhà máy luyện kim và bến cảng; - Độ an toàn không cao; - Có các dạng kết cấu: chữ nhật, tròn.  Hình 1-17: Nam châm mâm chữ nhật  Hình 1-18: Nam châm mâm tròn 1.2.4 Dây cáp 1.2.4.1 Cấu tạo và phân loại a. Cấu tạo: - Là loại dây được chế tạo từ các sợi thép cacbon cao (thép 60, thép 65) có giới hạn bền được tăng lên rất cao (gấp 2÷3 lần) - Đường kính sợi ds = 0,1 ( 0,3 mm. b. Phân loại: - Theo tiết diện có các loại: + Hình 6 cạnh - Các sợi cùng đường kính, bện 1 lần, cùng bước xoắn, giữa các sợi tiếp xúc đường, sợi này lọt vào khe của các sợi kia. - Nhược điểm cứng khó uốn, dễ đứt sợi ở góc và cào xước chi tiết quấn => rất ít dùng.  Hình 1-19 + Hình tròn Dùng các sợi cùng đường kính, bện cùng một chiều xoắn, nhưng giữa các lớp có bước xoắn khác nhau, giữa các sợi có tiếp xúc điểm nhưng lại có khe hở (khoảng trống) khá lớn   Hình 1-20: Cáp hình tròn tiếp xúc điểm - Ưu điểm mềm hơn so với loại 6 cạnh, dễ uốn nhưng dễ tự lỏng các sợi thép - Được sử dụng ở các cơ cấu chỉ quấn quanh tang, không có palăng hoặc dùng để buộc - Dùng các sợi có đường kính khác nhau, bện 1 lần có bước xoắn như nhau, giữa các sợi có tiếp xúc đường, khoảng trống giữa các sợi và các lớp rất ít. - Ưu điểm có độ bền cao, độ bóng bề mặt khá tốt, nhưng cứng khó uốn, ít dùng trong cơ cấu nâng, thường dùng để chằng néo hoặc dùng làm đường trượt hoặc ˝dây ray”. Để tránh hỏng bề mặt cáp, ở vỏ ngoài được bọc 1 lớp cao su bảo vệ.   Hình 1-21: Cáp tròn tiếp xúc đường  Hình 1-22: Cáp tròn có vỏ bọc + Hình cánh hoa: - Cáp được bện qua ít nhất 2 bước. Đầu tiên dùng sợi thép bện thành các dánh, sau đó các dánh bện thành sợi cáp có tiết diện như hình cánh hoa quanh lõi sợi đay hoặc sợi thép.  Hình 1-23: Cáp hình cánh hoa - Lõi đay có tác dụng dễ uốn vừa có tác dụng chứa được chất bôi trơn cáp; - Lõi thép làm tăng độ bền cho cáp. Theo chiều bện cáp được phân thành: + Cáp bện xuôi: chiều bện của sợi thép trong dánh cùng chiều với chiều bện của dánh. Loại này tiếp xúc đường, mềm, dễ uốn, bề mặt có độ bóng cao, nhưng dễ tự lỏng ra, chỉ dùng ở cơ cấu nâng không có palăng. + Cáp bện chéo: chiều bện của sợi thép trong dánh ngược chiều với chiều bện của dánh. Loại này có ưu điểm là lực đàn hồi theo hai hướng ngược chiều nhau nên cáp ít bị vặn, khó tự lỏng ra, tuy nhược điểm là khá cứng, khó uốn, độ bóng bề mặt không cao, chóng mòn (vì tiếp xúc điểm). Loại chiều bện này được dùng nhiều nhất trong các cơ cấu nâng cỡ lớn và trung bình.   Hình 1-24: Cáp bện xuôi Hình 1-25: Cáp bện chéo + Cáp bện hỗn hợp: Hai dánh cáp kề nhau có chiều bện ngược nhau. Loại này ít dùng trong máy trục.  Hình 1-26: Cáp bện hỗn hợp 1.2.5 Xích 1.2.5.1 Xích hàn Xích hàn gồm những mắt xích hình ôvan, được chế tạo từ thép tròn uốn cong rồi hàn lại. Vật liệu chế tạo xích hàn thường là thép ít cacbon như CT34, CT38, thép 15...  Hình 1-27: Xích hàn 1.2.5.2 Xích bản lề  Hình 1-28: Má xích bản lề và chốt - Xích bản lề được chế tạo từ nhiều dãy các má xích (tấm) nối với nhau bằng trục bản lề. - Vật liệu chế tạo má xích (tấm) bản lề thường là thép 40, 45, 50, 40X, 40XH, 30XH3; - Vật liệu chế tạo trục bản lề thường là thép 15, 20, 15X, 12XH3, 20XH3A, 20XH4A, 30XH3; - Xích bản lề được tiêu chuẩn hoá. Xích phải làm việc ở nơi ít bụi và luôn lau dầu. Tốc độ di chuyển của xích nhỏ hơn 25 m/s; - Xích bản lề chỉ uốn được trong mặt phẳng vuông góc với trục bản lề. 1.2.6 Các chi tiết quấn cáp và xích 1.2.6.1 Puli cáp - Puli cáp là chi tiết dạng đĩa, có rãnh với đường kính danh nghĩa Do. - Được đúc bằng gang xám (CЧ15-32, CЧ12-28), hoặc bằng thép (thép CT2, CT3, 25Л), rãnh được gia công cơ. - Do được quy định để cáp không bị uốn quá mức cho phép: Do ≥ (16 ÷ 30)d, mm với d - đường kính cáp, mm.  Hình 1-29: Puli cáp 1.2.6.2 Tang quấn cáp a. Cấu tạo - Tang là chi tiết dùng trong cơ cấu nâng biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến nâng hạ vật. - Tang thường được đúc từ gang xám CЧ15-32 hay thép đúc 15, 20, CT3, CT5, hoặc cũng có thể hàn từ thép tấm. - Tang hình trụ được dùng phổ biến nhất.   Hình 1-30: Cấu tạo tang trụ Hình 1-31:Tang hình yên ngựa b. Phân loại Tang hình trụ: - Tang trơn - Tang có rãnh - Tang rãnh nông (phổ biến) - Tang rãnh sâu (ít dùng) - Tang quấn 1 lớp cáp - Tang quấn nhiều lớp cáp  Hình 1-32: Tang trụ trơn quấn nhiều lớp cáp Tang côn Tang hình yên ngựa Tang quấn cáp Tang ma sát  Hình 1-33: Các loại rãnh cáp của puli ma sát c. Các kích thước cơ bản của tang Tang được xác định bởi 3 kích thước cơ bản: + Đường kính tang D. + Chiều dài tang L. + Chiều dày thành tang δ. 1.2.6.3 Puli xích (ròng rọc xích) - Puli xích là chi tiết dạng đĩa được đúc bằng gang hoặc thép, bề mặt rãnh được gia công cơ tạo thành rãnh chứa xích với hai gờ cạnh hoặc hai mặt nón. - Khi làm việc mắt xích sẽ tì vào bề mặt puli tại hai điểm hoặc hai đoạn thẳng ngắn. Vì vậy xích và đĩa xích rất chóng mòn.  Hình 1-34: Puli xích 1.2.6.4 Đĩa xích a. Đĩa xích xích hàn - Giữa đĩa xích và xích không phải tiếp xúc điểm mà tiếp xúc đường hoặc tiếp xúc mặt. - Số răng đĩa xích có thể rất ít, đường kính đĩa xích vì thế có thể nhỏ  Hình 1-35: Đĩa xích xích hàn b. Đĩa xích xích bản lề - Đĩa xích dùng cho xích bản lề giống như bánh răng mà phần chốt bản lề nằm lọt vào phần rãnh răng - Đĩa xích bản lề thường được chế tạo từ thép 45, 45Γ, 50, 50Γ, 45Л, 50Л, … và đã được tiêu chuẩn hoá  Hình 1-36: Đĩa xích xích bản lề 1.2.6.5 Tang quấn xích - Tang quấn xích chỉ dùng cho xích hàn (không thể có tang dùng cho xích bản lề) - Tang được chế tạo thành dạng trụ trơn hoặc có rãnh xoắn - Đường kính dang nghĩa của tang Do tính toán theo đường kính dây xích d. Do ≥ 20.d (dẫn động bằng tay) Do ≥ 30.d (dẫn động bằng máy). - Chiều dài và chiều dày thành tang được xác định như tang quấn cáp.  Hình 1-37: Tang quấn xích có rãnh CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC THANG NÂNG HÀNG 2.1 THANG NÂNG HÀNG Thang là thiết bị chỉ có trang bị cơ cấu nâng.dùng để thực hiện việc nâng hạ vật theo phương thẳng đứng hoặc phương nghiêng, thang có thể là thiết bị độc lập hoặc cơ cấu của một thiết bị máy trục khác. Thang được lắp đặt trên nền,trên tường hoặc trên kết cấu kim loại của một máy trục. Các bộ phận chính của thang gồm: + Bộ phận truyền động + Bộ phận dẫn động, + Tang cuốn cáp và thiết bị hãm phanh. Tùy thuộc vào nguồn dẫn động phân biệt tời tay hay tời máy,tời có thể dẫn động bằng một tang hoặc nhiều tang.có thể có tời một hay hai cấp tốc độ. Tời ma sát với tang có đường kính thay đổi,có thể kéo vật với chiều dài cáp lớn.dạng lõm của tang đảm bảo dây không chạy dọc theo đường sinh. 2.2 CÁC CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG 2.2.1 Bộ truyền động bánh vít – trục vít 2.2.1.1 Cấu tạo : Gồm trục vít chủ động 1, bánh vít bị động 2 để thực hiện truyền động giữa hai trục chéo nhau. Trục vít được chế tạo từ hợp kim có tính chịu mòn cao. Bánh vít có dạng hình bánh răng xiên. 2.2.1.2 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng : a. Ưu điểm : - Làm việc êm, không ồn. - Có khả năng tự hãm. - Tỉ số truyền cao nên rất chính xác. b. Khuyết điểm - Hiệu suất truyền động không cao do ma sát lớn. - Truyền động chậm. - Vít phải đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an Thang Nang Hang 19.12.doc
  • dwgHop giam toc Final.dwg
  • dwgSo do dong thang nang hang 2004.dwg